BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học lạc hồng niêN giáM Địa chỉ: Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long tp. Biên Hòa, Đồng Nai



tải về 7.04 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích7.04 Mb.
#37872
1   2   3




BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: 300 / QĐ – ĐHLH

Biên Hòa, ngày 02 tháng 05 năm 2012




QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG


Căn cứ Quyết định 790/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại Học Lạc Hồng;

Căn cứ Quyết định số 86/2000/QĐ TTg ngày 18/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế Trường đại học dân lập;

Căn cứ Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đồng Nai về việc giao Quyền Hiệu trưởng Trường Đại Học Lạc Hồng;

Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy;

Xét đề nghị của Ông Trưởng phòng Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Lạc Hồng.


Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quyết định trước trái với quyết định này sẽ không còn hiệu lực.

Điều 3. Các ông/bà Trưởng Phó Phòng Đào Tạo, các Khoa, Phòng, Ban, Trung tâm có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

HIỆU TRƯỞNG



Nơi nhận:

  • VP HT (để báo cáo);

  • Như điều 3 (để thực hiện);

  • Lưu: P.HCTC.

Đỗ Hữu Tài



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––––


QUY CHẾ

Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

(Ban hành kèm theo Quyết định số:300/ QĐ – ĐHLH

Ngày 02 tháng 05 năm 2012 của Hiệu trưởng Đại học Lạc Hồng)


Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và công nhận tốt nghiệp.

2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ Đại học và Cao đẳng trong Đại học Lạc Hồng.

Điều 2. Chương trình giáo dục Đại học

1. Chương trình giáo dục Đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo dục Đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục Đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục Đại học.

2. Chương trình được Đại học Lạc Hồng xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành; kiểu ngành chính - ngành phụ; kiểu 2 văn bằng).

3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

Điều 3. Học phần và Tín chỉ

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.

2. Các loại học phần.

a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;

b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

c) Học phần thay thế, học phần tương đương.

Học phần tương đương được hiểu là một hay một nhóm học phần thuộc chương trình đào tạo (CTĐT) một khóa - ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường được phép tích lũy để thay cho một học phần hay một nhóm học phần trong CTĐT của ngành đào tạo.

Khái niệm học phần thay thế được sử dụng khi một học phần có trong CTĐT nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa và được thay thế bằng một học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy.

Các học phần hay nhóm học phần thay thế hoặc tương đương do Khoa quản lý chuyên môn đề xuất và là các phần bổ sung cho CTĐT trong quá trình vận hành. Học Phần thay thế hoặc tương đương được áp dụng cho tất cả các Khoa, các ngành hoặc chỉ được áp dụng hạn chế cho một số khóa - ngành.

d) Học phần A là học phần tiên quyết của học phần B, khi điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học và hoàn tất học phần A (theo thang điểm đánh giá trong chương 3 của quy chế này). Ký hiệu mũi tên liền nét.



Group 38A B B

hoặc


e) Học phần A là học phần trước của học phần B, khi điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học và được xác nhận học xong học phần A (có thể chưa đạt). Sinh viên được phép đăng ký học học phần B vào học kỳ tiếp sau học kỳ đã học học phần A. Ký hiệu mũi tên đứt đoạn:

Group 2A B B

hoặc


f) Học phần A là học phần song hành của học phần B, khi điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học học phần A. Sinh viên được phép đăng ký học học phần B vào cùng học kỳ đã đăng ký học học phần A hoặc vào học kỳ tiếp sau. Ký hiệu mũi tên liền nét có chữ “Sh”:

A

Group 13A Sh B

hoặc Sh B
3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 45 tiết thực hành, 30 tiết bài tập hoặc thảo luận.

- Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.



Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy của trường như sau:

Sáng từ 7h30 ÷ 11h35

Chiều từ 12h50 ÷ 16h55

Tối từ 17h30 ÷ 20h30



Điều 5. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).

2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.

3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần có điểm tổng kết ≥ 5 tính từ đầu khóa học.

4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.



Chương II

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo

*/ Các ngành Kế toán – Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh (Quản trị Doanh nghiệp, Quản trị Du lịch, Quản trị Thương mại Điện tử, Luật Kinh tế), Kinh tế Ngoại thương, có thời gian học là 4 năm đối với sinh viên chọn học ban ngày và 4.5 năm đối với sinh viên chọn học lớp buổi tối.

*/ Các ngành Tin học, Điện tử, Điện Công nghiệp, Cơ điện tử, Xây dựng dân dụng & Công nghiệp, Xây dựng cầu đường, Công nghệ tự động, Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử, Công nghệ hóa học, Công nghệ Thực phẩm, Khoa học Môi trường, Sinh học (Công nghệ sinh học), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam học, Ngữ văn Anh có thời gian học là 4.5 năm đối với sinh viên chọn học ban ngày và 5 năm đối với sinh viên chọn học lớp buổi tối.

*/ Một năm có 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có 15 tuần thực học và 3 - 4 tuần thi. Ngoài 2 học kỳ chính, trường có thể tổ chức thêm 1 học kỳ phụ để sinh viên có điều kiện được học lại, học bù hoặc học vượt. Học kỳ phụ có 5 tuần thực học và 1 tuần thi được tổ chức vào dịp hè.

*/ Thời gian tối đa hoàn thành chương trình học Các ngành Kế toán – Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh (Quản trị Doanh nghiệp, Quản trị Du lịch, Quản trị Thương mại Điện tử, Luật Kinh tế), Kinh tế Ngoại thương là 12 học kỳ, Các ngành Tin học (Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Thương mại Điện tử), Điện tử, Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Xây dựng dân dụng & Công nghiệp, Xây dựng cầu đường, Công nghệ tự động, Công nghệ Kỹ thuật điện – Điện tử, Công nghệ Hóa học, Công nghệ Thực phẩm, Khoa học Môi trường, Sinh học (Công nghệ Sinh học), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam học, Ngữ văn Anh là 13 học kỳ.

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.



Điều 7. Đăng ký nhập học

1. Khi đăng ký vào học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành, sinh viên phải nộp cho Phòng Đào tạo đơn xin học theo hệ thống tín chỉ (mẫu do trường quy định). Tất cả giấy tờ khi sinh viên nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do Phòng Đào tạo của trường quản lý.

2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, Phòng Đào tạo trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận người đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp cho họ:

a) Thẻ sinh viên;

b) Sổ đăng ký học tập;

c) Phiếu nhận cố vấn học tập.

3. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy định tại Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

4. Sinh viên nhập học được trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên.



Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặc ngành đào tạo

Trường xác định điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo trong kỳ thi tuyển sinh. Những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển được trường sắp xếp vào học các ngành đào tạo đã đăng ký.



Điều 9. Tổ chức lớp học

Lớp môn học là lớp của các sinh viên cùng đăng ký một môn học, có cùng thời khóa biểu của môn học trong cùng một học kỳ. Mỗi lớp môn học được gán một mã số riêng. Số lượng sinh viên của một lớp môn học được giới hạn bởi sức chứa của phòng học, phòng thí nghiệm hoặc được sắp xếp theo các yêu cầu riêng đặc thù của môn học.

Số lượng tối thiểu để xem xét mở lớp môn học trong học kỳ đối với các môn học lý thuyết là:

- Ít nhất 40 sinh viên đăng ký cho đa số các môn học.

- Ít nhất 80 sinh viên cho các môn học cơ bản cơ sở của các nhóm ngành lớn (trừ các môn có đặc thù riêng như Ngoại ngữ, Vẽ kỹ thuật,…)

- Trong trường hợp các môn chuyên ngành, nếu có đề nghị của Khoa quản lý ngành, trường sẽ xem xét để mở lớp có sĩ số dưới 40 sinh viên.

Các môn học đồ án bao gồm cả luận văn tốt nghiệp được mở không hạn chế vào mỗi học kỳ chính. Các môn thí nghiệm, thực tập được mở theo khả năng sắp xếp đảm nhận của đơn vị chuyên môn, phòng thí nghiệm.

Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập

1. Đầu mỗi năm học, trường sẽ thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.

2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó tại Phòng Đào tạo của trường.

→ Việc đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng;

3. Phòng Đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học do Phòng Đào tạo của trường lưu giữ.

Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký

1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên, học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm 0.

2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:

a) Sinh viên phải tự viết đơn gửi Phòng Đào tạo của trường;

b) Được cố vấn học tập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng;

c) Không vi phạm khoản 2 Điều 10 của Quy chế này.

Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của Phòng Đào tạo.

Điều 12. Đăng ký học lại

1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm < 5 phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm ≥ 5.

2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm < 5 phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.

3. Sinh viên được quyền đăng ký thi cải thiện điểm tại lần thi thứ 2 của học phần khi đó điểm thi lần thứ nhất sẽ bị hủy.



Điều 13. Nghỉ ốm

Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi trưởng Khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện.



Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực

1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau:



a) Sinh viên năm thứ nhất:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ;

b) Sinh viên năm thứ hai:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ;

c) Sinh viên năm thứ ba:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90 tín chỉ;

d) Sinh viên năm thứ tư:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến dưới 120 tín chỉ;

đ) Sinh viên năm thứ năm:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ đến dưới 150 tín chỉ;

e) Sinh viên năm thứ sáu:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên.

2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau:

a) Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 5,00 trở lên.

b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 5,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.

3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.



Điều 15. Nghỉ học tạm thời

1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;

b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 5,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.

2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới .



Điều 16. Thôi học

16.1 Thôi học

Trường ra quyết định cho phép nghỉ học, xóa tên khỏi danh sách nếu sinh viên có đơn xin thôi học với lý do rõ ràng, hợp lệ. Trường hợp này bao gồm cả các đơn xin đi du học, được cho phép chuyển trường theo học tại một cơ sở đào tạo khác hoặc khi sinh viên xin thi lại tuyển sinh (đại học chính quy).



16.2 Buộc thôi học

Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 3,50;

b) Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khoá học dưới 4,00 sau hai năm học; dưới 4,50 sau 3 năm học và dưới 4,80 sau từ 4 năm học trở lên;

c) Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại mục 4 Điều 6 của Quy chế này;

d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này;

e) Không hoàn thành nghĩa vụ học phí các học kỳ theo đúng quy định của Trường;

f)Tạm dừng học tập liên tục quá 02 học kỳ chính;

g) Vi phạm kỷ luật đến mức phải buộc thôi học.

Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường có các chương trình ở các trình độ thấp hơn hoặc có các chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng thì những sinh viên thuộc các diện quy định tại các điểm a, b và c khoản này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng quyết định kết quả học tập được bảo lưu cho từng trường hợp cụ thể.



Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình

1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.

2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:

a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;

b) Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất;

c) Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;

3. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.

4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho từng chương trình tương ứng, quy định tại khoản 4 Điều 6 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

Điều 18. Chuyển trường

1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:

a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;

b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;

c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;

d) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;

b) Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;

c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;

d) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

3. Thủ tục chuyển trường:

a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;

b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.



Chương III

KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN
Điều 19. Đánh giá học phần

Điểm tổng hợp đánh giá học phần gọi là điểm học phần gồm 3 điểm thành phần.

*/ Điểm chuyên cần: Chiếm tỷ lệ 10%

*/ Điểm giữa kỳ: Chiếm tỷ lệ 30%

*/ Điểm cuối kỳ: Chiếm tỷ lệ 60%

Lưu ý: Điểm chuyên cần chỉ chấm ở 3 mức

(Vắng > 20% tổng số tiết = 0 điểm, vắng từ 10% - 20% = 5 điểm, vắng < 10% = 10 điểm)

→ Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.



Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

1. Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức thi lần 1 cuối kỳ của các học phần và đầu học kỳ mới trường tổ chức thi lần 2 cuối kỳ của các học phần dành cho những sinh viên không tham dự lần 1 hoặc có học phần bị điểm < 5 ở kỳ thi lần 1 (lưu ý: chuyên cần và giữa kỳ không có thi lần 2)

2. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.

Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần

1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.

2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.

3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm.

Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.

4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa quyết định.

Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản. Một bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về Phòng Đào tạo của trường, chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi lần 1. Những sinh viên này khi được trưởng khoa cho phép, được dự thi một lần ở kỳ thi lần 2 ngay sau đó.

6. Sinh viên vắng mặt có lý do lần 1 ở kỳ thi chính, nếu được trưởng khoa cho phép, được dự thi ở kỳ thi lần 2 ngay sau đó, điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu.

Điểm thi lần đầu dùng để xét khen thưởng và học bổng.



Điều 22. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần

1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:


Xếp loại

Thang điểm hệ 10

Thang điểm hệ 4

Điểm chữ

Điểm số

Đạt

Xuất sắc

Giỏi


Khá

TB Khá


Trung bình

Từ 9,0 đến 10,0

Từ 8,0 đến cận 9,0

Từ 7,0 đến cận 8,0

Từ 6,0 đến cận 7,0

Từ 5,0 đến cận 6,0


A+

A

B+



B

C


4,0

3,5


3,0

2,5


2,0

Không đạt

Yếu

Kém


Từ 4,0 đến cận 5,0

Từ 3,0 đến cận 4,0

Từ 0,0 đến cận 3,0


D+

D

F



1,5

1,0


0,0


Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:



Trong đó:



A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy

ai là điểm (điểm theo hệ số 10) của học phần thứ i

ni là số tín chỉ của học phần thứ i

n là tổng số học phần.

Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.



Chương IV

XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
Điều 24. Thực tập tốt nghiệp.

  1. Năm học cuối khóa, các sinh viên đủ điều kiện thực tập tốt nghiệp là những sinh viên có tổng số tiết các môn nợ nhỏ hơn hoặc bằng 10% tổng số tiết trong toàn khóa học và các môn nợ không phải là môn thi tốt nghiệp, phân làm hai trường hợp:

    1. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học phải đi thực tập tốt nghiệp tối thiểu 4 tháng..

    2. Sinh viên không tham gia nghiên cứu khoa học phải đi thực tập tốt nghiệp 5 tháng.

  2. Điểm thực tập tốt nghiệp được bảo lưu hai năm đối với các sinh viên thi rớt tốt nghiệp

Điều 25. Thi tốt nghiệp

Sinh viên thi tốt nghiệp là những sinh viên có điểm báo cáo thực tập tốt nghiệp trung bình lớn hơn hoặc bằng 5.

Cách tính điểm thi tốt nghiệp như sau:


    1. Điểm thi tốt nghiệp = 0,7x(ĐTMCS + ĐTMCN)/2 + 0,3x (ĐTTTN)

Trong đó:

      • ĐTMCS : điểm thi môn cơ sở.

      • ĐTMCN: điểm thi môn chuyên ngành.

      • ĐTTTN: điểm thực tập tốt nghiệp.

ĐTMCS, ĐTMCN được chấm theo thang điểm 10 và không làm tròn.

Điểm thi tốt nghiệp được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến 0,5 điểm (từ 0 đến dưới 0,25 làm tròn thành 0; từ 0,25 đến dưới 0,75 làm tròn thành 0,5; từ 0,75 đến dưới 1,0 làm tròn thành 1,0).

Thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng cho tất cả sinh viên đại học, cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


    1. Năm học cuối khóa, nếu sinh viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được đăng ký làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.

    2. Nhà trường tổ chức hai kỳ thi tốt nghiệp và thi môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào tháng 1 và tháng 8 hàng năm.

    3. Sinh viên có điểm thi tốt nghiệp, điểm thi môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh dưới 5 thì phải tham gia thi lại vào kỳ thi kế tiếp.

Điều 26. Nghiên cứu khoa học

  1. Điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH):

  1. Sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy (không kể học kỳ cuối) ≥7,0; có số tiết nợ ≤10% tổng số tiết, phải tham gia NCKH, tại thời điểm báo cáo không còn nợ môn thi tốt nghiệp.

  2. Sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy (không kể học kỳ cuối) ≥ 6,5; có số tiết nợ ≤10% tổng số tiết, muốn tham gia NCKH phải có đơn xin tham gia NCKH được sự chấp thuận của Khoa. Tại thời điểm báo cáo không còn nợ môn thi tốt nghiệp.

  1. Đối với sinh viên năm cuối có nghiên cứu khoa học đạt cấp Khoa:

  • Sinh viên báo cáo đạt cấp Khoa khi có điểm trung bình báo cáo ≥ 7,0 điểm và không có bất cứ thành viên nào trong Hội đồng đánh giá cho điểm < 5,0 điểm;

  • Sinh viên báo cáo không đạt cấp Khoa khi có điểm trung bình báo cáo < 7,0 điểm hoặc điểm trung bình báo cáo ≥7,0 nhưng có bất cứ thành viên nào trong Hội đồng đánh giá cho điểm < 5,0 điểm.

  1. Những sinh viên thuộc mục a khoản 1 điều này tham gia NCKH đạt cấp Khoa, được đặc cách điểm thi tốt nghiệp với số điểm là 8,0 nhưng phải thi môn chính trị.

  2. Những sinh viên thuộc mục b khoản 1 điều này tham gia NCKH đạt cấp Khoa thì được xét đặc cách điểm báo cáo thực tập với số điểm là 10 điểm, phải thi tốt nghiệp các môn cơ sở, chuyên ngành và chính trị.

  3. Những sinh viên năm cuối khi báo cáo NCKH không đạt tại Hội đồng cấp Khoa, phải nghiên cứu lại trong học kỳ kế tiếp. Trường hợp nếu sinh viên không muốn tiếp tục NCKH lại thì có thể làm đơn xin không làm và chuyển qua báo cáo thực tập và thi tốt nghiệp.

  1. Đối với sinh viên năm cuối có nghiên cứu khoa học đạt cấp Trường:

  1. Những sinh viên thuộc mục a khoản 1 điều này tham gia NCKH báo cáo cấp Trường đạt giải được đặc cách điểm thi tốt nghiệp và chính trị. Cụ thể:

- Giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, được đặc cách điểm thi tốt nghiệp là 10 điểm, môn chính trị là đạt.

- Giải khuyến khích, được đặc cách điểm thi tốt nghiệp là 9 điểm, môn chính trị là đạt.



  1. Những sinh viên thuộc mục b khoản 1 điều này NCKH đạt giải Nhất, Nhì và Ba cấp Trường được đặc cách điểm thi tốt nghiệp nhưng phải thi môn chính trị. Cụ thể:

- Giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, được đặc cách điểm thi tốt nghiệp là 9 điểm, phải thi môn chính trị.

- Giải khuyến khích, được đặc cách điểm thi tốt nghiệp là 8 điểm, phải thi môn chính trị.



Điều 27. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp:

a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình, không còn học phần bị điểm dưới 5;

c) Được xếp loại đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;

d) Có các Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục thể thao;

e) Đạt chuẩn đầu ra của Trường.

2. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ các điều kiện theo quy định.

Hội đồng xét tốt nghiệp do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm thư ký và có các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn và các thành viên khác do Hiệu trưởng quy định.

Điều 28. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo

1. Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn ngành hoặc song ngành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học, như sau:

a) Loại Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 9 đến 10;

b) Loại Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 8 đến cận 9;

c) Loại Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 7 đến cận 8;

d) Loại Trung bình Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 6 đến cận 7;

e) Loại Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 5 đến cận 6;

2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại Xuất sắc và Giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có khối lượng các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

3. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học phần. Trong bảng điểm còn phải ghi chuyên ngành (hướng chuyên sâu) hoặc ngành phụ (nếu có).

4. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều 27 của Quy chế này đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào tạo khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành đào tạo đó.

5. Sinh viên còn nợ chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục Thể chất, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Quy chế này.



Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 29. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra.

1. Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần, chuẩn bị đồ án, khoá luận tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.

2. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

3. Trừ trường hợp như quy định tại khoản 2 của Điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.



Hiệu Trưởng

(Đã ký)

Đỗ Hữu Tài


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

Số: 282 /QĐ-ĐHLH



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Đồng Nai, ngày 14 tháng 5 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

V/v Ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên

trường Đại học Lạc Hồng hệ chính quy.
Căn cứ quyết định số 790/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Lạc Hồng;

Căn cứ Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc giao Quyền Hiệu trưởng trường Đại học Lạc Hồng;

Căn cứ Nghị định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp hệ chính quy;

Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng;



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các quy định về phân loại và xếp hạng điểm rèn luyện sinh viên của nhà trường đã ban hành trước đây. Mọi quyết định trái với quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Các Ông (bà) Trưởng Phòng, Khoa, Trung tâm và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:

- BGH trường (để báo cáo) HIỆU TRƯỞNG

- P. Công tác sinh viên, P. Đào tạo (để theo dõi thực hiện)

- Các Phòng – Khoa (để thực hiện)

- Lưu HCTC, CTSV (Đã ký)

NGƯT.TS Đỗ Hữu Tài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Nai, ngày 14 tháng 5 năm 2012


QUY CHẾ

Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trường Đại học Lạc Hồng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-ĐHLH

Ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Hiệu Trưởng trường Đại học Lạc Hồng)

-----------------------------


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

1. Văn bản này quy định việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trường Đại học Lạc Hồng (sau đây gọi chung là Quy chế rèn luyện) bao gồm: Đánh giá kết quả rèn luyện và khung điểm; phân loại kết quả và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện; tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá.

2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên trường Đại học Lạc Hồng.

Điều 2. Mục đích

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên nhằm:



  1. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

  2. Đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên. Là cơ sở đánh giá xếp loại sinh viên trong từng học kỳ, năm học, xét khen thưởng học bổng.

Điều 3. Yêu cầu

  1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là việc làm thường xuyên.

  2. Quá trình đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và minh bạch.

Điều 4. Đối tượng và nội dung đánh giá

1. Đối tượng:

- Áp dụng cho tất cả sinh viên hệ chính quy tập trung của trường Đại học Lạc Hồng

2. Nội dung đánh giá:

a) Ý thức học tập (tinh thần và thái độ học tập);

b) Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường;

c) Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội;

d) Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng;

e) Ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên.

(Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100)
Chương II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN VÀ KHUNG ĐIỂM
Điều 5. Đánh giá về ý thức học tập


  1. Căn cứ để xác định điểm là tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia dự thi sinh viên giỏi ở các cấp.

  2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 30 điểm.

Điều 6. Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường

  1. Căn cứ để xác định điểm là ý thức và kết quả việc chấp hành các nội quy, quy chế và các quy định khác được áp dụng trong trường.

  2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.

Điều 7. Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội

  1. Căn cứ để xác định điểm là kết quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao và phòng chống các tệ nạn xã hội.

  2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.

Điều 8. Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng

  1. Căn cứ để xác định điểm là kết quả chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tích trong công tác xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; mối quan hệ cộng đồng, tinh thần giúp đỡ bạn bè, cưu mang người gặp khó khăn.

  2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 15 điểm.

Điều 9. Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia công tác phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường hoặc đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên

  1. Căn cứ để xác định điểm là ý thức, mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với sinh viên được phân công quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong nhà trường; và những sinh viên khác có thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.

  2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm.

Chương III

PHÂN LOẠI KẾT QUẢ VÀ QUY TRÌNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
Điều 10. Phân loại kết quả rèn luyện

  1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình khá, trung bình, yếu và kém.

a). Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;

b). Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;

c). Từ 70 đến dưới 80 điểm: loại khá;

d). Từ 60 đến dưới 70 điểm: loại trung bình khá;

đ). Từ 50 đến dưới 60 điểm: loại trung bình;

e). Từ 30 đến dưới 50 điểm: loại yếu;

g). Dưới 30 điểm: loại kém.


  1. Sinh viên bị kỷ luật khiển trách một lần trong một năm học khi phân loại kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình khá.

  2. Sinh viên bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên (một lần trong một năm học) khi phân loại kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.

  3. Sinh viên bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong một năm học khi phân loại kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.

  4. Sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo hai lần trở lên trong một học kỳ khi phân loại kết quả rèn luyện không được vượt quá loại yếu.

Điều 11. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện

  1. Từng sinh viên căn cứ vào kết quả rèn luyện, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do trường quy định.

  2. Tổ chức họp lớp có giáo viên chủ nhiệm tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm của từng sinh viên trên cơ sở phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo.

  3. Kết quả điểm rèn luyện của từng sinh viên được Trưởng khoa (Chủ tịch hội đồng cấp khoa) xem xét, xác nhận, trình Hiệu trưởng.

  4. Hiệu trưởng xem xét và công nhận sau khi đã thông qua Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường.

  5. Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên phải được công bố công khai và thông báo cho sinh viên biết.

Chương IV

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điều 12. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện

  1. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường là ban tư vấn giúp Hiệu trưởng xem xét, công nhận kết quả rèn luyện của từng sinh viên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng.

a) Thành phần Hội đồng cấp trường gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền.

- Thường trực Hội đồng: Trưởng phòng Công tác sinh viên.

- Các ủy viên: Đại diện Lãnh đạo các khoa, phòng (ban), trung tâm có liên quan, đại diện Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cấp trường.



b) Nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường: căn cứ vào quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của các Trưởng khoa, Trưởng Trung tâm, tiến hành xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên, đề nghị Hiệu trưởng công nhận.

  1. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp khoa có nhiệm vụ giúp Trưởng khoa xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên.

  1. Thành phần Hội đồng cấp khoa gồm :

  • Chủ tịch Hội đồng: Trưởng khoa hoặc Phó Trưởng khoa được Trưởng khoa ủy quyền.

  • Các ủy viên : Quản sinh khoa, Giáo viên chủ nhiệm, Lớp trưởng, Bí thư Đoàn khoa, Bí thư chi đoàn, Chi hội sinh viên.

  1. Nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp khoa:

  • Căn cứ đề nghị của tập thể đơn vị lớp giúp Trưởng khoa, đánh giá chính xác, công bằng, công khai và dân chủ kết quả rèn luyện của từng sinh viên trong khoa.

Điều 13. Thời gian đánh giá kết quả rèn luyện

  1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên được tiến hành theo từng học kỳ, năm học và toàn khóa học.

  2. Khi kết thúc mỗi học kỳ, phòng Công tác Sinh viên triển khai cho các khoa tiến hành đánh giá điểm rèn luyện cho học kỳ đó.

  3. Sinh viên không tham gia đánh giá điểm rèn luyện thì điểm rèn luyện là 0 điểm và xếp loại kém.

  4. Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt được của 5 nội dung đánh giá chi tiết của trường.

  5. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của năm học đó.

  6. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi nhà trường xem xét cho học tiếp thì thời gian nghỉ học không tính điểm rèn luyện.

  7. Điểm rèn luyện toàn khóa là trung bình chung của điểm rèn luyện các năm học của khóa học đã được nhân hệ số và được tính theo công thức sau :

ĐRLTK =

Trong đó:

a) ĐRLTK là điểm rèn luyện toàn khoá;

b) ri là điểm rèn luyện của năm học thứ i;

c) ni là hệ số của năm học thứ i, do Hiệu trưởng quy định theo hướng năm học sau dùng hệ số cao hơn hoặc bằng năm học liền kề trước đó;

d) N là tổng số năm học của khoá học. Nếu năm học cuối chưa đủ một năm học được tính tròn thành một năm học.

Điều 14. Sử dụng kết quả rèn luyện

        1. Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng sinh viên khi ra trường.

        2. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được nhà trường xem xét biểu dương, khen thưởng.

        3. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải tạm ngừng học một năm học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

        4. Sinh viên phải đạt điểm rèn luyện từ 80 điểm trở lên mới được tham gia xem xét khen thưởng và được hưởng các chính sách ưu tiên cấp học bổng của nhà trường.

Điều 15. Quyền khiếu nại

Sinh viên có quyền khiếu nại lên các khoa, Phòng Công tác sinh viên, Hội đồng cấp trường hoặc Hiệu trưởng nếu thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện chưa chính xác. Khi nhận được đơn khiếu nại, nhà trường có trách nhiệm giải quyết, trả lời theo quy định hiện hành.


HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

NGƯT.TS Đỗ Hữu Tài


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Đồng Nai, ngày.........tháng.............năm 2012

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN

Học kỳ: Năm học:

Họ tên sinh viên: Mã số: Lớp: ……………….


NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

THANG ĐIỂM

SV TỰ ĐÁNH GIÁ

LỚP

KHOA

I. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỨC HỌC TẬP

0-30










1/ Tinh thần vượt khó, phấn đấu trong học tập:

22










1.1. Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc trong giờ học

3










1.2. Không vi phạm quy chế thi, kiểm tra

3










1.3. Sinh viên đạt kết quả học tập ( từ 0 -10 điểm)

- Loại xuất sắc : 10 điểm

- Loại giỏi : 8 điểm : 10 điểm

- Loại khá : 6 điểm : 08 điểm

- Loại trung bình khá : 4 điểm : 06 điểm

- Loại trung bình : 2 điểm

- Loại yếu, kém : 0 điểm


0-10










1.4. Không thi lại môn nào

3










1.5. Cố gắng vượt khó trong học tập được tập thể lớp công nhận (sinh viên có điểm trung bình chung học kỳ sau cao hơn học kỳ trước)

3










2/ Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động học thuật (sinh viên chọn trong các mục sau)

8










2.1. Tham gia đề tài khoa học trong hoặc ngoài trường (không tính bài tập, tiểu luận, đồ án môn học…) hoặc tham gia các câu lạc bộ chuyên ngành do Khoa, Trường tổ chức.

3










2.2. Nâng cao trình độ ngoại ngữ - tin học. Tham gia các cuộc thi chuyên ngành tại trường và toàn quốc. (Điểm tối đa của mục này không quá 5)

- Hoàn thành chứng chỉ Ngoại ngữ, tin học: Chứng chỉ (cc) A: 2 điểm, cc B: 3 điểm, cc C: 4 điểm, Toeic ≥ 400 hoặc Toefl ≥ 400 hoặc IELTS ≥ 5.0: 5 điểm.

- Tham gia các cuộc thi chuyên ngành:

+ Tại trường: giải khuyến khích 2 điểm, giải ba 3 điểm, giải nhì 4 điểm, giải nhất 5 điểm.



+ Toàn quốc: Tham gia 1 điểm, giải khuyến khích 2 điểm, giải ba 3 điểm, giải nhì 4 điểm, giải nhất 5 điểm.

5










II. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỨC CHẤP HÀNH NỘI QUY, QUY CHẾ

0-25










1/ Đóng học phí, đảng phí, đoàn phí, hội phí, quỹ lớp đầy đủ và đúng thời hạn.

3










2/ Thực hiện tốt quy định về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản chung của nhà trường.

3










3/ Thực hiện tốt nếp sống văn hoá theo quy định của trường (trang phục đúng quy định, đeo thẻ sinh viên đầy đủ, không sử dụng điện thoại trong khi học, không hút thuốc v.v.) và các nội quy khác do nhà trường quy định.

8










4/ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp, đoàn thể.

8










5/ Không vi phạm quy chế nội trú, ngoại trú.

3










III. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỨC KẾT QUẢ THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XH, VĂN - THỂ - MỸ, PHÒNG CHỐNG TNXH

0-20










1/ Tham gia: câu lạc bộ thể thao; đội tuyển của Khoa, Trường; đội văn nghệ của Khoa, Trường; các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ do Khoa, Trường tổ chức.

6










2/ Tham gia đầy đủ lớp cảm tình Đoàn, Đảng (viết bài thu hoạch đạt loại khá trở lên), đã kết nạp Đoàn, Đảng.

3










3/ Tham gia các đội sinh viên tình nguyện, đội phòng chống ma túy, đội tự quản sinh viên nội trú do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Phòng Công tác Sinh viên, Khoa, Ký túc xá tổ chức.

5










4/ Tham gia các hoạt động khi được Trường, lớp huy động.

6










IV. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT CÔNG DÂN, QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

0-15










1/ Có tinh thần giúp đỡ bạn bè về học tập, rèn luyện (được tập thể lớp xác nhận).

3










2/ Cưu mang người khó khăn, tham gia ủng hộ người nghèo; hiến máu nhân đạo, nạn nhân chất độc da cam, đồng bào bị bão lũ, nhân dân vùng động đất, sóng thần…

3










3/ Quan hệ, đối xử đúng mực với bạn bè, thầy, cô giáo, cán bộ nhà trường.

3










4/ Chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước về chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, không vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam.

6










V. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỨC VÀ KẾT QUẢ THAM GIA PHỤ TRÁCH LỚP, ĐOÀN THỂ (sinh viên chọn 1 trong 4 mục)

0-10










1. Lớp trưởng, Bí thư, Chi hội trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

10










2. Lớp phó, Phó bí thư, Chi hội phó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

10










3. Bí thư Đoàn khoa, Liên chi hội trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

10










4. Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường, ủy viên Ban chấp hành Đoàn khoa, ủy viên Ban chấp hành Liên chi hội, ủy viên Ban chấp hành chi đoàn, ủy viên Ban chấp hành chi hội, Đội trưởng các đội sinh viên tình nguyện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

10










Điểm thưởng: sinh viên tham dự đầy đủ các hoạt động do Nhà trường, Khoa tổ chức như: lễ khai giảng, các buổi mít tinh hội họp, hội nghị chuyên đề, hội nghị nghiên cứu khoa học, cổ động viên các giải bóng đá, sinh viên thuộc mục 1 phần III,…được cộng 5 điểm/1lần.













TỔNG CỘNG

100









Kết luận điểm rèn luyện:………………….. Phân loại:…………………..



QLSV CỦA KHOA

(Ký và ghi rõ họ tên)



GVCN

(Ký và ghi rõ họ tên)



SINH VIÊN

(Ký và ghi rõ họ tên)



HỆ THỐNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

Website trường Đại học Lạc Hồng cung cấp cho sinh viên thông tin chung về trường, tin tức sự kiện, hoạt động đang diễn ra tại trường, …

Website trường (tiếng Việt) - http://lachong.edu.vn/ hoặc http://lhu.edu.vn/



  • Khoa Công nghệ thông tin - http://cs.lhu.edu.vn/

  • Khoa Điện – Điện tử - http://dv.lhu.edu.vn/

  • Khoa Cơ điện - http://codien.lhu.edu.vn/

  • Khoa Đông phương - http://dp.lhu.edu.vn/

  • Khoa Ngoại ngữ - http://ed.lhu.edu.vn/

  • Khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế - http://qt.lhu.edu.vn/

  • Khoa Tài chính Ngân hàng - http://tcnh.lhu.edu.vn/

  • Khoa Kế toán – Kiểm toán - http://kt.lhu.edu.vn/

  • Khoa Công nghệ Sinh học – Môi trường - http://mt.lhu.edu.vn/

  • Khoa Công nghệ Hóa – Thực phẩm - http://cfe.lhu.edu.vn/

  • Khoa Kỹ thuật công trình - http://kc.lhu.edu.vn/

Cổng thông tin điện tử là kênh thông tin của sinh viên bao gồm tất cả các vấn đề sinh viên quan tâm khi theo học tại trường Đại học Lạc Hồng. Sau khi vào trang sinh viên, đăng nhập mã số sinh viên và mật khẩu, các bạn sẽ bổ sung một vài thông tin cần thiết để có thể sử dụng được tất cả các dịch vụ thông tin của trường.


1. Đăng ký môn học theo hệ thống tín chỉ http://dangkyxeplich.lhu.edu.vn/

Với chương trình này, sinh viên có thể đăng ký môn học trước khi bắt đầu mỗi học kỳ qua mạng thay vì phải trực tiếp đến đăng ký tại phòng Đào tạo của trường.

2. Diễn đàn http://forum.lhu.edu.vn/

Diễn đàn là nơi để sinh viên toàn trường trao đổi học tập, giao lưu..

3. Trang thông tin cá nhân http://student.lhu.edu.vn/

Đây là kênh thông tin sẽ gắn bó với sinh viên trong suốt quá trình học tại trường và cả sau khi tốt nghiệp. Tại đây, sinh viên có mọi thông tin liên quan đến mình, có thể tự cấu hình giao diện và theo dõi tin tức mình muốn.

4. Xem lịch http://calen.lhu.edu.vn/

Sinh viên có thể tra cứu lịch học của mình ở bất kỳ nơi đâu thông qua Internet. Khi có sự thay đổi lịch học, thông qua hệ thống này, sinh viên có thể cập nhật lịch học kịp thời.

5. Tài liệu - Giáo trình http://ebook.lhu.edu.vn/

Kho Tài liệu – Giáo trình cung cấp cho sinh viên những tài liệu, bài giảng của tất cả các môn học trong suốt quá trình học. Sinh viên có thể tải tài liệu về xem hoặc tham khảo trước khi đến lớp, giúp cho các bạn sinh viên tiếp thu bài giảng tốt hơn.

6. Phản hồi thông tin http://feedback.lhu.edu.vn/

Đây là kênh thông tin chính thức thực hiện việc trao đổi thông tin giữa nhà trường và sinh viên. Qua hệ thống này, sinh viên trao đổi trực tiếp những vấn đề bất cập trong công việc học tập với cán bộ nhà trường. Cụ thể như: điểm số, thắc mắc về khoa, điểm rèn luyện và những bất cập khác.

7. Đăng ký cấp giấy chứng nhận online http://certification.lhu.edu.vn/

Sinh viên có thể đăng ký cấp giấy chứng nhận đang học, bảng điểm, thẻ sinh viên… qua mạng thông qua địa chỉ này.

8. Tra cứu điểm thi http://mark.lhu.edu.vn/

Sinh viên có thể tra cứu điểm trong quá trình học tập theo từng học kỳ của năm học. Ngoài ra, hệ thống cho phép sinh viên xem trực tiếp bảng điểm gốc của môn học.

9. Khảo sát ý kiến http://qa.lhu.edu.vn/

Đây là kênh giúp sinh viên thể hiện những ý kiến đánh giá, nhận xét của mình về chương trình giảng dạy môn học, về giảng viên phụ trách bộ môn… để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho Nhà trường.

10. Tra cứu tài liệu giáo trình http://lib.lhu.edu.vn/

Là địa chỉ giúp sinh viên tìm kiếm tài liệu giáo trình trong hệ thống tài liệu của trường phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu.
LÀM SAO ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI TRƯỜNG ?

Mỗi sinh viên khi vào trường sẽ được cấp một Mã sinh viên, ở lần thu học phí của học kỳ đầu tiên trên biên lai thu học phí có thông tin Mã sinh viên, họ tên, mật khẩu, … Thông tin Mã sinh viên và mật khẩu là thông tin để sinh viên sử dụng tất cả các dịch vụ tại Trường Đại học Lạc Hồng.


Group 5


Mã sinh viên &

mật khẩu


1. Hướng dẫn “Đổi mật khẩu”

Bước 1:

Để đổi mật khẩu  vào địa chỉ http://lhu.edu.vn/  Chọn mục “Tài khoản sinh viên”  chọn đổi mật khẩu



Bước 2:

Xuất hiện Form “Đổi mật khẩu”  Nhập đầy đủ thông tin  Nhấn OK





Lưu ý:

Để đảm bảo sự an toàn trong bảo mật hệ thống, mật khẩu phải có độ an toàn "Trung bình" trở lên.

  • Chiều dài mật khẩu phải từ 8 ký tự trở lên.

  • Nên chứa ít nhất 1 ký tự thường, 1 ký tự hoa

  • Nên chứa ít nhất 1 ký tự số

  • Nên chứa ít nhất một trong các ký tự đặt biệt (! ? $ ? % ^ & * + = { [ } ] : ; @ ~ # | \ < > ? /)

  1. Hướng dẫn “Đăng ký tham gia diễn đàn”

Bước 1:

Chọn mục đăng ký  Nhập đầy đủ thông tin





Ở phần đăng ký gồm 2 phần:

- Thông tin đăng nhập

  1. Tên truy cập: tùy chọn.

  2. Mật khẩu: tùy chọn.

  3. Nhập lại mật khẩu: nhập giống mật khẩu ở trên.

  4. Địa chỉ email: địa chỉ email này phải là địa chỉ chưa đăng ký lần nào trong diễn đàn và đảm bảo email vẫn đang được sử dụng, vì khi đăng ký thành công sẽ có một email kích hoạt gửi đến hộp mail này.

- Thông tin tài khoản sinh viên

  1. Mã sinh viên:

  2. Mật khẩu: (Trên biên lai thu học phí)

Bước 2:

Sau khi nhập đầy đủ thông tin trên  Nhấn “Đăng ký” để hoàn tất. Đăng ký thành công khi xuất hiện hộp thoại thông báo “Bạn đã đăng ký thành công ! …”



  1. Hướng dẫn tra cứu tài liệu giáo trình

Bước 1:

Để tra cứu tài liệu giáo trình  vào địa chỉ http://lib.lhu.edu.vn/ xuất hiện Form:





Bước 2:

Nhấp chọn loại tài liệu cần tìm là “Sách”, “Tài liệu điện tử” hay “Báo cáo NCKH”



Bước 3:

Nhập từ khoá chính trong tài liệu cần tìm vào ô trống phía dưới rồi nhấn Enter.


GIỚI THIỆU THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

Thư viện trường Đại học Lạc Hồng được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của trường. Thư viện là một bộ phận thuộc Trung tâm Thông tin Tư liệu. Sau hơn 10 năm xây dựng, Thư viện đã đóng góp hiệu quả vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường, từng bước được hiện đại hóa nhằm đáp ứng việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và phát triển quy mô đào tạo của trường.



I. Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất được trang bị theo hướng hiện đại, gồm hệ thống các phòng học, kho tài liệu, hệ thống thiết bị bàn ghế, ánh sáng, điều hòa, máy tính LCD nối mạng.



II. Nguồn lực thông tin, gồm:

  • Tài liệu in giấy: sách (giáo trình, tài liệu tham khảo), báo cáo nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí.

  • Tài liệu điện tử: CSDL và tài liệu số

1. Tài liệu in giấy

Thư viện sử dụng bảng phân loại DDC để phân loại và tổ chức kho, tài liệu chủ yếu thuộc các môn ngành sau:



  • Tin học

  • Triết học, tâm lý học

  • Văn hóa, giáo dục, chính trị xã hội, tôn giáo

  • Kinh tế, thương mại

  • Nhà nước, pháp luật

  • Ngôn ngữ học: Anh ngữ, Hoa ngữ, Hàn ngữ, Nhật ngữ

  • Khoa học tự nhiên: toán học, hóa học, vật lý, sinh học

  • Công nghệ sinh học, môi trường

  • Công nghệ hóa học, thực phẩm

  • Công nghệ chế tạo

  • Điện tử, viễn thông

  • Kiến trúc xây dựng

  • Văn học

  • Lịch sử, địa lý và du lịch

Phục vụ đối tượng bạn đọc là cán bộ, nhân viên, giảng viên và sinh viên trong trường. Hình thức phục vụ: đọc tại chỗ, mượn về nhà.

Tài liệu được phân bố ở 3 kho:

    • Kho giáo trình: chủ yếu là giáo trình tiếng Việt, phục vụ mượn về nhà.

    • Kho sách ngoại văn: hầu hết là sách tiếng Anh thuộc các chuyên ngành khác nhau, phục vụ nghiên cứu chuyên sâu, đọc tại chỗ.

    • Kho tư liệu Nhật Bản: gồm giáo trình và tài liệu tham khảo thuộc ngành Nhật Bản học, đọc tại chỗ.

2. Tài liệu điện tử

2.1. Hệ thống Dspace

Địa chỉ truy cập: http://elib.lhu.edu.vn:8080/dspace



Các bộ sưu tập trong Dspace:

  • Công nghệ

  • Khoa học & Kỹ thuật

  • Lịch sử & Địa lý

  • Nghệ thuật & Vui chơi giải trí

  • Ngoại ngữ

  • Thông tin & Tác phẩm tổng quát

  • Tin học

  • Tôn giáo

  • Triết học & Tâm lý học

  • Văn học

  • Bách khoa toàn thư – Từ điển

  • Bài trích báo & Tạp chí

  • Báo cáo nghiên cứu khoa học

  • Film tư liệu

  • Hội thảo – Chuyên đề - Tập huấn

  • Khoa học xã hội

  • Luận văn – luận án

  • Kinh tế - quản trị

2.2. Tạp chí online

  • Khoa học máy tính: 9 tạp chí

    • Australian Educational Computing - http://acce.edu.au/journal

    • Complexity International - http://journal-ci.csse.monash.edu.au

    • Computer Graphics Quarterly - http://www.siggraph.org/publications/newsletter

    • First Monday - http://www.firstmonday.org

    • IEEE Distributed Systems Online - http://dsonline.computer.org

    • Informing Science: The International Journal of An Emerging Discipline - http://inform.nu

    • Interactive Multimedia Electronic Journal of Computer-Enhanced Learning - http://imej.wfu.edu

    • Inter Journal ? http://www.interjournal.org/top.shtml

    • Journal of Artificial Intelligence Research - http://www.cs.washington.edu/research/jair

  • Giáo dục: 16 tạp chí

    • BEE-J (Bioscience Education E – Journal) – http://bio.ltsn.ac.uk/journal

    • Current Issues In Education – http://cie.ed.asu.edu/index.html

    • Educational Researcher (ER Online) – http://www.aera.net.pubs/er

    • eJIST: E-Journal of Instructional Science and Technology http://www.usq.edu.au/electpub/e-  jiet/index.htm

    • Electronic Journal of eLearning – http://www.ejel.org/index.htm

    • Essays in Education – http://www.usca.edu/essays

    • International Education Journal – http://iej.cjb.net

    • International Journal of Educational Technology – http://www.ao.uiuc/ijet

    • International Review of Research in Open and Distance Learning – http://www.irrodl.org

    • Issues in Educational Research –http://education.curtin.edu.au/iier/iier.html



  • Thương mại: 6 tạp chí

    • Asian Development Review – http://www.adb.org/documents/periodicals/adr/default.asp

    • Journal of Electronic Commerce – http://www.csulb.edu/journals/jecr

    • Journal of Industry Technology – http://nait.org/jit/current.html

    • Journal of Object Technology – http://www.jot.fm

    • The Journal of Technology Studies – http://scholar.lib.vt.edu/JAHC/hahcindex.htm

    • Studies in Informatics and Control Journal – http://www.ici.ro/ici/revista/sic.html

  • Khoa học và đời sống: 11 tạp chí

    • African Journal of Biotechnology – http://www.academicjournals.org/AJB

    • AgBioForum – http://www.agbioforum.org

    • BBB: Bioscience, Biotechnology and Biochemistry – http://www.jstage.jst.go.jp/browse/bbb
      Biomaterials & Artificial Organs – http://www.angelfire.com/sd/sbaoi/society_journal.htm

    • CBI: Chem-Bio Informatics Journal – http://www.jstage.jst.go.jp/browse/cbij

    • Electronic Journal of Biotechnology – http://www.ejbiotechnology.info

    • European Cells & Materials Journal – http://www.ecmjournal.org

    • JBC Online (The Journal of Biological Chemistry) – http://www.jbc.org/pips/pips.0.shtml

    • JBMB Online – Biochemistry and Molecular http://www.jbmb.or.kr/index.html

    • Journal of Lipid Research – http://www.jlr.org/papbyrecent.shtml

    • Microbiology and Immunology – http://www.jstage.jst.go.jp/browse/mandi

  • Toán học và thống kê: 21 tạp chí

    • Algebraic & Geometric Topology – http://www.maths.warwick.ac.uk/agt

    • Annals of Mathematics – http://projecteuclid.org/Dienst/UI/1.0/Journal?authority=euclid.annm

    • Bulletin of the American Mathematical Society – http://www.ams.org/bull

    • Discrete Mathematics Theoretical: A Scientific Journal http://dmtcs.Loria.fr

    • Electronic Communications http://www.math.washington.edu/~ejpecp/ECP/index.php

    • The electronic Journal of Linear Algebra – http://www.math.technion.ac.il/iic/ela

    • Electronic Journal of Probability – http://www.math.washington.edu/~ejpecp/index.php

    • Electronic Journal of Qualitative Theory of Differential Equations – http://www.math.u-szeged.hu/ejqtde

    • Research Announcements of the American Society http://www.ams.org/era/aboutera.html

    • ETNA: Electronic Transactions on Numerical Analysis http://etna.mcs.kent.edu/html/toc.html



  • Khoa học tự nhiên: 39 tạp chí

    • Analytical sciences – http://wwwsoc.nii.ac.jp/jsac/analsci.html

    • Applied Ecology and Environmental Research – http://www.ecology.kee.hu/menu.htm

    • Atmospheric Chemistry & Physics – http://www.copernicus.org/EGU/acp

    • Biogeosciences – http://www.copernicus.org/EGU/bg

    • Biological Procedures Online – http://www.biologicalprocedures.com/bpo/general/home.htm

    • BioMechanics – http://www.biomech.com

    • BMC Biotechnology – http://www.biomedcentral.com/bmcbiotechnol

    • Bulletin of the Chemical Society of Japan – http://www.jstage,jst.go.jp/browse/bcsj

    • Center for History of Physics Newsletter – http://www.aip.org/history/web-news.htm

    • Chemistry Education: Research and Practice – http://www.uoi.gr/cerp



2.3. Các Cơ sở dữ liệu:

  • Cơ sở dữ liệu Wilson:

    • Wilson Business Abstracts Full Text Gồm 524 tạp chí thuộc nhiều lĩnh vực như: Kế toán ngân hàng, Kinh tế học, Đầu tư, Quản lý, Marketing, Bất động sản, Thuế, Mối quan hệ với ngành công nghiệp, Bảo hiểm, Thương mại quốc tế...

    • Education Abstracts Full Text 528 tạp chí các lĩnh vực: Tin học trong giáo dục, Giáo dục kỹ thuật công nghệ, Khoa học thư viện, Giáo dục hướng nghiệp...

    • Social Science Full Text Gồm 524 tạp chí thuộc các lĩnh vực: Nhân học, Nghiên cứu vùng, Sức khỏe cộng đồng, Địa lý, Quan hệ quốc tế, Đạo đức học, Giáo dục gia đình, Lập kế hoạch quản lý cộng đồng, Tâm lý học, Xã hội học...

    • Reader guide Full Text Gồm 322 tạp chí thuộc các lĩnh vực: Hàng không, Thiên văn học, Địa lý học, Kinh doanh, Ôtô, Môi trường, Thời trang, Phim ảnh, Nghệ thuật, Báo chí, Nhạc, Chính trị, Thông tin...

  • Cơ sở dữ liệu IEEE: ASPP

    • CSDL gồm 113 tạp chí của Nhà xuất bản IEEE thuộc các lĩnh vực: Kỹ thuật điện, Khoa học máy tính, Kỹ thuật thông tin, Vật lý ứng dụng … http://ieeexplore.ieee.org

  • Cơ sở dữ liệu Proquest Digital Dissertation

    • CSDL luận án, tập hợp khoảng 1,7 triệu Luận án từ các tác giả của hơn 1000 trường Đại học. Trong đó có hơn 450.000 Luận án toàn văn; Tra cứu hơn 225.000 bài trích và tóm tắt luận án về các lĩnh vực Tâm lý, Xã hội, Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật http://proquest.umi.com/login/

  • Cơ sở dữ liệu Science – Direct

    • Một trong những CSDL điện tử toàn văn lớn nhất trên Thế giới về các lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật, Y học và Thông tin thư mục. Hiện CSDL ScienceDirect đang cho phép truy cập thử trong khi chờ thủ tục đặt mua từ Thư viện Trung tâm http://www.sciencedirect.com/

  • CRC Press ItknowledgeNetBase

    • Gồm những tài liệu đáng tin cậy về công nghệ máy tính và mạng http://www.itknowledgebase.net/

III. Địa chỉ liên hệ:

  • Phòng mượn: Cơ sở 1, tầng trệt nhà A phòng A102

  • Phòng đọc sách ngoại văn: Cơ sở 1, tầng 1 nhà A phòng A201

  • Phòng học: Cơ sở 1, tầng trệt nhà A phòng A101, tầng 1 nhà A phòng A202

  • Phòng đọc tư liệu Nhật Bản: cơ sở 3, tầng 1 nhà E phòng E207

Điện thoại liên hệ: 0613 952 726.


ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT CÁC MÔN HỌC



11001 GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1

 Phần lý thuyết trang bị cho sinh viên: Một số vấn đề cơ bản về quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong giai đoạn mới; Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của GDTC đối với sinh viên; Cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đối với sinh viên; Các nguyên tắc và phương pháp tập luyện TDTT; Nguyên nhân và cách đề phòng chấn thương trong luyện tập TDTT.

Phần thực hành trang bị cho sinh viên những hiểu biết; Các kĩ năng vận động và thể lực chung thuộc môn thể thao Điền kinh (Chạy cự ly trung bình: Nam 1500m; Nữ 800m); Nhảy xa.


  • Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục thể chất trong các trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 904/ĐH năm 1994.

  • Lí luận và phương pháp Giáo dục thể chất, Bộ giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục – 1995.


11004 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

Môn học cung cấp cho Sinh viên những kiến thức căn bản về Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Phép biện chứng Duy vật, Chủ nghĩa Duy vật lịch sử; Học thuyết giá trị, Giá trị thặng dư, Học thuyết về Chủ nghĩa Tư bản Độc Quyền và Chủ nghĩa Tư bản Độc Quyền Nhà nước; về sứ mệnh lịch sử của giai cấp Công nhân và Cách mạng xã hội chủ nghĩa…Từ đó, xác lập Thế giới quan, Nhân sinh quan, Phương pháp luận chung nhất để tiếp cận nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm xây dựng niềm tin, lý tưởng Cách mạng cho Sinh viên và để tiếp cận các Khoa học chuyên ngành.



  • Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin - Bộ GD và ĐT, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009.

  • Giáo trình Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bộ GD và ĐT – Nxb Chính trị Quốc gia, 2003.

  • Mác – Ăngghen toàn tập, Lênin toàn tập – Nxb Chính trị Quốc gia.


11005 ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Môn học cung cấp cho Sinh viên những kiến thức căn bản về sự ra đời của Đảng; về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và Cách mạng XHCN; về đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng để định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Đồng thời, môn học còn cung cấp cho sinh viên cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị xã hội v.v.. theo đường lối chính sách của Đảng.

  • Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ GD và ĐT, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009.

  • Giáo trình Lịch sử Đảng - Bộ GD và ĐT – Nxb Chính trị Quốc gia, 2003.

  • Các văn kiện Đại hội Đảng – Nxb Chính trị Quốc gia.

  • Hồ Chí Minh toàn tập – Nxb Chính trị Quốc gia.


11006 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tế Việt Nam. Môn học cung cấp cho Sinh viên những kiến thức căn bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về vấn đề dân tộc và cách mạng GPDT; về CNXH và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản; về Đại Đoàn kết; về nhà nước; về dân chủ về đạo đức…Từ đó, xác định vai trò nền tảng kim chỉ nam của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; xác định các giá trị tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng lý luận cách mạng thế giới. Đồng thời, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh còn giúp sinh viên nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản, về Tổ quốc, tự nguyện “Sống, chiến đấu, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại“.



  • Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bộ GDĐT, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009.

  • Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bộ GDĐT, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005.

  • Giáo trình Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bộ GD và ĐT – Nxb Chính trị Quốc gia, 2003.

  • Hồ Chí Minh toàn tập – Nxb Chính trị Quốc gia.


11010 TOÁN A1

Kiến thức được trình bày để sinh viên có thể học tiếp học phần Toán Cao Cấp A3 : Giới hạn – Liên tục của hàm, phép tính vi phân hàm một biến, phép tính tích phân hàm một biến, phép tính vi phân hàm nhiều biến, tích phân hai lớp, ba lớp.



  • Toán Cao Cấp – Tập 2, 3, Nguyễn Đình Trí (chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Bài Tập Toán Cao Cấp – Tập 2, 3, Nguyễn Đình Trí (chủ biên), NXB Giáo Dục.


11011 TOÁN A2

Nội dung môn Toán Cao Cấp A2: Ma trận – Định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector, dạng toàn phương – Dạng song tuyến tính



  • Toán Cao Cấp – Tập 1 Nguyễn Đình Trí (chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Bài Tập Toán Cao Cấp – Tập 1 Nguyễn Đình Trí (chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Đại Số Tuyến Tính – Đỗ Công Khanh, Ngô Thu Lương, NXB ĐHQG TPHCM.


11012 TOÁN A3
Nội dung môn Toán Cao Cấp A3 gồm:

- Tích phân đường – Tích phân mặt

- Phương trình vi phân

- Lý thuyết chuỗi số và chuỗi hàm

Toán Cao Cấp – Tập 3, Nguyễn Đình Trí (chủ biên), NXB Giáo Dục.

Bài Tập Toán Cao Cấp – Tập 3, Nguyễn Đình Trí (chủ biên), NXB Giáo Dục.

Toán Cao Cấp – Tập 3, 4, Đỗ Công Khanh (chủ biên), NXB ĐHQGTPHCM.
11013 TOÁN B1

Môn Tóan cao cấp B1 tập trung vào giải tích : Từ khái niệm ban đầu về hàm số, giới hạn hàm số, hàm số liên tục đến các phép tính vi phân và tích phân. Ngoài ra còn giới thiệu Phương trình Vi phân: Phương trình vi phân cấp 1, cấp 2.



  • Toán cao cấp, Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Toán cao cấp C, TS Trần Hành, ThS Lê Quang Ánh, ĐH Lạc Hồng.


11014 TOÁN B2

Môn Toán cao cấp B2 nội dung chính là Đại Số Tuyến Tính: Ma trận - Định thức - Hệ Phương trình Tuyến tính - Không gian vectơ - Không gian vectơ con - Ánh xạ tuyến tính - Dạng song tuyến tính - Dạng toàn phương .



  • Toán cao cấp, Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Toán cao cấp C, TS Trần Hành, ThS Lê Quang Ánh, ĐH Lạc Hồng.


11015 TOÁN B3
Nội dung môn Toán Cao Cấp B3 gồm:

+ Phép tính vi phân hàm nhiều biến

+ Tích phân bội hai, bội ba

+ Tích phân đường – Tích phân mặt

 Toán Cao Cấp – Tập 1, 3, Nguyễn Đình Trí (chủ biên), NXB Giáo Dục.

 Bài Tập Toán Cao Cấp – Tập 1, 3, Nguyễn Đình Trí (chủ biên), NXB Giáo Dục.

 Toán Cao Cấp – Tập 3, Đỗ Công Khanh (chủ biên), NXB ĐHQGTPHCM.
11016 TOÁN C1

Môn Toán cao cấp C1 tập trung vào Giải tích: Từ khái niệm ban đầu về hàm số, giới hạn hàm số, hàm số liên tục đến các phép tính vi phân và tích phân. Ngoài ra còn giới thiệu Phương trình Vi phân: Phương trình vi phân cấp 1, cấp 2.



  • Tóan cao cấp, Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Tóan cao cấp C, TS Trần Hành, ThS Lê Quang Ánh, ĐH Lạc Hồng.


11017 TOÁN C2

Môn Tóan cao cấp C2 nội dung chính là Đại Số Tuyến Tính: Ma trận –Định thức –Hệ Phương trình Tuyến tính –Không gian vectơ - Không gian vectơ con - Ánh xạ tuyến tính - Dạng song tuyến tính - Dạng tòan phương .



  • Toán cao cấp, Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Toán cao cấp C,TS Trần Hành, ThS Lê Quang Ánh, ĐH Lạc Hồng.


11018 TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG ( KỸ THUẬT LẬP TRÌNH PASCAL).
Môn Tin học đại cương dành cho sinh viên đại học, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về máy tính. Bao gồm các thao tác đối với file và folder, lập trình cơ bản; khái quát về Turbo Pascal, kiểu dữ liệu cơ bản, cấu trúc điều khiển, chương trình con, kiểu dữ liệu ARRAY, xâu ký tự.

Sau khi học xong môn học này, học viên có thể nắm vững về thao tác đối với file và folder, tạo được các chương trình cơ bản.



Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình nhập môn tin học, Tô Văn Nam, NXB. Giáo dục, 2004.

  • Giáo trình nhập môn tin học, VN-Guide, Microsoft Window – NXB Thống kê, 2007.

  • Ngôn ngữ lập tình Pascal, Quách Tuấn Ngọc, NXB Thống kê, 2001.


11020 LÝ THUYẾT XÁC SUẤT THỐNG KÊ TOÁN.
Là môn học nghiên cứu các phép tính về khả năng xảy ra của các sự kiện hay hiện tượng ngẫu nhiên. Lý thuyết xác suất gắn liền với thống kê toán học, đó là ngành khoa học về phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, thông tin định lượng.

Tài liệu học tập:

  • Trần Hành, Trần Đình Ánh, Xác suất và thống kê, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Đại học Lạc Hồng, 2008.

  • Lê Khánh Luận, Phạm Chí Cao, Nguyễn Thanh Sơn, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Thống Kê, 2008.

  • ThS. Lê Khánh Luận, Bài tập xác suất và một số đề thi tham khảo, NXB Thống Kê, 2008.


11021 VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

Trong phần I – Cơ, cung cấp cho sinh viên cách mô tả đơn giản về chuyển động của một vật, cách giải một bài toán cơ học đơn giản dựa theo ba định luật Newton, cách xác định khối tâm của hệ chất điểm (vật rắn), cách giải bài toán va chạm xuyên tâm bằng cách áp dụng các định luật bảo toàn động lượng, động năng, cơ năng; giới thiệu về cách tính mômen quán tính của một số cấu hình vật rắn và làm quen với định luật II của Newton dạng góc.

Trong phần II – Điện từ, trình bày cách giải bài toán về lực tương tác giữa các điện tích điểm đứng yên dựa theo định luật Coulomb, định luật bảo toàn điện lượng; Tổng quan về dòng điện, định luật Biot – Savart – Laplace; Quy tắc Lenz và định luật Faraday về suất điện động cảm ứng; Hiện tượng tự cảm và độ tự cảm của cuộn cảm.
11022 THÍ NGHIỆM VẬT LÝ

Môn học trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản, bao gồm: quan sát các hiện tượng vật lý, cách ghi nhận và xử lý số liệu, rút ra kết quả và bàn luận.


11023 XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Kiến thức được trình bày để sinh viên có thể áp dụng vào các ngành học kỹ thuật và kinh tế. Xác suất thống kê trang bị những kiến thức cơ bản về các chủ đề: xác suất cổ điển, đại lượng ngẫu nhiên một chiều - nhiều chiều, ước lượng các tham số thống kê, kiểm định các giả thiết thống kê.



  • Giáo trình xác suất và thống kê – Trần Hành, Trần Đình Ánh, ĐH Lạc Hồng, 2006.

  • Xác suất thống kê – Đặng Hấn, Nhà xuất bản Thống Kê, 2000.


11024 HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG.
Môn hoá học đại cương cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất về lý thuyết của hoá học hiện đại, trên cơ sở đó sinh viên có thể học các môn hoá học khác (Vô Cơ, Hữu Cơ, Phân Tích, …), các môn khoa học và kỹ thuật khác có liên quan tới hoá học hiện đại ở giai đoạn II (Kỹ thuật Môi trường, Ô nhiễm môi trường và Bảo vệ môi trường, Ăn mòn và bảo vệ kim loại, …). Giúp người kỹ sư tương lai biết cách đặt vấn đề và phối hợp với các nhà hoá học cùng giải quyết những vấn đề thực tế có liên quan đến hoá học môi trường đưa ra.

Môn học giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo chất, định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn, liên kết hoá học, nhiệt động hoá học và động hoá học.



  • Nguyễn Đình So, Hóa đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

  • Nguyễn Minh Tuyển, Lê Sỹ Phóng, Trương Văn Ngà, Nguyễn Thị Lan, Giáo trình hóa học đại cương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2006.

  • Nguyễn Đức Chung, Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

  • Nguyễn Đức Chung, Bài tập và trắc nghiệm Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

  • Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải, Bài tập hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Nguyễn Đình Chi, Cơ sở lý thuyết hóa học, Phần I: Cấu tạo chất, Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Hạnh, Cơ sở lý thuyết hóa học, Phần II: Nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa, Nhà xuất bản Giáo dục.
11025 PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Môn Pháp luật đại cương dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc ra đời nhà nước và pháp luật; bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật; về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; về hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành; về quan hệ pháp luật; về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; về sự thực hiện và áp dụng pháp luật; giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của những ngành luật chủ yếu ở nước ta hiện nay.



  • Trần Thái Dương – Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn lý luận nhà nước và pháp luật – NXB Tư pháp.

  • Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) – Nhà nước và pháp luật đại cương – NXB thành phố Hồ Chí Minh.

  • Nguyễn Cửu Việt (Chủ biên) – Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Đề cương bài giảng môn Luật học – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

  • Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.

  • Môn học Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 4/2008.

  • Môn học pháp luật, Tập bài giảng dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề – Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Chính trị quốc gia.

  • Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật – Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật – NXB Chính trị quốc gia.

  • Một số văn bản pháp luật của Nhà nước: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), BLHS năm 1999, BLDS năm 2005, Luật HN&GĐ năm 2000, Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008.


11026 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
Nội dung môn học này đề cập đến các vấn đề khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học; các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục; các hình thức và phương pháp trình bày một công trình nghiên cứu khoa học.

  • PGS.TS.Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2001.

  • PGS.TS.Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội, 2001.

  • Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2003.

  • Nguyễn Tử Thành, Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ 1991.


11027 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Trang bị cho Sinh viên tìm hiểu khái niệm đặc trưng cơ bản, các quy luật hình thành và phát triển của một nền văn hóa cụ thể. Cơ sở văn hóa Việt Nam trang bị những hiểu biết tối thiểu về nền văn hóa dân tộc Việt để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

Tài liệu tham khảo:

  • Bùi Văn Vượng 2002, Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia.

  • Đào Duy Anh 2006, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa thông tin.

  • GS. Đặng Phương Kiệt 2000, Những vấn đề Tâm lý và văn hóa hiện đại, NXB Văn hóa thông tin.

  • Đinh Gia Khánh 1993, Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

  • Đông Phong 1998, Về nguồn văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB Mũi Cà Mau.

  • TS. Huỳnh Công Bá 2005, Hôn nhân và gia đình trong Pháp luật Triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa.

  • Nguyễn Duy Bính 2005, Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

  • Nguyệt Hạ (bs) 2005, Phong tục hôn lễ, tang lễ, tế lễ Việt Nam, NXB Đà Nẵng.

  • Phạm Côn Sơn 1998, Đạo nghĩa trong gia đình, NXB Thanh Hóa.

  • Phan Ngọc 1994, Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội.

  • Tân Việt 1997, Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội.

  • Toan Anh 1969, Nếp cũ (bộ 6 cuốn), NXB TP. HCM.

  • GS. Vũ Ngọc Khánh 2004, Văn hóa Việt Nam – những điều học hỏi, NXB Văn hóa thông tin.

  • GS. Vũ Ngọc Khánh 2006, Văn hóa gia đình Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc.


11028 ĐẠI CƯƠNG MÔI TRƯỜNG.
Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về những khái niệm cơ bản, những thành phần cơ bản của môi trường, những tài nguyên thiên nhiên, vấn đề hiện nay về nạn ô nhiễm môi trường và việc quản lý môi trường để hướng tới một xã hội phát triển bền vững.

  • Lê Huy Bá, 1997. Môi trường tập I. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  • Bộ TN&MT – Cục BVMT, 2002. Tài liệu tập huấn “ Nâng cao nhận thức môi trường”. Hà Nội.

  • Lê Thạc Cán, 1995. Cơ sở khoa học môi trường. Viện Đại học Mở Hà Nội.

  • Phạm Ngọc Đăng, 2004. Môi trường không khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  • Lưu Đức Hải, 2001. Cơ sở khoa học môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.

  • Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2000. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. NXB ĐHQG Hà Nội.

  • Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiễm. NXB Giáo dục, Hà Nội.

  • Lê Văn Khoa, 2002. Khoa học môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội.

  • Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng, 2000. Chiến lược và chính sách môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.

  • Luật Bảo vệ môi trường, 2006. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  • Mai Trọng Nhuận, 2002. Địa hóa môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.

  • Petter H.Raven; Linda R.Berg; George B.Johson, 1993. Environment. Samder college publishing, USA.


11030 HÓA VÔ CƠ
Môn học hóa vô cơ có nhiệm vụ bổ sung và nâng cao các kiến thức hóa đại cương trong các lĩnh vực hóa chất rắn, các lý thuyết axit-bazơ, lý thuyết tạo phức, quy luật biến đổi tính axit-bazơ và tính oxy hóa – khử của các đơn chất và hợp chất vô cơ. Môn học này giúp cho sinh viên có khả năng vững trong việc nắm quy luật biến đổi tính chất axit – bazơ và tính chất oxy hóa – khử của các chất, sử dụng thành thạo các đại lượng nhiệt động (entropi, entanpi, thế đẳng áp, các hằng số cân bằng, thế oxy hóa khử) để thiết lập, đánh giá và tính toán định lượng phản ứng hóa học. Môn học này dành cho đối tượng là các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật hóa học và các ngành sử dụng kiến thức hóa học như là một trong các kiến thức chủ yếu. Nó có thể được coi là phần tiếp tục và nâng cao của chương trình hóa đại cương trong lĩnh vực hóa vô cơ.

  • Hóa vô cơ; Nguyễn Đình Soa, NXB Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, 1994.

  • Hóa đại cương; Tập 1; Nguyễn Đình Soa; NXB Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM; 1989.

  • Hóa đại cương; Tập 2; Nguyễn Đình Soa; NXB Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM; 1989.


11031 MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản: Môi trường và ô nhiễm môi trường; Các vấn đề dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội; Liên quan của sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường và tài nguyên; Những yêu cầu trong sản xuất và đời sống để phát triển kinh tế xã hội hài hoà với vấn đề bảo vệ môi trường.

  • Lê Huy Bá, 2000, Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia HCM.

  • Lê Huy Bá, 2002, Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững, NXB KH&KT.

  • Phạm Ngọc Đăng, 2003, Môi trường không khí, NXB KH&KT.

  • Lưu Đức Hải, 2000, Quản lý Môi Trường cho sự phát triển bền vững, NXB ĐHQGHN.

  • Lưu Đức Hải, 2000, Cơ Sở khoa học Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

  • Lê Văn Khoa, 2000, Chiến lược và chính sách môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

  • Lê Văn Khoa, 2000, Đất và Môi trường, NXB Giáo Dục.

  • Lê Văn Khoa, 2001, Khoa học Môi trường, NXB Giáo Dục.

  • Nguyễn Đức Khiển, 2001, Môi trường và phát triển, NXB KH&KT.

  • Trần Hiếu Nhuệ, 2000, Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng.

  • Nguyễn Văn Tuyên, 2001, Sinh thái và MT, NXB Giáo Dục.

Nguyễn Thị Thìn, 2001, Ô nhiễm và hậu quả, NXB KH&KT.
11033 NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị và sự vận dụng thực tiễn của nó như : Khái niệm và bản chất của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường quản trị; Các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại); Các chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, giám đốc/điều hành và kiểm tra / kiểm soát. Môn học cung cấp cho người học những nguyên lý và kỹ thuật cần được thực hiện khi con người kết hợp với nhau thành các tổ chức để hoàn thành những mục tiêu chung. Học phần còn cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới/thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.



  • Quản trị học trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ThS Bùi Quang Xuân.

  • Quản trị học, PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp – NXB Thống kê.

  • Quản trị học, PGS. TS Đào Duy Huân – NXB Thống kê.


11034 PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Môn học Phương pháp tính trình bày phương pháp giải gần đúng các vấn đề cơ bản trong tính toán kỹ thuật:

  1. Giải phương trình và hệ phương trình phi tuyến

  2. Giải hệ phương trình tuyến tính

  3. Tính giá trị nội suy và xấp xỉ bằng bình phương cực tiểu

  4. Tính gần đúng đạo hàm và tích phân

  5. Giải gần đúng phương trình vi phân thường

  6. Giải gần đúng phương trình đạo hàm riêng

Các phương pháp được trình bày theo tinh thần tóm lược giải thuật, giới thiệu ước lượng sai số và cách làm cụ thể, lược bỏ chứng minh lý thuyết phức tạp. Việc chuyển giải thuật sang chương trình máy tính được đề cập và khuyến khích sinh viên thực hiện, hướng đến mục tiêu mô phỏng các bài toán thực tế thường gặp trong kỹ thuật.

  • Giáo trình Phương pháp tính – Lê Ngọc Lăng + Nguyễn Quốc Lân + LêThái Thanh – ĐHBK (2002).

  • Giáo trình Phương pháp tính – Dương Thuỷ Vỹ – NXBKHKT (1999).

  • Numerical Analysis – Burden & Faires – Brooks/Code (1997).


11035 SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG.
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sinh học: cơ sở hóa học của sự sống, cấu trúc của tế bào, năng lượng và sự trao đổi chất...

  • Phạm Thành Hổ (1998), Sinh học đại cương, Nxb Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh.

  • W. D. Phillips, T. J. Chilton (2003), Sinh học, Nxb Giáo Dục.


11036 THỐNG KÊ XÃ HỘI
Môn học bao gồm phần bài giảng, thảo luận và bài tập cung cấp những khái niệm và kỹ thuật cơ bản về thống kê giúp cho sinh viên trong việc ứng dụng xử lý những kết quả thu được từ những cuộc nghiên cứu điều tra thực tế trong lĩnh vực khoa học xã hội. Cung cấp cho sinnh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê, mô tả, áp dụng trong khoa học xã hội; Giải thích các số liệu và kết quả xử lý thống kê trong nghiên cứu xã hội.

  • Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2007, Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, Nhà xuất bản thống kê.

  • Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, Phân tích dự liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê.

  • Đỗ Văn Thắng – Phan Thành Huấn, 2003, Giáo trình SPSS, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM.

  • Alan Agresti – Barbara Filay, 1997, Thống kê trong nghiên cứu của xã hội, Nhà xuất bản Prentice.

  • Rebecca L.Davis – Đại học California, 2002, Thống kê – công cụ cho nghiên cứu xã hội, Nhà xuất bản Wadsworth.


11037 TIẾNG VIỆT
Trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về tiếng Việt tạo điều kiện cho sinh viên có những kiến thức vững chắc để có thể sử dụng chính xác tiếng Việt. Rèn luyện kĩ năng nói và viết tiếng Việt theo đúng chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách. Biết cách soạn thảo các loại văn bản thông dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Lê A – Đinh Thanh Huệ, Tiếng Việt thực hành (dùng cho sinh viên không chuyên ngữ), Nxb. Giáo dục, 1997

  • Nguyễn Thị Anh, Tiếng Việt thực hành, Nxb. Thanh niên, 1999.

  • Lê Văn Bài – Hoàng Xuân Tâm – Bùi Tất Tươm, Giúp bạn nói đúng viết đúng tiếng Việt, Nxb. Thuận Hoá, 1994.

  • Nguyễn Đức Dân, Tiếng Việt (thực hành), Tủ sách ĐHTH TP.HCM, 1995.

  • Nguyễn Đức Dân, Tiếng Việt thực hành (dùng cho đại học đại cương), Nxb Giáo dục, 1997.

  • Hữu Đạt, Tiếng Việt thực hành, Nxb. Giáo dục, 1995.

  • Cao Xuân Hạo – Trần Thị Tuyết Mai, Sổ tay sửa lỗi hành văn, Nxb Trẻ, 2005.

  • Hà Thúc Hoan, Tiếng Việt thực hành, Nxb. TP. HCM, 1997.

  • Hồ Lê – Lê Trung Hoa, Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết cấu câu), Nxb KHXH, 2003.

  • Đặng Ngọc Lệ - Nguyễn Kiên Trừơng, Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, 1998.

  • Phan Ngọc, Chữa lỗi chính tả cho học sinh, Hà Nội, 1984.

  • Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn, Nxb Giáo dục, 1997.

  • Phan Thiều, Rèn luyện ngôn ngữ (2 tập), Nxb. Giáo dục, 1998.

  • Bùi Minh Toán- Lê A - Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, 1997.

  • Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, 1997.


11042 TOEIC 1
Hệ thống lại kiến thức tiếng Anh căn bản sinh viên đã học ở bậc phổ thông và giúp sinh viên làm quen với cách học tiếng Anh theo dạng bài thi TOEIC theo hướng giao tiếp quốc tế.

Trang bị vốn kiến thức tiếng Anh căn bản nhằm giúp sinh viên có nền tảng vững chắc để tiếp tục học lên TOEIC 2.

Kết thúc học phần TOEIC 1, sinh viên đạt từ 100 đến 150 điểm TOEIC.

Tài liệu tham khảo:


        1. Lougheed, L. (2003). Learning to Listen 1. MACMILLAN.

        2. Lougheed, L. (2009). Preparation Series for the New TOEIC Test: Introductory Course (4th edition). Longman.

        3. Taylor, A. & Byrne, G. (2008). Very Easy TOEIC (2nd Edition). First News.

        4. Trew, G. (2007). Tactics for TOEIC. Oxford: Oxford University Press.


11043 TOEIC 2
Tiếp tục giúp sinh viên làm quen với cách học tiếng Anh theo dạng bài thi TOEIC theo hướng giao tiếp quốc tế.

Trang bị cho sinh viên kiến thức tiếng Anh căn bản nhằm tạo nền tảng vững chắc để học lên TOEIC 3.

Kết thúc học phần TOEIC 2, sinh viên đạt từ 150 đến 200 điểm TOEIC.

Tài liệu tham khảo:


  • Lougheed, L. (2009). Preparation Series for the New TOEIC Test: Introductory Course

  • (4th edition). Longman

  • Lougheed, L. (2009). Preparation Series for the New TOEIC Test: Intermediate Course

  • (4th edition). Longman

  • Taylor, A. & Byrne, G. (2008). Very Easy TOEIC (2nd Edition). First News.

  • Taylor, A. & Malarcher, C. (2007). Starter TOEIC (3rd Edition). First News.

  • Trew, G. (2007). Tactics for TOEIC. Oxford: Oxford University Press.


11044 TOEIC 3
Trang bị cho sinh kiến thức tiếng Anh nâng cao, giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để phát triển kỹ năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong môi trường học tập và làm việc, xây dựng nền tảng vững chắc để tiếp tục học lên TOEIC 4.

Kết thúc học phần TOEIC 3, sinh viên đạt từ 200 đến 250 điểm TOEIC.



Tài liệu tham khảo:

An, N. V. (2003). Modern English Grammar. Publishing house of National University of Ho Chi Minh city.

Azar, B.S. & Azar D. A. (1990). Understanding and Using English Grammar. Prentice- Hall, Inc.

Lougheed, L. (2006). Barron’s 600 Essential Words for the TOEIC (4th edition). The Youth Publishing House

Lougheed, L. (2009). Barron’s TOEIC Test (4th edition). First News.

Lougheed, L. (2009). Preparation Series for the New TOEIC Test: Introductory Course

(4th edition). Longman

Lougheed, L. (2009). Preparation Series for the New TOEIC Test: Intermediate Course

(4th edition). Longman

Taylor, A. & Malarcher, C. (2007). Starter TOEIC (3rd Edition). First News.

Thomson, A.J. & Martinet, A.V. (1986). A Practical English Grammar. Oxford University Press.
11045 TOEIC 4
Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức tiếng Anh đã học được ở các học phần TOEIC 1, 2, 3 và tiếp tục nâng cao hơn nữa kiến thức tiếng Anh căn bản, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để trang bị cho sinh viên khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong môi trường học tập và làm việc, xây dựng nền tảng vững chắc để học lên TOEIC 5.

Kết thúc học phần TOEIC 4, sinh viên đạt từ 250 đến 300 điểm TOEIC.



Tài liệu tham khảo:

  • Azar, B.S. & Azar D. A. (1990). Understanding and Using English Grammar. Prentice- Hall, Inc.

  • Edmunds, P. & Taylor, A. (2007). Developing Skills for the TOEIC Test. (1st edition). First News.

  • Lougheed, L. (2006). Barron’s 600 Essential Words for the TOEIC (4th edition). The Youth Publishing House

  • Lougheed, L. (2008). Preparation Series for the New TOEIC Test: More Practice Tests

  • (4th edition). Longman

  • Lougheed, L. (2009). Barron’s TOEIC Test (4th edition). First News.

  • Peterson & Chaucey Group International (2001). TOEIC Official Test – Preparation Guide. USA. ETS.

  • Taylor, A. (2007). Target TOEIC. (2nd edition). First News.


11046 TOEIC 5

Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức tiếng Anh đã học được ở các học phần TOEIC 1, 2, 3 và 4 và tiếp tục rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để trang bị cho sinh viên khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc.

Giúp sinh viên làm quen và thực hành với các bài thi mẫu TOEIC quốc tế; hướng sinh viên tự luyện tập, nâng cao và chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bài thi TOEIC quốc tế để đạt được tối thiểu 400 điểm TOEIC đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp của Trường Đại học Lạc Hồng.

Kết thúc học phần TOEIC 5, sinh viên đạt từ 300 đến 400 điểm TOEIC.



Tài liệu tham khảo:

Lee, Jim. & Cho, Sandy. (2009). TOEIC Academy. NTV.

Neungyule (2008). New TOEIC 4n4. NTV.

Taylor, A. (2007). TOEIC Analyst. (2nd edition). First News.


 11047 GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2

Phần lý thuyết gồm các nội dung về: Nguồn gốc; Quá trình phát triển môn bóng chuyền trên thế giới và phong trào bóng chuyền Việt Nam; Tác dụng của môn bóng chuyền đối với nhân cách và thể chất con người; Dụng cụ sân bãi và luật bóng chuyền. Phần thực hành: Sinh viên tập luyện để nắm bắt được kĩ thuật; chiến thuật cá nhân của bóng chuyền; Thực hành thi đấu.



  • Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học và Cao đẳng theo quy trình đào tạo mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, năm 1994.

  • Lí luận và phương pháp Giáo dục thể chất, Bộ giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục – 1995.


11048 GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về tự kiểm tra và theo dõi sức khoẻ để đảm bảo phương pháp tập luyện khoa học, xây dựng nếp sống cân bằng, hài hoà giữa hoạt động trí lực và hoạt động thể lực, giữa nghỉ ngơi tích cực và hoạt động gắng sức. Phần thực hành tiếp tục hoàn thiện về thể lực và nhân cách người sinh viên theo yêu cầu của chương trình, mục tiêu đào tạo; Củng cố và nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật bóng chuyền, nắm được phương pháp sư phạm để có thể trở thành hướng dẫn viên cơ sở trường học, cơ quan, công nông trường, xí nghiệp; phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài.



  • Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 904/ĐH năm 1994.

  • Lí luận và phương pháp Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục – 1995.


11052 TOÁN CAO CẤP 1

Môn Toán cao cấp C1 tập trung vào Giải tích: Từ khái niệm ban đầu về hàm số, giới hạn hàm số, hàm số liên tục đến các phép tính vi phân và tích phân. Ngoài ra còn giới thiệu Phương trình Vi phân: Phương trình vi phân cấp 1, cấp 2.



  • Tóan cao cấp, Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Tóan cao cấp C, TS Trần Hành, ThS Lê Quang Ánh, ĐH Lạc Hồng.


11053 TOÁN CAO CẤP 2

Môn Tóan cao cấp C2 nội dung chính là Đại Số Tuyến Tính: Ma trận –Định thức –Hệ Phương trình Tuyến tính –Không gian vectơ - Không gian vectơ con - Ánh xạ tuyến tính - Dạng song tuyến tính - Dạng tòan phương .



  • Toán cao cấp, Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), NXB Giáo Dục.

  • Toán cao cấp C,TS Trần Hành, ThS Lê Quang Ánh, ĐH Lạc Hồng.


11054 TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG (WORD, EXCEL, INTERNET, POWERPOINT)
Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về máy tính, phân biệt các loại phần cứng, phần mềm, đặc biệt sinh viên có thể sử dụng máy tính một cách cơ bản, thành thạo các chương trình vi tính văn phòng như: Word, Excel, Power Point, ngoài ra sinh viên còn có kỹ năng sử dụng Internet, tìm kiếm trên mạng, gửi nhận Mail…

  • Tài liệu học tập: Giáo trình chính : Tin học đại cương, Trường Đại học Lạc hồng, Lưu hành nội bộ.


13101 KINH TẾ VI MÔ
Môn học kinh tế vi mô có nhiệm vụ chủ yếu là trang bị các kiến thức cơ bản và cơ sở cho sinh viên về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…. Học phần này đề cập đến hành vi của các thành viên của một nền kinh tế đó là người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Môn học này sẽ trang bị công cụ phân tích để sinh viên nắm bắt và áp dụng cho các môn học sau này.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình: kinh tế vi mô do Bộ Giáo Dục xuất bản.

  • Tài liệu hướng dẫn môn học do Trường đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản

  • Bài tập do trường đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản.

  • Lý thuyết và bài tập Kinh tế vi mô , NXB Thống Kê năm 2012, tác giả: Phan Thành Tâm.


13102 KINH TẾ VĨ MÔ
Giới thiệu khái quát các chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản và nhấn mạnh vào vai trò quản lý của nhà nước bằng các chính sách kinh tế vĩ mô.

Tài liệu tham khảo:

  • Sách, giáo trình chính của trường Đại Học Kinh Tế TPHCM.

  • Sách tham khảo của trường Đại Học Kinh Tế TPHCM.


13104 QUẢN TRỊ HỌC
Quản trị học cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về Quản trị, là cơ sở để học viên đi sâu nghiên cứu những môn học chuyên ngành quản trị như: Quản trị chiến lược, Quản trị sản xuất, quản trị Marketing, quản trị nhân sự….v.v.

Tài liệu tham khảo:

  • Con người và nguồn lực con người trong phát trển – Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Hà nội 1995

  • Nguyễn Hữu Lam (biên soạn) – Hành vi tổ chức - 1996

  • Giáo trình quản trị học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội – 2006

  • Quản trị học – Trường Đại học Kinh tế - TP Hồ Chí Minh – 2006

  • Nguyên tắc bất biến để phát triển doanh nghiệp nhỏ - Steven s.little (Phương Thảo, Thanh Hương dịch).


13110 KINH TẾ LƯỢNG
Học phần cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  • Kinh tế lượng, NXB Khoa học & Kỹ thuật năm 2001, các tác giả: Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Khắc Minh.

  • Kinh tế lượng ứng dụng, NXB Lao động – xã hội - TP. Hồ Chí Minh, các tác giả: Phạm Trí Cao, Vũ Minh Châu (2006)

  • Bài tập kinh tế lượng với trợ giúp của phần mềm EVIEWS, NXB Khoa học & Kỹ thuật năm 2002, tác giả: Nguyễn Quang Dong.

  • Lý thuyết và bài tập Kinh tế lượng, NXB Thống Kê năm 2012, tác giả: Phan Thành Tâm.


13114 LUẬT KINH TẾ
Luật kinh tế là môn học thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành. Học phần này có hai nội dung.

  • Nội dung thứ nhất: Những vấn đề cơ bản của Luật kinh tế Việt Nam cũng như một số khía cạnh có tính kỹ thuật của việc áp dụng pháp luật trong quản lý nền kinh tế.

  • Nội dung thứ hai: Đây là nội dung chủ yếu của học phần. Trình bày những mảng chế định quan trọng của Luật kinh tế Việt Nam như: Pháp luật chủ thể kinh doanh, Pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, Pháp luật hợp đồng kinh tế, Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế và phá sản…

Tài liệu tham khảo:

  1. Giáo trình Luật kinh tế - Luật sư, Thạc sĩ NGUYỄN HỮU QUYỀN – Năm 2007 - lưu hành nộ bộ trường ĐH Lạc Hồng

  2. Giáo trình Pháp luật kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Thống kê – Năm 2005.

  3. Giáo trình Pháp luật đại cương – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – NXB GTVT– Năm 2006.

  4. Giáo trình Luật thương mại – trường ĐH Luật Hà Nội- NXB CAND - 2007

  5. Giáo trình Luật doanh nghiệp năm 2005 – PGS TS Nguyễn Đình Tài – NXB Chính trị Quốc gia – năm 2008.

  6. Giáo trình Luật Dân sự, Tố tụng dân sự - Trường ĐH Luật Hà Nội - NXB CAND - Năm 2007.

  7. Sách chuyên khảo Luật kinh tế : TS. Phạm Duy Nghĩa - NXB ĐHQG Hà Nội - Năm 2004.

  8. Giáo trình Luật kinh tế- Trường ĐH Kinh tế TP. HCM- NXB ĐHQG TP. HCM- Năm 2007

  9. Các văn bản công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan – NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội- Năm 2006.

  10. Các văn bản quy phạm Pháp luật hiện hành liên quan về Doanh nghiệp, Hợp tác xã, đầu tư trong nước và quốc tế, hợp đồng kinh tế, trọng tài thương mại, giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại và phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã…


13203 MARKETING CĂN BẢN
Môn Marketing cơ bản cung cấp những hiểu biết và những kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing và sự vận dụng thực tiễn doanh nghiệp của nó như: Nghiên cứu Marketing, Môi trường Marketing và thị trường các doanh nghiệp, nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng, phương pháp luận nghiên cứu Marketing và nguyên lý úng xử của doanh nghiệp với thị trường, gồm các chiến lược thị trường, các chính sách Marketing căn bản và tổ chức quản trị Marketing của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Marketing căn bản

  • Các tài liệu Marketing dịch từ nước ngoài

  • Danh mục tài liệu tham khảo.

    • Philip Kotler: Marketing căn bản ( tài liệu dịch), NXB thống kê, Hà nội, 1994

    • Philip Kotler: Những nguyên lý tiếp thị ( tài liệu dịch), NXB TP. Hồ chí Minh, 1994

    • Philip Kotler: Quản trị Marketing ( tài liệu dịch), NXB Thống kê, Hà nội, 1996

    • William M.pride; O.C Ferrel: Marketing, Eighth Edition, Houghton Miflin, 1993

    • Joel R.Evan & Barry Berman: Marketing, Sixth Edition, Printed in the United States of America, 1992

    • Boone & Kurtz: comtemporary Marketing, Seventh Edition, Printed in the United States of America, 1992

    • Glen L. Urban & jogn R.Hanser: Design and Marketing of new products, printed in the United States of America, 1980

    • Michael Porter: Chiến lược cạnh tranh (tài liệu dịch), NXB Khoa học kỹ thuật, 1996

Các bài viết trên báo và tạp chí có liên quan
13206 NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Môn nguyên lý kế toán trang bị cho người học kiến thức cơ bản nhất về kế toán , làm cơ sở cho việc học tập, nghiên cứu các vấn đề cụ thể của kế toán doanh nghiệp và kế toán công,kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đồng thời định hướng được quan hệ giữa kế toán với quản lý trên các lĩnh vực thuộc chuyên ngành đào tạo của mình.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyên lý kế toán thuộc bộ môn kế toán Khoa Tài chính kế toán, ĐH Lạc Hồng – lý thuyết và bài tập

2. Các sách kế toán của các nước (phần lý thuyết)

3. Các văn bản pháp lý chung vế kế toán luật kế toán,các điều lệ chế độ tổ chức kế toán ) và các văn bản khác có liên quan (kể cả các luật) về kinh tế và kinh doanh


13207 NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Học phần này nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về quá trình nghiên cứu thống kế như: Các bước khi thực hiện khi nghiên cứu thống kê bao gồm thu thập, tổng hợp, tóm tắt, trình bày và phân tích số liệu thống kê.

  • Thu thập, tóm tắt và trình bày dữ liệu;

  • Phân tích phương sai;

  • Phân tích tương quan và hồi quy;

  • Phân tích dãy số thời gian;

  • Phân tích chỉ số.

Tài liệu tham khảo:

  • Hà Văn Sơn, Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống Kê, 2006.

  • Hà Văn Sơn, Hoàng Trọng, Bài tập lý thuyết thống kê, NXB Thống Kê, 2005.

  • TS. Chu Văn Tuấn, TS. Phạm Thị Kim Vân, Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo, NXB Tài Chính, 2008.

  • Lý thuyết và bài tập Nguyên lý thống kê, NXB Thống Kê năm 2012, tác giả: Phan Thành Tâm.


13208 QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH
Môn học giới thiệu vài vấn đề thực tế dẫn đến mô hình bài toán kinh tế, Phương án chấp nhận được, Phương án tối ưu, tối ưu hóa sản xuất và tiêu dùng, bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán vận tải và bài tập ứng dụng. Đây là lĩnh vực toán học nghiên cứu các bài toán tối ưu trên hữu hạn biến mà hàm mục tiêu và các ràng buộc đều là hàm số và các phương trình hoặc bất phương trình tuyến tính.

Tài liệu tham khảo:

        1. Trần Đình Ánh, Quy Hoạch Tuyến Tính, Trường Đại Học Lạc Hồng năm 2005.

  1. Nguyễn Thành Cả,Toán Kinh Tế - Phần QHTT, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM năm 2004

  2. Đặng Huấn, Quy Hoạch Tuyến Tính, trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM năm 1995.

  3. Phan Quốc Khánh - Trần Huệ Nương, Quy Hoạch Tuyến Tính, nhà xuất bản giáo dục năm 2003.

  4. Doãn Châu Long - Lê Huy Hùng, Lý thuyết quy hoạch tuyến tính v lý thuyết đồ thị hữu hạn, nhà xuất bản Giáo dục năm 1971.

  5. Bùi Phúc Trung, giáo trình Quy Hoạch Tuyến Tính, nhà xuất bản Lao động - X hội năm 2003

  6. Trần Túc, bài tập Quy Hoạch Tuyến Tính, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật năm 2001.

  7. Kolman. B and R. E. Beck: Elementary linear programming with applications, Academic Press, New York, 1980.

  8. W.J. Boumol: Economic theory and Operation Research analysis, Prentice Hall, INC, New Jersey, 1997

  9. H.A, Taha: Operation Research: An Introduction, Macmillan Pub. Co, New York, 1982 (Third edition)

  10. A.C Chiang: Fundamental Methods of Mathematical economics. McGraw - Hill, Singapore, 1984 (Third edition)

  11. Beneke and R. Winterboer: Linear Programming Applications to Agriculture, Iowa State University Press, Iowa, 1973.


13305 KINH TẾ QUỐC TẾ
Giới thiệu những công cụ chính sách khác nhau được các quốc gia sử dụng  để can thiệp vào việc phân phối nguồn lực trong thương mại tự do và phân  tích ảnh hưởng của những công cụ này đến lợi ích đạt được của quốc gia  sử dụng chúng, mô tả một số hình thức can thiệp thương mại quan trọng  nhất và xem xét đến những người hưởng lợi và mất mát khi những biện pháp  bóp méo thương mại được thực hiện. thảo luận một vài tranh luận về việc  bảo hộ mậu dịch trong nhiều thập kỷ qua và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng  đến những nhà hoạch định chính sách.

Môn học này học viên được trang bị sâu hơn về các lý thuyết và chính sách mậu dịch quốc tế, đồng thời mở rộng nó với việc đưa vào các lý thuyết bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi. Sau khi học xong môn học này học viên sẽ biết giải thích các tình huống, các hiện tượng về các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới và các tổ chức kinh tế quốc tế.



Tài liệu tham khảo:

  1. Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB

  2. http://www.box.com/shared/tx6ig1jdww


13309 TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Chức năng tài chính tiền tệ và cấu trúc hệ thống tài chính trong nền kinh tế; hoạt động của thị trường tài chính, các tổ chức tài chính trung gian, hoạt động khu vực tài chính nhà nước: ngân sách và chính sách tài khóa, hoạt động khu vực tài chính doanh nghiệp; vốn, nguồn vốn, quản lý vốn, hoạt động của hệ thống ngân hàng (ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương) nhằm ổn định tiền tệ, cung ứng vốn, dịch vụ thanh toán…cho nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo:

1. PGS.TS. Dương Đăng Chinh. 2006. Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính. Hà nội.

2. GS.TS. Dương Thị Bình Minh,TS.Sử Đình Thành. 2006. Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

3. TS. Nguyễn Hữu Tài. 2002. Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

4. PGS.TS. Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà. 2006. Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.
13311 THUẾ
Thuế là môn học dành cho sinh viên khối ngành kinh tế tài chính ngân hàng và kế toán – kiểm toán với những vấn đề lý luận cơ bản về thuế và pháp luật thuế Việt Nam. Những vấn đề môn học đề cập đến bao gồm : Tổng quan về thuế, khái niệm, đặc điểm, đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, phương pháp tính thuế, đăng ký, kê khai, nộp, miễn, giảm, hoàn, truy thu và thủ tục nộp của các sắc thuế Việt Nam hiện hành bao gồm: Thuế xuất- nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các khoản phí và lệ phí.

Tài liệu tham khảo:

[1]. PGS.TS. Phan Thị Cúc (Chủ biên), Giáo trình thuế, NXB Tài Chính – 2009

[2]. Bộ Tài Chính, Thuế , NXB Tài Chính – 2008

[3]. Website: www.gdt.gov.vn


14101 AN TOÀN ĐIỆN
Các khái niệm cơ bản về kỹ thuật an toàn khi tiếp xúc vào điện áp :

Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người, phân tích an toàn khi người bị chạm điện trực tiếp và gián tiếp, khái niệm về điện áp tiếp xúc và điện áp bước.

Phân tích và tính toán các sơ đồ nối đất (theo tiêu chuẩn Việt Nam IEC) bảo vệ an toàn cho người chống chạm điện gián tiếp, các hình thức bảo vệ chống chạm điện trực tiếp.

Phân tích an toàn và các biện pháp bảo vệ khi làm việc trong môi trường chịu ảnh hưởng tần số cao, của tĩnh điện.



Tài liệu tham khảo:

  • An toàn điện, Phan Thị Thu Vân, Khoa Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa TPHCM, 2003.

  • Electrical installation Guide, Groupe Schneider – 1996.

  • High Voltage Engineering.


14102 BẢO VỆ RƠLE VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
Nghiên cứu vấn đề về bảo vệ Rơle và tự động hoá, các kỹ thuật và loại rơle bảo vệ, các phương thức bảo vệ thiết bị điện trong hệ thống, nguyên lý hoạt động của các hệ thống tự động trong hệ thống điện và trong mạng điện công nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Trần Đình Long, Bảo vệ Rơle trong hệ thống điện, ĐHBK Hà nội, 1990.

  • Nguyễn Hoàng Việt, Bảo vệ Rơle và tự động hoá trong hệ thống điện, ĐHBK, 2001.

  • Nguyễn Hoàng Việt, Các bài toán tính toán ngắn mạch và bảo vệ Rơle, ĐHBK, 2000.

  • P.M. Anderson, Power system protection, Mc Graw- Hill, 1999.


14103 CÔNG NGHỆ CAD/CAM/CNC
Môn học cung cấp các kiến thức và phương pháp luận về CAD/CAM, mô hình hoá hình học, đồ hoạ máy tính, thiết kế nhờ máy tính và các ứng dụng, công nghệ, lập trình và máy công cụ CNC, hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) và hệ thống sản xuất tích hợp nhiều máy tính (CIM).

Tài liệu tham khảo:

  • Groover Mikell P, Zimmer Emory W.,Jr.CAD/CAM.Computer- Aidet Design and Manufacturing - prentice Hall international, 1998.

  • Rao P.N, CAD/CAM Principles and Applications - Mc.Graw Hill 2002.

  • Đoàn Thị Minh Trinh, công nghệ CAD/CAM - Nhà Xuất bản KH-KT, 1998.


14104 CÔNG NGHỆ THUỶ LỰC VÀ KHÍ NÉN
Môn truyền động thuỷ lực và khí nén là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động và các phương pháp tính toán các hệ thống truyền động và hệ thống điều khiển bằng thuỷ lực - khí nén.

Tài liệu tham khảo:

  • Trung tâm IUT: Giáo trình khí nén. IUT,1996.

  • Frank Yeaple: Fluid power design handbook Marcel Dekken, 1996.

  • Festo Didactic: Hydraulics and Electro Hydraulics, 1994.


14106 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
Môn học nhằm giúp cho học viên có được các kiến thức và khả năng sau: Nhận biết cấu tạo, hoạt động, phương thức và kỹ thuật thực hiện để đo lường, điều khiển các thiết bị và quá trình cụ thể. Biết cách phân tích và đánh giá chất lượng hoạt động của các thiết bị tự động. Hiểu và biết cách lựa chọn, áp dụng các phương pháp điều khiển thích hợp khi thiết kế các thiết bị hoặc quá trình yêu cầu.

  • Lý thuyết điều khiển tự động, Tập 1, Trần Hoài An, NXB GTVT 2005.

  • Lý thuyêt điều khiển tự động, Huỳnh Thái Hoàng - Nguyễn Thị Phương Hà.

  • Robert H Bishop - Modern Control Systems Analysis And Design Using Matlab.

  • Automatic Control Systems 8Ed - Kuo And Golnaraghi

  • Ngô Diên Tập, Đo lường và điều khiển bằng máy tính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000. 

  • Robert N. Bateson, Introduction to Control System Technology – McMillan – 1993.


14107 MÁY CNC
Mục tiêu của học phần là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điều khiển theo một chương trình đã định sẵn bằng số (NC) sang dạng điều khiển bằng máy tính (CNC). Học phần đề cập đến nguyên lý làm việc các thành phần cơ bản của hệ thống điều khiển theo chương trình số và ứng dụng của nó trong việc điều khiển các chuyển động của máy công cụ. Để nâng cao khả năng ứng dụng và thực hành, học phần chú trọng đến các phương pháp lập trình trên một chi tiết gia công trên máy NC hoặc CNC cụ thể. Học phần cũng giới thiệu các hệ thống điều khiển tiên tiếntrên cơ sở phát triển kỹ thuật điều khiển NC/CNC với các máy DNC, ANC,FMS, CIM,…

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Ngọc Cẩn, Máy điều khiển theo chương trình số, NXB Đại Học Quốc Gia, TP.HCM-2002.

  • Tạ Duy Liêm, Máy công cụ CNC, NXB Khoa học và kỹ thuật- Hà Nội-1999.

  • Hans B. Kief, Computer Numerical Control, International Ed – 1992.


14108 KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG CẢM BIẾN
Giới thiệu cho sinh viên các đặc tính chung của các bộ cảm biến, phân loại và vai trò của các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển. Đưa ra các dạng mạch điện ứng dụng và các cảm biến thường gặp, từ đó sinh viên dễ dàng thích ứng với thực tế.

  • Tài liệu cảm biến và đo lường công nghiệp.

  • Nguyễn Đức Thành, Đo lường và điều khiển bằng máy tính, ĐHQG Tp. HCM, 2005.

  • Lê Văn Doanh, Các bộ cảm biến trong lỹ thuật đo lường và điều khiển, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006.

  • Nguyễn Văn Hoà, Đo lường điện và cảm biến đo lường, NXB Giáo dục, 2006.


14109 ROBOT CÔNG NGHIỆP

Sinh viên nắm các thông tin cơ bản nhất về tay máy công nghiệp, các vấn đề về động học, động lực học và điều khiển và lập trình tay máy công nghiệp. Ứng dụng tay máy trong công nghiệp và trong hệ thống tự động.



Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Tiến Dũng, Tay máy công nghiệp, ĐHSPKT, 2000.

- Kolo Mikov._Sophia, Robotika, 1986.

- Nguyễn Thiện Phúc, Người máy công nghiệp, ĐHBK Hà Nội, 1995.

- Applied Robotic Analysis.

- Introduction to robot.


14110 TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về truyền động điện: đặc tính cơ, các phương pháp điều chỉnh tốc độ và chọn công suất động cơ .

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình truyền động điện.

  • Lê Văn Doanh, Điều khiển máy điện,NXB KH & KT, 1999.

  • Nguyễn Dư Xứng, Cơ sở truyền động điện, Tập 1, 2 ĐHSPKT.

  • Cyrin, w.Lander, Điện tử công suất ứng dụng trong điều khiển động cơ

  • M.Chillikin, Electric Driver.


14111 KỸ THUẬT LẬP TRÌNH PLC
Môn học trang bị cho học viên các khái niệm cơ bản về tổng quan hệ thống điều khiển, các ví dụ điều khiển dùng PLC, các lệnh và chức năng căn bản, phương pháp lập trình PLC, ứng dụng PLC trong điều khiển công nghiệp.

  • S7-200 Programmable Controller System Manual(Siemens).

  • Bộ điều khiển khả lập trình PLC (Lê Hoài Quốc- Chung Tấn Lâm).

  • Tài liệu huấn luyện PLC SIMATIC S7-200 (Công ty cổ phần thương mại công nghệ Khai trí).

  • Tự động hoá với SIMATIC S7-200 (Trung tâm hợp tác đào tạo Đại học Bách Khoa Hà Nội – Siemens).

  • Tự động hoá lập trình với PLC S7-200 (Phân viện nghiên cứu Điện tử – Tin học – Tự động hoá TP.HCM).

  • Hệ thống điều khiển bằng khí nén.


14112 KỸ THUẬT LẬP TRÌNH PLC NÂNG CAO
Giới thiệu về cấu tạo và khả năng ứng dụng của bộ điều khiển lập trình (PLC – Programmable Logic Controller ) vào việc điều khiển các thiết bị công nghiệp, đặt biệt là điều khiển quá trình sản suất công nghiệp. Môn học cung cấp cho người học các chức năng của PLC liên hệ với chức năng của một máy tính công nghiệp và cách thức vận hành, phương pháp lập trình trên PLC. Giới thiệu khả năng nối mạng trong truyền thông đa nhiệm, giúp tạo các giải pháp cho vấn đề điều khiển, từ điều khiển giám sát từng thiết bị đơn lẻ đến điều khiển phối hợp cả một hệ thống hoặc một quá trình sản xuất tự động phức tạp.

  • Lê Hoài Quốc – Chung Tấn Lâm, Bộ điều khiển lập trình: vận hành và ứng dụng, NXB KHKT 1999.

  • Ian G.Warnock, Programmable controllers, Prentice Hall,1988.

  • PLC simatic S-5, Siemens Training center, Singapore 1995.

  • PLC Melsec, Mitsubishi Electric,Training center, osaka, 1996.


14113 THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN
Trình bày các kiến thức cơ bản và các bước thiết kế hệ thống điện, mạng điện phân phối, mạng cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, tác dụng của tụ bù dọc và tụ bù ngang, các kiến thức về tính toán kinh tế hệ thống điện.

Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình “Hệ thống điện” dành cho hệ Đại Học, Khối Ngành Công Nghệ.

- Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Bội Khuê, Cung cấp điện TP. HCM: Khoa Học Kỹ Thuật, 1998._ 783 tr.; 19cm.

- Lã Văn Út, Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2000.

- Phan Thị Thanh Bình và các tác giả khác, Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC.

- Phan Thị Thanh Bình, Hà Nội: Khoa Học Kỹ Thuật, 2001._410 tr.; 20cm.

- Nguyễn Hoàng Việt, Hồ Văn Hiến, Phạm Thị Thanh Bình, Thiết kế hệ thống điện, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2000.

- Lê Văn Doanh, Cẩm nang thiết bị đóng cắt ABB.

- Lê Văn Doanh, Hà Nội: Khoa Học Kỹ Thuật, 1998._ 864 tr.; 14,5cm.

- Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm, Thiết kế cấp điện, Hà Nội: : NXB KHKT , 2001_330tr, 16x24 cm.

- Người dịch: Phạm Văn Niên, Thiết kế điện, dự toán và tính giá thành, 1996_380tr, 16x24cm.

- Turan Gonen, Electric Power Distribution System Engineering, Mc.Graw Hill, 1986.

- W. Stevenson, Element of Power System Analysis, Lahabana, Revolutionaria, 1989.
14114 CƠ ỨNG DỤNG
Phần 1: Tĩnh học vật rắn cứng tuyệt đối: Các khái niệm cơ bản. Hệ tiên đề tĩnh học. Liên kết và các phản lực liên kết. Thu gọn hệ lực. Điều kiện cân bằng của hệ lực.

Phần 2: Cơ học vật rắn biến dạng đàn hồi: Khái niệm cơ bản về cơ học về vật rắn biến dạng đàn hồi: Nhiệm vụ môn học; mô hình nghiên cứu; lực và biểu đồ nội lực. Ứng suất và biến dạng. Ứng suất: trạng thái ứng suất; trạng thái ứng suất phẳng, biến dạng. Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng. Các thuyết bền. Tính bền các bài toán thuộc dạng thanh: Đặc trưng hình học của một số hình phẳng; công thức tính ứng suất; tính bền.



Phần 3: Các bộ truyền động; ứng dụng các kiến thức cơ học vật rắn tuyệt đối và biến dạng để hướng dẫn SV phân tích được nguyên lý hoạt động, cấu tạo và đặc điểm kỹ thuật các chi tiết máy cơ bản của các bộ truyền cơ khí thông dụng của máy: Bộ truyền đai, bộ truyền xích, bộ truyền bánh răng. Trục - ô lăn, ổ đỡ... nhằm tạo kiến thức cơ bản và cần thiết để tính toán thiết kế máy.

Tài liệu tham khảo:

  • Đỗ Sanh, Cơ học tập 1, NXB GD, 2005.

  • Đỗ Sanh, Bài tập cơ học tập 1, NXB GD, 2005

  • Trương Tích Thiện, Vũ Duy Cường, Giáo trình cơ kỹ thuật. Đại học KT TP. HCM.


14201 KỸ THUẬT SỐ
Cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống, có kiến thức cơ bản để phân tích và thiết kế những mạch điều khiển ứng dụng cụ thể vào thực tế. Kỹ năng sau khi học xong môn học này học viên có được năng lực tư duy trí tuệ, khả năng nghiên cứu, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn vào công việc thực tế trong sản xuất.

  • Nguyễn Hữu Phương (Chủ biên, 2002), Mạch số, NXB thống kê.

  • Mạch số, NXB thống kê, 3 tập.

  • Handbook of Digital IC Applications – D.L. Heiseman, Prentice Hall 1980.

  • Digital Systems: Principles and Applications. Tocci, Prentice Hall 1998.

  • Digitall Design Fundamentals - K.J. Breeding, Prentice Hall 1990.


14202 THIẾT KẾ MẠCH IN
Môn Vẽ Điện trang bị cho sinh viên kiến thức về việc thiết kế mạch nguyên lý và thiết kế mạch in trên chương trình Orcad.

  • Giáo trình Orcad, Khoa Điện - Điện Tử Trường Đại Học Lạc Hồng.


14203 VI ĐIỀU KHIỂN
Môn Vi điều khiển trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu trúc của bộ vi điều khiển và phương thức lập trình cho các bộ vi điều khiển. Giúp sinh viên nắm được cấu trúc hoạt động và lập trình điều khiển các chip trong họ vi điều khiển 8051.

  • Họ vi điều khiển 8051, Tống Văn On - Hoàng Đức Hải, NXB Lao Động Xã Hội 2005.

  • Cấu trúc và lập trình họ vi điều khiển 8051, Nguyễn Tăng Cường - Phan Quốc Thắng, NXB Khoa học & Kỹ thuật 2003.


14204 ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản của điện tử công suất liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật điện bao gồm các linh kiện bán dẫn, các bộ biến đổi công suất như bộ chỉnh lưu, bộ nghịch lưu, bộ biến đổi điện áp một chiều, bộ biến đổi điện áp xoay chiều và một số ứng dụng trong công nghiệp và hệ thống điện.

  • Nguyễn Bính, Điện tử công suất 2002.

  • Nguyễn Văn Nhờ, Điện tử công suất 1, NXB ĐHQG TP.HCM (dự kiến 2002).

  • Danial W. Hart, Introduction to power electronics Prentice Hall, 1997.

  • Ned Mohan, Tore Underland, Power Electronics: Converter, Applications and Design John Wiley and Sons, 1989.


14301 CƠ LƯU CHẤT VÀ CƠ HỌC VẬT LIỆU RỜI
Môn học nhằm cung cấp các kiến thức về các phương pháp vận chuyển lỏng - khí và vật liệu rời. Các phương pháp phân riêng hệ lỏng - rắn, lỏng - lỏng, khí - lỏng, rắn - rắn. Các phương pháp đồng hóa hỗn hợp lỏng - rắn, rắn - rắn, lỏng -lỏng, Các phương pháp gia công vật liệu rời.

Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long, Cơ lưu chất và cơ học vật liệu rời, Đại học Lạc Hồng, 2009.

- Trần Hùng Dũng, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Minh Nam, Vũ Bá Minh - Các quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm, Tập 1,2, NXB ĐHQG TP.HCM

- Nguyễn Văn Lụa, Các quá trình và thiết bị cơ học, Quyển 1: Khuấy - Lắng - Lọc, Trường ĐH KT TPHCM

- Nguyễn Minh Tuyển, Bơm - Quạt - Máy nén, NXB KHKT, 1984.

- Nguyễn Minh Tuyển. Các máy lắng - lọc - ly tâm. NXB KHKT, 1987.

- Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam. Cơ học vật liệu rời. NXB KHKT

- Phạm Văn Bôn, Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam, Các quá trình thiết bị trong công nghiệp hóa chất, Tập 10: Ví dụ và bài tập. Trường ĐH BK TP.HCM.

- Nguyễn Bin, Các quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm, Tập 1: Các quá trình thủy lực Bơm - Quạt - Máy nén.
14302 HÓA HỮU CƠ
Nội dung bao gồm:

Những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết Hóa hữu cơ như: Cấu tạo của các hợp chất hữu cơ, các phương pháp biểu diễn trong hóa học hữu cơ, phân loại các hợp chất hữu cơ, cách gọi tên các hợp chất hữu cơ, các phương pháp thu nhận chất tinh khiết, công thức phân tử các hợp chất hữu cơ, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, liên kết hóa học, lý thuyết và sự chuyển dịch điện tử trong hóa học hữu cơ, một số phương pháp vật lý thường dùng trong hóa hữu cơ, phân loại phản ứng trong hóa hữu cơ.

Mối liên quan giữa cấu tạo và khả năng phản ứng các hợp chất hữu cơ.

Phương pháp điều chế và tính chất các hợp chất hữu cơ quan trọng nhất.



Tài liệu tham khảo:

- Trần Văn Thạnh, Hóa hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2000.

- Trần Quốc Sơn, Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1979

- Thái Doãn Tĩnh, Giáo Trình cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2000

- K. Peter, C. Volhardt ‘Organic chemistry’, Wiley-VCH Freeman, New York and Oxford, 1990

- R. T. Morrison, R. N. Boyd ‘Organic chemistry’, Prentice Hall, New Jersey, 1992


14303 HÓA LÝ 1
Nội dung bao gồm: Các kiến thức cơ bản, hiện đại trên cơ sở cơ học lượng tử về: Cấu trúc electron nguyên tử, liên kết hóa học, cấu trúc electron, cấu trúc hình học phân tử, các mối quan hệ phụ thuộc có tính quy luật các tính chất vật lý, hóa lý, khả năng phản ứng của các chất vào cấu trúc của chúng.

Tài liệu tham khảo:

- Đào Văn Lượng, “Nhiệt Động hoá học”, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, TPHCM, 2000

- Samuel Glasstone, David, Elewis “Elements of physical chemistry”, D. Vanosrand Inc.2nd edition, 1985

- E.V.Kiselepva, “Bài tập Hoá lý” NXBĐH Và THCN, Hà Nội, 1979


14304 HÓA LÝ 2
Nội dung bao gồm: Ba nguyên lý I, II, III của nhiệt động học; nội dung, đối tượng nghiên cứu, phạm vi ứng dụng quy luật chuyển hóa các dạng năng lượng, tính toán các hàm nhiệt động, xác định chiều tự diễn biến và điều kiện cân bằng của các quá trình hóa học, chuyển pha, hấp phụ..., thiết lập mối quan hệ giữa các trạng thái vi mô và vĩ mô...

Tài liệu tham khảo:

- Trần Khắc Chương, Mai Hữu Khiêm, “Giáo Trình Hóa Lý”, Tập 2, NXB ĐHQG. TPHCH, 2001.

- Mai Hữu Khiêm,“Giáo Trình Hóa Keo”, NXB ĐHQG. TPHCM, 2002.

- Mai Hữu Khiêm, Dương Thành Trung, “Giáo Trình Hóa Lý”, Tập 3, NXB ĐHQG, TPHCM, 2001.

- E.V. Kiselepva, “Bài Tập Hóa Lý”, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1979.
14309 CÔNG NGHỆ HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
Môn học gồm 4 phần chính:

- Chương 1: Mở đầu

- Chương 2: Hợp chất alcaloid

- Chương 3: Hợp chất steroid

- Chương 4: Hợp chất terpenoid

Tài liệu tham khảo:

- R. B. Turner, L.I. Conrad - ‘Cholesterol, Technology of cholesterol’ John Wiley & Sons, New York

- M. Hess - ‘Alkaloid chemistry’, John Wiley & Sons, New York

- Đặng Vũ Cường - ‘Bài giảng dược liệu’, Nhà xuất bản Y Học

- Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu - ‘Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc’, Nhà xuất bản Y Học, Chi nhánh TP. HCM, 1985

- Ngô Văn Thu - ‘Hóa học saponin’, Trường Đại Học Y Dược TP. HCM, 1990.


14310 VẼ KỸ THUẬT­ - AUTOCAD
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, những quy tắc chung trong bản vẽ kỹ thuật, kiến thức về phần mềm Autocad. Từ đó sinh viên có thể trình bày một bản vẽ kỹ thuật bằng tay hay có thể sử dụng phần mềm Autocad.

Tài liệu tham khảo:

- Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn, Vẽ Kỹ Thuật – Tập 1-2.

- Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn, Bài tập Vẽ Kỹ Thuật – Tập 1-2.

- Nguyễn Hữu Lộc, Sử dụng Autocad 2D.

- Nguyễn Đức Giải, Võ Dũng, Tự học Autocad.

- Trịnh Anh Toàn, Dũng Tâm, Tham khảo toàn diện Autocad.

- Nguyễn Minh Đức, Những vấn đề căn bản Autocad.

- Phạm Thái Thạch, Nguyễn Khánh Hùng, Học nhanh Autocad.
14401 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ
Môn học trình bày cơ sở lý thuyết, phương pháp tính toán cơ khí xác định độ bền các chi tiết thiết bị dùng trong lĩnh vực môi trường


  • Bộ môn: Máy và thiết bị - Quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa học, Tập 1 với quyển 1 và quyển 2.

  • Hồ Lê Viên - Thiết kế & tính toán các chi tiết thiết bị hóa chất, Tập I & II NXB Khoa Học Kỹ Thuật – 1978


14402 ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ VẬT LIỆU
Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực tiễn của quá trình ăn mòn và bảo vệ kim loại trong môi trường nước và khí quyển, đi sâu vào vai trò của phản ứng điện hóa trong các quá trình ăn mòn. Chương trình dành một thời lượng khá lớn phân tích ảnh hưởng tương hỗ của những vấn đề ô nhiễm toàn cầu và ăn mòn vật liệu. Học phần đặc biệt chú trọng phần áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào nghiên cứu ăn mòn và bảo vệ kim loại.

  • W.A.Schultze & Phan Lương Cầm. Ăn mòn và bảo vệ kim loại, Hà nội, 1985,

  • K. Trenethway, J. Chamberlain, Corrosion – for Science and Engineering, Longman Publ., London.

  • Ăn mòn và Bảo vệ kim loại – Nxb KHKT 2005.

  • W.A.Schultze & Phan Lương Cầm. Ăn mòn và bảo vệ kim loại, Hà nội, 1985,

  • K. Trenethway, J. Chamberlain, Corrosion – for Science and Engineering, Longman Publ, London.

  • C. Leygraf, T. Graedel, Atmospheric Corrosion, John-Wiley Interscience, New York, 2000.


14403 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ
Thực hiện đồ án môn học quá trình thiết bị, sinh viên ngành kỹ thuật môi trường làm quen với công việc tính tốn thiết kế một thiết bị cụ thể trong hệ thống xử lý chất thải: khí thải, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, sinh viên được rèn luyện khả năng ứng dụng các kiến thức được học từ các môn học khác trong một công trình cụ thể. Trong đồ án môn học, sinh viên cần tính toán công nghệ và thiết kế thiết bị chính, tính toán các thiết bị phụ; ước tính giá thành của công trình.

  • Theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.


99999 TỐT NGHIỆP
Sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp 5 tháng tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn Đồng Nai và các tỉnh lân cận nhằm ứng dụng các kiến thức được trang bị trên giảng đường để giải quyết các vấn đề thức tế tại doanh nghiệp. Sinh viên được trang bị khảnăng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm với đối tác trong và ngoài nước. Sau quá trình thực tập, sinh viên phải viết báo cáo và tham gia thi tốt nghiệp, môn cơ sở ngành, môn chuyên ngành và môn chính trị tổng hợp.

Riêng những sinh viên có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 trở lên sẽ tham gia thực tập tốt nghiệp 4 tháng tại doanh nghiệp đồng thời hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo tại hội đồng khoa học cấp Khoa hoặc cấp Trường…


1001 NGÔN NGỮ C/C++
Môn học bao gồm những nội dung cơ bản về ngôn ngữ lập trình C như kiểu dữ liệu, biến, hằng; khái niệm về nhập xuất dữ liệu; các cấu trúc điều khiển trong chương trình; chương trình con, hàm; kiểu dữ liệu con trỏ; các kiểu dữ liệu dạng cấu trúc; khái niệm chuỗi ký tự trong C.
Môn học sẽ chú trọng đến các kỹ thuật lập trình mạch lạc, trong sáng, hiệu quả của ngôn ngữ C để giải quyết một số bài toán trong khoa học tự nhiên, kỹ thuật .

  • Phạm Văn Ất, Kỹ thuật lập trình C – Cơ sở và nâng cao, Nxb. Giáo dục, 2002

  • Quách Tuấn Ngọc, Ngôn ngữ lập trình C, Nxb Thống kê, 2003

  • Mark Allen Weiss, Efficient C programming: A practical approach, Prentice Hall, New Jersey 1995.


1010 LẬP TRÌNH WEB
Giới thiệu về web động, ngôn ngữ kịch bản JavaScript, công nghệ .NET, ASP.NET cơ bản, ADO.NET, Web Services .

  • Lập trình Web, Giáo trình Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • John Paul Mueller. Mastering Web Development with Microsoft Visual Studio 2005. Wiley Publishing, Inc., Indianapolis, 2005

  • Lê Minh Hoàng, Thiết kế web động với JavaScript, Nxb Lao Động-Xã Hội, 2007

  • Zak Ruvalcaba. Build Your Own ASP.NET Website Using C# & VB.NET, Pub. SitePoint, 2004

  • Việt Văn book, Tự Học Asp.net 2.0 từng bước một, Nxb Thống kê, 2007

  • Đỗ Lâm Thiên, Giáo trình Lập trình ứng dụng web với ASP.NET, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2007


1012 MẠNG MÁY TÍNH
Trang bị những kiến thức cơ sở về mạng, mô hình OSI, các loại đường truyền mạng LAN, các thiết bị mạng LAN, giao thức TCP/IP. Học theo chương trình CCNA, học kỳ 1.

  • Nguyễn Hoàng Liêm, Mạng máy tính, Giáo trình Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • Giáo trình mạng CCNA V4.0 semester 1


1016 HỆ QUẢN TRỊ SQL SERVER
Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản trị một hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm việc quản trị người dùng, quản trị cơ sở dữ liệu, cơ chế hoạt động của môi trường sử dụng cơ sở dữ liệu kiểu client/server, các kiến thức về lập trình Transac-SQL .

  • Phạm Hữu Khang, SQL Server 2005 T-SQL, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2007

  • Phạm Hữu Khang, SQL Server 2005 Thủ tục và Hàm, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2007


1023 LẬP TRÌNH CƠ BẢN VỚI JAVA
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lập trình hướng đối tượng (object, class, inheritance, overload, encapsulation,…). Đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng lập trình với ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java.

  • Core Java™ 2 Volume I - Fundamentals, Seventh Edition By: Cay S. Horstmann, Gary Cornell. Publisher: Prentice Hall TR ISBN: 0-13-148202-5

  • Thinking in Java 3rd Edition http://www.BruceEckel.com

  • The Java Programming Language. Author: K. Arnold, J. Gosling. Published: Addison-Wesley, 1996, ISBN 0-201-63455-4


1024 DỊCH VỤ MẠNG MICROSOFT MCSA
Chương trình đào tạo theo hệ thống chứng chỉ MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator).

    • Trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về môi trường mạng. Xây dựng và quản trị hệ thống mạng trên môi trường Windows của Microsoft.

    • Triển khai các dịch vụ cơ bản và cần thiết trong môi trường thực tế: Routing; NAT; DNS;DHCP, WEB; FTP;…


1025 DỊCH VỤ MẠNG MICROSOFT MCSE
Chương trình đào tạo theo hệ thống chứng chỉ MCSE (Microsoft Certified Systems Engineer) của Microsoft, giúp sinh viên hoạch định, thiết kế, triển khai cơ sở hạ tầng tin học trên nền windows
1026 LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG


  • Môn học bao gồm các nội dung chính như sau:

    • Sự khác biệt giữa lập trình hướng đối tượng và lập trình thủ tục, một số khái niệm liên quan đến lập trình hướng đối tượng như sự đóng gói, thừa kế, đa hình, nạp chồng (over loading).

    • Một số vấn đề về ngôn ngữ C++ cần bổ sung để viết chương trình theo hướng đối tượng
      Cách thức tạo ra kiểu dữ liệu, cách thức xây dựng lớp thể hiện sự đóng gói, sự thừa kế.

    • Hoàn thiện kiểu dữ liệu bằng cách hiện thực phép toán. Cách thức thiết kế chương trình theo hướng đối tượng và hiện thực chương trình bằng ngôn ngữ C++

    • Thể hiện tính đa hình của đối tượng qua các lớp và chương trình.

  • Trần Văn Lăng, Lập trình hướng đối tượng sử dụng C++, Nxb. Thống kê, xuất bản lần thứ 4 năm 2004, 464tr

  • John Hubbard, Programming with C++, McGraw-Hill, 1996.


1027  LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG CSDL VỚI JAVA
Môn ngày cung cấp những kiến thức giúp sinh viên có thể làm quen với một số hệ quản trị CSDL, các phương thúc kết nối CSDL, thiết kế giao diện cập nhật, thêm, sửa, xóa dữ liệu, thiết kế các giao diện báo cáo, thống kê dữ liệu, xuất báo cáo ra Report.
1030 THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG
Trang bị những kiến thức cơ sở các loại đường truyền mạng LAN, các thiết bị mạng LAN, cách chọn thiết bị mạng LAN, đường truyền mạng LAN, các bước thiết kế và thi công hệ thống mạng LAN, kết nối thiết bị mạng LAN, thiết kế IP cho mạng và kiểm thử mạng LAN. Học theo chương trình CCNA, học kỳ 1

  • Giáo trình mạng CCNA V4.0 semester 1


1033  NGÔN NGỮ MÔ HÌNH HÓA THỐNG NHẤT
Trình bày cách xây dựng các mô hình trong UML phù hợp mô tả các hệ thống thông tin cả về cấu trúc cũng như hoạt động. Cách tiếp cận theo mô hình của UML giúp ích rất nhiều cho những người thiết kế và thực hiện hệ thống thông tin cũng như những người sử dụng nó; tạo nên một cái nhìn bao quát và đầy đủ về hệ thống thông tin dự định xây dựng. 

  • Các mô hình hướng đối tượng được lập cũng là cơ sở cho việc ứng dụng các chương trình tự động sinh mã trong các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, chẳng hạn như ngôn ngữ C++, Java, ... 


1034 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Cung cấp kiến thức tổng quan về hệ thống thông tin, về phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai một hệ thống thông tin. Kiến thức về phư­ơng pháp phân tích một hệ thống thông tin, đặc biệt là phương pháp hướng cấu trúc, giúp sinh viên có thể áp dụng để giải quyết các bài toán trong thực tế; Phân tích, thiết kế, cài đặt hệ thống thông tin quản lý

  • Nguyễn Văn Vy, Phân tích thiết kế HTTT, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2004

  • Analysis and Design of Information Systems James A. Senn. Mc Graw Hill, New York 1989.


1035 CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ THUẬT GIẢI
Học phần trình bày những kiến thức cơ bản và nâng cao về các cấu trúc dữ liệu bao gồm các cấu trúc cơ bản như: mảng, chuỗi, cấu trúc, con trỏ, tập tin…Ngoài ra học phần này cũng đề cập đến các cấu trúc dữ liệu phục vụ cho tìm kiếm và sắp xếp như danh sách liên kết, ngăn xếp, hàng đợi, bảng băm, cấu trúc cây và một số cấu trúc dùng biểu diễn đồ thị

  • Trần Hạnh Nhi và Dương Anh Đức, Giáo Trình Cấu Trúc Dữ Liệu, ĐH Công Nghệ Thông Tin TP. HCM, 2003

  • Lê Minh Hoàng, Giải thuật & Lập trình, ĐH SPHN, 2004


1036 CẤU TRÚC MÁY TÍNH
Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về máy tính, các thế hệ máy tính, kiến trúc máy tính IBM PC và các thiết bị cấu thành hệ thống máy tính. Giúp sinh viên nhận dạng các thiết bị và hiểu được nguyên lý họat động của một số hệ thống trong máy tính .

  • Nguyễn Hoàng Liêm, Cấu trúc máy tính, Giáo trình Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Lạc Hồng


1042 LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG CSDL VỚI C#
Môn ngày cung cấp những kiến thức giúp sinh viên có thể làm quen với một số hệ quản trị CSDL, các phương thúc kết nối CSDL, thiết kế giao diện cập nhật, thêm, sửa, xóa dữ liệu, thiết kế các giao diện báo cáo, thống kê dữ liệu, xuất báo cáo ra Report

  • Ngoài ra môn này cũng hướng dẫn sinh viên xây dựng chương trình ứng dụng quản lý dựa trên mô hình 3 lớp. Các công nghệ mới trong .NET Framework như LINQ, SilverLight…

  • C# 2005, tập 4, lập trình cơ sở dữ liệu, Phạm Hữu Khang.

  • EXAM 70-505 - Forms_ Application_ Development_ Training_ Kit



1043 LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG GIAO TIẾP VỚI C#
Môn học bao gồm những nội dung cơ bản về ngôn ngữ lập trình C# như kiểu dữ liệu, biến, hằng; khái niệm về nhập xuất dữ liệu; các cấu trúc điều khiển trong chương trình; lập trình hướng đối tượng trong ngôn ngữ c#, tập hợp, interface, khái niệm về chuỗi ký tự trong C#.

  • Môn học sẽ chú trọng đến kỹ thuật lập trình hướng đối tượng hướng sinh viên biết thiết kế một chương trình theo hướng đối tượng để giải quyết các bài toán trong khoa học tự nhiện tự nhiên hay chương tình quản lý.

  • C# 2008, Tập 2 lập trình window s Forms, Phạm Hữu Khang.

  • EXAM 70-505Forms_ Application_ Development_ Training_ Kit.


1044 NGÔN NGỮ C/C++ NÂNG CAO
Môn học nâng cao kỹ năng lập trình trên các kiểu dữ liệu con trỏ; các kiểu dữ liệu dạng cấu trúc; khái niệm chuỗi ký tự trong C

  • Phạm Văn Ất, kỹ thuật lập trình C Cơ sở và nâng cao, Nxb. Giáo dục, 2002

  • Quách Tuấn Ngọc, Ngôn ngữ lập trình C, Nxb Thống kê, 2003


1045 THIẾT KẾ WEB


  • Nắm bắt các khái niệm về Internet, web

  • Nắm được quy trình xây dựng một website

  • Áp dụng ngôn ngữ HTML, CSS để thiết kế giao diện Website

  • Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của lập trình Web :

    • Các ngôn ngữ và công cụ trong lập trình web

    • Tổ chức, quản lý một dự án website sử dụng Visual studio

    • Các kiểu dữ liệu cơ bản

    • Xây dựng một số chức năng cơ bản để làm quen với lập trình web sử dụng Visual Studio

  • Microsoft .Net Framework – Application  Development Foundation (MCTS Exam 70-536) – Tony Northup.

  • Lê Minh Hoàng, Tự học thiết kế web, NXB “Lao Động”, tập I-II, 2007


1046 TOÁN RỜI RẠC
Môn học này cung cấp những kiến thức tối thiểu của toán học rời rạc dùng làm cơ sở cho việc học tập chuyên sâu về khoa học máy tính, kể cả hai lĩnh vực phần cứng và phần mềm. Những vấn đề cơ bản thuộc lý thuyết tập hợp, logic toán, đại số mệnh đề, đại số quan hệ, lý thuyết thuật toán, lý thuyết đồ thị hữu hạn và kỹ thuật số sẽ được đề cập đến. Môn học sẽ giúp sinh viên hình thành được lối tư duy logic, rành mạch, chính xác và có cách nhìn "rời rạc hóa những quá trình liên tục", nhờ vậy, họ sẽ có thể tiếp thu dễ dàng hơn những kiến thức sâu rộng đang phát triển không ngừng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin.

  • KENNETH H. ROSEN, Toán học rời rạc ứng dụng trong tin học, NXB KHKT, 2000.A9:A15


1047 HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
Trang bị kiến thức cơ bản về hệ điều hành Linux, cấu trúc hệ thống tập tin, quản lý user, Cấu hình và triển khai một số dịch vụ mạng. Bảo mật hệ thống Linux

  • McGraw-Hill Linux – The complete reference OReilly Running Linux 5th Edition


1048 CƠ SỞ DỮ LIỆU
Cung cấp một số kiến thức cơ bản về các loại mô hình dữ liệu cơ bản, các khái niệm trong mô hình dữ liệu quan hệ, các dạng chuẩn và các ngôn ngữ khai thác dữ liệu. Sinh viên sẽ được thực tập với một số hệ quản trị CSDL phổ biến như Access, SQL-Server, Oracle

  • Giáo trình Cơ sở dữ liệu của Khoa CNTT trường Đại học Lạc Hồng

  • Fundamentals of Database Systems (Elmasri,Navathe)


1049 LẮP RÁP CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
Trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành lắp ráp các thiết bị cấu thành hệ thống máy tính, kiểm tra xử lý lỗi phần cứng máy tính, cài đặt hệ điều hành và các phần mềm thông dụng

  • Itessential PC CompTiA


1203 KHO DỮ LIỆU VỚI OLAP


  • Tìm hiểu phương pháp luận và lý thuyết cơ sở dữ liệu về việc xây dựng một kho dữ liệu và ứng dụng vào xử lý phân tích trực tuyến. 

  • Cung cấp các kiến thức cơ bản về  các phương pháp tích hợp cơ sở dữ liệu 

  • Các phương pháp khai phá dữ liệu để hỗ trợ cho hệ trợ giúp quyết định. Do đối tượng là sinh viên năm cuối của đại học nên chỉ trình bày những phương pháp khai phá cơ bản.

  • Jiawei Han and Micheline Kamber, “Data Mining: Concepts and Techniques”, Morgan Kanfmann Publishers, Second Edition, giảng viên cung cấp nguồn sách.

  • Joseph Fong,  “Information Systems Reengineering and Integration”, Springer Verlag, 2006, ISBN 978-1-84628-382-6, Second edition, giảng viên cung cấp nguồn sách.


1207 THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ
Giới thiệu thương mại điện tử. C#/ASP.Net & Visual Studio.Net. Phát triển những ứng dụng trên web: lý thuyết và thực tế.

  • Giới thiệu XML, Oracle Portals, Báo mật trong thương mại điện tử, Vấn đề không thể thoái thác (non-repudiation) trong thương mại điện tử, Các cỗ máy tìm kiếm (search engines), Những kỹ thuật trả lời câu hỏi uyển chuyển trong các ứng dụng thương mại điện tử, Phát triển một ứng dụng thương mại từ thức tế.

  • “Managing E-Commerce and Mobile Computing Technologies”, J. Mariga, Idea Group Publish, 2003, ISBN: 1931777462

  • “. Net e-Business Architecture”, 1st Ed., D. Burgett, M. Baute, J. Pickett, E. Brown, and G.A. Sullivan, Sams Publishing, 2002, ISBN 0-672-32219-6

  • “C#. Net web developer’s guide” A. Turtschi, J. Werry, G. Hack , J. Albahari, S. Nandu, W.M Lee, Syngress Solutions, 2002”


1212 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Giúp sinh viên có kinh nghiệm thông qua một dự án thực tế. Sinh viên theo hướng dẫn của giáo viên sẽ tự nghiên cứu bài toán; rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm; làm quen với cách trình bày một bài báo khoa học; làm nền tảng thực hành vận dụng các kiến thức chuyên ngành đã học
1213 QUẢN TRỊ HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
Trang bị cho sinh viên các kiến thức quản trị người dùng, quản trị cơ sở dữ liệu, cơ chế hoạt động của môi trường client/server; các kiến thức về sao lưu, phục hồi dữ liệu, phân bổ tài nguyên; theo dõi và kiểm soát tiến trình thực hiện trong môi trường Microsoft SQL Server

MCTS: SQL Server, Implementation and Maintenance (Exam 70-432)


1214 HỆ QUẢN TRỊ ORACLE
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ thuật căn bản trong việc phân tích, thiết kế, phát triển ứng dụng và quản trị một hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) Oracle . Ngôn ngữ SQL trong Oracle

  • Oracle – Student Guide – Production 1.3, July 1999


1218 HỆ QUẢN TRỊ ORACLE NÂNG CAO
Trang bị cho sinh viên các kiến thức quản trị người dùng, quản trị cơ sở dữ liệu, cơ chế hoạt động của môi trường client/server; các kiến thức về sao lưu, phục hồi dữ liệu, phân bổ tài nguyên; theo dõi và kiểm soát tiến trình thực hiện trong môi trường cơ sở dữ liệu Oracle.

1220  HỆ QUẢN TRỊ DB2
Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản trị cơ sở dữ liệu DB2 bao gồm việc quản trị cơ sở dữ liệu, khám phá các công cụ có sẵn của DB2. Kết nối đối tượng, sao lưu, bảo trì dữ liệu. Truy cập dữ liệu đồng thời.

  • Raul Chong, Ian Hakes, Rav Ahuja, Nhập môn DB2 Express-C, 2008



1221  HỆ QUẢN TRỊ DB2 NÂNG CAO
Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức nâng cao về quản trị cơ sở dữ liệu DB2 bao gồm phát triển ứng dụng; thủ tục; sự kiện, SQL/XML, XQuery

  • Raul Chong, Ian Hakes, Rav Ahuja, Nhập môn DB2 Express-C, 2008.


1301  PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
Giới thiệu cho sinh viên các nguyên lý về kỹ thuật hướng đối tượng để lập mô hình và thiết kế các hệ thống dùng tiếp cận hướng đối tượng.

Sau khi học xong môn học này sinh viên có thể hiểu các cách tiếp cận hướng đối tượng để phát triển phần mềm, dùng UML cho thiết kế, xây dựng các mô hình đối tượngcho các giai đoạn thiết kế phần mềm, hiểu mối liên hệ giữa các ý tưởng thiết kế theo hướng đối tượng với các cấu trúc đã được cài đặt.



  • Timothy C. Lethbridge at al. - Object-Oriented Software Engineering (2nd edition) - Mc Graw Hill - 2002.2.

  • Anton Eliens - Principles of Object-Oriented Software Development (2nd Edition) - Addison-Wesley Longman - 2000.


1302  PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ
Hiểu được thế nào là phần mềm tự do, phần mềm mã nguồn mở, một số License phần mềm mã nguồn mở phổ biến, những lợi ích của việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở, trình bày được mô hình phát triển phần mềm mã nguồn mở, làm quen với các môi trường, tiện ích thường dùng để phát triển phần mềm mã nguồn mở.

  • Karl Fogel. Producing Open Source Software. 2005

  • Andrew M. St. Laurent. Open Source and Free Software Licensing, 2004.


1303  QUẢN LÝ DỰ ÁN CNTT
Giải thích các khái niệm trong quản lý dự án công nghệ thông tin đặc biệt là dự án công nghệ phần mềm. Môn học tập trung vào những việc trong quản lý dự án công nghệ phần mềm như cách lập kế hoạch cho dự án, quan sát quá trình phát triển dự án,.. Đồng thời môn học giúp sinh viên hiểu rõ việc lập kế hoạch cho dự án, vai trò của những người tham gia vào dự án,…

  • A Guide to The Project Management Body of Knowledge, Project Management Institute, USA, 1996.

  • ITEOR: Le Nouveau Standard Méthologique Au Service De La Strantégie Des Entreprises, SEMA GROUP, France, 1999.


1304 PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
Giúp sinh viên có kinh nghiệm vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học thực hiện một dự án thực tế bằng ứng dụng web hoặc windows form. Sinh viên theo hướng dẫn của giáo viên sẽ tự nghiên cứu bài toán; rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm; làm quen với cách trình bày một bài báo khoa học;
1305 CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Mục đích của môn học trang bị cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin những khái niệm cơ bản về phần mềm và cách chế tạo phần mềm; giúp sinh viên tiếp cận có nguyên tắc hơn tới việc phát triển phần mềm thông qua các phương pháp, thủ tục và công cụ của kỹ nghệ phần mềm và cuối cùng là xây dựng phần mềm một cách hiệu quả.

  • Kỹ nghệ phần mềm – Cách tiếp cận của người thực hành, Roger S.Pressman, người dịch Ngô Trung Việt, NXB giáo dục, 1997


1306 KIỂM THỬ PHẦN MỀM
Môn học giúp sinh viên khảo sát thực tiễn sản phẩm hay dịch vụ phần mềm đúng môi trường dự định triển khai. Mục tiêu môn học là đưa ra các phương pháp kiểm thử, các cấp độ kiểm thử, các phương pháp kiểm thử phi chức năng để tìm các khiếm khuyết trong phần mềm nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của phần mềm trong nhiều ngành khác nhau

  • "Exploratory Testing," Cem Kaner, Florida Institute of Technology, Quality Assurance Institute Worldwide Annual Software Testing Conference, Orlando, FL, tháng 11 năm 2006


1307 CÔNG NGHỆ XML VÀ ỨNG DỤNG
Giới thiệu về XML, Web Service, ... và một số giao thức liên quan để từ đó xây dựng ứng dụng quy mô lớn
1308 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
Giới thiệu các phương pháp luận; các kỹ thuật kiểm chứng, gỡ rối phần mềm. Trên cơ sở đó giới thiệu quy trình để kiểm tra chất lượng của một dự án phần mềm.
1401 ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
Môn học Kỹ thuật điện tử trang bị một cách hệ thống các kiến thức quan trọng của ngành Điện Tử, từ những linh kiện điện tử cơ bản như Điện Trở, Tụ điện, Cuộn cảm, Diode, Transistor lưỡng cực (BJT), Transistor hiệu ứng trường (FET), SCR, Diac, Triac, vi mạch …. đến mạch điện tử trong các ứng dụng kỹ thuật như các nguồn ổn áp, Mạch khuếch đại, Mạch số, …..

  • TS. Lê Tiến Thường Mạch Điện Tử. NXB ĐHQG TpHCM.

  • Trương Văn Tám Mạch Điện Tử. NXB ĐH Cần Thơ.

  • Shilling – Charles Belove Electronic circuits. NXB: Mc. Graw Hill,1988.

  • Boylestad Nashelsky Electronic devices and circuits theory. NXB: Printice Hall, Interational 1988.

  • Circuits and SystemsJ. MillmanMicro Electronic, Digital and Analog. NXB: Mc.Graw Hill Bokk Company, 1979.

  • Allen Mottershead Opperational Amplifiers and Liner intergrated circuits -. NXB: Printice Hall, 1988.


1402 HỆ THỐNG NHÚNG
Cung cấp cho sinh viên phương pháp luận thiết kế dựa trên cơ sở sử dụng các hệ thống nhúng: qui trình thiết kế, phân tích và thiết kế chương trình, quá trình và hệ điều hành, thiết kế hệ thống. Hệ nhúng T-Engine và hệ điều hành thời gian thực mã nguồn mở T-Kernel, phát triển các ứng dụng trên nền (platform) T-Engine.

  • “Computer as Components: Principles of Embedded Computing System Design ”, Wayne Wolf, 1st Edition, MORGAN KAUFMANN PUBLISHERS, INC. 2000

  • “Embedded Microprocessor Systems: Real World Design”, Stuart R. Ball, 1st Edition, NEWNES, 2000

  • “T-Engine/SH7760 Development Kit Manual”, Personal Media Corporation

  • “T-Engine/SH7760 Development Kit – GNU Development Environment Manual”, Personal Media Corporation

  • “T-Monitor/T-Kernel Implementation Specification for SH7760”, Personal Media Corporation “T-Monitor Specification”, T-Engine Forum


1403 HỆ THỐNG SỐ
Nội dung bao gồm: Các hệ thống số, đại số Boole, Các cổng logic, mạch luận lý tổ hợp, thiết kế khối các mạch tổ hợp, phần tử nhớ, mạch luận lý tuần tự, luận lý chuyển đổi thanh ghi, thiết kế hệ thống số; các mạch logic lập trình được, thiết kế máy trạng thái, hazard. Môn học này làm cơ sở để sinh viên học tiếp thiết kế hệ thống số, vi xử lý và vi điều khiển. Giúp cho sinh viên có khả năng tổng hợp (thiết kế), phân tích (sửa chữa) một hệ thống số đơn giản. Đánh giá và dự báo, chẩn đoán hỏng hóc của hệ thống số. Định lượng và đánh giá độ tin cậy của máy tính hay của hệ thống số.

  • Trần Văn Minh, Giáo trình Kỹ thuật số, NXB Bưu điện, 2002;

  • Hồ Trung Mỹ–“ Kỹ Thuật Số”, Nxb ĐHQG TpHCM.

  • Tocci – “Digital Systems”, Prentice Hall 1985

  • Charles H. Roth – “Fundamentals of logic design”, 1992


1404 HỢP NGỮ
Giới thiệu cấu trúc lệnh và các tập lệnh cơ bản của hợp ngữ: nhập, xuất, truy xuất file và ngắt điều khiển

  • Nguyễn Hoàng Liêm, Giáo trình hợp ngữ, 2009

  • Tống Văn On, Giáo trình cấu trúc máy tính, Nxb Giáo dục, 2000


1405 LẬP TRÌNH JAVA NÂNG CAO
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức nâng cao về lập trình hướng đối tượng (Thread, Network programming, JDBC,RMI,JSP …). Đồng thời nâng cao cho sinh viên kiến thức và kỹ năng lập trình với ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java.

  • Thinking in Java 3rd Edition http://www.BruceEckel.com

  • Java an Object-Oriented Language. Author: Michael Smith. Published: McGraw Hill

  • Căn bản JSP; Phạm Hữu Khang


1406 PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM NHÚNG
Giúp sinh viên có kinh nghiệm vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học thực hiện một dự án thực tế. Sinh viên theo hướng dẫn của giáo viên sẽ tự nghiên cứu bài toán; rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm; làm quen với cách trình bày một bài báo khoa học;
1407 THIẾT KẾ VI MẠCH VỚI VERILOG
Giới thiệu môi trường thiết kế phần cứng, phương pháp luận và các quá trình của thiết kế phần cứng; ngôn ngữ mô tảphần cứng VHDL, Verilog và các mối quan hệ qua lại giữa chúng; Công nghệ FPGA, phương pháp thiết kế CPU.

  • D.R. Smith and P.D. Franzon, “Verilog Styles for Synthesis of Digital Systems”, Pearson Education, 2000.

  • S. Sutherland, S. Davidman, P. Flake, “System Verilog for Design”, (Kluwer), 2004

  • “Verilog Digital System Design”, Zainalabedin Navabi, 1999, McGraw Hill

  • “Verilog HDL Synthesis: A Practical Primer”, James Bhasker, 1998, Star Galaxy Publishing


1408 VI XỬ LÝ – VI ĐIỀU KHIỂN
Tiếp thu kiến thức về kiến trúc của những vi xử lý thông dụng nhất và của những máy vi tính chíp đơn của những nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới. Hiểu rõ được những nguyên tắc thiết kế máy vi tinh đặc biệt là các ứng dụng nhúng của nó.

  • Douglas V. Hall. Microprocessor and Interfacingprogramming and hardware, 2nd edition. McGraw Hill. 1997.

  • Hari BalaKrishnan & Samel Madden. The lecture notes on Computer Systems Engineering, Open Courses Ware. Massachusets Institute of Technology.

  • Văn Thế Minh. Kỹ thuật vi xử lý. NXB Giáo dục 1999.

  • Hồ Khánh Lâm, Kỹ thuật vi xử lý, NXB Bưu điện 2005 Trần Viết Thắng, Phạm Hùng Kim Khánh, “Vi điều khiển”, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hồ Trung Mỹ, “Vi xử lý”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2003 (TLTK chính)


1409 XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ
Trang bị kiến thức cơ bản về xử lý số tín hiệu, các phép toán về xử lý tín hiệu, trên cơ sở đó sinh viên có thể tự mình sử dụng được các chương trình MATLAB và sử dụng được các hệ DSP như: TMS320 C5x,… và tự tham khảo được các tài liệu liên quan.

  • A.V.Oppenhein and R.W.Schofer: ‘Digital Signal processing’ Englewood Cliffs N.E PrenticeHall 1975


1410 XỬ LÝ ẢNH
Nắm vững những vấn đề cơ bản trong xử lý ảnh, nguyên lý thiết kế và xây dựng một hệ thống xử lý ảnh và nhận dạng. Biết phát hiện vấn đề liên quan đến xử lý ảnh, tổng hợp các nguyên lý cơ bản để xây dựng được chương trình ứng dụng giải quyết vấn đề đặt ra.

  • Nội dung môn học tập trung theo sườn của một quy trình nhận dạng xử lý ảnh đó là các khâu: Thu nhận và biểu diễn, tiền xử lý, trích chọn đặc điểm, hậu xử lý và nhận dạng

  • Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thủy (2000), Nhập Môn Xử lý ảnhsố, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

  • Adrian Low (1991), Introductory Computer Vision and Image Processing, Copyright (c) 1991 by McGrow Hill Book Company (UK) Limited


1412 LẬP TRÌNH THIẾT BỊ ĐỘNG
Các kỹ thuật và công nghệ lập trình cho thiết bị di động như PC Pocket, PDA, hành Symbian và một số kỹ thuật lập trình C++ trên Symbian, Kỹ thuật lập trình C++ cho Symbian OS, VisualStudio.NET và ứng dụng cho thiết bị di động
1501 AN TOÀN VÀ BẢO MẬT HỆ THỐNG
Cung cấp kiến thức về phương pháp xây dựng một hệ thống an toàn cho máy tính và mạng máy tính.

  • Phương pháp dủng Access Control list trên Router và Switch layer 3


1502 AN TOÁN VÀ BẢO MẬT HỆ THỐNG MẠNG NÂNG CAO
Trang bị kiến thức an toàn và bảo mật, qui trình thực hiện các biện pháp an toàn và bảo mật cho hệ thống mạng, các thiết bị an ninh mạng

  • Giáo trình CCNA Security


1503 DỊCH VỤ MẠNG LINUX/UNIX
Cung cấp kiến thực về quản trị mạng trong môi trường linux.

  • Matthias Kalle Dalheimer, Matt Welsh, Running Linux, Fifth Edition, O'Reilly, 2005


1504 MẠNG MÁY TÍNH NÂNG CAO
Trang bị kiến thức giúp sinh viên thiết kế hệ thống mạng, cấu hình Routing giữa các mạng, các phương thức tìm đương đi tĩnh và động
1505 QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG LAN
Trang bị kiến thức cho sinh viên quản trị các thiết bị mạng LAN như Router, Switch, Hub và cấu hình hệ thống mạng LAN phân cấp
1506 QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG WAN
Trang bị kiến thức cơ bản về WAN, các loại đường truyền mạng WAN, các thiết bị mạng WAN; kỹ thuật mạng PPP, Frame Relay, cấu hình PPP và Frame Relay

  • Giáo trình CCNA V4.0 Semester 4


1507 THIẾT BỊ TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG
Trang bị kiến thức triển khai hệ thống mạng với các thiết bị Router, Switch layer 3,Switch, Hub và cấu hình các thiết bị

  • Giáo trình CCNA V4.0 Semester 3


1508 THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG INTRANET
Trang bị cho kiến thức thiết kế hệ thống mạng Intranet từ nhiều mạng LAN phân cấp thông qua hệ thống WAN: PPP, Frame relay.

  • Giáo trình CCNA V4.0 Semester 4


1509 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Giúp sinh viên có kinh nghiệm vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học thực hiện một dự án thực tế. Sinh viên theo hướng dẫn của giáo viên sẽ tự nghiên cứu bài toán; rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm; làm quen với cách trình bày một bài báo khoa học;
2001 LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Môn học này giúp sinh viên nắm được cấu tạo, đặc tính và nguyên tắc hoạt động của các linh kiện cơ bản như: điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến áp…

  • Giáo trình môn học Linh kiện điện tử, Ngô Đình Thiếu Dao, Khoa Điện - Điện Tử, Trường Đại học Lạc Hồng.

  • KarlHess, Advanced Theory of Semicontroctor Devices. IEEE Press, 2000.


2003 LÝ THUYẾT TÍN HIỆU
Môn học này giúp sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về: tín hiệu, tin tức và hệ thống.

Phương pháp điều chế, phân tích tín hiệu và truyền tín hiệu trong không gian.



  • Lý thuyết tín hiệu, Phạm Thị Cư.

  • F.DeCoulon, Lý thuyết và xử lý tín hiệu, Giáo trình của ĐHBK Romande 1984.

  • P. Chenevier, Xử lý tín hiệu – Giáo trình của ENSER 1991.

  • Lê Trung Tương – Lê Hồng Vân – Huỳnh Văn Sáu.

  • Giáo trình lý thuyết xác suất thống kê toán học ĐHBK TP.HCM 1992.


2004 THỰC TẬP CƠ SỞ
Môn học này sẽ giúp sinh viên củng cố các kiến thức đã học bằng làm mạch thực tế. Sinh viên sẽ được đo đạc, phân tích mạch và làm mạch thực tế.

  • Lê Phi Yến, Nguyễn Như Anh, Lưu Phú, Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1998.

  • Lê Tiến Thường, Bài giảng điện tử 1 & 2 Đại Học Bách Khoa TP HCM, 1996.

  • Theodore F. Bogart, JR.Electronics devices and circuits, 2nd Ed. Macmillan, 1991.

  • Nguyễn Thị Phương Hà, Kỹ thuật điện tử - Bài tập, NXB KHKT, 1996.

  • Trương Thị Ngộ; Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1991.

  • Đỗ Xuân Thụ, Nguyễn Đức Thuận, Kỹ thuật điện tử, NXB ĐH & GDCN, Hà nội, 1990.

  • Geogr. Electronic basic and applications Prentiehall, 1986.


2005 DSP (DIGITAL SIGNAL PROCESSING)
Môn học trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý số tín hiệu: tín hiệu, phổ, … đồng thời giới thiệu các giải thuật áp dụng vào các tín hiệu cụ thể: âm thanh, hình ảnh, video ... Ngoài ra, môn học còn nghiên cứu các kit xử lý số tín hiệu.

  • Xử lý số tín hiệu và biến đổi Wavelets, Lê Tiến Thường.

  • The Digital Signal Processing Handbook, CRC Press LLC, 1999.

  • Sen M Kuo, Bob H Lee, Real Time Digital Signal Processing, Copyright , 2001, John Wiley & Sons Ltd, ISBNs: 0-470-84137-0.

  • Steven W. Smith, The Scientist and Engineer's Guide to Digital Signal Processing by Steven W. Smith, copyright © 1997-2006 by California Technical Publishing, ISBN 0-9660176-3-3.

  • Edward Kamen, Introduction to Signals and Systems, MacMillan Publisher, 1987.

  • Jonh Proakis & Dimitri Manokalis, Introduction to Digital Signal Processing, MacMillan Publisher, 1989.


2006 THÍ NGHIỆM DSP
Các ứng dụng của Matlab trong DSP, thiết kế hệ thống DSP bằng máy tính, thiết kế hệ thống DSP bằng thiết bị DSP KIT. Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cơ bản trong việc tìm giải thuật và lập trình để thực hiện các hệ thống số.

Tài liệu tham khảo:

  • Hồ Văn Sung, Xử lý tín hiệu số, phương pháp truyền thống kết hợp với MATLAB, tập 1&2, NXB Giáo dục, 2003.

  • THE STUDENT EDITION OF MATLAB - Math Works - Prentice-Hall, Inc.


2009 THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỆN
Nội dung môn học cung cấp kiến thức:

1. Cung cấp kiến thức về các nguyên tắc thiết kế mạng điện và một số tiêu chuẩn trong thiết kế hệ thống điện cụ thể.

2. Thiết lập một mạng điện theo yêu cầu như mạng điện cho phân xưởng, nhà máy, trường học, bệnh viện…

3. Tính toán các thông số của mạng điện động lực thông qua phần mềm Ecodial.

4. Tính toán các thông số của mạng điện chiếu sáng thông qua phần mềm Luxicon, Visual

5. Phần mềm Benji và Gem cho thiết kế chống sét và nối đất.

Sau khi học xong, sinh viên có thể thiết kế mạng điện động lực, mạng chiếu sáng, chống sét và nối đất trên các phần mềm Ecodial, Luxicon, Visual, Benji và Gem. Đồng thời hiểu biết các tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt hệ thống điện thông qua các thông số mô phỏng được.

Tài liệu giảng dạy:

[1]. Tiêu chuẩn lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC.

[2]. Phạm Quang Huy, Tính toán, thiết kế mạng điện với phần mềm Ecodial, Nxb GTVT.

[3]. Tính toán, thiết kế mạng điện chiếu sáng với phần mềm Visual.

[4]. Tính toán, thiết kế mạng điện chiếu sáng với phần mềm Luxicon

[5]. Tính toán, thiết kế chống sét với phần mềm Benji

[6]. Tính toán, thiết kế nối đất với phần mềm Gem

Tài liệu tham khảo và hỗ trợ đối chiếu

[1]. TS.Ngô Hồng Quang , Thiết kế cấp điện , Nxb KHKT, 2006

[2]. TS.Ngô Hồng Quang, Lựa chọn các phần tử thiết bị điện từ 0,4 đến 500kv, Nxb KHKT, 2005

[3] Phan Thị Thu Vân, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Ecodial Version 3.0, NXB Đại Học Quốc Gia Tp HCM, 2002.

[4] Dương Lan Hương, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Luxicon Version 2.0, NXB Đại Học Quốc Gia Tp HCM, 2004.
2010 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH
Môn học cung cấp một số từ ngữ chuyên ngành nhằm bước đầu phục vụ cho việc đọc và tham khảo tài liệu, bên cạnh đó củng cố ngữ pháp tiếng Anh. Việc luyện tập đọc hiểu và dịch tài liệu giúp sinh viên làm quen với những tài liệu chuyên ngành cần thiết trong học tập và nghiên cứu.
2011 ĐO LƯỜNG VÀ THIẾT BỊ ĐO
Môn học trình bày những phần cơ bản về đo lường điện, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo, sai số trong đo lường và đơn vị đo lường quốc tế, đo điện áp và dòng điện, đo tổng trở, PP dùng Vonke và Ampe kế, cầu đo một chiều và xoay chiều tần số thấp, Đo công suất, Dao động ký.


  • Nguyễn Ngọc Tân – Ngô Văn Ky, Kỹ thuật đo, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM 2005

  • David A. Bell, Electronic Instrumentation and Measurements Prentice Hall International Edition.


2012 KHÍ CỤ ĐIỆN-MÁY ĐIỆN
Cung cấp các kiến thức cơ bản về hồ quang điện, tiếp xúc điện, các loại khí cụ điện thông dụng, máy biến áp, máy điện một chiều, máy điện đồng bộ.

  • Nguyễn Chu Hùng, Tôn Thất Cảnh Hưng, Kỹ thuật điện 1 ĐHQG TP HCM, 2000.

  • Nguyễn Chu Hùng, Tôn Thất Cảnh Hưng, Nguyễn Hữu Phúc, Kỹ thuật điện 2 ĐHBK TP HCM, 1996.

  • A.E Fitzgerald Electric Machinery Mc. Graw Hill, 1998.


2013 THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ THỦY LỰC VÀ KHÍ NÉN
Thí nghiệm nguyên lý làm việc các phần tử điều khiển, hệ thống điều khiển khí nén, điện khí nén. Lắp một số mạch điều khiển khí nén điển hình. Biện pháp phát hiện lỗi của phần tử và hệ thống, sữa chữa và bảo dưỡng hệ thống.

  • Festo Didactic: Hydraulics and Electro Hydraulics, 1994.


2020 MẠCH ĐIỆN 1
Môn học này giúp sinh viên hiểu các khái niệm cơ bản về mạch điện, phần tử mạch, Công suất và năng lượng.

Các phương pháp phân tích mạch, cách tính toán mạch ở dạng phức và các bài tóan dạng mạch 3 pha.



  • Phạm Thị Cư, Trương Trọng Tuấn Mỹ, Lê Minh Cường, Mạch điện 1, NXB Giáo dục 1996.

  • Phạm Thị Cư, Trương Trọng Tuấn Mỹ, Lê Minh Cường, Bài tập Mạch điện 1, Trường Đại học Kỹ thuật TP.HCM 1996.

  • D.E. Johnson, J.L. Hilburn, I.R. Johnson, P.D. Scott,Basic Electric Circuit Analysis. 5th edition, Prentice Hall International 1996 .


2021 THÍ NGHIỆM ĐO LƯỜNG VÀ MẠCH ĐIỆN
Cung cấp cho sinh viên biết các khái niệm cơ bản về các phương pháp đo và sử dụng thành thạo các thiết bị đo. Đồng thời phân tích được mạch điện, các phương pháp phân tích mạch, cách tính toán mạch ở dạng phức và các bài tóan dạng mạch 3 pha.

  • Phạm Thị Cư, Trương Trọng Tuấn Mỹ, Lê Minh Cường, Mạch điện 1 NXB Giáo dục 1996.

  • Phạm Thị Cư, Trương Trọng Tuấn Mỹ, Lê Minh Cường, Bài tập Mạch điện 1 Trường Đại học Kỹ thuật TP.HCM 1996

  • D.E. Johnson, J.L. Hilburn, I.R. Johnson, P.D. Scott, Basic Electric Circuit Analysis. 5th edition, Prentice Hall International 1996.


2022 MẠCH ĐIỆN 2
Cung cấp kiến thức cơ bản về mạng hai cửa, cách phân tích mạch trong miền thời gian, trong miền tần số, mô hình toán của đường dây dài.

  • Phạm Thị Cư, Trương Trọng Tuấn Mỹ, Lê Minh Cường, Mạch điện 2, NXB giáo dục 1996.

  • Phạm Thị Cư, Trương Trọng Tuấn Mỹ, Lê Minh Cường, Bài tập Mạch điện 2, NXB giáo dục 1996.

  • D.E. Johnson, J.L. Hilburn, I.R. Johnson, P.D. Scott, Basic Electric Circuit Analysis. 5th edition, Prentice Hall International 1996.


2023 ĐIỆN TỬ 1
Môn học này giới thiệu cho sinh viên các lọai linh kiện bán dẫn cơ bản, cách phân cực transistor, FET và mạch khuyếch đại hối tiếp.

  • Lê Phi Yến, Nguyễn Như Anh, Lưu Phú, Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1998.

  • Lê Tiến Thường, Bài giảng điện tử 1 & 2 Đại Học Bách Khoa TP HCM, 1996.

  • Theodore F. Bogart, JR.Electronics devices and circuits, 2nd Ed. Macmillan, 1991.

  • Nguyễn Thị Phương Hà, Kỹ thuật điện tử- Bài tập, NXB KHKT, 1996.

  • Trương Thị Ngộ; Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1991.

  • Đỗ Xuân Thụ, Nguyễn Đức Thuận, Kỹ thuật điện tử, NXB ĐH & GDCN, Hà nội, 1990.

  • Geogr.Electronic basic and applications Prentiehall, 1986


2024 ĐIỆN TỬ 2
Môn học cung cấp cho sinh viên biết về cách tính tóan và phân tích các mạch diode, transistor hoạt động trong dãy tần số từ thấp đến cao. Mạch khuếch đại âm tần, mạch khuếch đại cộng hưởng, mạch KĐ Op- Amp và các ứng dụng của chúng trong việc thiết kế các bộ lọc tần số thấp và xử lý tín hiệu.

  • Lê Tiến Thường, Bài giảng điện tử 1 & 2 Đại Học Bách Khoa TP HCM, 1996.

  • Theodore F. Bogart, JR.Electronics devices and circuits, 2nd Ed. Macmillan, 1991.

  • Nguyễn Thị Phương Hà, Kỹ thuật điện tử- Bài tập, NXB KHKT, 1996.

  • Trương Thị Ngộ; Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1991.

  • Đỗ Xuân Thụ, Nguyễn Đức Thuận, Kỹ thuật điện tử, NXB ĐH & GDCN, Hà nội, 1990.

  • Geogr. Electronic basic and applications Prentiehall, 1986


2025 THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỬ
Củng cố các kiến thức về ứng dụng của các linh kiện, phân tích được các mạch điện tử cơ bản như mạch nguồn, mạch khuếch đại: BC, CC, EC, SC, DC, GC và Khuếch đại Om-Amp.

  • Lê Phi Yến, Nguyễn Như Anh, Lưu Phú, Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1998.

  • Lê Tiến Thường, Bài giảng điện tử 1 & 2 Đại Học Bách Khoa TP HCM, 1996.

  • Theodore F. Bogart, JR.Electronics devices and circuits, 2nd Ed. Macmillan, 1991.

  • Nguyễn Thị Phương Hà, Kỹ thuật điện tử- Bài tập, NXB KHKT, 1996.

  • Trương Thị Ngộ; Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1991.

  • Đỗ Xuân Thụ, Nguyễn Đức Thuận, Kỹ thuật điện tử, NXB ĐH & GDCN, Hà nội, 1990.

  • Geogr.Electronic basic and applications Prentiehall, 1986


2019 THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT SỐ
Hệ thống các bài thực tập về kỹ thuật số tập trung vào thực hành khảo sát các mạch điện tử logic sử dụng linh kiện bán dẫn và vi mạch số như các mạch cổng logic, Phân - hợp kênh (Multiplexer), so sánh (comparator), mã hoá và giải mã (decoder), máy phát xung, trigger, mạch đếm (counter), bộ nhớ (ROM,RAM), DAC,...

Sau khi học xong môn học này, sinh viên phải nắm được ứng dụng các IC số, các cộng logic, so sánh, mã hóa…



  • Giáo trình lý thuyết các môn về Kỹ thuật số.

  • Hệ thống thí nghiệm Kỹ thuật số, Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

  • Hệ thống thí nghiệm Kỹ thuật số, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.

  • Hệ thống thí nghiệm Kỹ thuật số, Dự án cấp nhà nước KHCN DA-05,Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM.


2031 THÍ NGHIỆM VI ĐIỀU KHIỂN
Hệ thống các bài thực tập về vi xử lý bao gồm thực hành về thiết kế điều khiển - xử lý, lập trình assembler, giao diện với máy tính và ngoại vi.

Sau khi học xong môn học này, sinh viên viết được chương trình điều khiển, robot…



  • Giáo trình lý thuyết các môn về Điện tử số và Vi xử lý.

  • Hệ thống thí nghiệm Vi xử lý, Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM.

  • Hệ thống thí nghiệm Vi xử lý, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.

  • Hệ thống thí nghiệm Vi xử lý, Dự án cấp nhà nước KHCN DA-05, Phân viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM.


2032 THỰC TẬP ROBOT
Giúp sinh viên nắm được các chuẩn trong công nghiệp như : I2C, ADC,SPI, CAN, Ethernet dùng AVR, PIC có tốc độ xử lý nhanh gấp 10 lần so với 8951 và được tích hợp với rất nhiều chức năng chuyên dụng.

Giúp sinh viên nắm rõ ngôn ngữ lập trình C để lập trình cho Vi điều khiển AVR, PIC làm tiền đề cho việc nghiên cứu công nghệ nhúng với vi xử lý ARM.

Tài liệu tham khảo:


  • ATMEL.com

  • Microchip.com

  • WWW.PICVietnam.com

  • www.dientuvietnam.com


2033 GIAO TIẾP VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH
Môn học cung cấp cho sinh viên cách giao tiếp qua rãnh cắm máy tính. Rãnh ISA, rãnh cắm PCI. Lập trình cho máy tính điều khiển. Card thu thập tín hiệu và điều khiển, các thanh ghi của card, chuyển đổi A/D, D/A. Giao tiếp qua cổng song song, giao tiếp qua cổng nối tiếp. Lập trình giao tiếp nối tiếp.

  • Nguyễn Thị Ngọc Mai – MicroSoft Visual Basic và Lập trình cơ sở dữ liệu – Nhà xuất bản Giáo dục – 2000.

  • Giáo trình đào tạo lập trình Visual Basic 6.0 – FPT software solution.

  • Giáo trình Visual Basic 6.0 – Thư viện giáo trình điện tử của Bộ giáo dục & Đào tạo – 2006.

  • Ngô Diên Tập – Kỹ thuật lập trình ghép nối với máy tính – Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật – 2002.

  • Các tài liệu về lập trình ghép nối Vi điều khiển với máy tính trên Internet.


2035 TN ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN
Rèn luyện kỹ năng thực hành và thực tế cho sinh viên. Khảo sát một số loại cảm biến. Đo nhiệt độ với các cảm biến nhiệt, thí nghiệm về đo quang điện và cảnh báo, thí nghiệm về hồng ngoại, củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng trình bày kết quả thí nghiệm.

  • Hệ thống thí nghiệm đo lường – cảm biến, trường Đại học Bách khoa TPHCM.

  • Hệ thống thí nghiệm đo lường – cảm biến, trường Đại học SPKT TPHCM.


2037 THÍ NGHIỆM PLC
Hướng dẫn người học sử dụng tập lệnh STEP7 MicroWin phân tích, lập trình các bài toán: phân loại theo màu, hàn trên băng chuyền, khoan/doa sản phẩm trên băng chuyền, đóng gói theo số lượng, gắp chip tự động, xoay sản phẩm…. Kết thúc khóa học, người học có khả năng phân tích, thiết kế, lắp đặt, lập trình các hệ thống điều khiển sử dụng PLC S7-200.
2040 THÍ NGHIỆP ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
Thí nghiệm với các bộ biến đổi công suất bán dẫn cơ bản : tìm hiểu nguyên lý chuyển đổi năng lượng điện dùng khóa bán dẫn công suất, nguyên lý hoạt động mạch điều khiển. Quan sát, tính toán, phân tích đánh giá tín hiệu điều khiển, điện áp và dòng tải, điện áp và dòng qua linh kiện phụ thuộc vào các tham số điều khiển, xây dựng các đặc tuyến điều khiển, đánh giá hệ số phẩm chất.
2014 VI ĐIỀU KHIỂN NÂNG CAO
Tìm hiểu về các dòng vi điều khiển cao cấp như ARM, AVR, PIC.

Lập trình điều khiển các mô hình máy công nghiệp.

Sử dụng các phần mềm mô phỏng đánh giá lỗi và phát triển chương trình.

Giúp sinh viên nắm rõ ngôn ngữ lập trình C để lập trình cho Vi điều khiển AVR, PIC. Làm tiền đề cho việc nghiên cứu công nghệ nhúng với vi xử lý ARM.

Tài liệu tham khảo:


  • Microchip.com

  • www.dientuvietnam.com


2043 THÍ NGHIỆM PLC
Hướng dẫn người học thực tập các chức năng nâng cao của PLC S7-200, bao gồm các nội dung : Truyền thông (Freeport/OPC), Mạng (MPI/Profibus-DP, Ethernet), Điều khiển giám sát (WinCC/WinCC Flexible + OP73/NTS), Thực hiện lệnh PLS (Servo/Stepper mottor), Ngắt, Realtime. Ngoài ra, người học được hướng dẫn sử dụng linh hoạt các loại PLC khác như : Mitsu (A1S, FX2N), Omron (CPM1A/CQM1/CS1H) + Màn hình NTS, LG (K80S), Siemens (CPU 3142DP) + Mạng Profibus-DP + MPI. Kết thúc khóa học, người học có khả năng thiết kế các hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu sử dụng các loại PLC Siemens, Omron, Mitsu, LG.

2044 THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
Môn học dành cho sinh viên năm cuối ngành Điện tử - Viễn thông, nhằm giúp sinh viên được tiếp xúc với các thiết bị điện tử dân dụng như TV, radio – cassette, VCD …. Môn học này bổ sung cho môn học Kỹ thuật Audio và Video. Cho phép sinh viên kiểm tra bằng thực nghiệm các phương pháp xử lý và hình dạng tín hiệu audio và video trong các thiết bị điện tử dân dụng.

  • Báo cáo thí nghiệm, Lưu hành nội bộ, Trần Văn Trọng.

  • Giáo trình truyền hình, Đỗ Hoàng Tiến, Dương Thanh Phương.

  • Giáo trình kỹ thuật truyền hình NXB Khoa Học và Kỹ Thuật 2004.


2048 THỰC TẬP KỸ THUẬT VIÊN
Môn học này sẽ giúp sinh viên củng cố các kiến thức đã học bằng làm mạch thực tế. Sinh viên sẽ được đo đạc, phân tích mạch và làm mạch thực tế như: Làm các mạch ngỏ vào ra nguồn switching, mạch lái, bảo vệ, công suất switching.

  • Lê Phi Yến, Nguyễn Như Anh, Lưu Phú, Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1998.

  • Lê Tiến Thường, Bài giảng điện tử 1 & 2, Đại Học Bách Khoa TP HCM, 1996.

  • Theodore F. Bogart, JR.Electronics devices and circuits, 2nd Ed. Macmillan, 1991.

  • Nguyễn Thị Phương Hà, Kỹ thuật điện tử- Bài tập, NXB KHKT, 1996.

  • Trương Thị Ngộ; Kỹ thuật điện tử, NXB KHKT, 1991.

  • Đỗ Xuân Thụ, Nguyễn Đức Thuận, Kỹ thuật điện tử, NXB ĐH & GDCN, Hà nội, 1990.

  • Geogr. Electronic basic and applications Prentiehall, 1986.


2049 TOÁN KỸ THUẬT
Cung cấp cho người học cơ sở toán học chuyên sâu, là những công cụ hữu hiệu để học tập nghiên cứu chuyên ngành điện tử. Gồm các nội dung sau: Hàm biến số phức, hàm giải tích; Tích phân phức; Khai triển hàm giải tích thành chuỗi Taylor, chuỗi Laurent.

Phép biến đổi Laplace và các ứng dụng. Phép biến đổi Fourier.



Tài liệu tham khảo:

  • S. Karlin, 1966. A first Course in Stochastic Processes. Academic Press, New York and London.

  • D. L. (Paul) Minh, 2001. Applied Probability Models. Duxbury, Thomson Learning.

  • E. Shannon, 1948. Mathematical Theory of Communication. The Bell System Technical Journal, Vol. 27, pp. 379 - 423, 623 - 656.


2129 VI MẠCH SỐ
Cung cấp những kiến thức cơ bản để phân tích và viết chương trình cho các lọai vi mạch số cho phép lập trình. Ví dụ như: họ vi mạch số lập trình GAL, PAL, PLA, PIC…. những mạch điều khiển ứng dụng cụ thể vào thực tế. Sau khi học xong môn học này, học viên có được năng lực tư duy trí tuệ, khả năng nghiên cứu, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn vào công việc thực tế trong sản xuất.

  • Tổng hợp mạch điều khiển không tiếp điểm, Nguyễn Mộng Hùng.

  • Mạch vi điện tử, Nguyễn Khang Cường.

  • Cơ sở kỹ thuật điện tử số, Đặng Văn Chuyết.

  • Điện tử số, Trần Văn Trọng.

  • Kỹ thuật số, Nguyễn Thúy Vân.

  • Digitale Steurungstechnik HPI.

  • Digitale Elektronik Dworski.

  • TTL Data book.

  • CMOS Data book.

  • Microprocessors and IC families.


2133 THÍ NGHIỆM VI MẠCH SỐ
Nắm được kỹ thuật lập trình và biên dịch ngôn ngữ ABEL trong thiết kế sử dụng vi mạch PLD, PAL..

Nắm được kỹ thuật thiết kế hệ tổ hợp dùng PLD, PAL, sử dụng ngôn ngữ ABEL.

Lập trình được các vi mạch thuộc hệ giải mã nhị phân – thập phân, mã hóa thập phân – nhị phân, giải mã BCD cho led 7 đoạn, so sánh..

Nắm được kỹ thuật thiết kế các hệ tuần tự căn bản dùng PLD, PAL như: Thiết kế các lọai vi mạch đếm, các dạng thanh ghi dịch…

Nắm được kỹ thuật thiết kế hệ tuần tự đồng bộ bằng phương pháp máy trạng thái sử dụng PLD, PAL. Kỹ thuật thiết kế máy trạng thái cho hệ tuần tự đồng bộ có ngõ vào. Ứng dụng để lập trình các mô hình như: đèn giao thông, thang máy..

Nắm được kỹ thuật thiết kế các hệ thống số dùng bộ nhớ.

Nắm được nguyên lý hoạt động và và giản đồ xung truy xuất của bộ nhớ ROM, RAM.

Nắm được hoạt động truy xuất của EEPROM.



  • Kỹ thuật số, Nguyễn Hữu Phương, NXB thống kê.

  • Theodore F. Bogart, JR, Electronics Devices and Circuits, 2nd, Ed.Macmillan, 1991.

  • Mạch vi điện tử, Nguyễn Khang Cường.

  • TTL Data book.

  • CMOS Data book.

  • Tài liệu thí nghiệm Vi mạch số, Ngô Văn Bình, Đại học Lạc Hồng.

  • Bài giảng Vi mạch số, Trần Văn Trọng - Ngô Văn Bình Đại họs Lạc Hồng.

  • Các trang web bổ ích cho Sinh viên

  1. http://www.alldatasheet.com

  2. http://www.discovercircuits.com/list.htm

  3. http://www.zen22142.zen.co.uk/schematic.html

  4. http://www.commlinx.com.au/schematic.html

  5. http://www.chipdoc.com/cataloge/tree.html


2141 ĐIỆN TỬ THÔNG TIN HỆ THỐNG VIỄN THÔNG
Giúp sinh viên hiểu được nguyên tắc hoạt động của các khối chức năng cơ bản trong các hệ thống thông tin như: lọc, khuếch đại, dao động, tín hiệu, nhiễu, phân bố xác suất, giải điều chế tín hiệu … Qua đó có thể và phân tích nguyên tắc hoạt động của các hệ thống thông tin.

  • Hoàng Đình Chiến, Mạch điện tử thông tin, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2004.

  • Phạm Hồng Liên, Điện tử thông tin, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2005.

  • Lê Tiến Thường, Xử lý số tín hiệu và Wavelets, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2004.

  • Thái Hồng Nhị, Phạm Minh Việt, Hệ thống viễn thông, NXB Giáo Dục, 2001.

  • Trương Minh Tuyền, Hệ thống thông tin sợi quang, TT đào tạo bưu chính viễn thông II, 1990.

  • Nguyễn Quý Minh Hiền, Xu hướng phát triển mạng NGN, Tạp chí BCVT kỳ 1, 2002.

  • F. H. Mitchell Jr, F. H. Mitchell Sr,Introduction to electronics design Prentice Hall International 1988.

  • Wayne Tomasi,Fundamentals of Electronic Communications Systems, Prentice Hall Career & Technology, 1998.


2142 THÍ NGHIỆM VIỄN THÔNG
Môn học dành cho sinh viên năm cuối ngành viễn thông, nhằm giúp sinh viên được tiếp xúc với các mạch thực tế đã được giới thiệu trong lý thuyết. Môn học này bổ sung cho môn học Điện tử thông tin và hệ thống viễn thông.

  • Báo cáo thí nghiệm, Lưu hành nội bộ, Hoàng Đình Chiến, Mạch điện tử thông tin, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM 2004.

  • Phạm Hồng Liên, Điện tử thông tin, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM 2005.

  • Wayne Tomasi,Fundamentals of Electronic Communications Systems, Prentice Hall Career & Technology 1998.


2145 ANTEN VÀ TRUYỀN SÓNG
Tìm hiểu quá trình truyền lan sóng trong môi trường thực. Sự truyền lan sóng cực ngắn, ảnh hưởng của môi trường truyền sóng và địa hình lên quá trình truyền lan sóng, các biện pháp khắc phục. Các tham số của anten, chấn tử đối xứng, ảnh hưởng mặt đất lên bức cạ chấn tử, ảnh hưởng của hai chấn tử khi đặt gần nhau.

  • Lý thuyết và kỹ thuật Anten, GS.TS Phan Anh.

  • Anten – Jonh D. Kraus.

  • Truyền sóng vô tuyến điện và Anten, Nguyễn Đình Lương.


2146 TỔNG QUAN VIỄN THÔNG
Môn học trang bị cho học viên các khái niệm cơ bản về báo hiệu trong mạng viễn thông, đồng bộ, kỹ thuật chuyển mạch và kỹ thuật mới đó là VoiP.

  • Simon Haykin “Digital comunication”.

  • A. Bruce carlson “comunications Systems”, Mc Grow-Hill 1986.


2147 KỸ THUẬT THÔNG TIN QUANG
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản của sợi dẫn quang như: cơ sở truyền ánh sáng qua sợi quang, linh kiện biến đổi quang điện, chế tạo sợi quang, hàn nối sợi quang.

  • Bài giảng, “Truyền dẫn sợi quang”, Ngô Thanh Ngọc, 1996.

  • Giáo trình, “Thông tin quang”, Cao Phán, Học Viện Công Nghệ BC-VT.

  • “Optical fiber communications”, Gerd Keiser, 1991.

  • “Introduction to optical fiber communication system”, William B. Jones, 1988.

  • Instruction Manual, thiết bị quang SDH FLX 150/600 của Fujitsu.

  • Lecture note,“Opticalcommunications systems”, A. B. Sharma, AIT, Thailand.


2149 CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP
Môn học Giới thiệu mô hình OSI. Đặc trưng và ứng dụng của TCP/IP. Định dạng các gói TCP/IP. So sánh các đặc điểm và ứng dụng của TCP và IP. Nguyên lý của phương thức VoiP. Chức năng của các thành phần trong mạng VoiP. Các phương thức gọi Các tiêu chuẩn nén thọai. Các giải thuật nén thọai. Phân tích ưu nhược điểm của các giải thuật nén và ứng dụng.

  • Bài giảng, “Kỹ thuật VoiP”, Nguyễn Xuân Khánh, 2004.

  • Voice over packet networks , David J. Wright , 2001, Jonh Wiiley & Son.

  • Bài giảng CBT “Overview TCP-IP-Internet , Bellcore.


2212 VẼ KỸ THUẬT
Môn học nhằm trang bị những kiến thức lý thuyết căn bản về phương pháp biểu diễn các đối tượng hình học trong không gian, các bề mặt hình học phức tạp .... thông qua các phép chiếu, các tiêu chuẩn các quy ước được áp dụng trong ngành kỹ thuật. Ứng dụng phương pháp này trong việc vẽ, đọc hiểu, phân tích chính xác các bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành. Môn học còn giới thiệu mối quan hệ giao tiếp giữa vẽ bằng tay với phưong pháp sử dụng phần mềm đồ hoạ tiên tiến trong thiết kế và mô phỏng hiện đại.

Tài liệu tham khảo:

  • Vũ Tiến Đạt, Vẽ cơ khí, Đại Học Bách Khoa, 1995.

  • Vũ Tiến Đạt, Tập bản vẽ kỹ thuật và kết cấu, ĐHQG 2000.

  • Trần Hữu Quế, Vẽ kỹ thuật cơ khí, NXB Giáo dục, 1995.

  • Nguyễn Văn Tuấn, Bản vẽ kỹ thuật- tiêu chuẩn quốc tế, NXB Giáo duc, 1998.

  • Gary R.Bertoline Technical Graphics Communication, IRWIN, 1995.

  • James H.Earle, Engineering Design Graphics USA 1992

  • J.Lfanchon Guide des Sciences et Technologies Inductrielles Paris 1998.

  • Andre Ricordeau Dossier de Technologies de contruction Paris 1997.


2214 TT CƠ KHÍ
Môn học này nhằm rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cần thiết về nghề nguội và hàn hồ quang. Môn học gồm hai phần: Phần lý thuyết cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: các dụng cụ trong nghề nguội, các bước tiến hành khi sử dụng các dụng cụ đo để gia công chi tiết: các kiến thức cơ bản về hàn điện hồ quang. Phần thực hành rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cơ bản để hoàn thành bài tập tổng hợp gia công búa nguội và sử dụng sử dụng máy hàn điện hồ quang để hàn được một số mối hàn.

Tài liệu tham khảo:

  • Thực tập cơ khí tổng quát dùng cho chuyên ngành cơ điện tử.

  • Nguyễn Ngọc Điện - Trịnh Thu Thuỷ, Gia công kim loại và an toàn trong Công Nghiệp, NXB Lao động - Xã hội 2002.

  • Tài liệu hướng dẫn dạy nghề nguội, Vụ đào tạo nghề Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

  • Giáo trình cơ khí đại cương, Đại học Đà Nẵng 2002.


2220 ĐO LƯỜNG CÔNG NGHIỆP
Khảo sát các đại lượng vật lý cơ bản như nhiệt độ, độ dài thời gian thường được sử dụng trong hệ thống điều khiển quá trình công nghiệp.

Ứng dụng vi xử lý hoặc máy tính trong phương pháp thu thập và xử lý các tính hiệu điện được chuyển đổi từ các cảm biến.



Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình cảm biến - BKHN.

  • Instrumentation for engineering measurement. W.Dally - (John Willey & son).

  • Sensor and control system in manufacturing Sabrie Soloman (1994).


2221 ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH
Phân tích thiết kế hệ thống điều khiển tuyến tính, liên tục, phi tuyến và rời rạc bằng các phương pháp quy ước thông thường và biến trạng thái. Mô tả toán học hệ thống ĐKTĐ. Ổn định và dự trữ ổn định. Kỹ thuật hiệu chỉnh và thiết kế hệ thống.

Tài liệu tham khảo:

  • Lương Văn Lăng, Cơ sở tự động – NXBGD.


2223 TN CAD/CAM/CNC
Môn này sẽ hướng dẫn sinh viên thực hành trên máy CNC: máy tiện CNC, Máy phay CNC.

  • Tài liệu giáo viên biên soạn.

  • Đoàn Thị Minh Trinh - Công nghệ CAD/CAM.

  • Mastercam reference manual.


2241 ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
Môn học đồ án điều khiển tự động giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học về tự động hóa, hệ thống điều khiển tự động, vi điều khiển để tính toán, thiết kế, chế tạo và điều khiển một số mô hình điều khiển tự động theo các phương pháp đã học.

Tài liệu tham khảo:

  • Lê Trung Thực, tự động hóa sản xuất, 2000.

  • Hệ thống điều khiển tự động, Huỳnh Thái Hoàng, Nguyễn Thị Phương Hà, ĐHBK, 2008.


2342 KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU
Mục tiêu của môn học truyền số liệu và mạng thông tin số nhằm cung cấp một phần trong lượng kiến thức chuyên ngành cho sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông về bản chất môi trường truyền, tác dụng của nhiễu, các loại tính hiệu truyền, các nghi thức truyền và kết nối mạng.

Nội dung giáo trình được trình bày thành bảy chương. Chương 1 chủ yếu trình bày về các vấn đề cơ bản của môi trường truyền dẫn và các loại tín hiệu của chúng. Chương 2 trình bày các kỹ thuật không thể thiếu được của môn học như mã, phương thức truyền, tác động của nhiễu, kiểm soát lỗi và nén dữ liệu. Chương 3 trình bày các kỹ thuật truyền dẫn dãi nền và dãi thông. Chương 4 phân tích các nghi thức cơ sở và các nghi thức ứng dụng nằm ở lớp thứ 2 của mô hình tham khảo OSI. Chương 5 trình bày các loại chuyển mạch, đặc biệt chuyển mạch gói và các giải thuật định tuyến cơ bản. Trong chương này, các loại mạng đặc trưng cho chuyển mạch gói và tế bào cũng được trình bày. Chương 6 chủ yếu phân tích các loại mạng cục bộ được dùng nhiều trong thực tế. Chương 7 là chương cuối cùng của giáo trình chủ yếu phân tích về nghi thức TCP/IP áp dụng cho internet.



Tài liệu tham khảo:

  • Behrouz A. Forouzan, "Data communication and networking", Mc Graw Hill, 2001 Second edition.

  • Fred Hasall," Data communication, computer networks and open systems", Addition-wesley, 1992, Third Edition.

  • Tarek N.Saadawi et al, "Fundamentals of telecommunication networks", John Wiley & Son, 1994.

  • Michael A.Miller, " Introduction to digital and data communication", Info access distribution Pte Ltd, 1992.

  • David R.Smith, "Digital Transmission system", Van nostrand reihold company, 1992.

  • Andrew S.Tanenbaum, " Computer networks", Prentice-Hall international Inc, 1996, Third edition.

  • Uless Black, "Emerging communications technologies", PTR Prentice-Hall, 1994.


2344 MẠNG VÀ CUNG CẤP ĐIỆN
Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống cung cấp điện, các chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật của phương pháp cung cấp điện, tính toán phụ tải điện, thiết kế trạm biến áp, tính toán tổn thất, lựa chon các phần tử trong mạng phân phối hạ áp và thiết kế chiếu sáng công nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Lê Văn Doanh, Cẩm nang thiết bị đống cắt ABB, NXB KHKT, Hà Nội, 1998, 864 tr.

  • Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm, Thiết kế cấp điện, NXB KHKT, Hà Nội, 2001, 330tr.

  • Thiết kế điện, dự toán và tính giá thành, Người dịch: Phạm Văn Niên, 1996, 380tr. ---E.A. –SosKyn, E.A.

  • Kyreeva; Automatizing Control of Industry Power Supply, Moscow, Energoavtomyzdat, 1990, 383pp.

  • E.M Ristkhein, Electrical Power Supply For Industry devices Moscow, Energoavtomyzdat, 1991, 424 pp.


2358 TRANG BỊ ĐIỆN
Môn học Cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành lắp ráp sửa chữa các mạch máy dùng relay, contactor trang bị cho các máy công cụ và các quá trình tự động đơn giản. Đồng thời môn học còn giúp sinh viên khả năng tự phân tích và thiết kế điều khiển các hệ thống máy và dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ.

Sau khi học xong học phần này sinh viên có khả năng:



  • Lắp ráp các mạch điện điều khiển trong các máy công nghiệp.

  • Vận hành, sửa chữa, thiết kế các hệ thống điều khiển trong máy công nghiệp.

Tài liệu hướng dẫn:

  • Sách, giáo trình chính: “Giáo trình trang bị điện” dành cho sinh viên ngành điện.

  • Sách tham khảo: Trang Bị Điện-Điện Tử cho máy cắt kim loại / Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh. NXB : Giáo dục, 1994. Trang Bị Điện-Điện Tử cho máy công nghiệp dùng chung / Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh. NXB : Giáo dục, 1994.


2374 TT ĐIỆN CƠ BẢN
Môn học này sẽ hệ thống lại phần lý thuyết cho sinh viên bao gồm nguyên lý, cấu tạo của các thiết bị điện. Đồng thời sinh viên sẽ được hướng dẫn đo các đại lượng điện, lắp ráp, giải thích được các bài thí nghiệm. Trong đó bao gồm các bài thí nghiệm như đo các thiết bị, lắp ráp các mạch đèn chiếu sáng dân dụng, điều khiển động cơ DC, điều khiển động cơ 1 pha, 3 pha quay thuận, nghịch, cách khởi động động cơ ba pha, máy biến áp, máy phát điện.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình giáo viên tự biên soạn.

  • Hướng dẫn thực hành thiết kế lắp đặt điện nhà – Trần Duy Phụng – nhà xuất bản Đà Nẵng.

  • Hướng dẫn thực hành thiết kế lắp đặt công nghiêp - Trần Duy Phụng – nhà xuất bản Đà Nẵng.


2379 TT QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên ngành điện công nghiệp những kiến thức cơ bản về cách tính toán thiết kế và quấn một máy biến áp một pha, cũng như có thể quấn lại một động cơ ba pha áp.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình thực tập quấn dây – ĐH Lạc Hồng.

  • Trần Duy Phụng – Kỹ thuật quấn dây máy biến áp, động cơ vạn năng, động cơ điện 1 pha 3 pha – NXB Đà Nẵng – 2000.


2381 TT TRANG BỊ ĐIỆN
Cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành lắp ráp sửa chữa các mạch máy dùng relay, contactor trang bị cho các máy công cụ và các quá trình tự động đơn giản. Đồng thời môn học còn giúp sinh viên khả năng lập trình cho các bộ lập trình cỡ nhỏ, sử dụng bộ biến tần.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình thực tập trang bị điện – ĐH Lạc Hồng.

  • Dương Văn Linh, Giáo trình Trang bị điện trong máy cắt kim loại.

  • Tài liệu thực tập “Trang bị điện” cho sinh viên ngành cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật điện.

  • Trang Bị Điện - Điện Tử cho máy cắt kim loại / Vu Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, NXB Giáo dục, 1994..

  • Trang Bị Điện - Điện Tử cho máy công nghiệp dùng chung / Vu Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, NXB Giáo dục, 1994.

  • Các tài liệu kỹ thuật về các bộ điều khiển nhiệt độ của các hãng từ Internet.

  • Các tài liệu kỹ thuật thiết bị điều khiển công nghiệp của SIEMENS, OMRON.


2037 THÍ NGHIỆM PLC
Hướng dẫn người học sử dụng tập lệnh STEP7 MicroWin phân tích, lập trình các bài toán: phân loại theo màu, hàn trên băng chuyền, khoan/doa sản phẩm trên băng chuyền, đóng gói theo số lượng, gắp chip tự động, xoay sản phẩm…. Kết thúc khóa học, người học có khả năng phân tích, thiết kế, lắp đặt, lập trình các hệ thống điều khiển sử dụng PLC S7-200.
2050 THÍ NGHIỆM PLC NÂNG CAO
Hướng dẫn người học thực tập các chức năng nâng cao của PLC S7-200, bao gồm các nội dung: Truyền thông (Freeport/OPC), Mạng (MPI/Profibus-DP, Ethernet), Điều khiển giám sát (WinCC/WinCC Flexible + OP73/NTS), Thực hiện lệnh PLS (Servo/Stepper mottor), Ngắt, Realtime. Ngoài ra, người học được hướng dẫn sử dụng linh hoạt các loại PLC khác như : Mitsu (A1S, FX2N), Omron (CPM1A/CQM1/CS1H) + Màn hình NTS, LG (K80S), Siemens (CPU 3142DP) + Mạng Profibus-DP + MPI. Kết thúc khóa học, người học có khả năng thiết kế các hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu sử dụng các loại PLC Siemens, Omron, Mitsu.
2242 THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG KHUÔN MẪU.
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách thiết kế khuôn, kiến thức về phần mềm Prole trong thiết kế khuôn. Từ đó sinh viên có thể mô phỏng được dòng chảy của kim loại và biến dạng của vật liệu bằng phần mềm Deform. Sau khi học xong sinh viên có thể thiết kế, mô phỏng và phân tích cơ học về biến dạng của vật liệu và ảnh hưởng dòng chảy kim loại, chọn khuôn, chọn máy dập và tính toán được năng xuất của sản phẩm.

Tài liệu tham khảo:

  • Bài giảng thiết kế và mô phỏng khuôn mẫu, Lê Phương Long.

  • Material for Engineer and technicians.

  • Principle of Metal Manufacturing process.

  • Fundamental of FEM.

  • Molcleling of Metal forming and Madaining processes.

  • Manual of deform 3D soltware.


2196 LẬP TRÌNH C TRONG ĐIỆN TỬ
Môn học cung cấp cho sinh viên nhưng kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C như cấu trúc chương trình C, các kiểu dữ liệu của ngôn ngữ C, các cấu trúc điều khiển, các hàm nhập xuất dữ liệu.

Bên cạnh đó, môn học cũng hướng dẫn cho sinh viên áp dụng kỹ thuật lập trình để giải quyết các bài toán trong thực tế, đặc biệt là trong ngành điện tử như tính toán các mạch RLC, đèn giao thông, mô phỏng các vi mạch logic …



  • W. Buchannan, Lập trình C trong kỹ thuật điện tử, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000

  • Quách Tuấn Ngọc, Ngôn ngữ lập trình C, NXB Thống Kê, 2003.

  • Thomas W. Schultz, C and the 8051, PageFree Publishing, Inc., 2004


3003 AUTOCAD
Môn học này giới thiệu cho sinh viên ngành kĩ thuật nắm vững những kiến thức vẽ kĩ thuật trên máy tính, rèn luyện kỹ năng lập và đọc bản vẽ. Bao gồm cách thành lập một bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn, các tập lệnh hình thành một bản vẽ, xuất bản vẽ và in ấn bản vẽ. Sinh viên sau khi học xong môn học sẽ diễn tả ý tưởng thiết kế của mình trên máy tính một cách nhanh chóng, chính xác đồng thời môn học này sẽ làm cơ sở cho các phần mềm ứng dụng công nghệ cao như cad, cad/cam/cnc … sau này.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình do giáo viên biên soạn.

  • Hình họa vẽ kĩ thuật – Trần Hữu Quế - Nhà xuất bản giáo dục.

  • Autocad 2004 – Ts. Nguyễn Hữu Lộc - Nhà xuất bản TPHCM.

  • Autocad 2000 – Ts. Nguyễn Văn Hiến – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

  • Autocad 2000 – Lưu Triều Nguyên – Nhà xuất bản giáo dục.


3027 LẬP TRÌNH KỸ THUẬT
Phần 1: Môi trường lập trình visual basic cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về ngôn ngữ lập trình visual basic.

Phần 2:Lập trình thiết bị ảo bằng visual basic cung cấp cho sinh viên những kiến thức để ứng dụng ngôn ngữ visual basic vào lập trình một số thiết bị ảo như: mô phỏng động cơ DC, không đồng bộ 1 pha, 3 pha, mô phỏng các phương pháp khởi động động cơ, mô phỏng máy khoan, mô phỏng máy dập, mô phỏng hệ thống cân xe, mô phỏng hệ thống cân trộn bê tông.

Phần 3:Giao tiếp thiết bị ngoại vi trình bày các kiến thức về: Truy xuất Đối tượng Mscomm32 trong Visual Basic, truy xuất Cổng song song (LPT) bằng tệp đệm DLL trong Visual Basic.

Tài liệu tham khảo:


  • Hướng dẫn lập trình Visual Basic.

  • Lập trình ghép nối máy tính trong Win, Ngô Diên Tập, NXB KHKT.

  • Truyền số liệu, Tống Văn On, NXB KHKT.

  • Đo lường và điều khiển bằng máy tính, Ngô Diên Tập, NXB KHKT.


3034 ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử, ứng dụng của chúng trong các mạch điện tử tương tự và điện tử số.

Điện tử số: kiến thức cơ sở về kỹ thuật số. Các cổng lôgic tổ hợp. Các mạch lơgic dy. Các bộ đếm, thanh ghi và bộ nhớ.



Tài liệu tham khảo:

  • Kỹ thuật điện tử, Đỗ Xuân Thụ - Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Vũ Sơn, NXB ĐH và GD chuyên nghiệp – 1992.

  • Dụng cụ bán dẫn và vi điện tử, Đỗ Xuân Thụ, NXB ĐH và Trung học chuyên nghiệp – 1985.

  • The art of electronics, Paul Hozowitz, Hil Cambridge - London - Newyok, 1980- 1983.

  • Cơ sở kỹ thuật điện tử số, Bộ môn điện tử, ĐH Thanh Hoa Bắc Kinh, NXB Giáo dục 1996.


3052 ĐỒ ÁN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Giúp cho sinh viên có thể thi công thực tế các mô hình, kiểm tra lại kiến thức đã được học bằng mô hình thực tế. Sinh viên có thể hiểu rõ hơn những vấn đề còn khó khăn trong khi học lý thuyết. Từ môn học này sẽ giúp sinh viên giải quyết được nhiều vấn đề khi ra thực tế.

Tài liệu tham khảo:

  • Kỹ thuật điện tử, Đỗ Xuân Thụ - Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Vũ Sơn, NXB ĐH và GD chuyên nghiệp – 1992.

  • Dụng cụ bán dẫn và vi điện tử, Đỗ Xuân Thụ, NXB ĐH và Trung học chuyên nghiệp – 1985.

  • The art of electronics, Paul Hozowitz, Hil Cambridge - London - Newyok, 1980- 1983.

  • Cơ sở kỹ thuật điện tử số, Bộ môn điện tử, ĐH Thanh Hoa Bắc Kinh, NXB Giáo dục 1996.

  • Các tài liệu liên quan trực tiếp đến mô hình, sản phẩm cụ thể của đề tài.


3053 ĐỒ ÁN ROBOT
Đồ án môn học này cung cấp cho sinh viên hướng vận dụng những kiến đã học để có thể chế tạo và điều khiển được một số loại robot đơn giản. Trình tự để thiết kế, chế tạo robot: Tính toán động học robot, nghiên cứu thiết kế phần cơ khí, nghiên cứu thiết kế phần điều khiển robot.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Thiện Phúc, Robot công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2004.

  • Trần Thế San, Cơ sở nghiên cứu và sàng tạo robot, NXB Thống kê 2003

  • Lung Wen Tsai, Robot analysis, A Wiley- interscience publication.

  • Wolfrsm stadler, Analytical Robotics and Mechatronics, San FranciscoStateUniversity.

  • Nguyễn Tiến Dũng, Tay máy công nghiệp, ĐHSPKT, 2000.

  • Kolo Mikov._Sophia, Robotika, 1986.

  • Applied Robotic Analysis.

  • Introduction to robot.


3057 TT KỸ THUẬT SỐ
Hệ thống các bài thực tập về kỹ thuật số tập trung vào thực hành khảo sát các mạch điện tử logic sử dụng linh kiện bán dẫn và vi mạch số như các mạch cổng logic, Phân - hợp kênh (Multiplexer), so sánh (comparator), mã hoá và giải mã (decoder), máy phát xung, trigger, mạch đếm (counter), bộ nhớ (ROM,RAM), DAC,...

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình lý thuyết các môn về Kỹ thuật số.

  • Hệ thống thí nghiệm Kỹ thuật số, Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM.

  • Hệ thống thí nghiệm Kỹ thuật số, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.

  • Hệ thống thí nghiệm Kỹ thuật số, Dự án cấp nhà nước KHCN DA-05, Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM.


3060 TT ĐIỆN CƠ BẢN
Môn học này sẽ hệ thống lại phần lý thuyết cho sinh viên bao gồm nguyên lý, cấu tạo của các thiết bị điện. Đồng thời sinh viên sẽ được hướng dẫn đo các đại lượng điện, lắp ráp, giải thích được các bài thí nghiệm. Trong đó bao gồm các bài thí nghiệm như đo các thiết bị, lắp ráp các mạch đèn chiếu sáng dân dụng, điều khiển động cơ DC, điều khiển động cơ 1 pha, 3 pha quay thuận, nghịch, cách khởi động động cơ ba pha, máy biến áp, máy phát điện.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình giáo viên tự biên soạn.

  • Hướng dẫn thực hành thiết kế lắp đặt điện nhà – Trần Duy Phụng – nhà xuất bản Đà Nẵng.

  • Hướng dẫn thực hành thiết kế lắp đặt công nghiêp - Trần Duy Phụng – nhà xuất bản Đà Nẵng.


3061 TT ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
Hệ thống các bài thực tập về điện tử cơ bản tập trung vào thực hành khảo sát đặc tính các linh kiện bán dẫn, vi mạch tương tự và các mạch điện tử cơ bản sử dụng chúng (khuếch đại, máy phát, xử lý tương tự,điều chế AM-FM,...).

Tài liệu tham khảo:

  • Kỹ thuật điện tử, Đỗ Xuân Thụ - Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Vũ Sơn, NXB ĐH và GD chuyên nghiệp – 1992.

  • Dụng cụ bán dẫn và vi điện tử, Đỗ Xuân Thụ, NXB ĐH và Trung học chuyên nghiệp – 1985.

  • The art of electronics, Paul Hozowitz, Hil Cambridge - London - Newyok, 1980- 1983.

  • Cơ sở kỹ thuật điện tử số, Bộ môn điện tử, ĐH Thanh Hoa Bắc Kinh, NXB Giáo dục 1996.


3062 TT ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
Khảo sát các linh kiện bán dẫn công suất. Thiết kế và lắp đặt các bộ khống chế dòng điện và điện áp một chiều, xoay chiều, các bộ chỉnh lưu, nghịch lưu và biến tần, các bộ biến tần trực tiếp.

Tài liệu tham khảo:

  • Điện tử công suất, Nguyễn Bính, ĐH Bách khoa Hà Nôi – 1993.

  • Điện tử công suất lớn, Nguyễn Văn Đưòng, ĐH Nông nghiệp I Hà Nội.

  • Power Electronics and Controls, Samir K.Datta.


3063 TT ĐO LƯỜNG - CẢM BIẾN
Học phần này giúp sinh viên hiểu rõ được lý thuyết môn học cảm biến. Sinh viên sẽ biết được ưu và nhược điểm của mỗi loại cảm biến thông qua việc khảo sát các đặc tính của chúng.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình thí nghiệm cảm biến, Trường ĐHLH.

  • Phan Quốc Phô, Nguyễn Đức Chiến, Giáo trình cảm biến, NXB Giáo Dục, 2002.

  • Phạm Thượng Hàn (chủ biên) – Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý tập 1 và tập 2 – NXB Giáo dục 1997.

  • Lê Văn Doanh (chủ biên) – Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển – 2001.

  • Nguyễn Ngọc Tân (chủ biên) – Kỹ thuật đo – NXB KH&KT 2000.

  • Phan Quốc Phô (chủ biên) – Giáo trình cảm biến - NXB Kh&KT 2005.

  • Các trang web của các hãng sản xuất thiết bị đo lường và cảm biến: OMRON, ABB, FLUKE, SIEMENS, HONEYWELL…


3064 THỰC TẬP PLC
Môn học này sẽ hướng dẫn sinh viên thực hành kết nối phần cứng PLC trong đó sinh viên sẽ được hướng dẫn cách kết nối phần cứng, cách xác định các dạng, ra PLC l Rơle, NPN, PNP của các loại PLC Omrom, Siemens, LG, Moller. Sinh viên sẽ viết một loạt các qui trình với các mô hình thí nghiệm có sẵn để đổ chương trình xuống PLC cũng như Load chương trình PLC ngược lên đồng thời sẽ kết nối PLC với màn hình cảm ứng, tạo lập giao diện màn hình cảm ứng load chương trình xuống màn hình cảm ứng.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình “ Điều khiển lập trình” dành cho hệ đại học, khối ngành Công Nghệ.

  • Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, Tự động hoá với SIMATIC S7 – 200, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 1997.

  • Mitsubishi các bộ điều khiển lập trình.

  • Omron C and CV series PLCs.

  • Tài liệu giảng dạy PLC của Trung tâm Việt – Đức.


3069 TT VI XỬ LÝ
Học phần này giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môn học lý thuyết Vi xử lý và vi điều khiển. Cách giao tiếp vi xử lý và vi điều khiển với ngoại vi như: giao tiếp led đơn, giao tiếp led 7 đoạn, giao tiếp LCD, matrận led, giao tiếp A/D, giao tiếp D/A, giao tiếp động cơ bước, động cơ servo,…

Tài liệu tham khảo:

  • Lê Văn Danh, Kỹ thuật vi điều khiển, NXB KH & KT 1998.

  • Tống Văn On, Hoàng Đức Hải, Họ vi điều khiển 8051, NXBLĐ, 2001.

  • I. Scott MacKenzie Prentice Hall, The 8051 Microcontroller.

  • Charles M. Gilmore - Mc. Graw Hill, Microprocessor principle & applycation.

  • Gibson/ liu- Prentice Hall, Microcomputer for engineers & scientists 1988.

  • Leventhai/ Walsh Prentice Hall, Microcomputer expermentation with the Intel.


3080 HÌNH HỌA - VẼ KỸ THUẬT
Nghiên cứu cách biểu diễn các vật thể, các chi tiết máy bằng phép chiếu thẳng góc và phép chiếu trục. Giúp cho sinh viên đọc được các bản vẽ hay khi nhìn vào bản vẽ có thể hình dung ra vật thể tương ứng trong không gian. Giúp sinh viên nắm được cách vẽ quy ước các chi tiết máy thường dùng biết đọc, lắp các bản vẽ chi tiết và biết đọc bản vẽ lắp, các bộ phận máy và các máy móc cơ khí cũng như các sơ đồ điện.

Tài liệu tham khảo:

  • Hình học hình hoạ - Tập 1, Nguyễn Đình Điện - Đỗ Mạnh Hơn, NXB Giáo dục – 1997.

  • Bài tập Hình học hình hoạ, Nguyễn Quang Cự - Nguyễn Mạnh Dũng - Vũ Hoàng Thái, NXB Giáo dục – 1996.

  • Vẽ kỹ thuật cơ khí, Tập 1, Trần Hữu Quế, NXB Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội – 1992.

  • Vẽ kỹ thuật cơ khí, Tập 1, Trần Hữu Quế, NXB Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội – 1996.

  • Bài tập Vẽ kỹ thuật, Trần Tuấn Hiệp, Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội.


3085 TT THUỶ KHÍ
Thí nghiệm nguyên lý làm việc của các phần tử điều khiển, hệ thống điều khiển khí nén, điện khí nén. Lắp một số mạch điều khiển khí nén điển hình. Biện pháp phát hiện lỗi của phần tử và hệ thống, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình thực tập thủy khí – ĐH Lạc Hồng.

  • Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng khí nén, NXB Giáo dục, 1999.

  • Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng thủy lực, NXB Giáo dục, 2000.

  • Tài liệu huấn luyện hãng FESTO – CHLB Đức, NORGEN, BOSCH, WICKER, HERRION, MANESSMAN.


3086 THỰC TẬP MẠNG PLC
Môn thí nghiệm Mạng PLC nhằm cung cấp kiến thức lắp đặt, cấu hình, lập trình điều khiển giám sát thông qua cơ sở Mạng của Siemens. Cần lưu ý rằng, việc sử dụng Mạng của Siemens chú trọng nhiều đến việc cấu hình để truyền thông giữa các thiết bị hơn là lập trình (để tránh sai sót). Giáo viên giảng dạy môn này cần lưu ý đến tài liệu huấn luyện và tài liệu kỹ thuật của Siemens trong việc giảng dạy sinh viên hoàn thành môn học này!

Tài liệu tham khảo:

  • System Manual : AS-Interface System, Siemens, 2007.

  • System Manual : Profibus Network Manual, 2009.

  • System Manual : Industrial Ethernet Networking Manual, 2008.

  • Trainings-Center for Automation and Drives : Profibus Technical Description, 1988.

  • Trainings-Center for Automation and Drives : SIMATIC NET Industrial Ethernet, 1999.

  • Hoàng Minh Sơn : Mạng truyền thông công nghiệp - 2008


3087 MẠNG PLC
Mô tả tóm tắt môn học: Môn Mạng PLC cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các loại mạng PLC thông dụng trên thị trường hiện nay. Đặc biệt chú trọng đến các loại thiết bị và Mạng của Siemens. Đề cương này quan tâm đến khía cạnh ứng dụng và thực hành, nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức ứng dụng và thực hành ngay khi hoàn thành khóa học. Giáo viên giảng dạy đề cương này lưu ý đến việc sử dụng hệ thống tài liệu huấn luyện và tài liệu kỹ thuật của Siemens phục vụ cho việc học tập của sinh viên.
3111 GIẢI TÍCH MẠNG VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỆN
Cung cấp các kiến thức cơ bản về mô hình toán các phần tử của hệ thống điện, mô hình chế độ, các phương pháp giải tích mạng điện và trình tự mô phỏng các trạng thái quá độ của hệ thống điện. Giới thiệu các phần mềm mô phỏng và các ứng dụng chuyên ngành.

Tài liệu tham khảo:

  • Averill M. Law, W. David Kelton, Simulation Modeling and Analysis, McGraw –Hill, 2000.

  • Hydro-Quebec and TEQSIM International Inc., Power System Blockset for use with Simulink, 1998.

  • Hadi Saadat, Power system analysis, McGraw –Hill, 1999.

  • MathWorks Inc.SIMULINK, Dynamic System Simulation for Matlab, 1998.

  • Paulw. Tuineca, Guide to circuit simulation and analysis using Pspice, MicroSim Corp, 1995.


3114 ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN
Môn học trang bị điện cung cấp cho sinh viên kiến thức về nguyên lý của các mạch điều khiển trong từng nhóm máy trong công nghiệp và các thiết bị điều khiển như biến tần, các bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ, bộ điều khiển nhiệt độ.

Tài liệu tham khảo:

  • Dương Văn Linh, Giáo trình Trang bị điện trong máy cắt kim loại.

  • Trang bị điện - điện tử công nghiệp, Vũ Quang Hồi, NXB Giáo dục – 2000.

  • Trang bị điện máy xây dựng, Đỗ Xuân Tùng - Tổng Trư Ngộ - Nguyễn Văn Thanh, NXB Xây dựng – 1998.


3116 KHÍ CỤ ĐIỆN
Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản: Lý thuyết chung về khí cụ điện, hồ quang điện, sự phát nóng, lực điện động, tiếp sức điện, khí cụ điện hạ áp, khí cụ điện cao trung áp,... Giúp cho sinh viên biết cách vận dụng lý thuyết học phần để tính toán thiết kế, vận hành và kiểm tra chế độ làm việc của các phần tử, nằm trrong sơ đồ điện của hệ thống điện.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình thiết bị điện, Lê Thành Bắc, NXB Khoa học kỹ thuật – 2000.

  • Khí cụ điện, Phạm Văn Giới, NXB Khoa học kỹ thuật – 2002.

  • Phần điện nhà máy điện và trạm biến áp, Trịnh Hùng Thám, NXB Khoa học kỹ thuật – 2001.

  • Cẩm nang thiết bị đóng ngắt của ABB, Lê Văn Doanh, NXB Khoa học kỹ thuật – 2000.

  • Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện, Ngô Hông Quang, NXB Khoa học kỹ thuật – 2000.

  • Mạng cung cấp và phân phối điện, Bùi Ngọc Thư, NXB Khoa học kỹ thuật – 2002.

  • Lưới điện và hệ thống điện 2 tập, Trần Bách, NXB Khoa học kỹ thuật – 2000.

  • Cung cấp điện, Nguyễn Xuân Phú chủ biên, NXB Khoa học kỹ thuật – 2001.


3120 KỸ THUẬT LẠNH
Mục đích của môn học là giới thiệu cho học viên một phương pháp hiện đại được áp dụng rộng rãi cho nhiều lãnh vực ở các nước phát triển, đó là phương pháp mô phỏng trên máy tính.

Phương pháp mô phỏng cho phép thử nghiệm nhiều giả thiết cho một quy trình công nghệ trên một mô hình số trên máy tính. Nhờ đó xác định được các thông số thích hợp cho một quy trình công nghệ để đưa vào sản xuất và ứng dụng thực tế. Kỹ thuật hiện đại này đem lại hiệu quả nhanh và rất kinh tế vì tránh làm thực nghiệm nhiều lần, nên rất phù hợp với tình hình ở Việt Nam khi cơ sở vật chất làm thí nghiệm còn thiếu thốn… Học viên được giới thiệu một số ứng dụng kỹ thuật mô phỏng trên máy tính cho lãnh vực công nghệ nhiệt lạnh.

Môn học tập trung khảo sát kỹ lưỡng các thành phần của hệ thống lạnh cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau của chúng đối với sự hoạt động của hệ thống. Ngoài ra các hệ thống lạnh đang được sử dụng trong thực tế cũng được khảo sát để tìm ra sự liên quan giữa lý thuyết và thực tế chế tạo các thiết bị.

Tài liệu tham khảo:


  • RoyJ. Dossat, Principles of Refrigeration – Prentice Hall, Inc – 1997.

  • ShanK. Wang, Handbook of air conditioning and refrigeration - Mc Graw Hill, Inc. -1994.

  • Heinz P. Bloch andJohn J.Hoefner, Reciprocating Compressors – Gulf Publishing Company – 1996.

  • Edwin P.Anderson, Refrigeration: Home and Commercial – Macmillan Publishing Company – 1990.

  • HVAC Handbooks -1996 – 1999.


3128 MẠCH ĐIỆN
Khái niệm và các định luật cơ bản về mạch điện. Chế độ xác lập hình sin trong các mạch điện tuyến tính. Các tính chất cơ bản về mạch điện. Các tính chất cơ bản của mạch điện tuyến tính các hàm truyền đạt. Mạng một cửa tuyến tính. Các tính chất cơ bản của mạch điện tuyến tính. Mạch điện ba pha. Mạch điện tuyến tính có kích thước chu kỳ không hình sin.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình mạch điện, Phạm Thị Cư, NXB Khoa học kỹ thuật.

  • Giáo trình Kỹ thuật điện, Hoàng Văn Doanh, NXB Khoa học kỹ thuật .


3131 MÁY ĐIỆN
Các vấn đề cơ bản trong khí cụ điện bao gồm mạch từ, sự trao đổi năng lượng điện - cơ hồ quang điện; các chế độ phát nóng; tiếp xúc điện. Một số chủng loại khí cụ điện.

Các chế độ làm việc; sơ đồ thay thế; giản đồ vectơ và đặc điểm vận hành máy biến áp.



Các vấn đề cơ bản của máy điện quay. Động cơ không đồng bộ, máy phát điện đồng bộ; máy điện một chiều; các động cơ đặc biệt công suất nhỏ cùng các đặc tính vận hành.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Chu Hùng, Tôn Thất Cảnh Hưng, Kỹ thuật điện 1, ĐHQG TP HCM, 2000.

  • Nguyễn Chu Hùng, Tôn Thất Cảnh Hưng, Nguyễn Hữu Phúc, Kỹ thuật điện 2, ĐHBK TP HCM, 1996.

  • A.E Fitzgerald, Electric Machinery, Mc. Graw Hill, 1998.


3138 QUẢN LÝ DỰ ÁN
Mục tiêu của môn học này là nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong quản lý dự án như phân tích và lựa chọn dự án, hoạch định và lập tiến độ dự án, giám sát và kiểm soát dự án, và các giao tiếp cận giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý dự án. Ngoài ra, môn học cũng giới thiệu các phần mềm liên quan nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án.

Tài liệu tham khảo:

  • Project Magement : Engineering, Technology and Implementation, Shtub, A., Bard J.F, and Globerson, S.Prentice Hall, 1994;

  • Project Management Institude. Guide to the Project Management Body of Knowledge – PMBOK Guide 2000 Edition. Newtown Square, Pennsylvania.


3140 THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG CÔNG NGHIỆP
Học phần này giúp cho sinh viên hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các động cơ điện, khí cụ điện hạ áp, và ứng dụng các thiết bị này trong hệ thống điều khiển tự động.

Tài liệu tham khảo:

  • Dương Văn Linh, Giáo trình Trang bị điện trong máy cắt kim loại.


3167 TT TRANG BỊ ĐIỆN
Cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành lắp ráp sửa chữa các mạch máy dùng relay, contactor trang bị cho các máy công cụ và các quá trình tự động đơn giản. Đồng thời môn học còn giúp sinh viên khả năng lập trình cho các bộ lập trình cỡ nhỏ, sử dụng bộ biến tần.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình thực tập trang bị điện – ĐH Lạc Hồng.

  • Dương Văn Linh, Giáo trình Trang bị điện trong máy cắt kim loại.

  • Tài liệu thực tập “Trang bị điện” cho sinh viên ngành cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật điện.

  • Trang Bị Điện - Điện Tử cho máy cắt kim loại / Vu Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, NXB Giáo dục, 1994..

  • Trang Bị Điện - Điện Tử cho máy công nghiệp dùng chung / Vu Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, NXB Giáo dục, 1994.

  • Các tài liệu kỹ thuật về các bộ điều khiển nhiệt độ của các hãng từ Internet.

  • Các tài liệu kỹ thuật thiết bị điều khiển công nghiệp của SIEMENS, OMRON.


3171 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đọc các tài liệu chuyên ngành điện công nghiệp được viết bằng tiếng Anh ở trình độ cơ bản.

Tài liệu tham khảo:

  • Eric H. Glendinning, Norman Glendinning, C Eng. MIMechE, Oxford English for electrical and mechanical engineering, Oxford University Press.

  • Oxford Advanced Learner’s Dictionary 7th edition.

  • Eric H. Glendinning, English in Focus English in Electrical Engineering and Electronic, OxfordUniversity Press.


3182 CUNG CẤP ĐIỆN
Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống cung cấp điện, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của phương án cung cấp điện, tính toán phụ tải điện, thiết kế trạm biến áp, tính toán tổn thất, lựa chọn các phần tử trong mạng phân phối hạ áp và thiết kế chiếu sáng công nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Lê Văn Doanh, Cẩm nang thiết bị đóng cắt ABB, NXB KHKT, Hà Nội, 1998, 864 tr.

  • Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm, Thiết kế cấp điện, NXB KHKT, Hà Nội, 2001, 330 tr.

  • Thiết kế điện, dự toán và tính giá thành, Người dịch: Phạm Văn Niên, 1996, 380tr. - - - E.A. - Soskyn, E.A. Kyreeva; Automatizing Control of Industry Power Supply, Moscow, Energoavtomyzdat, 1990, 383pp.

  • E.M. Ristkhein, Electrical Power Supply For Industry devices Moscow, Energoavtomyzdat, 1991, 424pp.


3195 THỰC TẬP TRANG BỊ ĐIỆN
Môn học Thực Tập Trang Bị Điện giảng dạy kiến thức về sơ đồ điều khiển, các khâu điều khiển điển hình và cách thức lắp đặt hệ thống trang bị điện – điện tử của các máy móc sản xuất trong thực tế.

Sau khi sinh viên học xong môn học này sẽ có khả năng hiểu rõ đặc điểm làm việc, xác định được phụ tải và lựa chọn được công suất động cơ truyền động cho các máy móc sản xuất trong thực tế.


3197 CUNG CAP ĐIỆN
Môn học Cung cấp điện giảng dạy kiến thức cơ bản về hệ thống cung cấp điện, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của phương án cung cấp điện, tính toán phụ tải điện, thiết kế trạm biến áp, tính toán tổn thất, lựa chọn các phần tử trong mạng phân phối hạ áp, thiết kế chiếu sáng công nghiệp, lựa chọn các biện pháp tiết kiệm điện và nâng cao chất lượng điện năng.

Sau khi sinh viên học xong môn học này sẽ có khả năng tính toán, thiết kế và thi công hệ thống điện cho các khu chung cư cao tầng, các phân xưởng, nhà máy xí nghiệp…


3202 AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
Một số ấn đề về khoa học bảo hộ lao động. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản trong khoa học bảo hộ lao động. Luật pháp chế độ chính sách bảo hộ lao động. Kỹ thuật vệ sinh lao động. Kỹ thuật an toàn điện. Kỹ thuật an toàn hoá chất. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. Môi trường. Môi trường và sự phát triển bền vững. Thông tin môi trường. Đánh giá tác động môi trường. Xử lý chất thải bảo vệ môi trường.

Tài liệu tham khảo:

  • An toàn lao động 1976, Viện bảo hộ lao động.

  • Tài liệu tập huấn bảo hộ lao động 1995 (Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ).

  • Kỹ thuật thông gió, Trần Ngọc Chấn, NXB xây dựng.

  • Kỹ thuật lọc bụi và làm sạch khí, Hoàng Kim Cơ.

  • Thông gió và kỹ thật xử lý khí thải, Nguyễn Duy Đông.


3205 CƠ KỸ THUẬT
Phần 1:

Vận dụng lý thuyết vào khảo sát các bài toán cân bằng tĩnh học cơ bản. Xác định được các lực tại các liên kết bằng phương pháp hình học, Phương pháp giải tích.

Vận dụng lý thuyết vào khảo sát: chuyển động của điểm, chuyển động của vật rắn, hợp chuyển động, chuyển động song phẳng.

Vận dụng lý thuyết vào bài toán cơ bản của sức bền vật liệu như: thanh chịu kéo (nén) đúng tâm, xoắn thuần túy, uốn ngang phẳng, chịu lực phức tạp (nén lệch tâm, uốn xiên, uốn cộng xoắn đồng thời )

Giải thích nguyên lý làm việc, các loại truyền động và phương pháp tính toán thiết kế các chi tiết máy để học sinh, ứng dụng vào tính toán những bài tập cơ bản thuộc cơ ứng dụng.

Phần 2:


Học phần này cung cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Thanh chịu kéo hoặc nén đúng tâm, Trạng thái ứng suất và thuyết bền, Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang, Uốn phẳng những thanh phẳng, Xoắn thanh phẳng, Thanh chịu lực phức tạp, Tính toán ổn định, Tính chuyển vị, Tính toán tải trọng động, Tính toán ống thành dầy, Giải hệ siêu tính bằng phương pháp lực, Thanh cong, Tính độ bền khi ứng suất thay đổi.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Văn Đình - Nguyễn Văn Khang - Đỗ Sanh, Cơ học, Tập 1. Tĩnh học và Động học, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1998.

  • Đào Huy Bích - Phạm Huyễn, Cơ học lý thuyết, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội – 1999.

  • Đỗ Sanh, Cơ học, Tập 2. Động lực học, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1998.

  • Đào Huy Bích - Phạm Huyễn, Cơ học lý thuyết, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nôi – 1999.

  • Nguyễn Văn Đình - Nguyễn Nhật Lệ - Đỗ Sanh, Bài tập cơ học, Tập 1. Tĩnh học và Động học, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1998.

  • Lê Doãn Hồng - Đỗ Sanh, Bài tập cơ học, Tâp 2. Động lực học, NXB Giáo dục, Hà Nội – 1998.


3207 CƠ SỞ CN CHẾ TẠO MÁY
Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quá trình sản xuất, quá trình công nghệ, các hình thức tổ chức sản xuất, cơ sở lý thuyết cắt gọt kim loại, các phương pháp gia công, chất lượng bề mặt chi tiết máy, độ chính xác gia công, chuẩn và kích thước công nghệ.

Tài liệu tham khảo:

  • Phùng Rân – Trương Ngọc Thục – Nguyễn Ngọc Đào, Giáo trình công nghệ chế tạo máy phần 1 và 2, Trường ĐH SPKT TPHCM 2006.

  • Đặng Văn Nghìn – Lê Minh Ngọc – Lê Đăng Nguyên – Lê Trung Thực, Cơ sở công nghệ chế tạo máy, Trường ĐH BK TPHCM 1992.

  • Trần Doãn Sơn – Hồ Đắc Thọ – Lê Đức Quý, Cơ sở công nghệ chế tạo máy, Trường ĐH BK TPHCM 1995.

  • Lê Văn Tiến – Nguyễn Đắc Lộc, Công nghệ chế tạo máy tập 1 và 2, NXB giáo dục 1994.

  • Dương Văn Linh – Trần Thế San – Nguyễn Ngọc Đào, hướng dẫn thực hành kỹ thuật tiện, NXB Đà Nẵng 2000.

  • Hoàng Trí – Nguyễn Thế Hùng – Trần Thế San, Thực hành cơ khí, NXB Đà Nẵng 2000.


3213 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH
Học xong môn học này học sinh có khả năng:

Trình bày được các khái niệm, chức năng, sơ đồ tổng quan hệ thống tự động hóa quá trình công nghệ.

Xác định được vai trò của việc đảm bảo kỹ thuật, thông tin, toán học trong hệ thống tự động hóa.

Mô tả được các hệ thống điều khiển tự động điển hình: Hệ thống điều khiển giám sát, Hệ thống điều khiển phân tán.



Bước đầu liên hệ đánh giá được về mặt cấu trúc, hoạt động của một số hệ thống sản xuất tự động trên thực tế.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Tự Động hóa với S7 –300, NXBKH&KT, 2002.

  • Siemens AG, Statement List for S7-300 and S7 –400. Reference Manual, 1996.

  • Siemens AG, Simatic Step 7 User Manual, 1996.

  • S7-200 Programmable Controller System Manual(Siemens).

  • Bộ điều khiển khả lập trình PLC (Lê Hoài Quốc- Chung Tấn Lâm).

  • Hệ thống điều khiển bằng khí nén.


3215 THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG KHUÔN MẪU
Sau khi học xong môn học này sinh viên có thể thiết kế được những chi tiết cơ khí và tính toán chọn vật liệu, phôi chọn máy dập và dự đoán được những ảnh hưởng cơ học đến quá trình biến dạng của vật liệu, khuôn. Sinh viên sử dụng thành thạo phần mền Pro/engineer trong quá trình thiết kế, tách khuôn và phần mền Deform giúp mô phỏng chuyển động của khuôn, các bước trong qui trình dập, tính toán được lực dập và các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy của vật liệu kim loại. Những sản phẫn chủ yếu của môn học này đó là các chi tiết cơ khí trong lĩnh vực mô tô và ô tô.

Tải liệu tham khảo:

  • Bài giảng “thiết kế và mô phỏng khuôn mẫu”

  • Fundamental of FEM

  • Principles of Metal Manufacturing Processes

  • Modeling of metal forming and machining processes

  • Basic Engineering Plasticity

  • Friction and Flow Stress in Metal Forming

  • Manual of Deform 3D software.


3221 KỸ THUẬT NHIỆT
Môn học gồm hai phần chính: Nhiệt động lực học kỹ thuật và dẫn nhiệt. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng, các quá trình nén khí, các chu trình sinh công và tiêu thụ công của môi chất khí. Môn học còn cung cấp cho sinh viên kiến thức về dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt.

Tài liệu tham khảo:

  • Kỹ thuật nhiệt, Bùi Hải - Trần Thế Sơn, NXB Khoa học kỹ thuật – 1999.

  • Nhiệt kỹ thuật đại cương, Trần Quang Nhạ - Nguyễn Hà Thanh - Lê Xuân Dục, NXB Đại học và THCN – 1972.

  • Cơ sở kỹ thuật nhiệt, Phạm Lê Dần - Đặng Quốc Phú, NXB Giáo dục – 2002.

  • Nhiệt động kỹ thuật, Phạm Lê Dần - Bùi Hải, NXB Giáo dục – 1999.

  • Truyền nhiệt, Đặng Quốc Phú - Trần Thế Sơn - Trần Văn Phú, NXB Giáo dục – 1999.

  • Holman J.P, Heat transfer, New York – 1986.

  • Holew J.R, Buckius R.O, Fundamental of Engineering Thermodynamics, New York – 1987.

  • Bài tập kỹ thuật nhiệt.


3222 KỸ THUẬT ĐIỆN
Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện, cách tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện cơ bản; cung cấp khái quát về đo lường các đại lượng điện. Trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy điện, khí cụ điện thường gặp trong sản xuất và đời sống.

Tài liệu tham khảo:

  • Sách, giáo trình chính Giáo trình Kỹ thuật điện.

  • Đề cương môn học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (bỏ).

  • Kỹ thuật điện, Đặng Văn Đào - Lê Văn Danh, NXB Khoa học kỹ thuật – 2000.

  • Bài tập kỹ thuật điện, Hoàng Hữu Thận, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

  • Bài tập kỹ thuật điện, Đặng Văn Đào - Lê Văn Danh, NXB Khoa học kỹ thuật – 1991.

  • Máy điện, tập 1, 2, Vũ Gia Hanh - Trần Khánh Hà - Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu, NXB Khoa học kỹ thuật – 2001.

  • Cơ sở kỹ thuật điện, tập 1, Đặng Văn Nhiễu – 1997.

  • Cơ sở lý thuyết mạch, quyển 1, 2, Nguyễn Bình Thành - Lê Văn Bảng - Phương Xuân Nhân - Nguyễn Thế Thắng, NXB Đại học và THCN – 1972.

  • Giáo trình Điện công nghiệp, Bùi Hồng Huế, NXB Xây dựng – 2003.


3223 KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ
Môn học gồm hai phần:

Phần dung sai và lắp ghép cung cấp cho sinh viên các kiến thức về: các khái niệm cơ bản về dung sai và lắp ghép, sai số gia công các yếu tố hình học của chi tiết, dung sai và lắp ghép bề mặt trơn, dung sai và lắp ghép các chi tiết điển hình, chuỗi kích thước.

Phần kỹ thuật đo cung cấp cho sinh viên các kiến thức về: các vấn đề cơ bản của kỹ thuật đo, đo kích thước dài, đo kích thước góc, đo sai lệch hình dạng và vị trí tương quan giữa các bề mặt.

Tài liệu tham khảo:


  • Trần Quốc Hùng, Dung sai kỹ thuật đo, Trường ĐH SPKT 2005.

  • Hoàng Xuân Nguyên, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, NXB giáo dục 1994.

  • Ninh Đức Tốn, Dung sai và lắp ghép, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2001.


3232 NGUYÊN LÝ, CHI TIẾT MÁY
Môn học chia thành 2 phần:

Phần 1: Chi tiết máy

Phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về: tính toán thiết kế các chi tiết theo các chỉ tiêu khả năng làm việc: độ bền, độ cứng, độ chịu mòn, độ chịu nhiệt …

Phần 2: Nguyên lý máy



Phần này trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng để giải các bài toán phân tích và tổng hợp cơ cấu. Đây là môn học cơ sở nghiên cứu về cấu tạo, động học và động lực học của cơ cấu.

Tài liệu tham khảo:

  • Trịnh Chất, Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1994.

  • Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, Tập I, II, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1994.

  • Nguyễn Văn Lẫm – Nguyễn Trọng Hiệp, Thiết kế chi tiết máy, Nhà xuất bản giáo dục, 1993.

  • Nguyễn Hữu Lộc – Nguyễn Tuấn Kiệt – Phan Tấn Tùng- Nguyễn Thanh Nam, Cơ sở thiết kế máy, Phần I, II, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, 2002.

  • Trịnh Chất – Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Tập I, II, Nhà xuất bản giáo dục, 1993.

  • Giáo trình Cơ Học Máy – TS Lại Khắc Liễm.

  • Bài học Nguyên Lý Máy – Tạ Ngọc Hải.

  • Nguyên lý máy – Đinh Gia Tường.


3249 ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY
Ứng dụng cơ sở lý thuyết của môn học lý thuyết nguyên lý chi tiết máy để giải quyết những bài toán tính toán và thiết kế các chi tiết máy cụ thể trong thực tế, phân tích, tính toán về hình học, động học và động lực học cho hệ thống.

Tài liệu tham khảo:

  • Trịnh Chất, Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1994.

  • Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, Tập I, II, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1994.

  • Nguyễn Văn Lẫm – Nguyễn Trọng Hiệp, Thiết kế chi tiết máy, Nhà xuất bản giáo dục, 1993.

  • Nguyễn Hữu Lộc – Nguyễn Tuấn Kiệt – Phan Tấn Tùng - Nguyễn Thanh Nam, Cơ sở thiết kế máy, Phần I, II, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, 2002.

  • Trịnh Chất – Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Tập I, II, Nhà xuất bản giáo dục, 1993.

  • Giáo trình Cơ Học Máy – TS Lại Khắc Liễm.

  • Bài học Nguyên Lý Máy – Tạ Ngọc Hải.

  • Nguyên lý máy – Đinh Gia Tường.


3250 ĐỒ ÁN CƠ ĐIỆN TỬ



Ứng dụng các kiến thức đã được trang bị của ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống Cơ Điện Tử và tập làm quen với cách giải quyết một đề tài nghiên cứu khoa học.

Tài liệu tham khảo:

  • Werner Roddeck, Einfuehrung in die Mechatronik B.G. Teubner Stuttgart 1997.

  • B. Heimann, Mechatronik Komponenten - Methoden-Beispiele Fachbuchverlag, Leipzig in Carl Hanser Verlag 1998.

  • Festo, Mechatronics 2001.

  • Các tài liệu liên quan đến cụ thể đề tài thực hiện.


3255 TT CAD/CAM/CNC
Môn này sẽ hướng dẫn sinh viên thực hành trên các máy CNC: máy tiện CNC, Máy phay CNC.

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu giáo viên biên sọan.

  • Đoàn Thị Minh Trinh – Công nghệ CAD/CAM.

  • Mastercam reference manual.


3256 TT CƠ KHÍ TỔNG QUÁT (NGUỘI + HÀN)
Môn học này nhằm rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cần thiết về nghề nguội và hàn điện hồ quang. Môn học gồm 2 phần: Phần lý thuyết cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: các dụng cụ trong nghề nguội, các bước tiến hành khi sử dụng các dụng cụ đó để gia công chi tiết; các kiến thức cơ bản về kỹ thuật hàn điện hồ quang. Phần thực hành rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cơ bản để hoàn thành bài tập tổng hợp gia công búa nguội và sử dụng máy hàn điện hồ quang để hàn được một số mối hàn.

Tài liệu tham khảo:

  • Thực tập cơ khí tổng quát dùng cho chuyên ngành cơ điện tử.

  • Nguyễn Ngọc Điện – Trịnh Thu Thủy, Gia công kim loại và an toàn trong công nghiệp, NXB Lao động – xã hội 2002.

  • Tài liệu hướng dẫn dạy nghề nguội, Vụ đào tạo nghề Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

  • Giáo trình cơ khí đại cương, Đại học Đà Nẵng 2002.

  • Oxford Advanced Learner’s Dictionary 7th edition.

  • Eric H. Glendinning, English in Focus English in Electrical Engineering and Electronic, OxfordUniversity Press.


3258 TT MÁY CÔNG CỤ 1
Trên cơ sở các kiến thức về lý thuyết đã học được ở môn cơ sở công nghệ chế tạo máy sinh viên được làm quen với các thao tác cơ bản trên một số máy móc, thiết bị, dụng cụ gia công cơ khí và đồng thời đạt được tay nghề cơ bản của các phương pháp gia công đó. Qua đợt thực tập sinh viên có khả năng lập được quy trình gia công một chi tiết cụ thể.

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu giáo viên biên sọan.

  • Công nghệ kim loại, Đào Quang Kế - Hoàng Đình Hiếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2005.

  • Dương Văn Linh – Trần Thế San – Nguyễn Ngọc Đào, hướng dẫn thực hành kỹ thuật tiện, NXB Đà Nẵng 2000.

  • Hoàng Trí – Nguyễn Thế Hùng – Trần Thế San, Thực hành cơ khí, NXB Đà Nẵng 2000.


3260 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ
Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đọc các tài liệu chuyên ngành Cơ Điện Tử được viết bằng tiếng Anh ở trình độ nâng cao.

Tài liệu tham khảo:

  • Eric H. Glendinning, Norman Glendinning, C Eng. MIMechE, Oxford English for electrical and mechanical engineering, Oxford University Press.


3268 TT TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
Học phần này giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môn học lý thuyết Truyền động điện và Điện tử công suất. Cách đi sơ đồ đồng lực, lắp mạch điều khiển cho động cơ AC 3 pha, động cơ AC 2 pha, động cơ DC. Các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ AC, DC. Biết cách biến đổi điện áp AC sang DC và ngược lại. Nguyên lý làm việc của bộ biến tần và ứng dụng biến tần để điều khiển tốc độ động cơ.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình thực tập truyền động điện – ĐH Lạc Hồng.

  • Lê Văn Doanh, Điều khiển máy điện, NXB KH & KT, 1999.

  • Nguyễn Dư Xứng, Cơ sở truyền động điện: tập I, II, ĐHSPKT.

  • Cyrin, w. Lander, Điện tử công suất ứng dụng trong điều khiển động cơ.

  • M. Chillikin, Electric Drive.


3275 TT MÁY CÔNG CỤ 2
Sinh viên được làm quen với các thao tác trên một số máy móc, thiết bị, dụng cụ gia công cơ khí và đồng thời đạt được tay nghề của các phương pháp gia công đó.

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu giáo viên biên sọan.

  • Công nghệ kim loại, Đào Quang Kế - Hoàng Đình Hiếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2005.

  • Dương Văn Linh – Trần Thế San – Nguyễn Ngọc Đào, hướng dẫn thực hành kỹ thuật tiện, NXB Đà Nẵng 2000.

  • Hoàng Trí – Nguyễn Thế Hùng – Trần Thế San, Thực hành cơ khí, NXB Đà Nẵng 2000.

  • James E. Mark (1999), Polymer data handbook, Oxford University Press.

  • Lon Mathias, Polymers, Department of Polymer Science, University of Southern Missisipi.

  • M. Alexandre and P. Dubois, Materials Science and engineering.

  • R.W.Cahn, P.Haasen, E.J.Kramer , Materials Science and Technology.


3292 XỬ LÝ ẢNH CÔNG NGHIỆP
Trong kỹ thuật điện và khoa học máy tính, xử lý hình ảnh bất kỳ hình thức xử lý tín hiệu đầu vào là một hình ảnh, chẳng hạn như một khung ảnh, đầu ra của xử lý hình ảnh có thể là một hình ảnh hoặc một tập hợp các đặc điểm hoặc các thông số liên quan đến hình ảnh. Hầu hết các kỹ thuật xử lý hình ảnh liên quan đến việc xử lý hình ảnh như là một tín hiệu hai chiều và áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật xử lý tín hiệu.

Xử lý hình ảnh thường dùng để chỉ xử lý hình ảnh kỹ thuật số, nhưng xử lý hình ảnh quang học và tương tự cũng có thể xảy ra.

Học xong phần này sinh viên có thể nắm được:


  • Các ứng dụng của xử lý ảnh trong công nghiệp.

  • Các thành phần xử lý và phân tích ảnh, các khối chức năng

  • Các công cụ xử lý ảnh.

Giáo trình được chia làm 5 chương và phần phụ lục: Chương 1, trình bày Tổng quan về xử lý ảnh, các khai niệm cơ bản, sơ đồ tổng quát của một hệ thống xử lý ảnh và các vấn đề cơ bản trong xử lý ảnh. Chương 2, trìnhbày các kỹ thuật nâng cao chất lượng ảnh dựa vào các thao tác với điểm ảnh, nâng cao chất lượng ảnh thông qua việc xử lý các điểm ảnh trong lân cận điểm ảnh đang xét. Chương này cũng trình bày các kỹ thuật nâng caochất lượng ảnh nhờ vào các phép toán hình thái. Chương 3, trình bày các kỹthuật cơ bản trong việc phát hiện biên của các đối tượng ảnh theo cả hai khuynh hướng: Phát hiện biên trực tiếp và phát hiện biên gián tiếp. Chương4 thể hiện cách kỹ thuật tìm xương theo khuynh hướng tính toán trục trung vị và hướng tiếp cận xấp xỉ nhờ các thuật toán làm mảnh song song và gián

tiếp. Và cuối cùng là Chương 5 với các kỹ thuật hậu xử lý.


4001 KỸ THUẬT ĐIỆN CÔNG TRÌNH
Môn học trang bị cho sinh viên những vấn đề chung về tính toán thiết kế hệ thống cấp điện cho công trình xây dựng. Chương trình học còn giới thiệu cho sinh viên một số khái niệm về :

  • Hệ thống chống sét (lightning protection)

  • Hệ thống thông tin liên lạc (communication system)

  • Hệ thống chống trộm cướp (security system)

  • Hệ thống cứu hỏa tự động (fire protection system)

  • Hệ thống điện thang máy (electrification for elevator)

  • Hệ thống điện điều hòa trung tâm và hệ thống điện bơm nước .

  • Hệ thống ăng-ten cho ti-vi (master antenna)

Tài liệu tham khảo:

  • Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp - ĐHBK Hà Nội -1993.

  • Thiết kế cấp điện - NXB KHKT - 1997.

  • Gerd Balzer, Bernhard Boehle and Others -Switchgear manual - Bản dịch của Lê Văn Doanh, Cẩm nang thiết bị đóng cắt - NXB KHKT - 1998.

  • A. A. Fedorov, Bản dịch của Lê Văn Doanh, Sách tra cứu về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, NXB Cầu Vồng - 1981, .

  • Các calalogue chào hàng của ABB, Cooper (Mỹ), Melix Gerin (Pháp), Fuji Electric (Nhật), Siemens (Đức)...

  • BS (British Stardard), Tiêu chuẩn lắp đặt theo JIS (Japanese Industrial Stardard) và tiêu chuẩn Việt Nam.


4002 TRẮC ĐỊA
Nội dung chính của Học phần bao gồm các vấn đề trắc địa cơ bản nhưng cần thiết cho xây dựng công trình như: Định vị điểm, định hướng đường thẳng, sử dụng bản đồ, đo góc, đo dài, đo cao, đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình, các dạng công tác bố trí công trình, đo vẽ hoàn công, quan trắc biến dạng công trình .

Tài liệu tham khảo:

  • Trắc địa - Phạm Văn Chuyên - NXB KHKT - Hà Nội, in lần thứ 3 năm 2001.

  • Trắc địa đại cương - Nguyễn Tấn Lộc, Trần Tấn Lộc, Lê Hoàng Sơn, Đào Xuân Lộc - NXB ĐHBK Tp.Hồ Chí Minh - 1996.

  • Trắc địa - Đỗ Hữu Hinh, Đào Duy Liêm, Lê Duy Ngụ, Nguyễn Trọng San - NXB GD, Hà Nội - 1992.

  • Trắc địa - Nguyễn Quang Tác - NXB Xây dựng, Hà Nội - 1998.


4003 NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH
Bao gồm các nội dung chính về Kiến trúc, Kết cấu xây dựng, vật liệu xây dựng và thi công công trình .

  • English of civil engineering – Võ Như Cầu

  • Thực hành tiếng Anh trong kiến trúc và xây dựng – Đỗ Văn Thái .

  • Luyện kỹ năng đọc hiểu và dịch thuật Tiếng Anh chuyên ngành kiến trúc và xây dựng - Quang Hùng – Tống Phước Hằng.

  • Tiếng Anh trong xây dựng và kiến trúc – Võ Như Cầu

  • Từ điển xây dựng cơ bản - Võ Như Cầu

  • English vocabulary organizer - Chris Gough.

  • Mố trụ cầu - Nguyễn Minh Dương & Dương Minh Thu

  • Kết cấu bê tông cốt thép 1 – TL Khoa KTCT


4005 HÌNH HỌA – VẼ KỸ THUẬT
Môn học này trang bị cho sinh viên khả năng tư duy không gian; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ thông thường cũng như các phần mềm và thiết bị vẽ tự động, nhằm biểu diễn và đọc được các ý tưởng kỹ thuật trên bản vẽ, theo đúng các tiêu chuẩn Quốc tế (ISO ) và Việt Nam (TCVN).

Tài liệu tham khảo:

  • Vẽ kỹ thuật xây dựng - Đoàn Như Kim - NXB Gíáo Dục - 2007.

  • Vẽ kỹ thuật - Trần Hữu Quế - NXB GD – 2006.

  • Bài tập Vẽ kỹ thuật xây dựng 1,2 - Đoàn Như Kim – NXB Giáo Dục – 2007 .

  • Excercises in machine drawing - S.K. BOGOLYUBOV, MIR -1980 .


4006 AUTOCAD
Trang bị những kiến thức cơ bản về cách trình bày bản vẽ và thể hiện bản vẽ thiết kế một cách đúng nhất và nhanh nhất. Nôi dung chính của môn học: Các lệnh vẽ cơ bản, hiệu chỉnh mô hình, thể hiện kích thước trên bản vẽ, in ấn bản vẽ, …

Tài liệu tham khảo:

  • Hướng dẫn học nhanh AutoCAD 2006 - Nguyễn Khánh Hùng, Phạm Thái Thạnh - Nhà Xuất Bản Thống Kê.

  • Sử dụng AutoCAD 2006 - Nguyễn Hữu Lộc - Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TPHCM .


4009 CƠ LƯU CHẤT
Cơ lưu chất là môn kỹ thuật cơ sở cho tất cả các ngành kỹ sư. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quy luật cân bằng, chuyển động của lưu chất; về sự tương tác của lưu chất với các vật thể chuyển động trong lưu chất hoặc với các thành bao quanh. Đồng thời môn học nầy cũng trang bị cho sinh viên phương pháp giải quyết vài bài toán ứng dụng đơn giản trong các ngành kỹ thuật xây dựng, thủy lợi, cấp thoát nước, hệ thống điện, cơ khí , hoá, tự động thủy khí, hàng không,…

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Cơ học lưu chất - Gvc.MSc Đặng Quý – 2000 .

  • Cơ học chất lỏng kỹ thuật - Trần Chấn Chỉnh, Lê Thị Minh Nghĩa - NXB Giáo dục – 1996.

  • Cơ học chất lỏng ứng dụng - Nguyễn Hữu Chí - NXB Đại học & THCN – 1973 .

  • “Thủy lực” tập 1 - Vũ Văn Tảo, Nguyễn Cảnh Cầm - NXB Đại học & THCN – 1978 .

  • Bài tập Cơ học chất lỏng ứng dụng tập 1,2 - Nguyễn Hữu Chí - NXB Đại học & THCN – 1979 .

  • Introduction to fluid mechanics - Whitaker Prentice – Hall, I.N.C – 1968 .

  • Fluid mechanics - Streeter V.L Fourth Edition - McGraw – Hill, I.N.C – 1962 .


4012 CƠ HỌC CƠ SỞ
Tĩnh học: Các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học, thu gọn hệ lực, điều kiện cân bằng của hệ lực, bài toán cân bằng của vật rắn - hệ vật rắn, ma sát, trọng tâm .

Động học: động học điểm, hai chuyển động cơ bản của vật rắn, chuyển động phức hợp điểm, chuyển động song phẳng của vật rắn, chuyển động quay quanh một điểm cố định, chuyển động tổng quát của vật rắn. Mô hình hóa cơ cấu động học .

Động lực học: động lực học chất điểm, đặc trưng hình học khối lượng của hệ, các định lý tổng quát của động lực học hệ, nguyên lý D'Alambert, nguyên lý di chuyển khả dĩ, phương trình Lagrange 2 .

Chuyên ngành cơ học: Kỹ thuật xây dựng, Cơ khí, Kỹ thuật giao thông, Kỹ thuật địa chất và dầu khí .



Tài liệu tham khảo:

  • Cơ học 1,2 - Đỗ Sanh - NXB Giáo dục, 1999.

  • Bài tập cơ học tập 1 - Lê Doãn Hồng, Đỗ Sanh – NXB Giáo dục, 1998 .

  • Giáo trình giản yếu cơ học lý thuyết - X. M. Targ - NXB ĐH&THCN, NXB Mir, 1983 .

  • Cơ học lý thuyết - Nguyễn Trọng Chuyền, Nguyễn Thế Tiến, Trần Hữu Duẩn. - NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp .

  • Cơ học lý thuyết - Nguyễn Văn Đình, Lê Doãn Hồng, Nguyễn Nhật Lệ, Đỗ Sanh - NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp .

  • Cơ học đại cương và Cơ học môi trường liên tục - Trương Tích Thiện - Trường ĐHBK Tp. Hồ Chí Minh, 2003.

  • Cơ kỹ thuật - Trương Tích Thiện, Vũ Duy Cường - ĐH Kỹ Thuật Tp. HCM, 1999.

  • Nguyên lý máy - Bùi Xuân Liêm - NXB Giáo dục, 1994 .


4013 SỨC BỀN VẬT LIỆU 1


  • Các khái niệm cơ bản về ứng lực, ứng suất trong bài toán thanh .

  • Trạng thái ứng suất đơn và phức tạp trong thanh .

  • Các thuyết bền .

  • Các đặc tr­ưng hình học cần thiết khi tính toán thanh .

  • Các bài toán thanh chịu xoắn và chịu uốn phẳng

  • Ổn định thanh chịu nén .

Tài liệu tham khảo:

  • Sức bền vật liệu 1 – Lê Hoàng Tuấn, Bùi Công Thành – NXB Khoa học Kỹ thuật – 1998 .

  • Sức bền vật liệu - PGS.TS. Lê Ngọc Hồng - NXB KHKT - 1998, 2000.

  • Sức bền vật liệu - Nguyễn Y Tô và Bộ môn SBVL - NXB KHKT – 1998 .

  • Giáo trình và bài tập về SBVL của các trường đại học kỹ thuật .


4014 SỨC BỀN VẬT LIỆU 2


  • Thanh chịu lực phức tạp .

  • Ổn định thanh thẳng chịu nén đúng tâm .

  • Tính chuyển vị hệ thanh

  • Tính hệ siêu tĩnh phẳng bằng phương pháp lực .

  • Tải trọng động .

Tài liệu tham khảo:

  • Sức bền vật liệu 2 – Lê Hoàng Tuấn – NXB Khoa học Kỹ thuật – 1998 .

  • Sức bền vật liệu - PGS.TS. Lê Ngọc Hồng - NXB KHKT - 1998, 2000.

  • Sức bền vật liệu - Nguyễn Y Tô và Bộ môn SBVL - NXB KHKT – 1998 .

  • Giáo trình và bài tập về SBVL của các trường đại học kỹ thuật .


4015 CƠ HỌC KẾT CẤU 1
Hệ thanh phẳng tĩnh định :

  • Phân tích cấu tạo hình học .

  • Phân tích nội lực của hệ chịu tải bất động và di động .

  • Khái niệm hệ không gian .

  • Xác định chuyển vị trong hệ thanh phẳng đàn hội tuyến tính .

  • Khái niệm về hệ siêu tĩnh, bậc siêu tĩnh .

  • Phương pháp lực và cách tính hệ thanh phẳng siêu tĩnh.

  • Phương pháp chuyển vị tính hệ thanh phẳng .

Tài liệu tham khảo:

  • Cơ học kết cấu 1 - Lều Thọ Trình .

  • Bài tập Cơ học kết cấu 1 - Lều Thọ Trình .

  • Fundamentals of Structural Analysis - H. H. West and L. F. Geschwindner .

  • Structural Analysis - A. Kassimali .

  • Structural Engineering Handbook - Chen Wai-Fah .


4016 CƠ HỌC KẾT CẤU 2
Tính chuyển vị của hệ thanh chịu các nguyên nhân khác nhau. Các phương pháp cơ bản để tính kết cấu siêu tĩnh như: Phương pháp Lực, Phương pháp Chuyển vị, Phương pháp hỗn hợp. Ngoài ra cách xác định đường ảnh hưởng cho kết cấu tĩnh định và siêu tĩnh bằng phương pháp động cũng đươc tính đến.

Tài liệu tham khảo:

  • Cơ học kết cấu 2 - Lều Thọ Trình .

  • Bài tập Cơ học kết cấu 2 - Lều Thọ Trình .

  • Fundamentals of Structural Analysis - H. H. West and L. F. Geschwindner .

  • Structural Analysis - A. Kassimali .

  • Structural Engineering Handbook - Chen Wai-Fah .


4017 ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Các kiến thức cơ bản về đất đá xây dựng, nước dưới đất. Các hiện tượng, quá trình địa chất động lực, các phương pháp khảo sát địa chất công trình .

Tài liệu tham khảo:

  • Cơ sở địa chất công trình và địa chất thuỷ văn công trình - Nguyễn Hồng Đức - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2000.

  • Địa kỹ thuật - Trần Thanh Giám - NXB Xây dựng, Hà Nội – 1999 .

  • Địa kỹ thuật có ví dụ và lời giải - Nguyễn Ngọc Bích - NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 1996 .

  • Địa chất công trình (3 tập) - Lômtadze V.D - NXB ĐH và THCN, Hà Nội – 1982 .

  • Đất xây dựng - Địa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất trong xây dựng - Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thị Thanh Bình, Vũ Đình Phụng - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2001 .

  • Địa chất học cho kỹ sư xây dựng và cán bộ kỹ thuật môi trường - Alan E.Kehew - NXB Giáo dục, Hà Nội – 1998 .


4018 CƠ HỌC ĐẤT
Bao gồm: Sự hình thành của đất, các pha hợp thành đất, các đặc trưng vật lý của đất; các tính chất cơ học và các đặc trưng liên quan. Sự phân bố ứng suất trong đất, các vấn đề về biến dạng, sức chịu tải của nền đất, ổn định của khối đất và áp lực đất lên các vật rắn .

Tài liệu tham khảo:

  • Cơ học đất - Nguyễn Văn Qùi - NXB Giáo dục, Hà Nội – 1973 .

  • Cơ học đất I& II – Withlow - NXB Giáo dục, Hà Nội – 1997

  • Cơ học đất - Vũ Công Ngữ, Nguyễn Văn Dũng – NXB KHKT, Hà Nội – 1998 .

  • Cơ học đất - Vũ Công Ngữ - NXB Giáo Dục - 2006.


4019 VẬT LIỆU XÂY DỰNG
- Các tính chất cơ lý chủ yếu của vật liệu xây dựng dùng cho các công trình xây dựng.

- Các tính năng kỹ thuật chủ yếu của các loại vật liệu xây dựng phổ biến dùng cho các công trình xây dựng như: vật liệu đá thiên nhiên, vật liệu gốm xây dựng, chất kết dính vô cơ (thạch cao xây dựng, ximăng Portland), bêtông ximăng, vữa xây dựng …



Tài liệu tham khảo:

  • Vật liệu xây dựng – Phùng Văn Lự - NXB Giáo dục, Hà Nội - 2002 .

  • Bài tập Vật liệu xây dựng – Phùng Văn Lự - NXB Giáo dục, Hà Nội - 2001 .


4025 KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 1
Môn học này nhằm mục đích phân tích các tính năng cơ lý chủ yếu của bê tông, tính toán tiết diện cấu kiện và lượng cốt thép cần thiết; bố trí cốt thép một cách hợp lý trong các tiết diện khi chịu những trạng thái ứng suất đơn giản; uốn, kéo, nén, kéo lệch tâm, nén lệch tâm. Việc tính toán theo 2 trạng thái giới hạn và là cơ sở bắt buộc để nghiên cứu việc tính toán kết cấu nhà cửa về sau .

Tài liệu tham khảo:

  • TCXDVN 356:2005, Kết cấu Bê tông và Bê tông Cốt thép, Tiêu chuẩn thiết kế - NXB Xây dựng, 2005 .

  • Kết cấu Bê tông Cốt thép, Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống.. - NXB KHKT - 2006 .

  • Bài giảng môn học “Kết cấu Bê tông Cốt thép theo TCXDVN 356:2005, Phần cấu kiện cơ bản” - Lê Đức Hiển, ĐH Tôn Đức Thắng – 2007 .

  • Tính toán tiết diện cột Bê tông Cốt thép - Nguyễn Đình Cống.. - NXB Xây dựng - 2006 .

  • Design of Concrete Structure - Athur Nilson, -1997 .

  • Thiết kế Kết cấu Bê tông và Bê tông Cốt thép theo Tiêu chuẩn Anh - BS 8110-97 - Nguyễn Trung Hòa (dịch và chú giải).. - NXB Xây dựng – 2003 .


4030 KINH TẾ XÂY DỰNG
Quản lý kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng. Đi sâu vào việc quản lý sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư từ đó đưa ra được các dự án đầu tư tốt nhất và quản lý thực hiện dự án. Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong thiết kế và thi công. Đưa ra được các biện pháp hạ giá thành công trình trên cơ sở phân tích họat động kinh tế của công ty xây lắp.

Tài liệu tham khảo:

  • Lập “ Dự án khả thi”, tính “ Dự tóan xây dựng” và quản lý đầu tư xây dựng .

  • Kinh tế xây dựng – TS. Nguyễn Công Thạnh, ĐHBK TP.HCM – 2005 .

  • Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng – GS.TS. Nguyễn Văn Chọn .

  • Kinh tế đầu tư xây dựng – GS.TS. Nguyễn Văn Chọn – 2003 .

  • Quản trị dự án đầu tư xây dựng – TS. Nguyễn Xuân Thủy – 2003 .

  • Quản lý dự án đầu tư – ThS. Đào Thị Xuân Lan – 2004.

  • GT Kinh tế xây dựng – TS. Nguyễn Văn Khiêm – Bộ XD Hà Nội – 2006 .


4036 THỰC TẬP TRẮC ĐỊA
Sử dụng máy kinh vĩ và máy ni-vô để đo các yếu tố cơ bản; đo góc bằng, đo góc đứng, đo dài bằng vạch ngắm xa và mia đứng, đo cao lượng giác, đo cao hình học .

Tài liệu tham khảo:

  • Hướng dẫn thực tập trắc địa đại cương - Bộ môn Trắc địa Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội – 1990 .

  • Thực tập trắc địa công trình - B. C. Khâyphết, B. B. Đanhilêvích - NXB "Nhedra" Mátxcơva -1973.

  • Tài liệu của các trường đại học kỹ thuật .


4037 THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Thực tập ngoài hiện trường nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình của một khu vực bằng các phương pháp khảo sát địa chất công trình khác nhau: trực quan, khoan, xuyên, nén, đổ hút nước thí nghiệm .

Tài liệu tham khảo:

  • Địa kỹ thuật thực hành - Trần Thanh Giám, Nguyễn Hồng Đức, Nguyễn Ngọc Bích - NXB Xây dựng - Hà Nội - 1999.

  • Thực tập địa chất công trình - Nguyễn Văn Phương, Trần Thanh Giám, Nguyễn Tính, Nguyễn Uyên - NXB Giáo dục - Hà Nội – 1996 .



4038 THỰC TẬP KỸ THUẬT 1
Công tác chuẩn bị mặt bằng, công tác nề ( xây, tô, ốp, lát, cán nền, ....), công tác hoàn thiện.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình kỹ thuật nề, NXB Xây dựng Hà Nội -2000 .

  • Kỹ thuật thi công - NXB Xây dựng .

  • Bản vẽ thi công tại công trường xây dựng .


4042 ĐỒ ÁN KC BÊ TÔNG CỐT THÉP


  • Vận dụng những kiến thức đã học trong môn học kết cấu bê tông cốt thép về tính toán và cấu tạo cấu kiện chịu uốn để thiết kế một kết cấu cụ thể .

  • Thực hiện tính toán tương đối hoàn chỉnh sàn công tác bằng BTCT. Bao gồm việc xác định các loại tải trọng, xác định nội lực, tổ hợp và chọn cốt thép; bố trí cốt thép cho những bộ phận kết cấu sàn – dầm theo 1 trong 2 phương án: bản làm việc 1 phương hay 2 phương .

  • Kết cấu Bê tông cốt thép, phần kết cấu nhà cửa - Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống, Trịnh Kim Đạm, Nguyễn Xuân Liên, Nguyễn Phấn Tấn – Nhà xuất bản KHKT, 1998 .

  • Kết cấu bê tông Cốt thép 2, phần cấu kiện nhà cửa, Tài liệu lưu hành nội bộ - Lê Đức Hiển .

  • Kết cấu Bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn Thiết kế TCVN 5574 -1991 .

  • Tải trọng và tác động –TCVN 2737-1995 .

  • Sàn sườn toàn khối có bản loại dầm - Nguyễn Đình Cống – Nhà xuất bản KHKT - 2003.


4043 ĐỒ ÁN NỀN & MÓNG
Vận dụng những kiến thức đã học trong các học phần Cơ học đất, Nền và Móng tính toán thiết kế cho các móng thông thường.

Tài liệu tham khảo:

  • Nền và móng - Lê Đức Thắng - NXB Giáo dục, Hà Nội – 1998.

  • Kết cấu sàn bê tông cốt thép - Nguyễn Đình Cống - NXB KHKT, Hà nội – 2001.

  • Kết cấu bê tông cốt thép - Ngô Thế Phong và các tác giả, , - NXB Khoa học Kỹ thuật – 2002.

  • Tài liệu hướng dẫn đồ án "Nền và móng" của các trường đại học.



4107 KIẾN TRÚC 1
Kiến trúc dân dụng .

Những cơ sở thiết kế kiến trúc: trình tự thực hiện, bố cục kiến trúc, không gian chức năng; những đặc điểm về kinh tế – kỹ thuật khi thiết kế những công trình dân dụng như nhà ở, chung cư, nhà làm việc, khách sạn, công trình công cộng, công trình đặc biệt … sẽ là những nội dung cơ bản của giáo trình này .



Tài liệu tham khảo:

  • Nguyên lý kiến trúc dân dụng – Nguyễn Tài My.

  • Sáng tác kiến trúc – Đặng Thái Hoàng.

  • Kiến trúc nhà ở - Đặng Thái Hoàng.

  • Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ Xây Dựng ban hành tháng 12/1996.

  • Nguyên lý kiến trúc nhà dân dụng – Nguyễn Đức Thiềm.

  • Các tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước .


4108 KIẾN TRÚC 2
Kiến trúc công nghiệp .

Kiến trúc nhà công nghiệp một tầng, nhiều tầng và các loại. Gồm 2 phần :

* Nguyên lý thiết kế nhà công nghiệp.

* Nguyên lý cấu tạo các bộ phận nhà công nghiệp ( mái, sàn, trục định vị, cầu trục … ).



Tài liệu tham khảo:

  • Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB Xây dựng, Hà Nội - 1997.

  • Quy hoạch khu công nghiệp, thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy và công trình công nghiệp – Vũ Duy Cừ - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2003.

  • Thiết kế kiến trúc công nghiệp – Nguyễn Minh Thái - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2003.

  • Một số vấn đề tổ chức khu công nghệ cao tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kiến Trúc – Quy hoạch – Nguyễn Thị Hồng – 2002.

  • Các hồ sơ thiết kế quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, Khu công nghệ cao..

  • Luật xây dựng– NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2004.

  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Bộ Xây Dựng , 03/04/2008.

  • Kiến trúc 2 ( Kiến trúc công nghiệp ) – Nguyễn Tài My.

  • Các tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước.


4111 CẤP THOÁT NƯỚC
Giới thiệu các vấn đề về cấp và thoát nước ở bên ngoài và bên trong nhà. Phần cấp nước sẽ đề cập đến các loại nguồn nước và các sơ đồ xử lý nước, hệ thống cấp nước cho khu vực và cho công trường xây dựng cũng như hệ thống cấp nước trong nhà; trong đó sẽ nhấn mạnh đến việc tính toán và thiết kế mạng lưới cấp nước. Phần thoát nước sẽ trình bày các vấn đề chủ yếu về hệ thống thoát nước cho khu vực và trong nhà cũng như các phương pháp xử lý nước thải.

Tài liệu tham khảo:

  • Cấp thoát nước trong nhà - Bộ Xây Dựng.

  • Công trình cấp thoát nước – ĐHBK Tp. HCM

  • Tiêu chuẩn thiết kế và nghiệm thu hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình, TCVN.

  • Tài liệu thiết kế thực tế.


4120 NỀN & MÓNG 1
Những nguyên lý, qui trình, qui phạm thiết kế nền móng và trình tự thiết kế các loại móng nông: móng đơn, móng băng, móng bè .

Những kiến thức cơ bản về những phương pháp xử lý và gia cố nền đất .

Nền Móng - Châu Ngọc Ẩn - Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP. HCM, 2002 .

Giáo trình Nền – Móng - Vũ Công Ngữ - Bộ GD & ĐT, 1990 .

Foundation analysis and design - Bowles Joseph E. – 1988 .
4121 NỀN & MÓNG 2


  • Những nguyên lý, qui trình, qui phạm thiết kế các dạng móng đặc biệt; móng sâu: móng cọc, móng cọc khoan nhồi, móng cọc barrette, móng trụ ống; móng chịu tải trọng ngang, móng chịu tải trọng động .

  • Tính toán nền móng công trình trên đất yếu.

Tài liệu tham khảo:

  • Nền Móng - Châu Ngọc Ẩn - Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP. HCM, 2002.

  • Giáo trình Nền – Móng - Vũ Công Ngữ - Bộ GD & ĐT, 1990 .

  • Foundation analysis and design - Bowles Joseph E. – 1988.


4122 CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU
Đối với những loại đất yếu ở miền Nam, với diện tích bao phủ mặt bằng rất lớn; công trình đòi hỏi những điều kiện tính toán đặc biệt. Với những lý thuyết đã được nghiên cứu ở nhiều nước. Những dạng móng, cọc và những cách gia cố nền đất hiện đại sẽ được giới thiệu trong môn học này .

Tài liệu tham khảo:

  • Những phương pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu - Hoàng Văn Tân - NXB KHKT, Hà Nội – 1973.


4123 KẾT CẤU THÉP 1
Tính toán và thiết kế những cấu kiện đơn giản bằng thép hình hay gỗ và chất dẻo. Gồm 2 phần :

  • Kết cấu thép: tính toán được các loại liên kết, thiết kế dầm, cột, dàn theo dạng định hình hay tổ hợp .

  • Kết cấu gỗ: tính toán được các liên kết, chọn tiết diện cấu kiện dùng gỗ hay liên kết mềm và một số dạng kết cấu gỗ chịu lực khác .

  • Kết cấu thép cấu kiện cơ bản - Phạm Văn Hội - NXB khoa học và kỹ thuật.

  • Kết cấu thép - Đỗ Đào Hải - NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM .

  • Kết cấu thép (Đại học Thủy lợi) - Vũ Thành Hải - NXB Xây dựng.

  • Kết cấu thép công trình dân dụng và công nghiệp - Phạm Văn Hội - NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  • Bài tập thiết kế kết cấu thép (Đại học Quốc gia) - Trần Thị Thôn - NXB khoa học và kỹ thuật.

  • Thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp một tầng - GS: Đoàn Định Kiến - NXB KHKT.

  • Kết cấu thép (Tiêu chuẩn thiết kế) TCXDVN: 338-2005 - NXB Xây dựng.


4124 KẾT CẤU THÉP 2
Tính toán các kết cấu đặc biệt bằng thép gồm: Khung nhà công nghiệp, kết cấu thép dự ứng lực, nhà nhịp lớn, tháp trụ và kết cấu thép bản .

Phân tích những nội lực của dạng kết cấu phức tạp nhằm có những kỹ năng ban đầu để nghiên cứu chuyên sâu và biết các cấu tạo, liên kết kết cấu thép trong những trường hợp khó .



Tài liệu tham khảo:

  • Kết cấu thép cấu kiện cơ bản - Phạm Văn Hội - NXB khoa học và kỹ thuật.

  • Kết cấu thép - Đỗ Đào Hải - NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.

  • Kết cấu thép (Đại học Thủy lợi) - Vũ Thành Hải - NXB Xây dựng.

  • Kết cấu thép công trình dân dụng và công nghiệp - Phạm Văn Hội - NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  • Bài tập thiết kế kết cấu thép (Đại học Quốc gia) - Trần Thị Thôn - NXB khoa học và kỹ thuật.

  • Thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp một tầng - GS Đoàn Định Kiến - NXB KHKT.

  • Kết cấu thép (Tiêu chuẩn thiết kế) TCXDVN: 338-2005 - NXB Xây dựng.


4121 KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2


  • Bê tông cốt thép: Chủ yếu tính toán các bộ phận của kết cấu nhà cửa bằng BTCT bao gồm các loại sàn, kết cấu khung, dầm, móng, mái và nhà công nghiệp 1 tầng. Kết thúc môn học này trên nguyên tắc sinh viên có thể tự thiết kế những công trình nhỏ, vừa, kiên cố .

  • Gạch đá: Phần này sẽ giới thiệu tóm tắt về tính năng cơ lý của khối xây gạch và gạch đá có hay không có cốt thép; cách tính toán những khối xây ấy với các trạng thái ứng suất chịu khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

  • Kết cấu Bê tông và Bê tông Cốt thép, Tiêu chuẩn thiết kế - TCXDVN 356:2005 - NXB Xây dựng – 2005.

  • Tải trọng và Tác động, Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 2737:1995.

  • Kết cấu Bê tông Cốt thép, Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống - Nhà xuất bản KHKT – 2006.

  • Kết cấu Bê tông Cốt thép, Phần kết cấu nhà cửa - Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống, … - Nhà xuất bản KHKT – 1998.

  • Bài giảng môn học “Kết cấu Bê tông Cốt thép 2”, Phần kết cấu nhà cửa - Lê Đức Hiển - ĐH Tôn Đức Thắng – 2007.

  • Tính toán tiết diện cột Bê tông Cốt thép - Nguyễn Đình Cống - NXB Xây dựng - 2006.

  • Design of Concrete Structure - Athur Nilson – 1997.

  • Thiết kế Kết cấu Bê tông và Bê tông Cốt thép theo Tiêu chuẩn Anh,BS 8110-97 - Nguyễn Trung Hòa (dịch và chú giải) - NXB Xây dựng - 2003.


4127 KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 3


  • Tính toán các cấu kiện đặc biệt bằng BTCT bao gồm: tường chắn đất, bể chứa chất lỏng các loại, silô, bunke và mái vỏ không gian.

  • Phân tích nội lực trong những dạng kết cấu phức tạp và nắm bắt được kỹ thuật tính toán, cấu tạo cốt thép trong những kết cấu đó để vận dụng vào thực tế nghề nghiệp của mình lâu dài.

Tài liệu tham khảo:

  • Kết cấu Bê tông cốt thép, phần kết cấu nhà cửa - Ngô Thế Phong, Lý Trần Cường, Trịnh Kim Đạm, Nguyễn Lê Ninh. –NXB KHKT – 1998.

  • Bài giảng kết cấu bê tông cốt thép 3 - Nguyễn Văn Hiệp - ĐHBK Tp.HCM.

  • Bài giảng Kết cấu bê tông cốt thép 3 - Lê Đức Hiển - ĐH Tôn Đức Thắng.

  • Kết cấu Bê tông cốt thép –Tiêu chuẩn Thiết kế TCVN 5574-1991.

  • Tải trọng và tác động –TCVN 2737-1995


4128 KỸ THUẬT THI CÔNG – MÁY XD


  • Kỹ thuật thi công: những kiến thức cơ bản về biện pháp thi công các công trình Dân dụng và Công nghiệp gồm những nội dung chính: thi công phần công tác đất, thi công cốt- pha, cốt thép, bê tông. Công tác lắp dựng các cấu kiện trong công trình và công tác xây, hoàn thiện .

  • Máy xây dựng: Các kiến thức cơ bản về đặc điểm, cấu tạo chung của máy xây dựng; cấu tạo, tính năng kỹ thuật, khai thác sử dụng, tính toán đơn giản …của các loại máy thường sử dụng trong xây dựng cơ bản như: máy nâng, máy - làm đất, thiết bị gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác máy xây dựng.

Tài liệu tham khảo:

  • Kỹ thuật thi công 1,2 – TS. Đỗ Đình Đức, PGS Lê Kiều.

  • Thi Công công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - Th.S Nguyễn Văn Thịnh.

  • Kỹ thuật thi công - Nguyễn Văn Hiện.

  • Địa chất công trình - Nguyễn Uyên, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Định, Nguyễn Xuân Diến.

  • Máy Xây Dựng - Nguyễn Văn Hùng, Phạm Quang Dũng, Nguyễn Thị Mai.


4129 TỔ CHỨC XÂY DỰNG
Thiết kế Tổ chức thi công các công trình Dân dụng & Công nghiệp gồm :

  • Khái quát về tổ chức xây dựng công trình.

  • Tổ chức thực hiện các quá trình xây lắp.

  • Lập tiến độ thi công công trình.

  • Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng.

  • Tổ chức lao động và quản lý họat động xây lắp.

Tài liệu tham khảo:

  • Tổ chức xây dựng - Nguyễn Đình Thám - NXB KHKT – 2001.

  • Các sách về lập kế hoạch sản xuất xây dựng do NXB XD phát hành.


4131 SỬA CHỮA – GIA CỐ CÔNG TRÌNH


  • Các phương pháp sửa chữa gia cố công trình xây dựng.

  • Sửa chữa và gia cố công trình xây dựng - Nguyễn Xuân Bích - NXB KHKT, Hà Nội - 2003.


4132 TIN HỌC XÂY DỰNG 1
Hướng dẫn sinh viên phân tích và thực hành sử dụng phần mềm SAP – 2000 theo các phiên bản hiện hành được dùng rộng rãi trong ngành học hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

  • Tính nội lực và cốt thép bằng Sap 2000 - Nguyễn Khánh Hùng, Phạm Thái Thạnh - NXB Thống kê.

  • Phân tích kết cấu bằng Sap2000 - Bùi Đức Vinh - NXB Tổng hợp Tp.HCM.


4133 TIN HỌC XÂY DỰNG 2
Giới thiệu và hướng dẫn sinh viên thực hành sử dụng phần mềm lập Dự toán xây dựng, Quản lý tiến độ xây dựng ( Microsoft Project – 2000 ), …

Tài liệu tham khảo:

  • Ứng dụng Microsoft Project 2003 trong Quản lý Dự án xây dựng – Ts. Trần Hành (Chủ biên) - NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM – 2008 .


4134 THÍ NGHIỆM CƠ HỌC ĐẤT
Học phần thí nghiệm cơ học đất nhằm củng cố kiến thức đã học ở học phần cơ học đất thông qua các bài thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý của đất.

Tài liệu tham khảo:

  • Cơ học đất - Vũ Công Ngữ - NXB Giáo Dục - 2006.

  • Giáo trình Thí nghiệm Cơ học đất – Bộ Xây dựng – 2007.


4135 THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Củng cố kiến thức lý thuyết vật liệu xây dựng, nâng cao được kỹ năng thực hành, thực hiện được các thí nghiệm về tính chất vật lý, cơ lý của một số vật liệu xây dựng cơ bản như: gạch đất sét nung, cát đá, xi măng, bê tông.

Tài liệu tham khảo:

  • Vật liệu xây dựng – Phùng Văn Lự - NXB Giáo dục, Hà Nội – 2002.

  • Giáo trình Thí nghiệm Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng – 2007.


4139 THỰC TẬP KỸ THUẬT 2
Học phần thực tập kỹ thuật 2 nhằm giúp cho sinh viên nắm bắt thực tế thi công xây dựng Công trình Dân dụng & Công nghiệp; áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn đồng thời tìm hiểu và học hỏi các kỹ thuật mới trong công nghệ xây dựng. Ngoài ra học phần nầy còn giúp cho sinh viên có sự chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn lao động tốt nghiệp .

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình kỹ thuật nề - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2000.

  • Kỹ thuật Thi công - NXB Xây dựng.

  • Bản vẽ Thi công tại Công trường xây dựng.


4140 ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC
Thông qua môn kiến trúc dân dụng, sinh viên khi thực hiện đồ án này sẽ được chọn một trong những công trình dân dụng hay công cộng như chung cư, nhà làm việc, khách sạn, nhà triển lãm, thư viện, bưu điện … để thiết kế cụ thể kiến trúc cho một công trình đầu tay; bao gồm việc quy hoạch tổng mặt bằng, mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đừng các hướng. Đây là một trong 3 đồ án bắt buộc cho chuyên ngành xây dựng.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyên lý kiến trúc dân dụng – Nguyễn Tài My.

  • Sáng tác kiến trúc – Đặng Thái Hoàng.

  • Kiến trúc nhà ở - Đặng Thái Hoàng.

  • Nguyên lý kiến trúc nhà dân dụng – Nguyễn Đức Thiềm.

  • Thiết kế kiến trúc công nghiệp – Nguyễn Minh Thái - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2003.

  • Kiến trúc 2 ( Kiến trúc công nghiệp ) – Nguyễn Tài My.

  • Các tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước.


4141 ĐỒ ÁN THÉP
Sinh viên sẽ thực hiện việc tính toán tương đối hoàn chỉnh một công trình bằng thép, thường là nhà công nghiệp 1 tầng bằng thép có cầu trục, bao gồm việc xác định các loại tải trọng, xác định nội lực, tổ hợp và chọn tiết diện cho những bộ phận kết cấu đó.

Tài liệu tham khảo:

  • Thiết kế Kết cấu thép Nhà công nghiệp, Kết cấu thép Công trình Dân dụng & Công nghiệp.

  • Tiêu chuẩn thiết kế Kết cấu thép - TCXD VN 338-2005.

  • Các tài liệu có liên quan về kết cấu thép.


4144 ĐỒ ÁN THI CÔNG
Đồ án thi công gồm 2 phần :

Phần 1: Lập biện pháp kỹ thuật. Sinh viên phải nêu được biện pháp kỹ thuật thi công với 1 dạng công trình định trước (toàn khối hay lắp ghép). Bao gồm biện pháp chống đỡ, cấu tạo cốt-pha và đổ bê tông hay lắp ghép 1 công trình BTCT hay nhà thép cho nhà dân dụng hoặc công nghiệp.

Phần 2: Tổ chức. Sinh viên phải quy hoạch tổng bình đồ công trường, lập tiến độ thi công (sơ đồ dây chuyền, sơ đồ mạng) có tính toán những hệ số kỹ thuật.

Tài liệu tham khảo:


  • Kỹ thuật thi công 1,2 – TS. Đỗ Đình Đức, PGS Lê Kiều.

  • Thi Công công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - Th.S Nguyễn Văn Thịnh.

  • Kỹ thuật thi công - Nguyễn Văn Hiện.

  • Máy Xây Dựng - Nguyễn Văn Hùng, Phạm Quang Dũng, Nguyễn Thị Mai.

  • Tổ chức xây dựng - Nguyễn Đình Thám - NXB KHKT – 2001.

  • Các sách về lập kế hoạch sản xuất xây dựng do NXB XD phát hành.


4145 ĐỒ ÁN TỔNG HỢP


  • Vẽ lại một số bản vẽ theo yêu cầu từ hồ sơ thiết kế kiến trúc của một công trình (chung cư, cao ốc văn phòng, trường học, bệnh viện, …) hay một hạng mục mới của công trình đã qua thẩm định.

  • Tính kết cấu sàn, dầm dọc, cầu thang, hồ nước(hiện hữu hoặc giả định), khung(phẳng hoặc không gian). Tính và thiết kế các giải pháp móng (đơn, băng, bè; cọc ép, khoan nhồi,… ) chọn ra phương án tối ưu để triển khai thực hiện.

  • Yêu cầu :

* Sử dụng thành thạo các phần mềm: Autocad, Sap-2000, Microsoft Project 2003, … để thiết kế, vẽ, tính, thống kê, … thỏa quy chuẩn của ngành về kiến trúc, kết cấu công trình, hạng mục được thực hiện qua đồ án.

* Thi công được ngay khi công trình hay hạng mục công trình triển khai thực hiện.



Tài liệu tham khảo:

  • Kết cấu Bê tông Cốt thép, Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống - NXB KHKT - 2006.

  • Tính toán tiết diện cột Bê tông Cốt thép - Nguyễn Đình Cống - NXB Xây dựng - 2006.

  • Design of Concrete Structure - Athur Nilson, -1997.

  • Thiết kế Kết cấu Bê tông và Bê tông Cốt thép theo Tiêu chuẩn Anh - BS 8110-97 - Nguyễn Trung Hòa (dịch và chú giải) - NXB Xây dựng – 2003.

  • Kết cấu Bê tông và Bê tông Cốt thép, Tiêu chuẩn thiết kế - TCXDVN 356:2005 - NXB Xây dựng – 2005.

  • Tải trọng và Tác động, Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 2737:1995.

  • Kết cấu Bê tông cốt thép, phần kết cấu nhà cửa - Ngô Thế Phong, Lý Trần Cường, Trịnh Kim Đạm, Nguyễn Lê Ninh. –NXB KHKT – 1998.

  • Kết cấu Bê tông cốt thép –Tiêu chuẩn Thiết kế TCVN 5574-1991.

  • Kết cấu thép cấu kiện cơ bản - Phạm Văn Hội - NXB khoa học và kỹ thuật.

  • Kết cấu thép - Đỗ Đào Hải - NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM .

  • Kết cấu thép (Đại học Thủy lợi) - Vũ Thành Hải - NXB Xây dựng.

  • Kết cấu thép công trình dân dụng và công nghiệp - Phạm Văn Hội - NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  • Bài tập thiết kế kết cấu thép (Đại học Quốc gia) - Trần Thị Thôn - NXB khoa học và kỹ thuật .

  • Thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp một tầng – GS Đoàn Định Kiến - NXB KHKT.

  • Kết cấu thép (Tiêu chuẩn thiết kế) TCXDVN: 338-2005 - NXB Xây dựng.

  • Tính nội lực và cốt thép bằng Sap 2000 - Nguyễn Khánh Hùng, Phạm Thái Thạnh - NXB Thống kê.

  • Phân tích kết cấu bằng Sap2000 - Bùi Đức Vinh - NXB Tổng hợp Tp.HCM.

  • Ứng dụng Microsoft Project 2003 trong Quản lý Dự án xây dựng – Ts. Trần Hành (Chủ biên) - NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM – 2008.


4207 THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ 1
Các nguyên tắc, phương pháp và các giải pháp kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật để khảo sát, thiết kế: bình đồ, trắc dọc và trắc ngang. Thiết kế nền đường, áo đường; các công trình thoát nước và phòng hộ cho đường ô tô thuộc mọi cấp hạng cùng những căn cứ để nhgiên cứu lập khả thi khi lựa chọn phương án một tuyến đường ô tô được xây dựng mới hay cải tạo nâng cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Thiết kế đường ô tô 1 – Đỗ Bá Chương - NXB Giáo dục, Hà Nội – 1996.

  • Thiết kế đường ô tô 1 – Nguyễn Xuân Trục, Dương Học Hải, Nguyễn Quang Chiêu - NXB Giáo dục, Hà Nội – 2003.

  • Thiết kế đường ô tô 3, Công trình vược sông – Nguyễn Xuân Trục - NXB Giáo dục, Hà Nội – 1996.

  • Thiết kế đường ô tô 4 – Dương Học Hải - NXB Giáo dục, Hà Nội – 2002.

  • - Các Tiêu chuẩn chuyên ngành : 22TCN-220 – 1995 Dòng chảy lũ.


4208 THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ 2
Thiết kế thoát nước mặt và ngầm; nền đường trên đất yếu; kết cấu áo đường cứng. Thiết kế cảnh quan và các bước khảo sát để lập các hồ sơ thiết kế.

Tài liệu tham khảo:

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 2) - Nguyễn Xuân Trục, Dương Học Hải, Nguyễn Quang Chiêu -NXB Giáo Dục, Hà Nội - 2003.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 4) - Dương Học Hải –– NXB Giáo Dục, Hà Nội - 2002.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 1) -Đỗ Bá Chương -NXB Giáo Dục, Hà Nội – 1966.

  • Thiết kế đường ôtô: công trình vượt sông (Tập 3) - Nguyễn Xuân Trục - NXB Giáo Dục, Hà Nội – 1998.

  • Các tiêu chuẩn chuyên ngành TCN, TCVN.


4210 THỦY LỰC – THỦY VĂN


  • Tính toán thuỷ lực dòng chảy trong kênh hở, trong cống không áp. Cách tính và vẽ các dạng đường mực nước trong kênh hở chảy ổn định không đều.

  • Tính toán các trường hợp nước nhảy trong lòng dẫn, phạm vi áp dụng thực tiễn và giới thiệu về đập tràn, đưa ra các công thức tính toán áp dụng.

  • Khái niệm về tiêu năng ở hạ lưu công trình thuỷ lợi với một số ví dụ minh hoạ.

Tài liệu tham khảo:

  • Thuỷ lực1, 2 - Nguyễn Tài - NXB Xây dựng.

  • Thuỷ lực1, 2 - Nguyễn Thế Hùng - NXB Giáo dục.

  • Thuỷ lực công trình - Huỳnh Thanh Sơn - ĐHBK Tp.HCM.

  • Giáo trình Thủy lực 1,2 – Đại học Thủy lợi.


4211 MỐ TRỤ CẦU
Vật liệu xây dựng mố trụ cầu. Phân loại và cấu tạo các bộ phận của mố trụ cầu. Tính tóan thiết kế mố trụ cầu dầm.

Tài liệu tham khảo:

  • Mố trụ cầu - Nguyễn Minh Nghĩa, Dương Minh Thu.

  • Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 - Bộ GTVT 2005.

  • Ví dụ tính toán mố trụ cầu theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 - GS.TS. Nguyễn Viết Trung.

  • Design of highway bridges based on AASHTO LRFD.


4220 NỀN & MÓNG


  • Những nguyên lý, qui trình, qui phạm thiết kế nền móng và trình tự thiết kế các loại móng nông: móng đơn, móng băng, móng bè, các dạng móng đặc biệt; móng sâu: móng cọc, móng cọc khoan nhồi, móng cọc barrette, móng trụ ống; móng chịu tải trọng ngang, móng chịu tải trọng động.

  • Những kiến thức cơ bản về những phương pháp xử lý và gia cố nền đất để ứng dụng cho việc tính toán nền móng công trình trên đất yếu.

Tài liệu tham khảo:

  • Nền Móng - Châu Ngọc Ẩn - NXB ĐH Quốc Gia Tp. HCM – 2002.

  • Giáo trình Nền – Móng - Vũ Công Ngữ - Bộ GD & ĐT – 1990.

  • Foundation analysis and design - Bowles Joseph E – 1988.


4221 THIẾT KẾ CẦU BT CỐT THÉP
Khái niệm về công trình cầu; tải trọng và hệ số tải trọng; phân tích kết cấu cầu BTCT; tính mất mát ứng suất và kiểm toán .

Tài liệu tham khảo:

  • Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông, tập VIII; Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 - NXB Giao thông vận tải, Hà Nội - 2005.

  • Cầu BTCT đúc hẫng cân bằng - Nguyễn Viết Trung - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2005.

  • Cầu BT cốt thép trên đường ô tô - Lê Đình Tâm - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2005.

  • Các ví dụ tính toán dầm cầu chữ I, T Super-T Bê tông cốt thép dự ứng lực theo tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 - Nguyễn Viết Trung, những người khác.

  • Bridge Engineering Handbook - Ed. Wai-Fah Chen and Lian Duan. Boca Raton: CRC Press - 2000.


4222 THIẾT KẾ CẦU THÉP
Cung cấp kiến thức cho sinh viên về phương pháp cấu tạo, tính toán thiết kế thượng tầng kết cấu của dầm thép, dàn thép liên hợp với BTCT, cầu dàn thép và cầu dầm gỗ.

Tài liệu tham khảo:

  • Tiêu chuẩn thiết kết cầu 22TCN272 _05, Bộ Giao Thông Vận Tải - NXB Giao Thông Vận Tải, HN – 2005.

  • Cầu thép - Lê Đình Tâm - NXB xây dựng, HN – 2005.

  • Bài giảng thiết kế cầu thép - Lê Bá Khánh - ĐHBK Tp. HCM, HCM – 2008.

  • Thiết Kế Kết Cấu Thép - Đoàn Định Kiến - NXB xây dựng, HN – 2004.

  • Design of Highway Bridges - Richard M. Barker, Jay A. Puckett - John Wiley And Sons, Inc. 1997.


4223 KẾT CẦU THÉP
Đây là học phần cơ bản của môn học kết cấu thép, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở của kết cấu thép gồm: vật liệu thép trong kết cấu xây dựng, cách cấu tạo và tính toán các loại liên kết hàn, liên kết bu lông, liên kết đinh tán, cách thiết kế các cấu kiện cơ bản nh­ư dầm thép, cột thép, dàn thép.

Tài liệu tham khảo:

  • Kết cấu thép - GS.TS. Đoàn Định Kiến, TS. Nguyễn Văn Tấn, TS. Phạm Văn Hội - NXB KH KT.

  • Thí dụ tính toán kết cấu thép - Hoàng Văn Quang, Trần Nhật Thành - NXB Xây dựng.

  • Kết cấu thép - PGS. TS. Nguyễn Văn Yên, ĐHBK Tp.HCM.


4224 XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ


  • Các phương pháp thi công nền đường; kỹ thuật thi công xây dựng nền đường bằng các phương tiện cơ giới, bằng phương pháp nổ phá.

  • Thiết kế quá trình công nghệ và kỹ thuật xây dựng các loại kết cấu áo đường.

  • Lập tiến độ thi công chỉ đạo để xây dựng đường ôtô.

Tài liệu tham khảo:

  • Xây dựng nền đường ôtô - Nguyễn Quang Chiêu, Dương Học Hải, Nguyễn Khải, Hà Huy Cương - NXB Đại học & THCN, Hà Nội - 1974.

  • Xây dựng mặt đường ôtô - Trần Đình Bửu, Nguyễn Quang Chiêu, Dương Học Hải, Nguyễn Khải - NXB Đại học & THCN, Hà Nội – 1978.

  • Các xí nghiệp phục vụ xây dựng đường ôtô - Trần Đình Bửu, Nguyễn Quang Chiêu, Dương Học Hải - NXB Đại học & THCN, Hà Nội -1974.

  • Tổ chức thi công đường ôtô - Nguyễn Quang Chiêu, Dương Học Hải - NXB Giao thông vận tải, Hà Nội – 2000.

  • Các tiêu chuẩn chuyên ngành TCN, TCVN .


4226 XD CẦU & AN TOÀN LAO ĐỘNG


  • Những biện pháp cơ bản và trình tự thi công các hạng mục của móng và cầu.

  • Công nghệ thi công thông dụng và áp dụng để thi công những cầu nhỏ và vừa.

  • Biện pháp thi công chỉ đạo trong thiết kế phương án tuyến .

  • An toàn lao động trong xây dựng cầu.

Tài liệu tham khảo:

  • Thi công cầu thép – Lê Đình Tâm, Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm – NXB Xây dựng – 1996.

  • Thi công cọc khoan nhồi – Nguyễn Bá Kế - NXB Xây dựng – 1999.

  • Xây dựng móng mố trụ cầu – Nguyễn Oanh, Nguyễn Tiến Oanh, Lê Đình Tâm, Phạm Duy Hòa – NXB Xây dựng – 1997.

  • Thi công cầu Bê tông cốt thép – Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm, Lê Đình Tâm – NXB Xây dựng – 1985.

  • Tính toán các công trình phụ trợ trong thi công cầu – NXB Xây dựng – 2001.

  • Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động - Nguyễn Bá Dũng.


4227 KIỂM ĐỊNH & KHAI THÁC CẦU


  • Khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa cầu; Kiểm định và gia cố cầu.

Tài liệu tham khảo:

  • Khai thác, kiểm định gia cố cầu - Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Văn Mợi, Nguyễn Như Khải - NXB Xây dựng, Hà Nội, 1997.

  • Sổ tay kiểm tra cầu - Vũ Mạnh Lãng - NXB GTVT, Hà Nội, 2002.

  • Quy trình thử nghiệm cầu 22TCN 170-87 – Bộ GTVT, Hà Nội, 2002.

  • Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông đường bộ, Tập II: Khảo sát và thiết kế -22TCN 18-79 – Bộ GTVT 1998-1999.


4229 KHAI THÁC ĐƯỜNG Ô TÔ
Tìm hiểu các nguyên nhân hư hỏng của nền, mặt đường. Đánh giá mức độ an toàn giao thông và chất lượng khai thác đường. Tổ chức giao thông đường.

Tài liệu tham khảo:

  • Khai thác đánh giá và sửa chữa đường ôtô (Tập 1 & 2) - Trần Đình Bửu, Nguyễn Quang Chiêu, Nguyễn Quang Toản - NXB Đại học & THCN – Hà Nội – 1984.

  • Điều kiện đường và an toàn giao thông -VF.Babkôv (Người dịch : Nguyễn Xuân Vinh) –– NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội – 1984.

  • Các tiêu chuẩn chuyên ngành TCN, TCVN.


4231 ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU BTCT
Thiết kế kỹ thuật chi tiết một kết cấu nhịp cầu BTCT nhịp giản đơn. Tính tóan lan can, lề bộ hành, bản mặt cầu, dầm ngang và dầm chính .

Tài liệu tham khảo:

  • Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông, Tập VIII, Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05, Hà Nội: NXB Giao thông vận tải, 2005.

  • Cầu BTCT đúc hẫng cân bằng - Nguyễn Viết Trung - NXB Xây dựng, Hà Nội - 2005.

  • Cầu BT cốt thép trên đường ô tô - Lê Đình Tâm - NXB Xây dựng, Hà Nội – 2005.

  • Các ví dụ tính toán dầm cầu chữ I, T Super-T Bê tông cốt thép dự ứng lực theo tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 - Nguyễn Viết Trung.


4232 TIN HỌC XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG
Sử dụng chương trình NOVA dùng để thiết kế đường và phần mềm MIDAS/Civil trong thiết kế cầu thuộc chuyên ngành.

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình NOVA – TDN kèm theo phần mềm của Công Ty Hài Hòa.

  • Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/ Civil tập 1, tập 2 - NXB Xây dựng.

  • Đường ô tô - cầu thiết kế TCVN 4054 – NXB Giao thông vận tải – 2005.

  • Quy trình thiết kế ảo đường cứng 22TCN 223 – 95 - NXB Giao thông vận tải.

  • Quy trình thiết kế ảo đường mềm 22TCN 211 – 06 - NXB Giao thông vận tải.

  • Thiết kế đường 1, 2.

  • Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272 – 05.

  • Thiết kế cầu Bê tong và cầu thép.

  • Phân tích kết cấu cầu dây văng theo các giai đoạn bằng chương trình MIDAS 2006 - NXB Xây dựng.


4233 ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ 1


  • Nghiên cứu thiết kế sơ bộ 2 phương án tuyến chính trên bình đồ. Quy hoạch và tính toán thuỷ văn, thuỷ lực lựa chọn khẩu độ các công trình thoát nước của 2 phương án.

  • Thiết kế sơ bộ trắc dọc, trắc ngang của 2 phương án tuyến (bao gồm: thiết kế đường đỏ dựa trên đường đen và địa hình; tính khối lượng đào đắp; vẽ biểu đồ vận tốc xe chạy).

  • Đề xuất và lựa chọn 2 phương án kết cấu áo đường bao gồm: chọn loại móng kinh tế, tính toán 2 kết cấu áo đường theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi giới hạn và lựa chọn kết cấu áo đường áp dụng cho cả 2 phương án tuyến. Lập luận chứng, so sánh các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của 2 phương án để lựa chọn 1 phương án tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 1) - Đỗ Bá Chương - NXB Giáo Dục, Hà Nội – 1966.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 2) - Nguyễn Xuân Trục, Dương Học Hải, Nguyễn Quang Chiêu - NXB Giáo Dục , Hà Nội - 1993 & 2003.

  • Các tiêu chuẩn chuyên ngành TCN, TCVN.

  • Thiết kế đường ôtô: công trình vượt sông (Tập 3) - Nguyễn Xuân Trục - NXB Giáo Dục, Hà Nội - 1998.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 4) - Dương Học Hải – NXB Giáo Dục, Hà Nội - 2002.


4234 THÍ NGHIỆM CƠ HỌC ĐẤT – VLXD
Thực hành thí nghiệm để nắm được các tính chất cơ, lý, hóa của đất, cát, đá, ximăng phục vụ cho việc tính toán thiết kế công trình xây dựng.

Tài liệu tham khảo:

  • Cơ học đất - Vũ Công Ngữ - NXB Giáo Dục - 2006.

  • Giáo trình Thí nghiệm Cơ học đất – Bộ Xây dựng – 2007.

  • Vật liệu xây dựng – Phùng Văn Lự - NXB Giáo dục, Hà Nội – 2002.

  • Giáo trình Thí nghiệm Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng – 2007.


4235 ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU THÉP
Cấu tạo, tính toán thiết kế thượng tầng kết cấu của Cầu dầm thép, Cầu dàn thép, Cầu thép – BTCT liên hợp, Cầu dầm hộp thép, Cầu cong trên mặt bằng, Cầu vòm thép. Tìm hiểu chi tiết về tính toán kết cấu cầu thép theo tiêu chuẩn AASTHO.

Tài liệu tham khảo:

  • Tiêu chuẩn thiết kết cầu 22TCN272 – 05 - Bộ Giao Thông Vận Tải - NXB Giao Thông Vận Tải, HN – 2005.

  • Cầu thép - Lê Đình Tâm - NXB xây dựng, HN – 2005.

  • Bài giảng thiết kế cầu thép, ĐHBK Tp. HCM - Lê Bá Khánh – 2008.

  • Thiết Kế Kết Cấu Thép - Đoàn Định Kiến. NXB xây dựng, HN – 2004.

  • Design of Highway Bridges - Richard M. Barker, Jay A. Puckett. John Wiley And Sons, Inc. 1997.


4139 THỰC TẬP KỸ THUẬT 2 (CĐ)
Thực tế thi công xây dựng công trình cầu – đường. Áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiển đồng thời học hỏi các kỹ thuật mới trong công nghệ xây dựng. Ngoài ra học phần thực tập kỹ thuật 2 (CĐ) còn giúp cho sinh viên có sự chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn thực tập tốt nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Kỹ thuật thi công - NXB xây dựng Hà Nội - 2000.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 1) - Đỗ Bá Chương - NXB Giáo Dục, Hà Nội – 1966.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 2) - Nguyễn Xuân Trục, Dương Học Hải, Nguyễn Quang Chiêu - NXB Giáo Dục, Hà Nội - 1993 & 2003.

  • Thiết kế đường ôtô: công trình vượt sông (Tập 3) - Nguyễn Xuân Trục - NXB Giáo Dục, Hà Nội - 1998.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 4) - Dương Học Hải – NXB Giáo Dục, Hà Nội - 2002.

  • Thi công cầu thép - Lê Đình Tâm, Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm - NXB Xây dựng -1996.

  • Thi công cầu BTCT - Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm, Lê Đình Tâm - NXB Xây dựng - 1985.

  • Thi công cọc khoan nhồi - Nguyễn Bá Kế - NXB Xây dựng -1999.

  • Xây dựng móng mố trụ cầu - Nguyễn Trâm, Nguyễn Tiến Oanh, Lê Đình Tâm, Phạm Duy Hòa - NXB Xây dựng -1997.

  • Tính tóan các công trình phụ trợ trong thi công cầu - Phan Huy Chính - NXB Xây dựng – 2001.

  • Các tiêu chuẩn chuyên ngành TCN, TCVN


4240 ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ 2


  • Thiết kế chi tiết bình đồ 1km đường trên bình đồ khu vực tỉ lệ 1/2000  1/1000.

  • Tính toán thuỷ văn, thuỷ lực chi tiết để kiểm tra khẩu độ của 1 cống thoát nước và kiểm tra thoát nước rãnh biên tại kilômét đường được thiết kế kỹ thuật.

  • Thiết kế trắc dọc kỹ thuật 1km đường. Thiết kế chi tiết các trắc ngang kỹ thuật. Tính toán chi tiết kết cấu áo đường đã được lựa chọn ở đồ án môn học 1.

Tài liệu tham khảo:

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 1) - Đỗ Bá Chương - NXB Giáo Dục, Hà Nội -1966.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 2) - Nguyễn Xuân Trục, Dương Học Hải, Nguyễn Quang Chiêu - NXB Giáo Dục, Hà Nội - 1993 & 2003.

  • Các tiêu chuẩn chuyên ngành TCN, TCVN.

  • Thiết kế đường ôtô: công trình vượt sông (Tập 3) - Nguyễn Xuân Trục - NXB Giáo Dục, Hà Nội – 1998.

  • Thiết kế đường ôtô (Tập 4) - Dương Học Hải - NXB Giáo Dục, Hà Nội – 2002.


4241 ĐỒ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ
Thiết kế thi công nền đường, mặt đường và lập tiến độ chỉ đạo thi công xây dựng 1 km đường.

Tài liệu tham khảo:

  • Thiết kế đường ô tô (Tập 1) - Đỗ Bá Chương - NXB Giáo Dục, Hà Nội – 1966.

  • Thiết kế đường ô tô (Tập 2) - Nguyễn Xuân Trục, Dương Ngọc Hải, Nguyễn Quang Chiêu - NXB Giáo Dục, Hà Nội – 2003.

  • Thiết kế đường ô tô: công trình vượt sông (Tập 3) - Nguyễn Xuân Trục, Dương Ngọc Hải, Nguyễn Quang Chiêu - NXB Giáo Dục, Hà Nội -1993 & 2003.

  • Thiết kế đường ô tô (Tập 4) - Nguyễn Xuân Trục, Dương Ngọc Hải, Nguyễn Quang Chiêu – NXB Giáo Dục, Hà Nội -1993 & 2003.

  • 22TCN 4054-2005, Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.

  • 22 TCN 211 – 2006, Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế.

  • Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu nền, mặt đường ô tô.


4244 ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU
Lập trình tự thi công hạng mục được giao thiết kế. Lựa chọn các thiết bị phục vụ công tác thi công và tính toán các bộ phần phụ trợ .

Tài liệu tham khảo:

  • Thi công cầu thép - Lê Đình Tâm, Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm - NXB Xây dựng -1996.

  • Thi công cọc khoan nhồi - Nguyễn Bá Kế - NXB Xây dựng -1999.

  • Xây dựng móng mố trụ cầu - Nguyễn Trâm, Nguyễn Tiến Oanh, Lê Đình Tâm, Phạm Duy Hòa - NXB Xây dựng -1997.

  • Thi công cầu BTCT - Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm, Lê Đình Tâm - NXB Xây dựng - 1985.

  • Tính tóan các công trình phụ trợ trong thi công cầu - Phan Huy Chính - NXB Xây dựng – 2001.


5001 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH
Môn học cung cấp một số từ ngữ chuyên ngành nhằm bước đầu phục vụ cho việc đọc và tham khảo tài liệu, bên cạnh đó củng cố ngữ pháp tiếng Anh. Việc luyện tập đọc hiểu và dịch tài liệu giúp sinh viên làm quen với những tài liệu chuyên ngành cần thiết trong học tập và nghiên cứu.

Giáo trình Anh văn chuyên ngành, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, trường Đại học Lạc Hồng, 2006.

English for nutrition and food sciences.
5004 CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Môn học nhằm cung cấp các kiến thức về: Khái niệm về công nghệ sinh học áp dụng trong thực phẩm; kiến thức cơ sở về công nghệ sinh học; áp dụng công nghệ sinh học vào thực phẩm; công nghệ sản xuất rượu bia và các loại đồ uống lên men; công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học, công nghệ tế bào, công nghệ gen.


  • Nguyễn Đức Lượng - Công nghệ sinh học - NXB ĐHQG.TPHCM, 2001

  • Nguyễn Đức Lượng - Công nghệ sinh học môi trường, tập 1- NXB ĐHQG.TPHCM,2003

  • Nguyễn Đức Lượng - Công nghệ sinh học môi trường, tập 2- NXB ĐHQG.TPHCM, 2003

  • Mc. Graw- Hill book, solid wastes engineering principle and management issues, London, New York, 1997.

  • C.P. Leslie Grady J.R. Glen T. Daigger, Henry Lim, Biologycal wastewater treatment, Marce Dekker, Inc. New York, Basel, HongKong, 1999.


5005 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM


  • Căn cứ vào cơ sở phương pháp luận của khoa học và công nghệ, các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm được phân loại theo các quy luật vật lý, hóa lý, hóa học, hóa sinh và sinh học nhằm đạt được các mục tiêu chuẩn bị, khai thác, chế biến, bảo quản và hoàn thiện.

  • Các quá trình cơ bản này được hệ thống hóa và tối ưu hóa theo các phương án nguyên liệu và sản phẩm để hướng đến sự lựa chọn công nghệ tối ưu.

  • Các quá trình cơ bản trong sản xuất thực phẩm, Lê Bạch Tuyết và cộng sự, NXB Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1995.


5006 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ
Đồ án môn học Quá trình và Thiết bị, được thực hiện theo các quá trình cơ bản đã học của các môn học về Quá trình và Thiết bị CN Hóa – Thực phẩm, đó là:

Các QT và TB cơ học: bơm quạt, máy nén, khuấy trộn chất lỏng, lắng lọc, ly tâm …;

Các QT và TB truyền nhiệt: đun nóng, làm nguội, bốc hơi, ngưng tụ, cô đặc, kết tinh …;

Các QT và TB truyền khối: hấp thụ, chưng cất, trích ly, sấy …;



Kỹ thuật phản ứng và xúc tác: thiết bị phản ứng dạng thùng, tháp (tuân theo các mô hình khuấy, đẩy lý tưởng, mô hình khuếch tán, chuỗi thiết bị khuấy hay các mô hình hỗn hợp) để thực hiện các phản ứng đồng thể hay dị thể, đẳng nhiệt hay không đẳng nhiệt;

  1. Nguyễn Bin, Các quá trình và Thiết bị trong Công nghệ Hóa – Thực phẩm, NXB: KH – KT, Hà nội 2008;

  2. Phạm Văn Bôn, Truyền nhiệt, ĐHQG TP. HCM 2004;

  3. Nguyễn Bin, Tính toán quá trình và Thiết bị trong Công nghệ Hóa – Thực phẩm, NXB: KH – KT, Hà nội 2008;

  4. Nguyễn Bin, Kỹ thuật phản ứng, KH – KT, Hà Nội, 2007;

  5. Trịnh Văn Dũng, Bài tập Truyền khối, ĐHQG TP. HCM 2004;

  6. Đỗ Văn Bài … Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hóa – thực phẩm, KH – KT, Hà Nội, 1999 Tập I và Tập II;

  7. Bộ môn “Hóa kỹ thuật”, Tài liệu hướng dẫn ĐAMH “Quá trình và thiết bị”, ĐHBC Tôn Đức Thắng, 2004..


5013 KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Sau khi tham gia môn học này thì các học viên sẽ có thể:

  • Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp và những nguyên tắc cơ bản để giao tiếp thành công, nhấn mạnh đến giao tiếp đa chiều

  • Nâng cao các kỹ năng: nghe, hỏi, phản hồi để thành công trong giao tiếp

  • Nâng cao kỹ năng trình bày trước đám đông

  • Viết các văn bản thông dụng trong kinh doanh

Tài liệu tham khảo:

  • Ronald B. Adler & Jeanne Marquardt Elmohorst, Communicating at work, McGraw Hill 5th Edition, 1996.

  • Kitty O. Locker, Business and Administrative Communication, Irwin McGraw Hill, 5th Edition, 2000.

  • TS Thái Trí Dũng, Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, NXB Thống kê, tái bản lần 2, 2003

  • PT. Lâm, Nguyễn Thị Hòa Bình, Giao tiếp và Lễ tân văn phòng, NXB Thống kê, 2004.


5014 KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

  • Chất lượng môi trường và nguồn gốc, bản chất của ô nhiễm môi trường,

  • Các vấn đề môi trường toàn cầu và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm.

Tài liệu tham khảo:

  • Đinh Xuân Thắng, Ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia. TPHCM, 2003. 

  • Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hoàng, Kỹ thuật Môi trường, NXB KHKT HN, 2001.

  • Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng, Hà Nội 2003.

  • Nguyễn Văn Phước, Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học, Tập 13, Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, Trường đại học Bách Khoa TPHCM, 1998.

  • Phạm Ngọc Đăng, Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

  • Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải rắn, Tập 1, Chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001.

  • Trần Hiếu Nhuệ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

  • Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, 3 Tập, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

  • Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1999.

  • Bill T. Ray. Environmental Engineering. PWS Publishing Company. USA. 1995.

  • Gerard Kiely. Environmental Engineering. McGrall-Hill. Malaysia. 1998.


5016 MARKETING CƠ BẢN
Marketing là khâu quan trọng trong quá trình hoạt động

và phát triển của mọi doanh nghiệp, môn học là chìa khoá đối với bất cứ công ty, doanh nghiệp, các cơ quan hay tố chức phi lợi nhuận … muốn đạt được thành công trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.



Môn học cung cấp các kiến thức về thị trường tiếp thị, hành vi mua hàng của khách hàng, phân khúc thị trường, định vị sản phẩm, phân tích các đối thủ cạnh tranh cũng như xây dựng các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị.

Tài liệu tham khảo:

  • [1] Phan Thăng, Phan Đình Quyên, Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, 2000

  • [2] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Mai Trang, Tiếp thị, Năm 1997.

  • [3] Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. HCM, năm 2003, 277 trang.

  • [4] Philip Kotler, Những nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, năm 1994

  • [5] Philip Kotler – Gary Armstrong, Principles of Marketing, Prentice Hall, 1991

  • [6] Philip Kotler , Marketing Management, Năm 2000, tiếng Anh và các bản dịch


5017 QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Môn học quản lý nguồn nhân lực phát triển các kiến thức và kỹ năng quản trị nguồn nhân lực trong điều kiện hiện đại cho các nhà quản trị điều hành trực tiếp trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Cụ thể, học phần này chú trọng vào việc rèn luyện các kỹ năng và phát triển các năng lực trong làm việc với con người, thông qua các kiến thức và kỹ năng cụ thể như sau: hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, chọn lựa, định hướng nhân viên mới, đào tạo và phát triển, phát triển nghề nghiệp, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, động viên, khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp, các mối tương quan nhân sự trong một doanh nghiệp. Thông qua học phần này, người học còn có cơ hội sử dụng những khái niệm, mô hình, kỹ thuật quản lý nhân lực để nhận dạng các vấn đề nhân lực và phát triển các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề đó để hoàn thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Tài liệu tham khảo:

  • [1] Quản trị nguồn nhân lực, Trần Kim Dung, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003

  • [2] Human Resource Management. Garry Dessler. Prentice Hall, 2003.

  • [3] Human Resource Management. Derek Torrington, Laura Hall, Stephen Taylor, Pearson Education Limited, 2005. .

  • [4] Human Resource Management, De Cenzo, D.A. và P.R. Stephen, New York. 2005.


5020 THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG
Môn học giúp người học làm quen với các thao tác sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm, tách chất rắn bằng phương pháp kết tinh lại, pha chế dung dịch, cân bằng hóa học, nhận biết các chất.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình TN Hóa đại cương, Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long và cộng sự, Đại học Lạc Hồng, 2009

  • A.P Kreskov (1990), cơ sở hóa học phân tích (tập 2), nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Học Chuyên Nghiệp.

  • Chemistry 2 A laboratory manual, Department of chemistry university of California-Davis.

  • Chemistry 2 B laboratory manual, Department of chemistry university of California-Davis.

  • Chemistry 2 C laboratory manual, Department of chemistry university of California-Davis.


5021 THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ
Môn học củng cố, bổ sung cũng như làm sáng tỏ các bài giảng lý thuyết Hóa hữu cơ ở một số nội dung như: các phương pháp tinh chế hợp chất hữu cơ, khảo sát các thông số ảnh hưởng đến phản ứng sulfo hóa, nitro hóa,…

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình TN Hóa hữu cơ, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, trường Đại học Lạc Hồng

  • Hóa học hữu cơ – Trần Văn Thạnh, Bộ môn hữu cơ – trường Đại Học Bách Khoa TP HCM

  • Sổ tay dung môi hữu cơ – Lê Ngọc Thạnh, XNBGD

  • Hóa học hữu cơ hiện đại – NXB Khoa học và kỹ thuật


5022 THÍ NGHIỆM HÓA LÝ
Môn học củng cố, bổ sung cũng như làm sáng tỏ các bài giảng lý thuyết Hóa lý ở một số nội dung như: động hóa học, nhiệt động hóa học, giản đồ pha, điện hóa học,…

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình TN Hóa lý, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, trường Đại học Lạc Hồng

  • Nguyễn Ngọc Hạnh (2004), Hóa lý 1-2, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

  • Đào Văn Lượng (2002), Nhiệt Động Hóa Học, Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.


5023 THÍ NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH
Môn học này cung cấp kiến thức cơ bản, cơ sở lý thuyết cho sinh viên về phân tích định tính, phân tích định lượng, nồng độ dung dịch điện ly, sự cân bằng trong dung dịch điện ly, kỹ thuật phân tích thể tích, kỹ thuật phân tích trọng lượng.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình TN Hóa phân tích, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, trường Đại học Lạc Hồng

  • Lê Xuân Mai (Chủ biên, 2000), phân tích định lượng, nhà xuất bản trường Đại Học Bách Khoa TPHCM.

  • A.P Kreskov (1990), cơ sở hóa học phân tích (tập 2), nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Học Chuyên Nghiệp.

  • Nguyễn Thị Xuân Mai (2002), cơ sở lý thuyết hóa phân tích, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM.

  • Nguyễn Thị Thu Vân (2006), phân tích định lượng, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM.


5024 THÍ NGHIỆM HÓA VÔ CƠ
Kiểm chứng lại những kiến thức đã học như: tính chất của các đơn chất (kim loại, phi kim), hợp chất (oxit, hidroxit), các hợp chất hữu cơ (hidrocacbon, các hợp chất có nhóm chức…)

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình TN Hóa vô cơ, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, trường Đại học Lạc Hồng

  • Nguyễn Thế Ngôn, thực hành hóa học vô cơ – NXB Đại Học Sư Phạm 2005.

  • Nguyễn Đình Soa, Hóa Vô Cơ – NXB Đại Học Bách Khoa Tp. HCM, 2002


5025 THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ
Môn học củng cố, bổ sung cũng như làm sáng tỏ các bài giảng lý thuyết ở một số nội dung về lưu chất, truyền nhiệt, quá trình rây, nghiền, trộn.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình TN quá trình thiết bị, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, trường Đại học Lạc Hồng

  • Bộ môn Quá trình & Thiết bị hoá công Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Những Quá trình & Thiết bị cơ bản của ngành công nghệ hoá học, Nhà xuất bản giáo dục 1996.

  • Phạm Văn Bôn, Nguyễn Đình Thọ (1992), Quá trình và thiết bị truyền nhiệt – Tập 5, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM.

  • Phạm Văn Bôn – Vũ Bá Minh – Hoàng Minh Nam, Ví dụ và bài tập – T.10, Trường Đại học Bch Khoa TP. HCM.

  • Nguyễn Hữu Chí và nhiều tác giả khác (1979), Bài tập Cơ học chất lỏng ứng dụng T.I và T.II, NXBĐH và THCN.

  • Bộ môn Quá trình & Thiết bị hoá công Trường Đại học Bách khoa Hà Nội1982 , Sổ tay Quá trình & Thiết bị công nghệ hoá chất – Tập 1,2. Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

  • Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất thực phẩm - Tập 2, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.


5026 THỰC TẬP NHẬN THỨC
Giúp sinh viên làm quen một quy trình sản xuất trong lĩnh vực hoá học và thực phẩm; thu thập các số liệu thực tế sản xuất nhằm củng cố cho những kiến thức đã học.
5028 TIN HỌC TRONG HÓA HỌC
Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về phân tích đơn biến, đa biến, phân tích phương sai, phân tích tương quan và hồi quy.

Sinh viên được giới thiệu trình tự các bước khi tiến hành bố trí thí nghiệm đồng thời sau khóa học, sinh viên có được một kỹ năng tốt trong việc sử dụng phần mềm xử lý thống kê để xử lý và phân tích các kết quả của thực nghiệm



Tài liệu tham khảo:

  • Bài giảng môn tin học trong công nghệ hoá học và thực phẩm

  • Phan Hiếu Hiền, 1996, Phương pháp bố trí nghiệm và xử lý số liệu thực nghiệm, tủ sách Đại học Nông lâm, Tp.HCM

  • Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996, Thống kê học trong nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục.

  • Nguyễn Ngọc Kiểng, 2000, Thống kê học ứng dụng: các kiểu mẫu thí nghiệm, tủ sách Đại học Nông lâm, Tp.HCM

  • Lê Minh Tiến, 2003, Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội, NXB trẻ


5030 TRUYỀN KHỐI
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình truyền khối và vấn đề ứng dụng trong tính toán thiết kế và qui trình vận hành những thiết bị truyền khối trong công nghiệp hóa chất, thực phẩm và dầu khí như: thiết bị hấp thụ, thiết bị hấp phụ, thiết bị chưng cất và chưng luyện, thiết bị sấy và thiết bị trích ly. Trong môn học này, sinh viên được làm quen với nhiều ví dụ và bài tập thực hành tính toán, ứng dụng thực tế.

Tài liệu tham khảo:

  • Trịnh Văn Dũng, Truyền khối, Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • Đỗ Văn Đài và các đồng sự, Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, NXB: KH – KT, Hà nội, 1999, 242 tr.

  • Nguyễn Bin, Tính toán quá trình và thiết bị công nghệ hóa – thực phẩm, NXB: KH – KT, Hà nội 2001, 331 tr.

  • Đỗ Văn Đài và các đồng sự, Sổ tay các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, tập I và II, NXB: KH – KT, Hà nội 1999, 630 tr. & 448 tr.

  • Võ Văn Bang, Các quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm, ĐHKT TP. HCM, 1994, 324 tr.

  • Nguyễn Văn Lụa, Kỹ thuật sấy vật liệu, ĐHBK TP. HCM, 1994, 245 tr.

  • Ernest E. Ludwig Design for Chemical and Petrochemical Plants, Houston, Texas, vol. 2, 232 p.

  • Coulson & Richardson’s Chemical Engineering, Vol. 6, Planta Tree, 1999, 1045 p.

  • Nicholas P. Chopey Handbook of Chemical Engineering Calcullation, McGRAW – HILL, 1994.

  • Ю. И. Дытнерский Процессы и и Апараты Химической Технологии, М: Химия , том 2, 1995, 368 с.

  • А. H. Плановский, B. М. Рамм, С. З. Каган Процессы и Апараты Химической Технологии, М: Госхимиздат, 1962, 313 с.

  • И. Н. Белоглагов Твердофазные Экстракторы, Ленинград: Химия, 1985, 240 с.

  • С. Ф. Тимашев Физико – Химия Мембранных Процессов М: Химия, 1988, 237 с.


5031 TRUYỀN NHIỆT
Môn học bao gồm các nội dung:

  • Lựa chọn qui trình công nghệ và thiết bị phù hợp để tiến hành các quá trình công nghệ hoá học, thực phẩm và môi trường, tìm ra công đoạn yếu trong quy trình để cải tiến;

  • Xác định điều kiện tối ưu để vận hành thiết bị, nhằm nâng cao năng suất thiết bị và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành;

  • Tính toán, thiết kế các thiết bị ở điều kiện tối ưu

  • Tiến hành những thí nghiệm cần thiết để phục vụ thiết kế, phục vụ sản xuất và triển khai công nghệ

Tài liệu tham khảo:

  • Trịnh Văn Dũng, Truyền nhiệt, Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • Phạm Văn Toản, Đỗ Văn Đài và các tác giả khác, Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ Hóa học, NXB KH  KT, Hà nội 2005, 274 tr.

  • Phạm Văn Bôn, Quá trinh và Thiết bị Công nghệ Hóa học, tập 2 Truyền nhiệt, NXB ĐHQG TP. HCM 2007, 453 tr.

  • Hoàng Kim Cơ, Tính toán kỹ thuật nhiệt lò công nghiệp, tập 1 & 2, NXB KH – KT, Hà nội 1985, 227 & 178 Tr.

  • Nguyễn Đức Lợi, Kỹ thuật lạnh, NXB KH – KT, Hà nội 2000, 342 tr.

  • Nguyễn Bin, Tính toán quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, tập 1, NXB KH – KT, Hà nội 2000, 351 tr.

  • Đỗ Văn Đài, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1 & 2 NXB KH – KT, Hà nội 1999.

  • Ernest E. Ludwig Design for Chemical and Petrochemical Plands, vol. 2, Gulf Pub. Com. Houston Texas 1998, 236 p.

  • R. K. Sinnott Chemical Engineering, vol. 6, Planta Tree, 1999, 1045 p.

  • Ю. И. Дытнерский Процессы и Аппараты Химической Технологии, М: Химия, 1999 г., 367 с.

  • А. Н. Плановский, В. М. Рамм, С. З. Каган Процессы и Аппараты Химической Технологии, М: Госхимиздат, 1962, 847 с.

  • К. Ф. Павлов, П. Г. Романков. А. А. Носков Примеры и Задачи по Процессов и Аппаратов Химической Технологии, Л: Химия, 1978 г., 551 с


5035 KỸ THUẬT PHẢN ỨNG
Trên cơ sở các môn Quá trình & Thiết bị thủy cơ, Các Quá trình và Thiết bị Truyền nhiệt, Các quá trình và thiết bị truyền khối, môn Kỹ thuật phản ứng trang bị cho sinh viên ngành công nghệ hóa học, Thực phẩm và Môi trường: cơ sở khoa học để thực hiện các phản ứng hóa học trong Công nghệ Hóa học & Thực phẩm cũng như Công nghệ Môi trường. Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và lĩnh vực sử dụng … của các thiết bị phản ứng. Đồng thời, đưa ra các phương pháp tính toán thiết kế những thiết bị này. Ở mỗi chương có tập rượt bằng những ví dụ và bài tập, nhằm giúp cho sinh viên vận dụng và hiểu rõ hơn phần lý thuyết, liên hệ với thực tế sản xuất. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ:

Lựa chọn qui trình công nghệ và thiết bị phù hợp để tiến hành các quá trình công nghệ hóa học, thực phẩm và môi trường, tìm ra khâu yếu trong dây chuyền để cải tiến;

Xác định điều kiện tối ưu để vận hành thiết bị, nhằm nâng cao năng suất thiết bị và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành;

Tính toán, thiết kế các thiết bị phản ứng ở điều kiện tối ưu;



Tiến hành những thí nghiệm cần thiết phục vụ thiết kế, phục vụ sản xuất và triển khai công nghệ;

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Bin – Các quá trình và thiết bị trong Công nghệ Hóa – Thực phẩm, tập 4, NXB KH  KT Hà Nội, 2005, 304 tr.

  • Ngô Thị Nga Kỹ thuật phản ứng, NXB: KH – KT, Hà nội 2004, 251 tr.

  • Nguyễn Hoa Toàn Kỹ thuật phản ứng Hóa học, NXB: KH – KT, Hà nội 2004, 323 tr.

  • Đỗ Văn Đài … Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1 & 2 NXB: KH – KT, Hà nội 1999.

  • Lever R. Chemical Reactors, Gulf Pub. Com. Houston Texas 2002, 236 p.

  • R. K. Sinnott Chemical Engineering, vol. 6, Planta Tree, 1999, 1045 p.


5041 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về nghiên cứu khoa học. Môn học sẽ giới thiệu về qui trình nghiên cứu khoa học, cách đặt vấn đề, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, vấn đề sử dụng lý thuyết trong nghiên cứu. Môn học cũng cung cấp cho học viên những kiên thức và kỹ năng về phương pháp cụ thể trong thu thập thông tin, phương pháp chọn mẫu cũng như cách thức viết một công trình khoa học.

Tài liệu tham khảo:

  • Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB KHKT, 2005.

  • Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB ĐHQGHN, in lần thức 2, 2003.


5101 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA LÝ
Môn học này nhằm cung cấp kiến thức lý thuyết cơ sở cơ bản của các phương pháp phân tích dụng cụ: phân tích quang phổ nguyên tử, phân tích quang phổ phân tử, phương pháp sắc ký.

Tài liệu tham khảo:

  • Gsaclô (1974), Các phương pháp hóa phân tích, tập II, người dịch Đào Hữu Vinh, Từ Vọng Nghi, Nxb Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp – Hà Nội

  • Nguyễn Thanh Khuyên – Nguyễn Phước Thành (1993) – Phân tích điện hóa – Tủ sách đại học Tổng Hợp – Tp Hồ Chí Minh

  • Camm k (hrsg) (2001). Instrumentelle analytische chemie


5102 CƠ SỞ TỔNG HỢP HÓA DƯỢC
Môn học này trang bị những hiểu biết chung về thuốc, về nghiên cứu thuốc.

  • Những kiến thức liên quan cấu trúc và tác dụng, về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của một số chất, về dược lý, dược động học của thuốc.

  • Các nhóm thuốc khác nhau tác dụng tới các loại bệnh khác nhau hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của loài người đang được sử dụng để phòng và trị bệnh, với nhiều chục chương mục khác nhau (các thuốc tác dụng tới thần kinh trung ương, tới thần kinh thực vật, tới các cơ quan khác nhau của cơ thể, tới chuyển hoá và mô, về thuốc hoá học trị liệu…)

  • An Introduction to Medicinal Chemistry, Graham L. Patrick, 1995.

  • Fundamentals of Medicinal Chemistry, Gareth Thomas, 2003..

  • The Organic Chemistry of Drug Synthesis, Daniel Lednicer, Vol.1- 4, 1990.

  • The Practice of Medicinal Chemistry, Second Edition, C.G.Wermuth, 2003

  • Drug Discovery and Evaluation, H. Gerhard Vogel, 2002

  • Medicinal Natural Products, Paul M Dewick, 2002.


5103 CÔNG NGHỆ CELLULOSE, GIẤY
Môn học bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Cấu trúc và thành phần cơ bản của gỗ và sợi cellulose

  • Một số phương pháp chế biến bột giấy

  • Hóa học của quá trình tẩy trắng bột giấy

  • Máy xeo giấy

  • Hóa học về công nghệ giấy

  • Nguồn nguyên liệu phi gỗ dùng cho công nghiệp giấy

  • Kỹ thuật sản xuất carton và một số loại giấy

  • Nước thải trong công nghiệp giấy

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Thị Ngọc Bích, “Kỹ thuật xenlulô và giấy”, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2003

  2. Cao Thị Nhung, “Các yếu tố công nghệ và tính chất các loại giấy”, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2005

  3. Hồ Sĩ Tráng, “Cơ sở hóa học gỗ và xenluloza”, tập 1 và 2, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2004


5104 CÔNG NGHỆ CHẤT MÀU TỰ NHIÊN
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về:

  • Lý thuyết cơ bản về màu sắc

  • Các kiến thức tổng quát liên quan đến các chất màu thiên nhiên.

  • Các kiến thức cơ bản về một số họ chất màu quan trọng trong thiên nhiên: chlorophyll, carotenoid, anthocyanin và một số chất màu quan trọng khác.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Đình Soa, Hóa vô cơ, ĐH BK TPHCM, 1992

  • Giáo trình: Công nghệ sản xuất các chất màu vô cơ, Bộ môn Hóa vô cơ, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM.

  • Buxbaum G., Industrial Inorganic Pigment, Wiley, VCH


5106 CÔNG NGHỆ HÓA HƯƠNG LIỆU
Môn học cung cấp các kiến thức về:

  • Lý thuyết về mùi và cách phân loại.

  • Giới thiệu các nguồn hương liệu thiên nhiên và tổng hợp.

  • Các phương pháp và kỹ thuật tách chiết tinh dầu, chất thơm từ thực vật và động vật.

  • Các phương pháp và kỹ thuật sản xuất các hương liệu tổng hợp.

Tài liệu tham khảo:

  • Vương Ngọc Chính, Hương liệu – mỹ phẩm, NXB ĐH Bách Khoa TP. HCM


5107 CÔNG NGHỆ HÓA LỌC DẦU
Môn học bao gồm 3 phần chính:

  • Những kiến thức cơ bản về dầu thô

  • Các quá trình chế biến trong nhà máy lọc dầu

  • Các sản phẩm dầu mỡ

Tài liệu tham khảo:

  • Dương Thành Trung – Lọc dầu – NXB ĐHQG TPHCM

  • W.L.Nelson, Petroleum Refinery Engineering, McGrawHill New York, 1958

  • P.Wuithier, Le Petrole – Raffinage et Genie Chimique, Tome I, Technip Paris, 1972


5108 CÔNG NGHỆ HÓA MỸ PHẨM
Môn học bao gồm các phần chính:

  • Sinh lý và yêu cầu của các đối tượng mỹ phẩm : da, tóc, móng, răng-miệng.

  • Công dụng của các loại nguyên liệu dùng trong mỹ phẩm.

  • Các dạng mỹ phẩm đặc trưng.

  • Tính chất công nghệ mỹ phẩm.

Tài liệu tham khảo:

  • Vương Ngọc Chính, Giáo trình Hương liệu – mỹ phẩm, ĐHBK TPHCM, 2007.

  • Louis Hồ Tấn Tài, Chất tẩy rửa và sản phẩm chăm sóc cá nhân, Unilever, 2003.

  • H.W.Hibbot, Handbook of cosmetic science, Pergamon Press, 1963.

  • J.B. Wilkinson, P.I.Moore, Harry’s cosmeticology, Longman scientific Technical, 1983.

  • W.W. Myddlecton, Cosmetic materials, New York, 1963.

  • M.S Balsam, M.M Rieger, S.J.Strianse, Cosmetic science and technology, Vol 1,2,3, Krieger Publishing Company – Malabar Florida, 1992


5111 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TẨY RỬA
Môn Công nghệ sản xuất các chất tẩy rửa dành cho sinh viên đại học thuộc chuyên ngành Công nghệ Hóa học. Môn học cung cấp kiến thức về lý thuyết cơ bản về các chất hoạt động bề mặt, phân loại, tính chất, các ứng dụng trong các ngành công nghệ khác nhau. Bên cạnh đó, môn học sẽ giới thiệu về sản phẩm tẩy rửa, các phân loại, thành phần chính và vai trò của các thành phần chính. Công nghệ sản xuất sản phẩm tẩy rửa đặc trưng dạng rắn và lỏng cũng sẽ được giới thiệu.

Tài liệu tham khảo:

  • Xà phòng và các chất tẩy giặt tổng hợp, Nguyễn Quốc Tín, Đỗ Phổ, NXB Khoa học kỹ thuật, 1984.

  • Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân, Louis Hồ Tấn Tài, Unilever Việt Nam 1999.

  • Hóa keo, Mai Hữu Khiêm, Đại học Bách khoa TPHCM, 1994.

  • Tổng hợp hữu cơ hóa dầu, Phan Minh Tân, Đại học Bách khoa TPHCM, 1993.

  • Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt, Trần Kim Quy, NXB TPHCM, 1989.

  • Nonionic surfactants, Martin J. Schick, Marcel Dekker, 1987.

  • Applied surfactants, Tharwat F. Tadros, Wiley-VCH, 2005.

  • The manufacture of modern detergent powders, Herman de Groot, I. Adami, G. F. Moretti, Acadamic, 1995.


5112 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Môn học này giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn nguyên liệu, ứng dụng và kỹ thuật sản xuất các hợp chất vô cơ cơ bản được sử dụng trong ngành công nghiệp, nông nghiệp... đặc biệt là trong công nghệ sản xuất phân bón nông nghiệp.
5113 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SƠN
Môn học này giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn nguyên liệu, ứng dụng và kỹ thuật sản xuất các loại sơn như: sơn gốc nước (sơn nước dùng trong xây dựng), sơn gốc dầu (sơn alkyd, sơn PU, sơn epoxy …)
5114 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CAO SU – CHẤT DẺO
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về các tính chất, nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các sản phẩm về Cao su và chất dẻo.

Tài liệu tham khảo:

  • Phan Thanh Bình (2002), Hóa học và Hóa lý polymer, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

  • Lê Công Dưỡng (2000), Vật Liệu Học, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội.

  • Nguyễn Hữu Niếu, Trần Vĩnh Diệu (2004), Hóa lý polymer, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

  • Thái Doãn Tĩnh, Hóa học các hợp chất cao phân tử, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội.

  • Phan Thế Anh, Kỹ thuật sàn xuất chất dẻo, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật

  • Nguyễn Hữu Trí, Công nghệ cao su thiên nhiên, NXB Trẻ.

  • James E. Mark (1999), Polymer data handbook, Oxford University Press.

  • Lon Mathias, Polymers, Department of Polymer Science, University of Southern Missisipi.

  • M. Alexandre and P. Dubois, Materials Science and engineering.

  • R.W.Cahn, P.Haasen, E.J.Kramer , Materials Science and Technology.


5116 CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU SILICAT
Môn học bao gồm các phần chính:

  • Các nguyên liệu chính cho sản xuất gốm sứ (các khoáng caolinit, dioxit silic, tràng thạch…)

  • Khai thác, tuyển lọc nguyên liệu

  • Các kỹ thuật tạo hình trong sản xuất gốm sứ (đúc rót, xoay, ép…)

  • Phơi sấy, nung

  • Trang trí (men và tráng men, các men màu…)

  • Kiểm tra và đánh giá chất lượng thành phẩm gốm sứ

Giáo trình:

  • Nguyễn Đức Thạch, Công nghệ vật liệu silicat, Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • Nguyễn Đức Thạch, Đất sét, NXB Đồng Nai, 1998

  • Phạm Trọng Yên và cộng sự, Kỹ thuật gốm sứ, NXB KHKT, Hà Nội, 1998

  • Worrall W.E, Clays and ceramic raw materials, London, 1975 (lược dịch)


5117 HÓA HỌC – HÓA LÝ POLYMER
Môn học bao gồm các phần chính:

  • Giới thiệu

  • Phản ứng polymer hóa phát triển chuỗi

  • Phản ứng polymer phát triển bậc

  • Các tính chất vật lý đặc trưng của polymer

  • Tính chất cơ học của polymer

  • Dung dịch polymer

  • Khối lượng phân tử của polymer

Tài liệu tham khảo:

1. Phan Thanh Bình (2002), Hóa học và Hóa lý polymer, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

2. Lê Công Dưỡng (2000), Vật Liệu Học, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Niếu, Trần Vĩnh Diệu (2004), Hóa lý polymer, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

4. Thái Doãn Tĩnh, Hóa học các hợp chất cao phân tử, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội.

5. James E. Mark (1999), Polymer data handbook, Oxford University Press.

6. Lon Mathias, Polymers, Department of Polymer Science, University of Southern Missisipi.

7. M. Alexandre and P. Dubois, Materials Science and engineering.

8. R.W.Cahn, P.Haasen, E.J.Kramer , Materials Science and Technology.
5118 HÓA HỌC – HÓA LÝ SILICAT
Môn học bao gồm các phần chính:


  • Giới thiệu

  • Phản ứng polymer hóa phát triển chuỗi

  • Phản ứng polymer phát triển bậc

  • Các tính chất vật lý đặc trưng của polymer

  • Tính chất cơ học của polymer

  • Dung dịch polymer

  • Khối lượng phân tử của polymer

Tài liệu tham khảo:

1. Bùi Văn Chén – Hóa lý silicat – ĐH BK Hà Nội, 1979

2. Đỗ Quang Minh – Cơ sở hóa học và vật lý chất rắn trong vật liệu silicat – ĐHBK TPHCM, 2001

3. Lê Xuân Hải – Bài giảng chuyên môn silicat – ĐHBK Hà Nội, 1989

4. Kingery W.D – Introduction to ceramics – John Wiley & Sons Pte. Ltd, Singapore, 1991
5121 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Môn học trang bị cho người học những kiến thức chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, bao gồm khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng; công cụ quản lý chất lượng; phương pháp quản lý chất lượng.

Từ những kiến thức trên, sinh viên có thể vận dụng vào việc quản lý chất lượng sản phẩm trong công nghệ hóa học.



Tài liệu tham khảo:

  • Hà Duyên Tư – Quản lý chất lượng trong công nghiệp thực phẩm – NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2006.

  • Nguyễn Quang Toản – TQM và ISO 9000 – NXB Thống kê.

  • Tiêu chuẩn Việt Nam – Hệ thống quản trị chất lượng và các yêu cầu

  • VASEP – Chương trình tập huấn: “ Thẩm tra nội bộ hệ thống HACCP” (Training course on “HACCP Internal Verification”)

  • QMS Certification Services, Ltd – Khóa học đánh giá nội bộ hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2000 (Internal Quality Auditor Training)

  • USFDA – Hazard Analysis and Critical Control Point Traning Curriculum – 2001

  • USFDA – Fish & Fisheries Products Hazards & Controls Guidance – 2001

  • USFDA – Sanitation Control Procedures for Processing Fish and Fishery Products – 2000

  • USFDA – Good manufacturing practices (GMPs) for the 21st century – food processing, 2004.


5123 THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Môn học giúp sinh viên hiểu được quy trình sản xuất ra một nguyên tố hóa học cụ thể, các phương pháp đánh giá, các thiết bị ứng dụng và ứng dụng vào yêu cầu thực tiễn cuộc sống.

  • Giáo trình Thí nghiệm chuyên đề Công nghệ hóa học, Khoa CN Hóa – thực phẩm, Đại học Lạc Hồng, 2009.


5124 THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ HÓA MỸ PHẨM
Môn học giúp cho sinh viên nắm được các quy trình sản xuất một sản phẩm mỹ phẩm và thực tập sản xuất trong quy mô phòng thí nghiệm.

Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu thí nghiệm Hóa mỹ phẩm, Khoa Công nghệ Hóa-Thực phẩm, ĐH Lạc Hồng

2. Vương Ngọc Chính, Giáo trình Hương liệu – mỹ phẩm, ĐHBK TPHCM, 2007.

3. Louis Hồ Tấn Tài, Chất tẩy rửa và sản phẩm chăm sóc cá nhân, Unilever, 2003.

4. H.W.Hibbot, Handbook of cosmetic science, Pergamon Press, 1963.

5. J.B. Wilkinson, P.I.Moore, Harry’s cosmeticology, Longman scientific Technical, 1983.

6. W.W. Myddlecton, Cosmetic materials, New York, 1963.

7.M.S Balsam, M.M Rieger, S.J.Strianse, Cosmetic science and technology, Vol 1,2,3, 8.Krieger Publishing Company – Malabar Florida, 1992


5125 THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ SILICAT
Môn học giúp sinh viên thực nghiệm và tìm hiểu quy trình sản xuất ra một sản phẩm gốm – vật liệu xây dựng, các phương pháp đánh giá, các thiết bị ứng dụng và ứng dụng vào yêu cầu thực tiễn cuộc sống.

- Sách, giáo trình chính:

Sách, giáo trình chính, vật liệu học – Thí nghiệm chuyên đề vật liệu Silicat - Đại Học Lạc Hồng, 2008.

Sách, giáo trình tham khảo:

[1] Hóa vô cơ – Nguyễn Đình Soa - Đại Học Bách Khoa TP. HCM, 1998.

[2] Kỹ thuật sản xuất vật liệu gốm sứ – Đỗ Quang Minh - Đại Học Bách Khoa TP. HCM, 2000.

[3] Đất sét – Nguyễn Đức Thạch – NXB Đồng Nai, 2000.
5126 THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP VÔ CƠ
Thí nghiệm chuyên đề tổng hợp vô cơ giúp sinh viên điều chế ra được một sản phẩm và các ứng dụng cụ thể.

- Sách, giáo trình chính: Tài liệu thí nghiệm chuyên đề tổng hợp vô cơ, Khoa Công nghệ Hóa-Thực phẩm, ĐH Lạc Hồng

- Sách, giáo trình tham khảo:

[1] Hóa vô cơ – Nguyễn Đình Soa – Đại học Bách Khoa TP. HCM, 1998

[2] Động học xúc tác – Mai Hữu Khiêm – Đại học Bách Khoa TPHCM, 2000.
5128 VẬT LIỆU HỌC
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quan hệ giữa tính chất, phạm vi ứng dụng của vật liệu phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, cấu trúc và các điều kiện chế tạo chúng. Trên cơ sở trình bày tính chất của các loại vật liệu kỹ thuật: kim loại và hợp kim, gốm, polymer và composite, môn học sẽ giúp cho việc lựa chọn vật liệu phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Tài liệu tham khảo:


  • Lê Công Dưỡng, Vật liệu học, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 1997.

  • Nguyễn Văn Dán, Cơ khoa học và công nghệ Vật liệu tiên tiến, Tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHBK TP HCM 2004.

  • Nguyễn Văn Dán, Công Nghệ Vật Liệu Mới, NXB ĐHQG TP HCM, 2003.

  • S.O.Kasap Principles of Electronic Materials and Devices, Mc Graw Hill, 2002

  • S.I Zdanova Zưđki Crystallư, Izđatelstvơ Chemie, 1979.

  • H.Gleiter Nanocrystalline Materials, Progress in Materials Science, Vol 33, 1989.

  • Mel Schwartz Encyclopedia of Smart Materials, Vol 1 and 2, Wiley- Interscience Publication John Wiley  Sons, Inc 2002.

  • Bharat Bhushan (Ed) Springer Handbook of Nanotechnology, Spinger, 2004. 

  • Introduction à la science des matériaux, Ecole Polytechnique Fédérale de W.Kurz, J.P Mercier, K.Zambelli Lausanne, Suisse, 1987


5132 HÓA HỌC NANO
Bao gồm 4 phần chủ yếu:

  • Những kiến thức cơ bản về các loại vật liệu và linh kiện nano, phương pháp chung để chế tạo vật liệu nano: từ trên xuống (phương pháp nghiền, phương pháp lythography, phương pháp photolythograpy) hoặc từ dưới lên (phương pháp sol-gel, khử hoá học, lắng đọng hơi hoá học,….)

  • Phương pháp chế tạo các vật liệu nano bằng phương pháp hoá học như phương pháp sol-gel (chế tạo vật liệu nano TiO2 và các vật liệu có kích thước nano trên cơ sở TiO2 như SiO2-TiO2, PVA-TiO2, Ag-TiO2, Al-TiO2,…); phương pháp khử bằng các tác nhân hoá học hoặc vật lý (chế tạo nano vàng, nano bạc); phương pháp đồng kết tủa (chế tạo hạt nano từ); phương pháp lắng đọng hơi hoá học (chế tạo ống than nano).

  • Các phương pháp phân tích lý hoá như UV-Vis xác định tính chất quang của các vật liệu nano. Kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), kính hiển vi nguyên tử lực (AFM) xác định hình thái bề mặt tinh thể hoặc hình thái tinh thể cũng như kích thước và sự phân bố kích thước hạt. Phổ X-Ray cho biết cấu trúc tinh thể của vật liệu.

  • Các ứng dụng của vật liệu nano: nano TiO2, nano vàng, nano bạc, nano sắt từ, ống than nano và chấm lượng tử trong nhiều lãnh vực khác nhau trong khoa học và đời sống

Tài liệu tham khảo:

1. G.B.Sergeev, Nanochemistry, Elsivier (2006)

2.Catherine Bréchignac, Philippe Houdy, Marcel Lahmani, Nanomaterials and nanochemistry, European Materials Research Society (2006)

3. Gunter Schmid, Nanoparticles- From theory to application, Willey (2004)

4. H.S.Nalwa, Handbook of Nanostructured Materials and Nanotechnology, Vol. 1, Academic Press, 2000.

5. Nguyễn Đức Nghĩa, Công nghệ hoá học nano, Nhà xuật bản Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007).


5133 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ
Môn học Xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp phổ dành cho sinh viên thuộc chuyên ngành Công nghệ hóa học, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về một số loại phổ dùng để xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các hợp chất hữu cô lập được từ thiên nhiên như: Phổ IR (Infrared), Phổ NMR (Nuclear Magnetic Resonance).

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ- Lý thuyết- Bài tập- Bài giải, NXB ĐH Quốc Gia TP. HCM.

  • Robert M. Silverstein, Francis X. Webster (1996), Spectrometic Identification of Organic Compounds, John Wiley & Sons, Six edition.

  • James. V. Cooper (1980), Spectroscopic Techniques for Organic Chemist, John Wiley & Sons.


5134 THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP HỮU CƠ
Môn học Thí nghiệm chuyên đề tổng hợp hữu cơ dành cho sinh viên đại học thuộc chuyên ngành Công nghệ Hóa học. Môn học giúp sinh viên củng cố, bổ sung kiến thức cũng như thực hành sản xuất các hợp chất hữu cơ. Môn học còn giúp sinh viên thực hành các kỹ thuật chiết tách, chưng cất, trích ly, sắc ký… trong quy môn phòng thí nghiệm.

Tài liệu tham khảo:

  • R. B. Turner, L.I. Conrad - ‘Cholesterol, Technology of cholesterol’ John Wiley & Sons, New York

  • M. Hess - ‘Alkaloid chemistry’, John Wiley & Sons, New York

  • Đặng Vũ Cường - ‘Bài giảng dược liệu’, Nhà xuất bản Y Học

  • Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu - ‘Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc’, Nhà xuất bản Y Học, Chi nhánh TP. HCM, 1985

  • Ngô Văn Thu - ‘Hóa học saponin’, Trường Đại Học Y Dược TP. HCM, 1990


5135 THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ SẢN XUẤT CHẤT TẨY RỬA
Môn học Thí nghiệm chuyên đề sản xuất các chất tẩy rửa dành cho sinh viên đại học thuộc chuyên ngành Công nghệ Hóa học. Môn học giúp sinh viên củng cố, bổ sung kiến thức cũng như thực hành sản xuất các sản phẩm tẩy rửa như: bột giặt, nước rửa chén, xà phòng bánh, xà phòng từ dầu thực vật, … Ngoài ra, môn học còn hướng dẫn sinh viên các cách đánh giá, kiểm tra các sản phẩm tẩy rửa.

Tài liệu học tập:

  • Xà phòng và các chất tẩy giặt tổng hợp, Nguyễn Quốc Tín, Đỗ Phổ, NXB Khoa học kỹ thuật, 1984.

  • Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân, Louis Hồ Tấn Tài, Unilever Việt Nam 1999.

  • Hóa keo, Mai Hữu Khiêm, Đại học Bách khoa TPHCM, 1994.

  • Tổng hợp hữu cơ hóa dầu, Phan Minh Tân, Đại học Bách khoa TPHCM, 1993.

  • Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt, Trần Kim Quy, NXB TPHCM, 1989.

  • Nonionic surfactants, Martin J. Schick, Marcel Dekker, 1987.

  • Applied surfactants, Tharwat F. Tadros, Wiley-VCH, 2005.

  • The manufacture of modern detergent powders, Herman de Groot, I. Adami, G. F. Moretti, Acadamic, 1995.


5137 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ


  • Giới thiệu về khí thiên nhiên và khí dầu mỏ

  • Các quá trình công nghệ cơ bản chế biến khí

  • Làm sạch khí khỏi các tạp chất cơ học

  • Tách condensat

  • Khử nước

  • Khử acide

  • Tách các phân đoạn hydrocarbon

  • Tách nitơ, thuỷ ngân, Hêli


5138 KINH TẾ KỸ THUẬT
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế, vận dụng các kiến thức về kinh tế để tính toán, lựa chọn quy trình công nghệ, máy móc thiết bị một cách hiệu quả. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và đầu tư là nền tảng cho sự phát triển lâu dài và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

1. GS Phạm Thụ - Khoa Quản Lý Công Nghiệp – Kinh Tế Kỹ Thuật, Phân tích và lựa chọn dự án đầu tư -NXB Thống Kê – 2007

2. TS. Nguyễn Danh Nguyên – Quản lý sản xuất – ĐHBK Hà Nội – 2007

3. TS. Phạm Thu Hà – Quản lý dự án - ĐHBK Hà Nội – 2007

4. TS. Đặng Vũ Tùng -Quản lý công nghệ - ĐHBK Hà Nội – 2007

5. TS Lã Văn Bạt – Quản lý chất lượng - ĐHBK Hà Nội – 2007


5201 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÁNH KẸO
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên liệu sử dụng trong công nghệ sản xuất bánh kẹo, các quy trình và thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ sản xuất bánh kẹo, các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm bánh kẹo.

Tài liệu tham khảo:

  • Hồ Hữu Long, Kỹ thuật sản xuất kẹo, NXB KHKT, Hà Nội, 1983

  • Bùi Ðức Hợi, Mai Văn Lễ, Lê Hồng Khanh, Lê Thị Cúc, Lê Ngọc Tú, Hoàng thị Ngọc Châu, Chế biến lương thực (T1); P2: Kỹ thuật sản xuất các loại gạo; P3: Kỹ thuật sản xuất các loại bột, ÐHBK, Hà Nội, 1983

  • D Manley, Consultant, UK. Biscuit, cookie and cracker manufacturing manuals, Woodhead Publishing

  • E.J. Pyler, Baking science and technology, Siebel Publish

  • Edmund W Lussas, Lloyd W.Rooney, Snack foods processing.

  • Samuel A.Matz, Cookie and Cracker Technology, The Avi publish


5202 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU MỠ
Công nghệ sản xuất dầu mỡ là môn học cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm những kiến thức chuyên môn về chất béo (về đặc điểm của các nguồn nguyên liệu dầu béo, về một số sản phẩm từ chất béo, về quy trình sản xuất, về ứng dụng và về cách bảo quản các sản phẩm dầu béo…). Bao gồm:

  • Cơ sở hoá sinh học chất béo

  • Nguyên liệu khai thác

  • Kỹ thuật khai thác, Kỹ thuật tinh luyện. Kỹ thuật chế biến

  • Quản lý chất lượng

  • Các sản phẩm công nghiệp từ dầu béo Axit béo.

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Văn Thạch, Chế biến hạt dầu, Nhà xuất bản nông nghiệp.

2. Chu Phạm Ngọc Sơn, Dầu mỡ trong sản xuất và đời sống, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
5203 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG MÍA
Môn học giới thiệu nguyên liệu, sản phẩm, các biến đổi chính, các thiết bị chính trong quy trình sản xuất đường mía. Cân bằng vật chất, xử lý chất thải trong nhà máy sản xuất đường.

Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Ngộ và các tác giả, Công nghệ sản xuất đường mía, NXB KHKT, Hà Nội, 1984.

[2] Tách mật, làm khô, đóng gói, Bảo quản và vận chuyển đường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996

[3] Bùi Quang Vinh, Phân tích và quản lý hóa học mía – đường. NXB Nông nghiệp, TPHCM. 1998

[1] E. Hugot, Trịnh Khương biên dịch, Nhà máy đường mía, NXB Nông Nghiệp, TPHCM, 2001

[2] Chen & Chou, Cane Sugar Handbook, 12th Ed, 1993


5204 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT
Công nghệ sản xuất nước giải khát là môn học cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm những kiến thức thực tế về nguyên liệu, quy trình sản xuất, các thiết bị và sản phẩm, theo từng quy trình sẽ có sản phẩm khác nhau. Bao gồm:

  • Nguyên liệu khai thác

  • Kỹ thuận sản xuất nước giải khát có gas

  • Kỹ thuận sản xuất nước giải khát không gas

  • Các hiện tượng hư hỏng trong sản xuất nước giải khát

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long, Công Nghệ Thực Phẩm, Đại học Lạc Hồng, 2010.

  • Lê Ngọc Tú (1998), Hoá sinh công nghiệp, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật

  • Lê Văn Việt Mẫn, Công Nghệ Lên Men Thực Phẩm, lưu hành nội bộ


5205 CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SỮA
Môn học giới thiệu cho các bạn sinh viên ngành Công Nghệ Hóa – Thực phẩm về thành phần và tính chất của sữa, các phương pháp bảo quản sữa, phân loại sản phẩm và qui trình chế biến (sữa tươi, sữa cô đặc, bột sữa, các sản phẩm lên men, kem sữa, bơ và các sản phẩm khác), máy – thiết bị, các phương pháp kiểm tra các quá trình công nghệ và chất lượng sản phẩm.

Tài liệu tham khảo:

  • Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa (Tập 1), PGS-TS. Lê Văn Việt Mẫn, NXB ĐH Bách Khoa, 2004

  • Giáo Trình Công Nghệ Các Sản Phẩm Sữa, Lâm Xuân Thanh, NXB KHKT, 2001


5206 CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỊT, TRỨNG
Môn học nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về phương pháp giết mổ gia súc, cấu tạo và chức năng của thịt trong vai trò sử dụng làm thực phẩm. Các công nghệ bảo quản chế biến thịt tươi và các sản phẩm thịt truyền thống và sản phẩm thịt dạng phương Tây ở qui mô vừa, nhỏ và qui mô công nghiệp. Các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm về thịt và sản phẩm thịt. Nguyên lý hoạt động của các loại may móc thiết bị sử dụng trong chế biến thịt.

Tài liệu tham khảo:

  • Chế biến thịt sữa, Nguyễn Ngọc Tuân, Đại học Bách Khoa TP.HCM, 2007.

  • Meat Processing Technology- FAO

  • Tài liệu huấn luyện chế biến thit-cá- Adoff Nessel-Trương Thanh Long


5207 CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN TRÀ, CÀ PHÊ, THUỐC LÁ
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc tính thực vật và thành phần của nguyên liệu trà, cà phê, thuốc lá; các phương pháp bảo quản và công nghệ chế biến các sản phẩm từ trà, cà phê, thuốc lá.

Tài liệu tham khảo:

  • Công nghệ chế biến và bảo quản trà, cà phê, thuốc lá, Ths. Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long, Đại học Lạc Hồng, 2004.

  • Cơ sở sinh hóa và kỹ thuật chế biến trà, Tống Văn Hành – NXB TP.HCM, 1985

  • Kỹ thuật chế biến cà phê, Hoàng Minh Trang – NXB NN, 1995


5208 CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC
Nội dung chính của môn học gồm 2 phần:

1. Bảo quản lương thực: thành phần, các tính chất lý hóa, sinh hóa của lương thực và các yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất đó, các phương pháp bảo quản, kho bảo quản

2. Công nghệ chế biến lương thực: nguyên liệu, sản phẩm, các quá trình công nghệ và quy trình công nghệ các sản phẩm gạo, bánh mì, mì ăn liền, bún khô, tinh bột.
5209 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN RAU QUẢ


  • Giới thiệu đặc điểm, tính chất nguyên liệu rau quả nhiệt đới được dùng để chế biến công nghiệp

  • Các dạng của sản phẩm chế biến từ rau quả và các nguyên tắc cơ bản trong chế biến rau quả

  • Những thành tựu mới trong công nghệ chế biến rau quả

  • Nguyên tắc cơ bản trong các phương án công nghiệp chế biến rau quả.

Tài liệu tham khảo:

  • Công nghệ chế biến và bảo quản rau quả, Ths. Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long, ĐH Lạc Hồng, 2007.

  • Công nghệ chế biến rau quả, Lưu Duẩn, ĐHBK TP.HCM, 1997

  • Công nghệ thu hoạch và chế biến rau quả, Quách Đĩnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Thoa, NXB KHKT Hà Nội, 1996


5210 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN
Môn học giới thiệu những kiến thức cơ bản về sự biến đổi của các thành phần, tính chất nguyên liệu thủy sản trong kỹ thuật chế biến và bảo quản như sản phẩm thủy sản muối, khô, nước mắm, chín, tẩm gia vị, đông lạnh, đóng hộp, …

Sau khoá học, sinh viên có kỹ năng tối thiểu trong chế biến, bảo quản và đánh giá chất lượng các sản phẩm thủy sản.



Tài liệu tham khảo:

  • Trần Đức Ba, Lê Vi Phúc, Nguyễn Văn Quang, Kỹ thuật chế biến lạnh thủy sản. NXB ĐH-THCN, 1990

  • Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản, tập 1, 2. NXB Nông nghiệp, 1990

  • G.M.Hall, Fish processing technology, 1992

  • Fredick W.Wheaton & Thomas B.A., Processing quatic food products, 1985

  • John M.J Kson & Byron M.Shinn. Fundamentals of food canning technology, 1979


5211 CÔNG NGHỆ LÊN MEN THỰC PHẨM
Công nghệ lên men thực phẩm là môn học cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm những kiến thức về quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm bằng phương pháp lên men. Bao gồm:

  • Công nghệ sản xuất các thực phẩm lên men từ ngũ cốc.

  • Công nghệ sản xuất các thực phẩm lên men từ rau quả.

  • Công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men từ thịt cá.

  • Công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men từ sữa

Tài liệu tham khảo:

  • Lê Văn Việt Mẫn (2005), Công Nghệ Lên Men Thực Phẩm, lưu hành nội bộ.

  • Lê Văn Việt Mẫn (2004), Công Nghệ Sản Xuất Các Sản Phẩm Từ Sữa, NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM.

  • Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1996), Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Thuỷ Sản, tập 2, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.


5212 CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Môn học giới thiệu cho các bạn sinh viên ngành Công Nghệ Hóa – Thực phẩm về các biến đổi vật lý, hóa học, sinh học, hóa lý và hóa sinh của các thành phần của nguyên liệu (thực vật, động vật) trong quá trình bảo quản, các kỹ thuật và thiết bị bảo quản sau thu hoạch nhằm mục đích cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến thực phẩm hoặc cung cấp sản phẩm tươi sống cho người tiêu dùng.

Tài liệu tham khảo:

[1] Trần Đức Ba, 2006, “Lạnh đông rau quả xuất khẩu”, NXB Đại học Quốc gia.

[2] Trần Văn Chương, 2000, “Công nghệ bảo quản – chế biến nông sản sau thu hoạch, 2 tập”, NXB Văn hóa dân tộc.

[3] Nguyễn Mạnh Khải, 2005, “Giáo trình Bảo quản nông sản”, NXB Giáo dục.

[4] Lê Văn Viễn, 1999, “Công nghệ sau thu hoạch đối với sản phẩm chăn nuôi” NXB Nông nghiệp.

[5] A. K. Thompson, 2003, “Fruit and Vegetables: Harvesting, Handling and Storage”, Blackwell Publishing Ltd.

[6] Da-Wen Sun, 2006, “Handbook of Frozen Food Processing and Packaging”, Taylor & Francis Group, LLC.

[7] Peter Golob, Graham Farrell and John E. Orchard, 2002, “Crop Post-Harvest: Science and Technology”, Volume 1: Principles and Practice, Blackwell Science Ltd, a Blackwell Publishing Company.

[8] Rick Hodges and Graham Farrell, 2004, “Crop Post-Harvest: Science and Technology”, Volume 2: Durables Case studies in the handling and storage of durable commodities, Blackwell Science Ltd, a Blackwell Publishing Company.

[9] Ross C. Beier, Suresh D. Pillai, Timothy D. Phillips and Richard L. Ziprin, 2004, “Preharvest and Postharvest Food Safety”, Contemporary Issues and Future Directions, Blackwell Publishing and the Institute of Food Technologists

[10] Wim Jongen, 2002, “Fruit and vegetable processing: Improving quality”, Woodhead Publishing Ltd.

[11] Zacharias B. Maroulis, 2003, “Food process design”, Marcel Dekker, Inc, All Rights Reserved.

[12] V M Wilkinson BSc, PhD, 1998, “Food Irradiation”, Woodhead Publishing Ltd.
5213 ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM
Môn học được cấu trúc bởi các phần:


  • Chất lượng của sản phẩm thực phẩm

  • Chất lượng cảm quan đối với thực phẩm.

  • Tính khách quan và vai trò giác quan con người

  • Phân loại các phương pháp đánh giá cảm quan

  • Mục tiêu, ý nghĩa, nguyên tắc, áp dụng và xử lý số liệu

  • Tổ chức, quản lý việc đánh giá cảm quan

Tài liệu tham khảo:

  • Hà Duyên Tư (chủ biên), Quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm, ĐHBKHN,1996.

  • Hà Duyên Tư, Kỹ thuật phân tích cảm quan, NXB KHKT Hà Nội, 2006.

  • Ngô Thị Hồng Thư, Kiểm nghiệm thực phẩm bằng phương pháp cảm quan, Tổng cục -Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng, 1990.

  • Herbert Stone, joel L SIDEL,2004,Sensory evaluation practise, ElsevierAcademic Press.

  • Florence SZTRYGLER,2003, evaluation sensorielle(Manuel méthodologique), Technique& Documentation- Lavoisier&APRIA


5214 DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Phần 1:

  • Dinh dưỡng học: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết về nhu cầu và tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng trong thức ăn con người.

Phần 2:

  • An tòan thực phẩm: đề cập đến nguồn gốc các chất độc có trong thực phẩm và các biện pháp khử độc.

Tài liệu tham khảo:

  • Hà Huy Khôi (chủ biên), DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ SỨC KHỎE, Nhà xuất bản Y học, 1998.

  • Vũ Tế Xiển (chủ biên), GIÁO TRÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, 2006.

  • Barbara M. Lurd, THE MICROBIOLOGICAL SAFETY AND QUALITY OF FOOD, Vol1.2, Aspen Published Inc, 2000.

  • Alais C., Linden G., BIOCHIMIE ALIMENTAIRE, Masson, Paris, 1987.

  • Stryer.L., BIOCHEMISTRY, 4th edition, W.H. Freeman and company, San Francisco, 1995.


5216 KỸ THUẬT BAO BÌ VÀ PHỤ GIA THỰC PHẨM
PHẦN 1. KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM

  • Định nghĩa, phân loại,

  • Chức năng của bao bì thực phẩm là đảm bảo và xác thực chất lượng của nguyên liệu hoặc sản phẩm thực phẩm.

  • Những yếu tố tạo nên chức năng bao bì là:

+ Loại vật liệu, đặc tính vật liệu đáp ứng yêu cầu bảo quản các loại nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm

+ Cấu trúc các lớp vật liệu và cấu tạo hình dạng bao bì

+ Phương pháp và trang thiết bị chiết rót, đóng kín bao bì.

+ Quy định về nội dung ghi nhãn

+ Ký mã trong quản lý và thương mại quốc tế

+ Những hư hỏng và nguyên nhân

+ Vệ sinh an toàn bao bì thực phẩm

PHẦN 2: PHỤ GIA THỰC PHẨM



  • Quy định nhà nước về chất phụ gia thực phẩm

  • Các đặc tính hóa lý

  • Nguyên tắc - ứng dụng trong công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm.

Tài liệu tham khảo:

  • Đống thị Anh Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm, NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM, 2008 (tái bản)

  • Đống thị Anh Đào, Bài tập trắc nghiệm Kỹ thuật bao bì thực phẩm, NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM, 2007

  • Hanlon J. F., Paper and paper board, Handbook of Package Engineering, 2nd Edition, McGraw, Hill Inc, New York, 1984.

  • M. L. Rooney, Active Food Packaging, Chapman, Hall, 1995.

  • Stanley Sacharow, Roger C. Griffin, Principles of food packaging, 2nd edition, Avi publishing company Inc, 1980.

  • Wilmer A. Jenkins, James P.Harrington, Packaging Foods with Plastics, Technomic publishing Co, Inc, 1991.

  • Norman N. Polter, Food Science, Avi publishing Co, Inc, NewYork, 1986.

  • Bouslead I., Resource Use and Liquid food Packaging, Incpen LonDon, 1993.

  • Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm,hà Nội,2001)

  • JIM SMITH, Food Additive User’s Handbook, BLACKIE ACADEMIC& PROFESSIONAL


5217 LUẬT VÀ TIÊU CHUẨN THỰC PHẨM


  • Cơ cấu quản lý Nhà nước về chất lượng của chuỗi sản xuất thực phẩm, phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế, xã hội.

  • Đặc tính, vai trò, nội dung và áp dụng của Pháp Lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Nội dung và áp dụng của Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Thủ tướng chính Phủ ban hành

  • Nội dung và áp dụng của các Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế ban hành.

Tài liệu tham khảo:

1. Các quy định Pháp Luật về an toàn vệ sinh lương thực thực phẩm, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001.

2. Luật Khoa học và Công nghệ, NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2000.

3. Vũ Đình Quyền, Hướng Dẫn Thực Hiện Công Tác vệ sinh An Toàn Thực Phẩm, NXB Lao động Xã hội, 2006

4. Luật thủy sản, nhà xuất bản tổng hợp Tp.HCM.
5218 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM
Môn học trang bị cho người học những kiến thức chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, bao gồm khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng; công cụ quản lý chất lượng; phương pháp quản lý chất lượng.

Từ những kiến thức trên, học viên có thể vận dụng vào việc quản lý chất lượng sản phẩm trong công nghệ hóa học.



Tài liệu tham khảo:

  • Hà Duyên Tư – Quản lý chất lượng trong công nghiệp thực phẩm – NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2006.

  • Nguyễn Quang Toản – TQM và ISO 9000 – NXB Thống kê.

  • Tiêu chuẩn Việt Nam – Hệ thống quản trị chất lượng và các yêu cầu

  • VASEP – Chương trình tập huấn: “ Thẩm tra nội bộ hệ thống HACCP” (Training course on “HACCP Internal Verification”)

  • QMS Certification Services, Ltd – Khóa học đánh giá nội bộ hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2000 (Internal Quality Auditor Training)

  • USFDA – Hazard Analysis and Critical Control Point Traning Curriculum – 2001

  • USFDA – Fish & Fisheries Products Hazards & Controls Guidance – 2001

  • USFDA – Sanitation Control Procedures for Processing Fish and Fishery Products – 2000

  • USFDA – Good manufacturing practices (GMPs) for the 21st century – food processing, 2004.


5219 THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ THỰC PHẨM
Môn thí nghiệm chuyên đề công nghệ thực phẩm giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên liệu, sản phẩm, các biến đổi chính và các thiết bị chính trong quy trình sản xuất bánh, nước giải khát và thịt cá đóng hộp. Môn học gồm ba phần:

  • Phần 1: Thực hành thí nghiệm công nghệ sản xuất bánh.

  • Phần 2: Thực hành thí nghiệm công nghệ sản xuất nước giải khát.

  • Phần 3: Thực hành thí nghiệm công nghệ chế biến và bảo quản thịt cá.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Thí nghiệm chuyên đề thực phẩm, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, Đại học Lạc Hồng, 2007.

  • Nguyễn Thị Hồng (1998), Bánh Âu – Á, ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM

  • Tường Vân (2008), Bánh ngọt cho tiệc trà, NXB Văn hóa Sài Gòn

  • Bùi Ðức Hợi, Mai Văn Lễ, Lê Hồng Khanh, Lê Thị Cúc, Lê Ngọc Tú, Hoàng Thị Ngọc Châu (1983), Chế biến lương thực (t1); p2: ktsx các loại gạo; p3: ktsx các loại bột, ÐHBK, Hà Nội

  • Bảo quản rau quả tươi và bán phế phẩm, Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình, NXB Nông Nghiệp, 2000.

  • Kỹ thuật sản xuất đồ hộp rau quả, Nguyễn Vân Tiếp – Quách Đĩnh - Ngô Mỹ Văn, NXB Thanh niên, 2000.

  • Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng -Bộ Y Tế, NXB Y học, 1995

  • Trần Đức Ba, Lê Vi Phúc, Nguyễn Văn Quang, Kỹ thuật chế biến lạnh thịt, trứng, NXB ĐH-THCN, 1990

  • Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, Công nghệ chế biến thực phẩm thịt, trứng, tập 1, 2, NXB Nông nghiệp, 1990

  • G.M.Hall, Fish processing technology. 1992

  • Fredick W.Wheaton & Thomas B.A., Processing quatic food products, 1985

  • John M.J Kson & Byron M.Shinn. Fundamentals of food canning technology, 1979

  • Susanna Tee (2007), Cupcakes, Parragon, UK

  • Louise Slade & Harry Levine (2007), , Food Polymer Science Consultancy, Cookie vs Cracker Baking – What’s the difference.

  • Peter Goff (2004), Guidance and Units - Edexcel Level 3 BTEC Nationals in Food Science and Manufacturing Technology, UK

  • D Manley (1998), Consultant, UK. Biscuit, cookie and cracker manufacturing manuals, Woodhead Publishing

  • Samuel A.Matz (1978), Cookie and Cracker Technology, The Avi publish


5220 THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Môn học giúp sinh viên ôn lại kiến thức và vận dụng một cách thực tế. Sinh viên phải thuần thục những kỹ năng cơ bản và bắt buộc. Sinh viên sẽ phát huy khả năng, năng khiếu về môn học để nhận biết được những chỉ tiêu của một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm. Bao gồm:

  • Nhận biết các vị, màu, mùi cơ bản

  • Các phép thử phân biệt

  • Phép thử A không A

  • Phép thử mô tả

  • Phép thử thị hiếu.

  • Phép thử cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Thí nghiệm cảm quan, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, Đại học Lạc Hồng, 2008.

  • Hà Duyên Tư (2006), Kỹ Thuật Phân Tích Cảm Quan Thực Phẩm, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật.

  • Nguyễn Hoàng Dũng (2006), Thực Hành Đánh Giá Cảm Quan, NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM.

  • Đống Thị Anh Đào, Đánh Giá Cảm Quan, Lưu Hành Nội Bộ


5221 THÍ NGHIỆM HÓA SINH
Môn học giúp sinh viên ôn lại kiến thức và vận dụng một cách thực tế. Sinh viên phải thuần thục những kỹ năng cơ bản và bắt buộc. Giúp sinh viên hiểu sâu và tiến hành thực tế về các phản ứng của protein cụ thể: Biure, Ninhidrin… Giúp sinh viên biết phương pháp vô cơ hoá mẫu để xác định được lượng đạm của một sản phẩm thực phẩm cụ thể bằng phương pháp đơn giản.…. Bao gồm:

  • Định tính Protein - Định lượng Protein

  • Định tính Glucid

  • Xác định đường khử, đường tổng bằng phương pháp Bertrand

  • Định tính Lipid - Định lượng Lipid

  • Định lượng Vitamin C bằng phương pháp hoá học

  • Xác định hoạt độ của một số Enzyme

  • Giáo trình Thí nghiệm Hóa sinh, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, Đại học Lạc Hồng, 2007.

  • Trần Bích Lam (2002), Hoá Sinh Công Nghiệp, NXB Giáo Dục.

  • Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long (2002), Thí Nghiệm Hóa Sinh, Lưu hành nội bộ


5222 THÍ NGHIỆM VI SINH
Môn học giúp sinh viên ôn lại kiến thức và vận dụng một cách thực tế. Sinh viên phải thuần thục những kỹ năng cơ bản và bắt buộc. Sinh viên sẽ được quan sát nhận biết được hình dạng vi sinh vật ở các độ phóng đại của kính hiển vi, sẽ đếm được tế bào vi sinh vật bằng buồng đếm…. Bao gồm:

  • Chuẩn bị môi trường

  • Kỹ thuật gieo cấy, nuôi và quan sát sự phát triển của vi sinh vật

  • Phân lập vi sinh vật thuần khiết

  • Quan sát vi khuẩn, quan sát nấm men và quan sát nấm mốc

  • Xác định Escherichia coli

  • Xác định Coliform

  • Xác định tổng vi khuẩn hiếu khí

  • Xác định tổng nấm men – tổng nấm mốc

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Thí nghiệm Vi sinh, Khoa CN Hóa – Thực phẩm, Đại học Lạc Hồng, 2007.

  • Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2002), Vi sinh vật học, NXB Giáo Dục.

  • Lê Văn Việt Mẫn, Vi sinh vật học Công Nghiệp, Lưu hành nội bộ

  • Võ Viết Phi, Thực hành vi sinh, Lưu hành nội bộ.


5223 THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Nhằm giúp sinh viên hiểu rõ nguồn thực phẩm tự nhiên có nguồn nuôi sống, bồi dưỡng, tái tạo và phát triển cơ thể người; bên cạnh đó còn có chức năng phòng chống bệnh tật và chữa bệnh. Một số loại thực phẩm từ thiên nhiên chỉ được dùng đặc biệt để phòng bệnh và chữa một số bệnh. Phương thức chế biến ảnh hưởng rất lớn đến chức năng chữa bệnh của các thực phẩm này.

Tài liệu tham khảo:

  • Bộ Y tế, Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, An toàn thực phẩm dinh dưỡng và phòng chống bệnh ung thư, NXB Y học, 2000, 306p

  • GS. TSKH Đái Duy Ban, Lương thực thực phẩm trong phòng chống ung thư, NXB Nông nghiệp, 2002, 200p

  • Nguyễn Thiện Luân, Lê Doãn Diên, Phan Quốc Kính, Các loại thực phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 1999, 301p

  • W. Jeffrey Hurst, Methods of analysis for functional and nutraceuticals, CRC Press, 2002, 385p

  • Edward R.Farnworth PhD, Handbook of fermented functional foods, CRC Press, 2003, 389p


5226 VĂN HÓA ẨM THỰC
Môn học giới thiệu về một nền văn hóa ẩm thực mang đầy chất Việt, vô cùng đặc sắc và phong phú của các món ăn, cách chế biến bảo quản, cách trình bày, và triết lý nhân sinh, tôn giáo trong văn hóa ẩm thực của mỗi dân tộc mỗi thời đại.

Tài liệu tham khảo:

  • Xuân Huy (sưu tầm), văn hóa Ẩm thực và các món ăn Việt Nam, NXB trẻ, 2004.

  • Phạm Minh Thảo, Việt Nam trên bàn ăn, NXB văn hóa thông tin Hà Nội, 2005.

  • GS.TSKH. Trần Ngọ0.c Thêm, Ẩm thực Việt Nam từ góc nhìn triết lý âm dương, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, số 2 và 3, 2007.


5227 VI SINH VẬT HỌC CÔNG NGHIỆP
Môn học vi sinh vật công nghệ là môn học cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm những kiến thức chuyên môn về vi sinh vật, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình thái, sinh lý vi sinh vật. Bao gồm:

  • Vi sinh vật học đại cương

+ Dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển ở vi sinh vật.

+ Trao đổi chất và trao đổi năng lượng ở vi sinh vật

+ Di truyền học vi sinh vật


  • Vi sinh vật thực phẩm

+ Vi sinh vật – động lực của quá trình lên men trong công nghệ thực phẩm

  • Vi sinh vật tác - nhân gây hư hỏng thực phẩm và công nghệ thực phẩm.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2002), Vi Sinh Vật Học, NXB Giáo Dục.

  • Lê Văn Việt Mẫn, Vi Sinh Vật Học Công Nghiệp, Lưu hành nội bộ (tài liệu chính).

  • Mai Hữu Khiêm, Nguyễn Ngọc Hạnh, Trần Mai Phương, Hoàng Khoa Anh Tuấn, Bài tập hóa lý, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006.


5229 HÓA SINH
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thành phần hóa học của thực phẩm như protein, glucid, lipid, vitamin, muối khoáng và nước, cũng như khả năng chuyển hóa các thành phần ấy khi chế biến và bảo quản để có biện pháp sử dụng hiệu quả hơn.

Môn học này giúp sinh viên hiểu rõ bản chất sinh hóa của nhưng vật chất sống để có thể vận dụng, lý giải cho các vấn đề của những môn học sau như công nghệ thực phẩm đại cương, công nghệ lên men thực phẩm, công nghệ chế biến và bảo quản rau quả, ….



Tài liệu tham khảo:

  • Hóa sinh công nghiệp, Lê Ngọc Tú & tập thể tác giả ĐH & THCN, Hà Nội, 1977

  • Hóa sinh học, Phạm Quốc Thăng, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, ĐHBK HN, 1994

  • Hóa học thực phẩm, Lê Ngọc Tú & tập thể tác giả NXB KHKT, Hà Nội, 1994

  • Hóa sinh cơ bản, Đồng Thị Thanh Thu


5230 CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN HOA TƯƠI
Môn học giới thiệu về khái niệm và cách phân loại hoa, các yêu cầu của điều kiện ngoại cảnh đối với hoa. Giá trị văn hoá tinh thần và thẩm mỹ của cây hoa đối với đời sống con người. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây hoa. Cách thu hoạch, bảo quản và phân phối cây hoa thương phẩm.

Tài liệu tham khảo:

  • Trần Hợp, CÂY CẢNH-HOA VIỆT NAM, NXB Nông Nghiệp, 2003.

  • Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, CÂY HOA, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2007.

  • Abraham H. Halevy and Shimon Mayak, SENESCENCE AND POSTHAVEST PHYSIOLOGY CUT FLOWERS, Horticulture Reviews Vol I (1979), Vol 2 (1981).

  • Tito. J. Rimando, CUTFLOWER PRODUCTION GUIDE, UP. at Los Banoos College, Laguna, 1995.

  • FAO, CUT FLOWER PRODUCTION IN ASIA, Regional ofrlce for Asia anh Pacific Bangkok, Thailand, 1998.


5231 KHO TRONG BẢO QUẢN NÔNG SẢN, RAU QUẢ
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nông sản, rau quả và kho bảo quản. Giúp sinh viên có kiến thức tổng thể hơn về vấn đề bảo quản nông sản, rau củ quả, từ đó áp dụng vào việc bảo quản thực tế. Bao gồm:

  • Những tính chất cơ bản của nông sản và rau củ quả.

  • Sự dịch chuyển ẩm và thông thoáng trong kho bảo quản.

  • Tính toán kho bảo quản.

  • Trang thiết bị, vật tư dùng trong bảo quản

Tài liệu tham khảo:

  • Vũ Quốc Trung, Lê Thế Ngọc (2000), Sổ tay kỹ thuật bảo quản lương thực, NXB khoa học và kỹ thuật.

  • Trần Văn Chương (2000), Công nghệ bảo quản – chế biến nông sản sau thu hoạch, 2 tập, NXB văn hóa dân tộc.

  • Nguyễn Mạnh Khải (2005), Giáo trình bảo quản nông sản, NXB giáo dục.

  • Giáo trình kỹ thuật bảo quản nông sản, NXB ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.


5232 KỸ THUẬT TRỒNG RAU MẦM
Môn học trang bị cho người học những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại rau mầm, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản rau mầm sau thu hoạch. Bao gồm nội dung:

  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau mầm trên Thế Giới và Việt Nam.

  • Những lợi ích của rau mầm.

  • Tính chất của rau mầm

  • Các phương pháp trồng rau mầm (trên giá thể sạch, thủy canh, khí canh).

  • Quy trình trồng một số loại rau mầm cụ thể.

  • Một số bệnh thường gặp trong sản xuất và kỹ thuật chăm sóc rau mầm.

  • Thu hoạch và bảo quản rau mầm.

  • Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị.

Tài liệu tham khảo:

  • Trần Thị Kim Ba (2006), Giáo trình trồng rau, ĐH Cần Thơ.

  • Tạ Thu Cúc (2010), Giáo trình Kỹ thuật trồng rau, Trường Nông Nghiệp Hà Nội.

  • Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, NXB nông nghiệp.

  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN-Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà nội.

  • Kỹ thuật trồng rau mầm, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm TP HCM.

  • Quản lý bệnh hại trên rau mầm (2012), chi cục bảo vệ thực vật TP HCM.


6001 AN TOÀN LAO ĐỘNG.
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về an toàn lao động, chủ động đề ra các biện pháp ngăn ngừa tai nạn tích cực. Tai nạn có thể phòng ngừa, do đó phương pháp hiệu quả để phòng nhừa tai nạn lao động chính là huấn luyện và đào tạo để tránh được các hành vi không an toàn.

  • Khoa học bảo hộ lao động - PGS Phan Đình Đệ NXBGD 2003.

  • Bảo hộ lao động – Nguyễn An Lương – NXB Lao động 2006.

  • Kỹ thuật an toàn điện- Đinh hạnh thưng - NXB Lao động 2002.

  • Giáo trình huấn luyện về an toàn nghề nghiệp cho lao động nước ngoài – IOSH.GOV.TW

  • Kỹ thuật an toàn điện - Ts Nguyễn Đình Thắng, Ts Nguyễn Minh Chước - Nxb ĐHBKHN

  • Kỹ thuật an toàn trong sử dụng và cung cấp điện – Ts Nguyễn Xuân Phú (chủ biên) - NXB KHKT, 2003


6005 KỸ THUẬT PHẢN ỨNG
Trên cơ sở các môn Quá trình & Thiết bị thủy cơ, Các Quá trình và Thiết bị Truyền nhiệt, Các quá trình và thiết bị truyền khối, môn Kỹ thuật phản ứng trang bị cho sinh viên ngành công nghệ hóa học, Thực phẩm và Môi trường: cơ sở khoa học để thực hiện các phản ứng hóa học trong Công nghệ Hóa học & Thực phẩm cũng như Công nghệ Môi trường. Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và lĩnh vực sử dụng … của các thiết bị phản ứng. Đồng thời, đưa ra các phương pháp tính toán thiết kế những thiết bị này. Ở mỗi chương có tập rượt bằng những ví dụ và bài tập, nhằm giúp cho sinh viên vận dụng và hiểu rõ hơn phần lý thuyết, liên hệ với thực tế sản xuất. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ:

  • Lựa chọn qui trình công nghệ và thiết bị phù hợp để tiến hành các quá trình công nghệ hóa học, thực phẩm và môi trường, tìm ra khâu yếu trong dây chuyền để cải tiến;

  • Xác định điều kiện tối ưu để vận hành thiết bị, nhằm nâng cao năng suất thiết bị và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành;

  • Tính toán, thiết kế các thiết bị phản ứng ở điều kiện tối ưu;

  • Tiến hành những thí nghiệm cần thiết phục vụ thiết kế, phục vụ sản xuất và triển khai công nghệ;

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Bin – Các quá trình và thiết bị trong Công nghệ Hóa – Thực phẩm, tập 4, NXB KH  KT Hà Nội, 2005, 304 tr.

  • Ngô Thị Nga Kỹ thuật phản ứng, NXB: KH – KT, Hà nội 2004, 251 tr.

  • Nguyễn Hoa Toàn Kỹ thuật phản ứng Hóa học, NXB: KH – KT, Hà nội 2004, 323 tr.

  • Đỗ Văn Đài … Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1 & 2 NXB: KH – KT, Hà nội 1999.

  • Lever R. Chemical Reactors, Gulf Pub. Com. Houston Texas 2002, 236 p.

  • R. K. Sinnott Chemical Engineering, vol. 6, Planta Tree, 1999, 1045 p.


6006 QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ CHUYỂN KHỐI
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình truyền khối và vấn đề ứng dụng trong tính toán thiết kế và qui trình vận hành những thiết bị truyền khối trong công nghiệp hóa chất, thực phẩm và dầu khí như: thiết bị hấp thụ, thiết bị hấp phụ, thiết bị chưng cất và chưng luyện, thiết bị sấy và thiết bị trích ly. Trong môn học này, sinh viên được làm quen với nhiều ví dụ và bài tập thực hành tính toán, ứng dụng thực tế.

  • Trịnh Văn Dũng, Truyền khối, Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • Đỗ Văn Đài và các đồng sự, Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, NXB: KH – KT, Hà nội, 1999, 242 tr.

  • Nguyễn Bin, Tính toán quá trình và thiết bị công nghệ hóa – thực phẩm, NXB: KH – KT, Hà nội 2001, 331 tr.

  • Đỗ Văn Đài và các đồng sự, Sổ tay các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, tập I và II, NXB: KH – KT, Hà nội 1999, 630 tr. & 448 tr.

  • Võ Văn Bang, Các quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm, ĐHKT TP. HCM, 1994, 324 tr.

  • Nguyễn Văn Lụa, Kỹ thuật sấy vật liệu, ĐHBK TP. HCM, 1994, 245 tr.

  • Ernest E. Ludwig Design for Chemical and Petrochemical Plants, Houston, Texas, vol. 2, 232 p.

  • Coulson & Richardson’s Chemical Engineering, Vol. 6, Planta Tree, 1999, 1045 p.

  • Nicholas P. Chopey Handbook of Chemical Engineering Calcullation, McGRAW – HILL, 1994.

  • Ю. И. Дытнерский Процессы и и Апараты Химической Технологии, М: Химия , том 2, 1995, 368 с.

  • А. H. Плановский, B. М. Рамм, С. З. Каган Процессы и Апараты Химической Технологии, М: Госхимиздат, 1962, 313 с.

  • И. Н. Белоглагов Твердофазные Экстракторы, Ленинград: Химия, 1985, 240 с.

  • С. Ф. Тимашев Физико – Химия Мембранных Процессов М: Химия, 1988, 237 с.


6008 THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG
Môn Thí Nghiệm Hoá Học Đại Cương trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm, nhận biết và hiểu được cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra môn học còn cung cấp cho người học biết cách xác định khối lượng nguyên tử, phân tử, đương lượng; cách chuẩn độ, nhận biết tính chất lý hoá của một số chất hoá học, biết được hiệu ứng nhiệt khác nhau của các phản ứng khác nhau, tìm hiểu khả năng dẫn điện của các dung dịch điện ly.

  • Thực tập hoá đại cương B – Võ Duy Thanh – Võ Văn Bé – tủ sách Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.

  • Thí nghiệm hoá đại cương – Trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.

  • Thực hành hoá học đại cương – Nguyễn Đức Chung – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

  • Hoá học đại cương – Nguyễn Đức Chung – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

  • Hoá đại cương – Nguyễn Đình Soa – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

  • Thực hành hoá học đại cương – Hà Thị Ngọc Loan – Nhà xuất bản Giáo Dục.


6009 THÍ NGHIỆM HÓA LÝ
Cũng cố những kiến thức lý thuyết Hóa lý đã học, các khái niệm về dung dịch phân tử, dung dịch điện ly, cân bằng pha, cân bằng hóa học, hấp phụ, dung dịch keo, và động học phản ứng. Giúp sinh viên hiểu và vận dụng các kiến thức đã học ở môn học Hóa lý I và Hóa lý II vào thực tế.

  • Nguyễn Thị Phương Thoa - Thực tập Hóa lý - Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 04/2002.

  • Giáo trình thực tập Hóa Lý – Khoa CNSH – MT biên soạn.


6010 THÍ NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH
Môn học giúp sinh viên có thể nắm được các phương pháp phân tích cơ bản trong phòng thí nghiệm, phục vụ cho việc thực hành và nghiên cứu sau này.

  • Thí nghiệm hoá phân tích – Đại học Bách khoa TP. HCM

  • Hướng dẫn thực hành phân tích định lượng – Đại học KHTN TP.HCM

  • Giáo trình phân tích định lượng- Lê Xuân Mai, Nguyễn Bạch Tuyết – ĐHBK TP. HCM

  • Cơ sở lý thuyết phân tích định lượng – Tập 2 - A.P.Keskov


6011 THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ
Môn TN QTTB giúp sinh viên tìm hiểu về các loại thiết bị trong thực tế, nắm bắt và hiểu biết về nguyên tắc hoạt động của các thiết bị trong công nghệ môi trường. Ngoài ra môn học còn giúp sinh viên khảo sát sự chảy của nước ở dạng pilot trong một hệ thống ống dẫn có đường kính khác nhau và có lưu lượng kế, màng chắn, ventury cùng các bộ phận nối ống như: cút, van, chữ T. Giúp sinh viên khảo sát khả năng truyền nhiệt ở các chế độ chảy khác nhau của thiết bị truyền nhiệt…

  • Bộ môn máy & thiết bị, Giáo trình thí nghiệm Quá trình & Thiết bị, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM.

  • Vũ Văn Tảo và Nguyễn Cảnh Cầm, Thủy lực tập 1 – Nhà xuất bản Đại học và THCN 1978.

  • Tập thể giảng viên bộ môn cơ lưu chất, giáo trình cơ lưu chất, trường Đại học Kỹ thuật - bộ môn cơ lưu chất, 1997.

  • Trần Chấn Chỉnh và Lê Thị Minh Nghĩa, cơ học chất lỏng kỹ thuật tập 1. nhà xuất bản giáo dục – 1996.

  • Bộ môn quá trình và thiết bị hóa công trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sổ tay quá trình & thiết bị công nghệ hóa chất - Tập 1, 2. Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật, Hà Nội 1982.

  • Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối - Nguyễn Văn May – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

  • Hóa kỹ thuật - Phạm Nguyên Chương – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

  • Công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

  • Hấp phụ và trao đổi ion trong kỹ thuật xử lý nước & nước thải – Lê Văn Cát – Nhà xuất bản Thống kê.

  • Xử lý nước thải – Trịnh Xuân Lai – Nhà xuất bản Xây dựng


6013 THỰC TẬP KỸ THUẬT
Giúp sinh viên tìm hiểu một quy trình sản xuất trong lĩnh vực Công Nghệ Sinh Học; thu thập các số liệu thực tế sản xuất nhằm củng cố cho những kiến thức đã học.

Qua đợt thực tập này, sinh viên phải biết được vai trò của người kỹ sư tương lai trong việc điều hành và quản lý ở một đơn vị sản xuất: nắm được các nguyên lý vận hành thiết bị sản xuất, vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các vấn đề trong quy trình sản xuất cơ bản, …


6014 THỰC TẬP THAM QUAN
Giới thiệu các hệ thống xử lý nước, xử lý khí, xử lý chất thải rắn trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường, sinh học dược phẩm và thực phẩm, công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

  • Tùy thuộc vào tính chất sản xuất của công ty hoặc xí nghiệp mà cán bộ hướng dẫn liên hệ để xin đi tham quan, xin tài liệu và gửi cho sinh viên đọc trước. Đồng thời giới thiệu các tài liệu tham khảo liên quan.


6017 HÓA SINH
Cung cấp những kiến thức cơ bản về thành phần hoá học của hệ thống sống và nguyên lý các quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể sống: protein và hoạt tính xúc tác, các chất cung cấp năng lượng cho cơ thể và quá trình chuyển hoá chúng, axit nucleic và quá trình truyền thông tin di truyền trong hệ thống sống, hoocmon, cơ chế phân tử điều hoà các quá trình trao đổi chất.

  • Lê Ngọc Tú- Hoá Sinh Công Nghiệp- NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1997.

  • Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Ang- Hoá Sinh học- NXB Giáo Dục, 1992.


6018 THÍ NGHIỆM HÓA SINH
Môn học này giúp sinh viên củng cố kiến thức ở môn lý thuyết Hóa Sinh, vận dụng được những kiến thức cơ bản của các phản ứng hóa sinh vào thực tiễn.

  • Lâm Thị Kim Châu, Thực tập lớn sinh hóa, Đại học Khoa Học tự Nhiên TPHCM, 2000.

  • Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long, Thí nghiệm hóa sinh, Đại Học Lạc Hồng, 2002

  • Nguyễn Văn Mùi, Thực hành hóa sinh học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001


6019 HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hóa học môi trường: không khí, đất, nước, chất thải rắn và chất thải nguy hại. Các quá trình biến đổi các chất trong các thành phần nói trên. Mối tương quan giữa các tác nhân ô nhiễm trong môi trường. Các phương pháp giám sát, đánh giá cơ bản các tác nhân ô nhiễm. Một số phương pháp xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường.

  • Đặng Kim Chi, Hóa Học Môi Trường, NXBKHKT Hà Nội, 1998

  • Stanley E.Manahan, Enviromental chemistry, Sixth Edition, Lewis Publishers,1994.

  • Nigel Brunce, Enviromental chemistry, Second Edition, University of Guelph, Canada, 1994.

  • Lê Trình, Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXBKHKT Hà Nội, 1997.


6020 THÍ NGHIỆM HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
Môn học này nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành môn học “Kỹ thuật xử lý nước thải”, qua đó giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt những nội dung và kỹ thuật thao tác cơ bản về hóa học môi

trường, ứng dụng cho phân tích mẫu nước, giúp kiểm soát ô nhiễm và đánh giá hiệu quả các công trình xử lý.



  • PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Kim Phượng. Giáo trình Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp. NXB Xây dựng

  • Nguyễn Văn Phước (chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Phượng, Phan Xuân Thạnh. Thí nghiệm hóa kỹ thuật môi trường. NXB ĐH Quốc gia TP. HCM, 2005.


6021 HÓA PHÂN TÍCH
Môn học hóa phân tích dành cho sinh viên cao thuộc chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản: Cơ sở lý thuyết của phân tích định lượng, phân tích định tính. Bao gồm:

  • Nhập môn phân tích.

  • Kỹ thuật phân tích thể tích.

  • Sự cân bằng trong dung dịch điện ly.

  • Phản ứng tạo phức.

  • Phản ứng oxi hóa khử.

  • Cơ sở hóa học phân tích, A.P.kreskov, nhà xuất bản đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, 1990. Tập1

  • Cơ sở hóa học phân tích, A.P.kreskov, nhà xuất bản đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, 1990.Tập2

  • Cân bằng ion trong hóa phân tích, Nguyễn Thanh Khuyến, Nguyễn Thị Xuân Mai, Tủ sách trường ĐHKHTH TpHCM, 2000.


6023 TRUYỀN NHIỆT
Môn học bao gồm các nội dung:

  • Lựa chọn qui trình công nghệ và thiết bị phù hợp để tiến hành các quá trình công nghệ hoá học, thực phẩm và môi trường, tìm ra công đoạn yếu trong quy trình để cải tiến;

  • Xác định điều kiện tối ưu để vận hành thiết bị, nhằm nâng cao năng suất thiết bị và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành;

  • Tính toán, thiết kế các thiết bị ở điều kiện tối ưu

  • Tiến hành những thí nghiệm cần thiết để phục vụ thiết kế, phục vụ sản xuất và triển khai công nghệ

Tài liệu tham khảo:

  • Trịnh Văn Dũng, Truyền nhiệt, Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • Phạm Văn Toản, Đỗ Văn Đài và các tác giả khác, Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ Hóa học, NXB KH  KT, Hà nội 2005, 274 tr.

  • Phạm Văn Bôn, Quá trinh và Thiết bị Công nghệ Hóa học, tập 2 Truyền nhiệt, NXB ĐHQG TP. HCM 2007, 453 tr.

  • Hoàng Kim Cơ, Tính toán kỹ thuật nhiệt lò công nghiệp, tập 1 & 2, NXB KH – KT, Hà nội 1985, 227 & 178 Tr.

  • Nguyễn Đức Lợi, Kỹ thuật lạnh, NXB KH – KT, Hà nội 2000, 342 tr.

  • Nguyễn Bin, Tính toán quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, tập 1, NXB KH – KT, Hà nội 2000, 351 tr.

  • Đỗ Văn Đài, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1 & 2 NXB KH – KT, Hà nội 1999.

  • Ernest E. Ludwig Design for Chemical and Petrochemical Plands, vol. 2, Gulf Pub. Com. Houston Texas 1998, 236 p.

  • R. K. Sinnott Chemical Engineering, vol. 6, Planta Tree, 1999, 1045 p.

  • Ю. И. Дытнерский Процессы и Аппараты Химической Технологии, М: Химия, 1999 г., 367 с.

  • А. Н. Плановский, В. М. Рамм, С. З. Каган Процессы и Аппараты Химической Технологии, М: Госхимиздат, 1962, 847 с.

  • К. Ф. Павлов, П. Г. Романков. А. А. Носков Примеры и Задачи по Процессов и Аппаратов Химической Технологии, Л: Химия, 1978 г., 551 с.


6024 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ
Thực hiện đồ án môn học quá trình thiết bị, sinh viên ngành kỹ thuật môi trường làm quen với công việc tính tốn thiết kế một thiết bị cụ thể trong hệ thống xử lý chất thải: khí thải, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, sinh viên được rèn luyện khả năng ứng dụng các kiến thức được học từ các môn học khác trong một công trình cụ thể. Trong đồ án môn học, sinh viên cần tính toán công nghệ và thiết kế thiết bị chính, tính toán các thiết bị phụ; ước tính giá thành của công trình.

Theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn


6101 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH CN MÔI TRƯỜNG
Môn học cung cấp một số từ ngữ chuyên ngành nhằm bước đầu phục vụ cho việc đọc và tham khảo tài liệu, bên cạnh đó củng cố ngữ pháp tiếng Anh. Việc luyện tập đọc hiểu và dịch tài liệu giúp sinh viên làm quen với những tài liệu chuyên ngành cần thiết trong học tập và nghiên cứu.

  • Hans – Joachim Jordening and Josef Winter Wiley (2005), environment Biotechnology,

  • Christopher W. Kaplan and Christopher L. Kitts (2003), Bacterial Succession in a Petroleum Land Treatment Unit, USA.

  • Man Yee Kin (2001), The Potential for Bioremediation in Hong Kong Waters, Degree of Master of Science in Environmental Management at the University of Hong Kong.

  • Holger Kirchmann & Wasiyhun Ewnetu (1998), Biodegradation of petroleum-based oil wastes through composting.

  • Naim Kosaric(2001), Biosurfactants and Their Appication for Soil Bioremediation.


6102 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
Môn học gồm những nội dung chính: tính hợp lý và cấp thiết của việc thực hiện SXSH của các công ty, xí nghiệp. Phương pháp đánh giá lợi ích thu được từ một dự án SXSH, pháp kiểm toán môi trường cũng như phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (Life-Cycle Assessment – LCA). Trong phần phụ lục cũng trình bày các kết quả thu được từ các mô hình trình diển SXSH tại VN cũng như một số nước trên thế giới. Sinh viên thực hiện lập dự án SXSH cho một nhà máy cụ thể nào đó.

  • Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2000

  • “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt nam”, Bộ KH-CN-MT, 12/1997

  • Nguyễn Đình Huấn. Sản xuất Sạch hơn, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng

  • “Cleaner Production Training”, IVAM Environmental Research, 1998


6103 CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
Cung cấp những kiến thức cơ bản về sinh học phân tử, sinh học tế bào, các phương pháp xử lý nước thải & chất thải rắn có liên quan đến sự trao đổi chất của vi sinh vật.

  • Nguyễn Đức Lượng- Công nghệ sinh học môi trường, tập 1- NXB ĐHQG.TPHCM,2003

  • Nguyễn Đức Lượng- Công nghệ sinh học môi trường, tập 2- NXB ĐHQG.TPHCM,2003

  • Nguyễn Đức Lượng- Công nghệ sinh học - NXB ĐHQG.TPHCM,2001

  • Mc. Graw- Hill book, solid wastes engineering principle and management issues, London, New York, 1997.

  • C.P. Leslie Grady J.R. Glen T. Daigger, Henry Lim, Biologycal wastewater treatment, Marce Dekker, Inc. New York, Basel, HongKong, 1999.


6104 ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Môn học nhằm cung cấp cho học viên ngành Môi trường những kiến thức cơ bản về đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến việc đánh giá định tính, định lượng của rủi ro đến sức khoẻ con người và môi trường do sự hiện diện hoặc sử dụng các vật liệu gây ô nhiễm. Môn học đưa ra mô hình đánh giá rủi ro môi trường cụ thể, giới thiệu vị trí quan trọng của đánh giá rủi ro môi trường trong ISO 14000, đồng thời cung cấp các ứng dụng nghiên cứu thực tiễn và điển hình trong đánh giá rủi ro môi trường.

  • Scott.J Callan, Janet N. T. - Environmental Risk Analysis - Harourt, Inc –2000

  • Environmnetal Risk Assessment Dealing with uncertainty in Environmental Impact Assessment, ADB - No.7 – 1991.

  • Alois Schafer – Environmental Risk Assessment for Tropical Ecosystem – Volumes 1,2,3 – Center for Environmnet Research University OD Saarland Saarbrucken, 1998.

  • HMSO – A guide to Risk Assessment and Risk Management for Environmnetal protection – Crown copyright, 1995.


6105 ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG


Каталог: data -> news -> 483 -> files
news -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
news -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
news -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
news -> Bch đOÀn tp. HỒ chí minh số: 191- bc/TĐtn-btn đOÀn tncs hồ chí minh
news -> TRƯỜng đẠi học lạc hồng khoa cnh-tp
news -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 42/2012/tt-bgdđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
news -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
news -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam

tải về 7.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương