BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học lạc hồng niêN giáM Địa chỉ: Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long tp. Biên Hòa, Đồng Nai



tải về 7.04 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích7.04 Mb.
#37872
1   2   3

Giới thiệu các dạng độc chất, hành vi, các biến đổi các chất trong các môi trường thành phần, những ảnh hưởng của độc chất lên con người và sinh vật. Các khái niệm, các mức độ LD50, LC50 của các loại độc chất cũng như con đường gây độc cũng được mô tả. Các loại độc chất hóa học, sinh học, chiến tranh, phóng xạ, kim loại nặng cũng được được giới thiệu để làm quen.


  • Lê Huy Bá . Độc học Môi trường. NXB ĐHQG TP HCM, 2000

  • Peter Calow. Handbook of Ecotoxicology. Blakwell sciences. Inc. Cambridge, 1993

  • Robert H. et al. Handbook of poisoning . Appleton & Landge. Connecticut, 1996

  • Ruchirawat, M. Environmental toxicology. Vol 1 , UNDP., Bangkok, 1997

  • Ruchirawat, M. Environmental toxicology. Vol 2 , UNDP., Bangkok, 1997


6106 GIS ĐẠI CƯƠNG
Môn học cung cấp những khái niệm căn bản về hệ thống thông tin địa lý và các mô hình của một hệ thống thông tin địa lý, tiến trình hình thành và phát triển khoa học thông tin địa lý. Môn học cũng cung cấp những phương pháp mới để biểu diễn các đối tượng không gian trong một hệ thống thông tin địa lý, mỗi đối tượng trong không gian được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống thông tin địa lý. Dữ liệu trong một hệ thống thông tin địa lý được cấu trúc gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được liên kết với nhau trong một hệ cơ sở dữ liệu.

  • Trần Vĩnh Phước, GIS đại cương - Phần lý thuyết.

  • Trần Vĩnh Phước, GIS Một số vấn đề chọn lọc - NXB Giáo dục. 2001

  • Nguyễn Kim Lợi, Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, NXB Nông nghiệp, Tp.HCM, 2006

  • Nguyễn Tác An, Tống Phước Hoàng Sơn, Sử dụng hệ thống thông tin địa lý - GIS trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2004

  • Trần Vĩnh Phước và cộng sự, GIS đại cương phần thực hành, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2004

  • Keith C.Clarke, Getting started with Geographic Information System - Pentice Hall. 1999

  • Stan Aronoff, Geographic Information Systems: A management Perspective - WDL Publications. 1993

  • Steven C.Chapara – Mc Graw – Hill International Editions. Civil Engineering Series, Surface water quality modeling.


6110 ISO 14000 & KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong tiến trình kiểm toán môi trường, cách định lượng chất thải phát tán vào trong môi trường, đưa ra biện pháp giảm thiểu chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại trong sản xuất.

  • Đặng Xuân Toàn, Trần Ứng Long. Hướng dẫn Kiểm toán giảm thiểu chất thải. UNDP & UNIDO. 1999

  • Bộ KHCN&MT. 1998. TCVN ISO 14001-1998: Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng.

  • Lawrence B.Cahill. Environmental Audits, 7th Edition. Government Institutes, Rockville, Maryland. 1996.

  • Michael D.LaGrega, Phillip L.Buckingham, Jeffrey C.Evans . Hazardous Waste Management. McGraw-Hill. 1994.


6111 KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế và môi trường, mối tương quan giữa sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và kiểm soát ô nhiễm, và các phương pháp xác định giá trị môi trường.

  • PGS. TS Hoàng Xuân Cơ. Giáo Trình Kinh Tế Môi Trường. Nhà XB Giáo Dục – 2005.

  • PGS. TS Nguyễn Đức Khiển. Kinh Tế Môi Trường. Nhà XB Xây Dựng Hà Nội – 2002.

  • Barry C.Field. Environmental Economics. McGraw-Hill, 1997

  • Daniel W.Bromley. The Handbook of Environmental Economics. Blackwell Handbooks in Economics. 1995.

  • E.Kula. Economics of Natural Resources, the Environment and Policies. Chapman & Hall, 1997.

  • Henk Folmer, H.Landis Gabel & Hans Opschoor. Principles of Environmental and Resource Economics. Edward Elgar Publishing Ltd., 1997.


6112 KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI
Học phần cung cấp các kiến thức vế các loại nguồn nước, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước,công trình thu nước.Thành phần, tính chất nước thải. Các phương pháp hoá học, vật lý, sinh học thường dùng để xử lý nước.

  • Lê Dung. Công trình thu nước, Trạm bơm cấp thoát nước. Nhà xuất bản Xây dựng 1999

  • Nguyễn Ngọc Dung. Xử lý nước cấp. Nhà xuất bản Xây dựng 1999

  • Trịnh Xuân Lai. Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 1999

  • Trung tâm đào tạo ngành nước & môi trường. Sổ tay xử lý nước. Nhà xuất bản xây dựng 1999.

  • Trần Hiếu Nhuệ. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1999.

  • Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1999.

  • Hoàng Huệ. Xử lý nước thải. NXB Xây Dựng hà Nội, 2005


6113 KỸ THUẬT XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Môn học giới thiệu về các chất gây ô nhiễm không khí, nguồn gốc và tác hại của chúng; Các yếu tố khí tượng ảnh hưởng đến sự phát tán chất ô nhiễm trong không khí và phương pháp tính toán sự lan truyền chất ô nhiễm; Nguyên lý và các biện pháp xử lý bụi; các thiết bị xử lý bụi cơ bản như buồng rửa khí, cyclon, lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện…; Nguyên lý xử lý khí thải bao gồm các phương pháp hấp thụ, hấp phụ, nhiệt, xúc tác, xử lý các chất khí ô nhiễm đặc trưng như SO2, NOx, VOC…

  • Trần Ngọc Chấn. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật. Hà Nội 2001.

  • Hoàng Kim Cơ. Kỹ thuật lọc bụi và làm sạch khí. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 1999.

  • Hoàng Thị Hiền, Bùi Sĩ Lý. Thông gió. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội ,2004.

  • Phạm Ngọc Đăng. Môi trường không khí. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 2003.

  • Phạm Ngọc Đăng. Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội, 2002.

  • Hoàng Thị Hiền, Bùi Sĩ Lý. Bảo vệ môi trường không khí. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội ,2007.


6114 MÔ HÌNH HOÁ VÀ ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mô hình hóa môi trường và các mô hình máy tính áp dụng để dự báo và kiểm soát ô nhiễm bảo vệ môi trường.

Học phần bao gồm các phần:



  • Mô hình chất lượng nước mặt: mô hình hóa sự thay đổi của BOD và oxy hòa tan trong dòng sông và hồ chứa; sự phú dưỡng hóa, sự phân bố các chất độ hại và kim loại nặng trong nguồn nước mặt.

  • Mô hình khuếch tán các chất ô nhiễm trong nước ngầm.

  • Giới thiệu mô hình chất lượng nước mặt QUAL2E (US.EPA).

  • Mô hình khuếch tán ô nhiễm trong môi trường không khí.

  • Giới thiệu mô hình khuếch tán ô nhiễm không khí ngắn hạn ISCST2 (US.EPA).

  • Jerald, L. S., Environmental Modeling: Fate and Transport of Pollutants in Water, Air, and Soil, John Wiley & Sons, Inc., 1996.

  • Chan, T.N., Ô Nhiễm Không Khí và Xử Lý Khí Thải: Tập 1: Ô Nhiễm Không Khí và Tính Toán Khuếch Tán Chất Ô Nhiễm, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 2002.

  • Philip, B. B., Hanadi, S. R., Charles J. N., Ground Water Contamination: Transport and Remediation, Prentice Hall, Inc., Singapore – 1994.

  • Steven, C. C., Surface water quality modeling, McGraw-Hill, Singapore, 1997.


6115 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng hợp về quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp và bảo vệ môi trường. Các vấn đề ô nhiểm môi trường nghiêm trọng của các hoạt đông đô thị và khu công nghiệp tác động sức khỏe con người và hệ môi trường sinh thái. Môn học cũng giới thiệu các tiêu chuẩn, các qui định pháp lý trong bảo vệ môi trường và các công cụ để quản lý các nguồn thải gây ô nhiểm môi trường từ khu đô thị và khu công nghiệp. Quản lý hệ thống các thành phần của đô thị và khu công nghiệp như quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, quản lý môi trường nước, không khí, tiếng ồn..vv.Thúc đẩy thực hiện các biện pháp giảm thiểu các nguồn thải và tiến tới chiến lược phát triển bền vững, hướng tới xây dựng và phát triển một làng sinh thái trong đô thị và một số khu công nghiệp sinh thái sạch và xanh với mức độ phát sinh chất thải là thấp nhất.

  • United Nations Environment Programme, Industry and Environment, (UNDP) “The Environmental Management of Industrial Estate”, 1997.

  • GS, TS Phạm Ngọc. Đăng, Quản Lý Môi Trường Đô Thị và Khu Công Nghiệp, 2000.

  • Carl Bartone, Janis Bernstein, Josef Leitmann, and the World Bank, Strategic options for Managing in Urban Environment, Policy consideration for “Urban Environmental Management in Developing Countries” Publish for the Urban Managing Program by World Bank, Washington D.C, 1994.

  • Urban Environmental Management guidelines, Thailand, “Introduction Principables and Strategies of Urban Enviornmental Management”. Urban Environmental Guidelines Project, Bangkok, Thailand, 1998.


6117 QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐỘC HẠI
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường các kiến thức về hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn. Bao gồm:

  • Nguồn gốc, thành phần chất thải rắn

  • Tính chất của chất thải rắn

  • Hệ thống thu gom, và lưu trữ chất thải rắn

  • Trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn

  • Các phương pháp xử lý chất thải rắn

  • GS.TS. Trần Hiến Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái. Quản lý CTR. NXB Xây dựng.

  • PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Kim Phượng. Giáo trình Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp. NXB Xây dựng.

  • Bộ xây dựng, 1999. “Chiến lược quốc gia về quản lý CTR đô thị và KCN đến năm 2020”.

  • Nguyễn Kim Thái. “Sinh thái học và bảo vệ môi trường”. NXB Xây Dựng, 1999.


6120 THÍ NGHIỆM XỬ LÝ CHẤT THẢI
Môn học giúp sinh viên hiểu và vận dụng các kiến thức đã học ở môn học chuyên ngành về môi trường vào thực tế.

  • Giáo trình thực tập Xử lý chất thải – Khoa CNSH – MT biên soạn.

  • Công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

  • Xử lý nước thải – Trịnh Xuân Lai – Nhà xuất bản Xây dựng.

  • Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Tính toán thiết kế công trình – Lâm Minh Triết - ĐHQGTP.HCM.

  • QT&TB trong CNHH kỹ thuật xử lý khí thải CN (tập 13) - Nguyễn Văn Phước – NXB KT. TP. HCM.

  • Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn - Nguyễn Xuân Nguyên – NXB khoa học kỹ thuật.


6121 THỦY ĐỘNG LỰC HỌC MÔI TRƯỜNG
Môn học đề cập đến các phương pháp cơ học đối với lưu chất được áp dụng để xử lý môi trường, dạng khí thải và nước thải; cũng như khả năng cung cấp khí sạch và nước sạch.

  • Bộ môn: Máy và thiết bị - Quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa học, Tập 1 với quyển 1 và quyển 2.

  • Trần Văn Nhân - Ngô Thị Hà - Giáo trình xử lý nước thải - NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1999


6123 THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức và các thao tác cơ bản trong nghiên cứu vi sinh vật như: môi trường nuôi cấy, phương pháp khử trùng, kỹ thuật thao tác vô trùng...

  • Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2004), Vi sinh vật học, Nxb. Giáo Dục.

  • Lê Duy Linh (2001), Thực tập vi sinh cơ sở, Nxb. Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.


6124 ỨNG DỤNG GIS TRONG MÔI TRƯỜNG
Môn học đặc biệt đi sâu vào phân tích khả năng ứng dụng GIS trong quản lý môi trường thông qua việc khai thác các tính chất của đối tượng đã được thiết kế và cài đặt trong cơ sở dữ liệu. Thông qua môn học giúp các sinh viên tiếp cận với các phần mềm GIS có khả năng ứng dụng trong môi trường. Môn học giúp sinh viên có khả năng ứng dụng GIS trong môi trường theo từng chuyên đề cụ thể

  • Trần Vĩnh Phước, GIS đại cương - Phần lý thuyết.

  • Trần Vĩnh Phước, GIS Một số vấn đề chọn lọc - NXB Giáo dục. 2001

  • Nguyễn Kim Lợi, Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, NXB Nông nghiệp, Tp.HCM, 2006

  • Nguyễn Tác An, Tống Phước Hoàng Sơn, Sử dụng hệ thống thông tin địa lý - GIS trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2004

  • Trần Vĩnh Phước và cộng sự, GIS đại cương phần thực hành, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2004

  • Keith C.Clarke, Getting started with Geographic Information System - Pentice Hall. 1999

  • Stan Aronoff, Geographic Information Systems: A management Perspective - WDL Publications. 1993

  • Steven C.Chapara – Mc Graw – Hill International Editions. Civil Engineering Series, Surface water quality modeling.

  • Robert A.Pastorok, Steven M.Bartell, Scott Ferson, Lev R.Ginzburg; Ecological Modeling in Risk Assessmet; Lewis Publishers, 2002.

  • David W.Rich, PhD; Relational Management and display of site Evironmental data; Lewis Publisher, 2002.

  • Steven C.Chapara – Mc Graw – Hill International Editions. Civil Engineering Series, Surface water quality modeling.


6125 VI SINH VẬT KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Môn học giúp sinh viên có ý thức về sự tồn tại của vi sinh vật trong tự nhiên, vai trò của vi sinh vật đối với môi trường (sự phân hủy của các chất trong môi trường, ứng dụng vi sinh vật trong xử lý chất thải cũng như biết được tác hại của các vi sinh vật gây bệnh trong môi trường để từ đó tìm cách phòng tránh các bệnh tật do vi sinh vật gây nên). Hình thành ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên.

  • Đỗ Hồng Lan Chi – Lâm Minh Triết. Vi sinh vật môi trường. NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Lân Dũng – Nguyễn Đình Quyến - Phạm Văn Ty. Vi sinh vật học. NXB Giáo Dục

  • Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương. Công nghệ sinh học môi trường. Tập 1,2. NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003.

  • Lâm Minh Triết. Vi sinh vật trong nước thải. NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.


6127 DỤNG CỤ ĐO
Môn học giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về những khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số loại thiết bị đo cơ bản xác định các thông số vật lý và hóa học như: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, mức chất lỏng và vật liệu rời, thành phần hợp chất … Người học có thể sử dụng, lắp đặt và sửa chửa các thiết bị đo.

  • Bài giảng môn học chuyên đề Dụng Cụ Đo – PTS. Trần Văn Ngũ – Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.

  • Bộ lao động – thương binh và xã hội – tổng cục dạy nghề - dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (VTEP).


6128 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Môn học Quản lý tài nguyên và môi trường nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài nguyên thiên nhiên, tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối sự phát triển kinh tế và xã hội, và các vấn đề quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường. Sinh viên sẽ nắm bắt các hiểu biết cơ bản về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam và trên thế giới, vấn đề ô nhiễm môi trường và các thể chế liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam.

Giáo trình cũng bao gồm các vấn đề thực tế về bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có ở Việt Nam. Đặc biệt, giáo trình cung cấp các kiến thức cơ bản về các kinh nghiệm và kỹ thuật quản lý tài nguyên và môi trường ở các nước phát triển trên thế giới.



Các triển vọng và các bài học quốc tế về quản lý tài nguyên, quản lý môi trường cũng được đề cập ở phần cuối của giáo trình. Chương cuối của giáo trình có tác dụng cung cấp cho sinh viên các hướng tiếp cận và các giải pháp thực tiễn nhằm xây dựng chiến lược và kế hoạch quốc gia về quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam.

  • Cunningham, W.P. và Saigo, B.W. (2001). Environmental Science: A Global Concern.6th Edition. International Edition. New York, McGraw Hill Companies, Inc.

  • Lê Trình. (1997). Quan trắc và Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường nước. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

  • Phạm Song, Nguyễn Bá Trinh và Vũ Văn Hiếu. (1996). Công nghệ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

  • Lê Huy Bá - Quản lý môi trường trong Nông lâm Ngư nghiêp. NXB NN 1996.

  • Lê Huy Bá - Quản trị môi trường cơ bản. NXB ĐHQG TP HCM 2000

  • Mather A S & K Chapman, Environmental Resources. Longman Sciences & Technic. London, 1995

  • FAO - Quản lý tài nguyên rừng công cộng. NXB. Nông nghiệp, 1996.


6201 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH – CN SINH HỌC
Môn học cung cấp một số từ ngữ chuyên ngành nhằm bước đầu phục vụ cho việc đọc và tham khảo tài liệu, bên cạnh đó củng cố ngữ pháp tiếng Anh. Việc luyện tập đọc hiểu và dịch tài liệu giúp sinh viên làm quen với những tài liệu chuyên ngành cần thiết trong học tập và nghiên cứu.

  • Hans – Joachim Jordening and Josef Winter Wiley (2005), environment Biotechnology,

  • Christopher W. Kaplan and Christopher L. Kitts (2003), Bacterial Succession in a Petroleum Land Treatment Unit, USA.

  • Man Yee Kin (2001), The Potential for Bioremediation in Hong Kong Waters, Degree of Master of Science in Environmental Management at the University of Hong Kong.

  • Holger Kirchmann & Wasiyhun Ewnetu (1998), Biodegradation of petroleum-based oil wastes through composting.

  • Naim Kosaric(2001), Biosurfactants and Their Appication for Soil Bioremediation.


6203 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐỒ UỐNG VÀ SỮA
Môn Công nghệ chế biến đồ uống và sữa dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ sinh học, trang bị cho người học những nguyên lý chung trong công nghệ sinh học để áp dụng thực tiễn trong các ngành sản xuất hiện đại:

  • Sản xuất các sản phẩm từ sữa

  • Sản xuất đồ uống

Ngoài ra môn học còn cho thấy được sự đa dang các sản phẩm được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống như: sữa bò, đại mạch, lúa mì, gạo, nho…

  • Lê Văn Việt Mẫn (2006), CNSX các sản phẩm từ sữa và thức uống-tập 2, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM

  • Bùi Ái (2008), công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM

  • Đồng Thị Thanh Thu, sinh hoá ứng dụng, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM

  • Lâm Xuân Thanh (2008), Công nghệ các sản phẩm sữa, NXB Khoa Học và Kỹ thuật


6204 CÔNG NGHỆ GEN
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Công Nghệ Gen: sinh tổng hợp DNA, RNA và protein; tách chiết DNA và RNA, PCR...

  • Đái Duy Ban (2006), Công nghệ gen, Nxb. Khoa Học và Kỹ Thuật.

  • Phạm Thành Hổ (1998), Sinh học đại cương, Nxb. Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh.


6206 CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ
Giúp sinh viên có kiến thức về kỹ thuật nuôi cấy mô và chọn giống cây trồng, ứng dụng vào công tác giống – cây trồng.

  • Dương Công Kiên, nuôi cấy mô thực vật (tập 1), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Dương Công Kiên, nuôi cấy mô thực vật (tập 2), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Dương Công Kiên, nuôi cấy mô thực vật (tập 3), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Nguyễn Công Nghiệp, Trồng hoa lan, NXB trẻ.

  • Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, Sinh lí học Thực vật, NXB Giáo dục.


6214 CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về ngành công nghệ tế bào. Nội dung, môn học bao gồm:

  • Giới thiệu cấu trúc và chức năng của tế bào sinh vật.

  • Công nghệ sinh học tế bào thực vật, người và động thực vật.

  • Mô tả các kỹ thuật, thao tác thực hiện và ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn.

  • Phạm Thành Hổ, nhập môn công nghệ sinh học, nxb Giáo Dục.

  • Nguyễn Đức Lượng, sinh học đại cương (tập 1, 2), nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Bùi Trang Việt, Sinh học tế bào, nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • W.D.Phillip và T.J.Chilton, sinh học (tập 1,2),nxb Giáo Dục.

  • Nguyễn Như Hiền, công nghệ sinh học (tập 1,2), nxb Giáo Dục.

  • Dương Công Kiên, nuôi cấy mô thực vật (tập 1), nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.


6216 SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
Trong chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ sinh học, bộ môn Sinh Lý Lọc Người Và động Vật đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ chế của các quá trình sống ở người và động vật. Môn học bao gồm các nội dung kiến thức về cấu tạo, chức năng và cơ chế hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiến, hệ hô hấp…. Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể nhằm đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể sống. Các đặc điểm cấu tạo của mỗi hệ cơ quan phù hợp với chức năng và sự thích nghi của cơ thể với các yếu tố tác động của môi trường.

  • Nguyễn Đình Dậu, Nguyễn Chi Mai, Trần Thị Việt Hồng. Sinh lý học người và động vật. ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG TP. HCM

  • Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh. Sinh lý người và động vật. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006.

  • Nguyễn Đức Hưng. Sinh lý học người và động vật. Đại học Nông Lâm – Huế

  • Lê Quang Long và cộng sự. Bài giảng Sinh lý người và động vật. NXB ĐHQG Hà Nội.


6217 SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỊ TRƯỜNG
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về sản phẩm công nghệ sinh học, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm công nghệ sinh học trên thế giới và Việt Nam.

  • Ramamohan R.T.V.S., 2007. Economics of biotechnology. New age intermational publisher.


6218 SINH HỌC PHÂN TỬ
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sinh học phân tử: tính ổn định và những biến động của DNA, sự phiên mã, sự dịch mã, sự điều hòa biểu hiện của gen...

  • Hồ Huỳnh Thùy Dương (1998), Sinh học phân tử, Nxb. Giáo Dục.

  • Phạm Thành Hổ (1998), Sinh học đại cương, Nxb. Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh.



6219 THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ LÊN MEN
Cung cấp cho sinh viên kiến thức và khả năng thực hành một số công nghệ lên men. Qua đó, sinh viên nắm được những thao tác cơ bản trong nghiên cứu và điều hành sản xuất.

  • Nguyễn Lân Dũng và CTV. Thí nghiệm vi sinh vật học 1, 2, 3. Nhà xuất bản KHKT, 1987.

  • Nguyễn Ðức Lượng và CTV. Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm - ÐHBK, 1994.

  • Peter F. S., Allian W., Stephen J. H. Principles of fermentation technology. Butterworth Heinemann, 1998.

  • A.H. Rouse - FOOD MICROBIOLOGY.


6221 THÍ NGHIỆM NUÔI CẤY MÔ
Môn học giúp sinh viên pha chế môi trường cho sự tăng trưởng và phát triển của mô tế bào thực vật trong ống nghiệm. Quan sát được khả năng tái sinh, tăng trưởng và phát triển của mô tế bào và cây con hoàn chỉnh. Thành thục kỹ năng nuôi cấy vô trùng in vitro mô tế bào và các cơ quan thực vật. Có khả năng thực hiện vi nhân giống và nuôi cấy trong ống nghiệm một số loại cây thương mại trong phòng thí nghiệm.

  • Dương Công Kiên, Nuôi cấy mô thực vật (tập 1), nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Dương Công Kiên, Nuôi cấy mô thực vật (tập 2), nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Dương Công Kiên, Nuôi cấy mô (tập 3), nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Nguyễn Công Nghiệp, Trồng hoa Lan, nxb trẻ.


6222 THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
Cũng cố kiến thức về hóa học các hợp chất thiên nhiên, giúp sinh viên phân lập các hợp chất thiên nhiên, biết được kỹ thuật phân tích, chiết xuất, tinh chế các hợp chất thiên nhiên.

  • Giáo trình thí nghiệm tách chiết hợp chất thiên nhiên – khoa CNSH – MT biên soạn.

  • Đỗ Chung Võ, Vũ Ngọc Lộ, Những cây tinh dầu Việt Nam –Khai thác, chế biến, ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1996.

  • Nguyễn Năng Vinh, Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nông nghiệp, 1978.

  • Đỗ Tất Lợi, Tinh dầu Việt Nam, NXB Y học TP.HCM, 1985.

  • Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học TP.HCM, 1985.

  • Lê Ngọc Thạch, Tinh dầu, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2003


6223 THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức và các thao tác cơ bản trong nghiên cứu vi sinh vật như: môi trường nuôi cấy, phương pháp khử trùng, kỹ thuật thao tác vô trùng...

  • Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2004), Vi sinh vật học, Nxb. Giáo Dục.

  • Lê Duy Linh (2001), Thực tập vi sinh cơ sở, Nxb. Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.


6225 VI SINH VẬT
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vi sinh vật học: lịch sử phát triển của vi sinh vật học, các đặc điểm đặc trưng của tế bào vi sinh vật, các nhóm vi sinh vật, vi sinh vật gây bệnh...

  • Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2004), Vi sinh vật học, Nxb. Giáo Dục.

  • Phạm Thành Hổ (1998), Sinh học đại cương, Nxb. Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh.


6230 THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Môn Thí nghiệm Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm dành cho sinh viên thuộc chuyên ngành công nghệ sinh học. Môn học này giúp người học củng cố kiến thức ở môn lý thuyết, vận dụng được những kiến thức cơ bản của ngành công nghệ sinh học vào thực tiễn.

Ngoài ra môn học còn giúp sinh viên thấy được sự liên hệ của các công nghệ hóa – sinh học trong ngành chế biến thực phẩm, từ đó người học có thể xây dựng được các qui trình công nghệ chế biến lương thực – thực phẩm.



  • Thí nghiệm Công Nghệ Thực Phẩm, PGS.TS Nguyễn Thọ

  • Thực tập lớn Sinh Hóa; Lâm Thị Kim Châu, Nguyễn Thượng Lệnh, Văn Đức Chín; Nxb ĐHQG TP. HCM.


6232 CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
Môn “Công nghệ sinh học đại cương” trang bị cho sinh viên những khái niệm và nguyên lí cơ bản về công nghệ sinh học, công nghệ sinh học tế bào, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học thực vật và động vật, công nghệ protein - enzym. Qua đó, sinh viên sẽ làm quen một số kỹ thuật và trang thiết bị thường sử dụng trong ngành công nghệ sinh học. Môn học còn giới thiệu một số lĩnh vực ứng dụng của công nghệ sinh học.

  • Phạm Thành Hổ, 2006. Nhập môn công nghệ sinh học. Nhà xuất bản giáo dục.

  • Lewin B., 2004. Gene VIII. Pearson Prentice Hall Pearson Education, Inc.

  • Ban Từ điển-NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2002. Từ điển Bách khoa Sinh học. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  • Bains W., 2003. Biotechnology from A to Z. Oxford University Press Inc. New York, USA.

  • Lawrence E., 1995. Henderson’s Dictionary of Biological Terms. 7th ed. Longman Group Ltd. Singapore.

  • Ratledge C. and Kristiansen B., 2002. Basic Biotechnology. Cambridge University Press, UK.

  • Singleton P. and Sainsbury D., 2001. Dictionary of Microbiology and Molecular Biology. 3rd ed. John Wiley & Sons, Ltd. UK.

  • Walker J.M. and Rapley R., 2002. Molecular Biology and Biotechnology. 4th ed. The Royal Society of Chemistry, Cambridge, UK..


6233 SINH LÝ THỰC VẬT
Sinh viên sẽ được bổ sung thêm kiến thức về các hoạt động sinh lý của giới thực vật: từ tế bào đến sự sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung, môn học bao gồm:

  • Sinh lý tế bào thực vật

  • Các quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật: trao đổi chất, quang hợp, hô hấp…

  • Sự phân hóa cơ quan từ tế bào đến cơ quan hoàn chỉnh

  • Trần Văn Minh, 1999, Công nghệ tế bào thực vật, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh- Trường Đại Học Nông Lâm.

  • Bùi Trang Việt, sinh lý thực vật đại cương (tập 1, 2), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, 2005, Công Nghệ Sinh Học, Tập Hai Công Nghệ Sinh Học Tế Bào, Nhà xuất bản Giáo Dục.

  • Vũ Văn Vụ, Vũ Thành Tâm, Hoàng Minh Tấn, 2001, Sinh Lý Học Thực Vật, Nhà xuất bản Giáo Dục


6234 THÍ NGHIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ
Môn Thí nghiệm Sinh Học Phân Tử dành cho sinh viên chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học, môn học này giúp người học tiếp cận các thao tác kỹ thuật Công Nghệ Sinh Học hiện đại: tách chiết, điện di, PCR DNA; thiết kế vector tái tổ hợp..., qua đó giúp người học củng cố thêm kiến thức về Sinh Học Phân Tử.

  • Sinh học phân tử - Hồ Huỳnh Thùy Dương – NXB Giáo Dục.

  • Giáo trình kỹ thuật cơ bản trong sinh học sinh tử - Phạm Hồng Sơn – NXB Đại Học Huế.


6235 CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về cơ chế sinh tổng hợp enzym, kháng sinh, vitamin của vi sinh vật; cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và cơ sở sinh hóa của sản xuất vacxin. Đồng thời giới thiệu một số loại thiết bị thường dùng trong công nghệ sản xuất dược phẩm bằng phương pháp sinh học.

  • PGS. TSKH. Lê Văn Hòang - Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp – ĐHBK Đà Nẵng.

  • PGS.TS. Từ Minh Koóng (cb) – Kỹ thuật sản xuất dược phẩm – NXB Y Học, 2007

  • Nguyễn Văn Cách, Công nghệ lên men các chất kháng sinh, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 2005

  • Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Tỵ, Vi sinh vật học, Nhà xuất bản giáo dục1997

  • Lê văn Hiệp: Văcxin ho gà Miễn dịch và công nghệ, Nhà xuất bản y học Hà Nội 2004

  • Bài giảng về kháng sinh, trường Đại học Dược Hà Nội

  • Erick j. Vandamme, Marcel Dekker, Biotechnology of industrial Antibiotic, Inc., New York 1984

  • McKane, Larry, McGraw-Hill, Microbiology, Inc.1996

  • Harvey W. Blanch, Stephen Drew and Daniel I. C. Wan, Comprehensive Biotechnology, Pergamon Press, 1985

  • H. Weide, J. Páca und W. A. Knorre,, Biotechnology, VEB Gustav Fischer Verlag Jena, 1987.


6239 THÍ NGHIỆM SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
Môn học thực tập sinh học đại cương nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, hình ảnh cơ bản về sinh học tế bào và cấu trúc phân tử di truyền, bao gồm các vấn đề sau: Sử dụng thành thạo kính hiển vi; tự làm tiêu bản để quan sát và phân biệt tế bào eukaryote và prokaryote; quan sát quá trình nguyên phân của tế bào chóp rễ hành; quan sát và định tính thành phần hữu cơ của tế bào; quá trình quang hợp, hô hấp ở cây xanh; sự vận chuyển nước qua màng tế bào (ưu trương, nhược trương, đẳng trương); sử dụng thiết bị sinh học phân tử và tách chiết DNA từ tế bào vi sinh vật đồng thời giải phẫu để xem các cơ quan ở động vật và cách thức hoạt động của nó.
6241 CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Cung cấp những kiến thức cơ bản về sinh học phân tử, sinh học tế bào, các phương pháp xử lý nước thải & chất thải rắn có liên quan đến sự trao đổi chất của vi sinh vật.

  • Nguyễn Đức Lượng - Công nghệ sinh học môi trường, tập 1 – NXB ĐHQG.TPHCM,2003

  • Nguyễn Đức Lượng- Công nghệ sinh học môi trường, tập 2- NXB ĐHQG.TPHCM,2003

  • Nguyễn Đức Lượng- Công nghệ sinh học - NXB ĐHQG.TPHCM,2001

  • Mc. Graw- Hill book, solid wastes engineering principle and management issues, London, New York, 1997.

  • C.P. Leslie Grady J.R. Glen T. Daigger, Henry Lim, Biologycal wastewater treatment, Marce Dekker, Inc. New York, Basel, HongKong, 1999.


6242 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Môn Công nghệ chế biến đồ uống và sữa dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ sinh học. Môn học này trang bị cho người học các phương pháp bảo quản thịt, cá, nông sản; những nguyên lý chung trong công nghệ sinh học để áp dụng thực tiễn trong các ngành sản xuất hiện đại:

  • Sản xuất các sản phẩm từ thịt, cá

  • Sản xuất đồ uống rau quả, ngũ cốc

  • TS. Nguyễn Văn Mười. Bài giảng Công nghệ chế biến thịt. Tài liệu lưu hành nội bộ khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ, 2001

  • Trần Đức Ba - Nguyễn Văn Tài. Công nghệ lạnh thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2004

  • PGS. TSKH Lê Văn Hoàng. Cá thịt và chế biến công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 2004

  • PGS. Trần Minh Tâm, Bảo quản và Chế biến Nông Sản sau thu hoạch, Nxb Nông Nghiệp, 2006.

Quách Đĩnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Thoa, Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả, NXBKHKT- Hà Nội, 1996.
6243 ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CNSH
Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về phân tích đơn biến, đa biến, phân tích phương sai, phân tích tương quan và hồi quy.

Sinh viên được giới thiệu trình tự các bước khi tiến hành bố trí thí nghiệm đồng thời sau khóa học, sinh viên có được một kỹ năng tốt trong việc sử dụng phần mềm xử lý thống kê để xử lý và phân tích các kết quả của thực nghiệm



Tài liệu tham khảo:

  • Bài giảng môn tin học trong công nghệ hoá học và thực phẩm

  • Phan Hiếu Hiền, 1996, Phương pháp bố trí nghiệm và xử lý số liệu thực nghiệm, tủ sách Đại học Nông lâm, Tp.HCM

  • Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996, Thống kê học trong nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục.

  • Nguyễn Ngọc Kiểng, 2000, Thống kê học ứng dụng: các kiểu mẫu thí nghiệm, tủ sách Đại học Nông lâm, Tp.HCM

  • Lê Minh Tiến, 2003, Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội, NXB trẻ


6244 CÔNG NGHỆ PROTEIN – ENZYME
Giới thiệu các kỹ thuật tách chiết, tinh chế protein – enzyme và những ứng dụng chính của chúng trong công nghiệp, y học và nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.

  • Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Văn Uyển - CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM - NXB Nông nghiệp, 1994.

  • Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Ðình Huyển - GIÁO TRÌNH SINH HÓA HIỆN ÐẠI - NXB Giáo dục, 1998.

  • BIOCHEMICAL ENGINEERING FUNDAMENTALS, Mc Graw-Hill, Inc., 1987.

  • INDUSTRIAL ENZYMES AND APPLICATIONS, J.Wiley & Sam, Inc., 198.


6245 CÔNG NGHỆ LÊN MEN
Công nghệ lên men thực phẩm là môn học cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm những kiến thức về quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm bằng phương pháp lên men. Bao gồm:

  • Công nghệ sản xuất các thực phẩm lên men từ ngũ cốc.

  • Công nghệ sản xuất các thực phẩm lên men từ rau quả.

  • Công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men từ thịt cá.

  • Công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men từ sữa

Tài liệu tham khảo:

  • Lê Văn Việt Mẫn (2005), Công Nghệ Lên Men Thực Phẩm, lưu hành nội bộ.

  • Lê Văn Việt Mẫn (2004), Công Nghệ Sản Xuất Các Sản Phẩm Từ Sữa, NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM.

  • Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1996), Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Thuỷ Sản, tập 2, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.


6246 CÔNG NGHỆ BAO BÌ PHỤ GIA THỰC PHẨM
Môn học này giới thiệu chung về cấu tạo, vai trò của bao bì trong bảo quản thực phẩm cũng như các phương pháp đóng gói bao bì nhằm đảm bảo ổn định chất lượng thực phẩm sau quá trình chế biến, giới thiệu sản phẩm với khách hàng và tính tiện dụng trong phân phối, kiểm tra và quản lý tiêu dùng.

  • TÔ MINH CHÂU. Giáo trình kiểm tra vệ sinh chất lượng thực phẩm. 1999

  • PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC PHẨM. Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2001.

  • HỒ SƯỞNG. Vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực phẩm. NXB Khoa học kỹ thuật, 1983.

  • PHẠM VĂN SỔ, BÙI THỊ NHU THUẬN. Kiểm nghiệm lương thực thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  • PHAN THANH BÌNH. Hóa học và hóa lý polymer, NXB ĐHQG TPHCM, 2002.

  • DƯƠNG THANH CẢNH, TÀO DUY CẦN. Bảo quản bao bì và dụng cụ thủy tinh, NXB Y học, 1989.

  • www.nutifood.com.vn

  • Các TCVN 6939:1996, 6340:1996, 6382:1998, 6383:1998

  • GEOFREY M. LEVY. Packaging, Policy and the Environment

  • WILMER A. JENKINS, JAMES P. HARRINTON. Packaging foods with plastic.


6247 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nội dung môn học này đề cập đến các vấn đề khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học; các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục; các hình thức và phương pháp trình bày một công trình nghiên cứu khoa học.

  • PGS.TS.Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2001.

  • PGS.TS.Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội, 2001.

  • Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2003.

  • Nguyễn Tử Thành, Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ 1991.


7007 KỸ THUẬT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và các kỹ năng giao dịch, đàm phán, soạn thảo, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp có hoạt động mua bán với thương nhân nước ngoài. Môn học cũng hỗ trợ sinh viên có kiến thức và kỹ năng làm việc tại công ty nước ngoài.

Tài liệu tham khảo:

  • TS Nguyễn Văn Nam, Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, NXB Lao Động, năm 2011.

  • GS.TS Võ Thanh Thu, “Kỹ thuật Kinh doanh Xuất nhập khẩu”, NXB Tổng Hợp TP. HCM, 2011.

  • PGS Vũ Hữu Tửu, “Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương”, NXB Thống Kê 1999.

  • Incoterms 2010 của Phòng Thương Mại Quốc Tế.


7015 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Môn học Quản trị chất lượng cung cấp những kiến thức phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong tất cả các giai đoạn từ khởi đầu đến kết thúc một chu kì sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Trong đó bao gồm; chất lượng trong công việc, trong dịch vụ, trong mỗi quá trình, mỗi bộ phận, mỗi con người …đều được đề cập nhằm đảm bảo đạt được chất lượng toàn diện của mỗi sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Các kiến thức cơ bản được nghiên cứu trong học phần là:



  • Những khái niệm cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng

  • Các phương thức quản lý chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện

  • Các phương pháp, kỹ thuật, công việc để quản lý chất lượng

  • Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn và quản lý Nhà nước về chất lượng.

Tài liệu tham khảo:

  • Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Đinh Phượng Vương –Quản trị chất lượng, ĐH Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh, 1998.

  • PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp - Quản trị học, 1997.

  • Nguyên nhân thành bại của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, R.foster ( Biên dịch: Trần Doãn Ấn) 1989.

  • Masaaki imai_kaizen, chìa khóa thành công về quản lí của Nhật Bản.

  • Jonh S.OAKLAND_Quản lí chất lượng đồng bộ, 1994


7017 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Nội dung chương trình gồm 3 phần chính: quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, môi trường hoạt động của các công ty đa quốc, các chiến lược chức năng mà các công ty đa quốc thực hiện.

Chương trình sẽ cung cấp những kiến thức liên quan về môi trường văn hóa, môi trường tài chính thế giới ảnh hưởng đến công ty, cũng như chiến lược marketing, chiến lược nhân sự, chiến lược sản xuất của công ty đa quốc gia.



Tài liệu tham khảo:

  • TS Nguyễn Văn Nam, “Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế”, NXB Thống Kê 2011.

  • TS Bùi Lê Hà, TS Nguyễn Đông Phong, Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế, NXB Thống Kê 2002.

  • Charles W.L. Hill, “International Business”, McGraw-Hill/Irwin, New York, 2003

  • Website:http://www.wto.org,www.worldbank.org, www.inf.org


7018 QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về vai trò của quản trị nhân sự trong tổ chức, chiến lược của tổ chức và quản lý nhân sự; cơ sở luật pháp về nhân sự, tuyển chọn và bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nhân lực, thù lao và các phúc lợi dịch vụ cho người lao động, các quan hệ lao động và những vấn đề có liên quan.

Tài liệu tham khảo:

  • “Quản trị nhân sự theo quan điểm tổng thể” của GS.TS Martin Hill (Thụy Sĩ) do TS Đinh Toàn Trung dịch thuật.

  • “Kinh nghiệm của Nhật Bản về quản lý DN 1993” của Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

  • “Tâm lý học quản trị và kinh doanh” của TS Thái Trí Dũng.

  • “Quản trị học” của TS Đào Duy Huân.

  • “Nghệ thuật lãnh đạo” của Nguyễn Hữu Lam, MBA.

  • “Cẩm nang cho giám đốc tài chính xí nghiệp” của Alain Choinel & Gerard Rouyer.


7019 QUẢN TRỊ RỦI RO
Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản trị rủi ro như: khái niệm rủi ro, phân loại rủi ro, nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, kỹ thuật tài trợ rủi ro, các phưong pháp xử lý rủi ro khác. Qua môn học giúp sinh viên biết cách nhận diện rủi ro và phòng tránh rủi ro.

Tài liệu tham khảo:

  • Quản trị rủi ro, NXB giáo dục năm 1998

  • Corporate risk management, the McGraw-Hill Companies, Inc., 1985.


7022 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Cơ chế hoạt động của một thị trường chứng khoán bao gồm : hệ thống giao dịch, phương thức giao dịch và thanh toán trên thị trường chứng khoán, phương thức xác định giá khớp lệnh và cách khớp lệnh, niêm yết chứng khoán, chỉ số giá chứng khoán và những quy định hiện hành trong mọi hoạt động có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Đặc điểm, tính chất và sự khác biệt của các hoạt động chứng khoán như: chứng khoán cơ bản bao gồm: trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường; chứng khoán phái sinh bao gồm: Right, Warrant, Futures, Forward và Option.



Những kỹ thuật cơ bản trong phân tích chứng khoán và định giá chứng khoán như: phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, các phương pháp định giá chứng khoán như chiết khấu dạng tiền, tỷ số P/E, CAPM...

Tài liệu tham khảo: Sách Thị trường chứng khoán của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
7025 THANH TOÁN QUỐC TẾ
Môn học giới thiệu các kiến thức và nghiệp vụ chuyên sâu về tỷ giá hối đoái, kinh doanh ngoại tệ, phân tích cán cân thanh toán quốc tế, các phương tiện và các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng. Qua đó, giúp sinh viên biết cách tính toán và kinh doanh các loại ngoại tệ khác nhau; biết cách lập các hồ sơ thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ ngân hang liên quan.

Tài liệu tham khảo:

  • Thanh toán quốc tế: PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê, 2009

  • Giáo trình lý thuyết Tiền tệ ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê, 2009

  • Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê, 2009

  • Quản trị rủi ro tài chính – ngân hàng - TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê, 2009

  • Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê, 2009


7028 MARKETING TOÀN CẦU
Môn học này cung cấp cho sinh viên các chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Marketing, những kiến thức cơ bản về Marketing quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nội dung chủ yếu bao gồm: phân tích, đánh giá môi trường marketing quốc tế, xác định các phương thức thâm nhập thị trường thế giới, hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược marketing quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

  1. International Marketing, Philip R. Cateora & John L. Graham, 13th Edition -2007

  2. Global Marketing Management, Masaaki Kotabe & Kristiaan Helsen, 3rd Edition - 2004

  3. International Marketing, Michael R. Czinkota, 7th Edition, 2004

  4. International Marketing & Export Management, Gerald Albaum, Jesper Strandskov, Edwin Duerr, 4th Edition, 2002

  5. Marteting quốc tế, chủ biên PGS,TS Nguyễn Đông Phong, 2007.


7029 HÀNH VI TỔ CHỨC
Kỹ năng nhân sự (kỹ năng con người) là một trong những kỹ năng quan trọng nhất quyết định sự thành công của nhà quản trị, nghiên cứu hành vi tổ chức giúp họ hoàn thiện kỹ năng này. Môn học hành vi tổ chức cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản để phân tích, giải thích và dự đoán hành vi con người trong bối cảnh tổ chức những ảnh hưởng của hành vi đến việc thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu hành vi tổ chức được thực hiện trên cả ba cấp độ: cá nhân, nhóm và tổ chức.

Tài liệu tham khảo:

  • Hành vi tổ chức - Nguyễn Hữu Lam - NXB Giáo dụ

  • Quản trị học - Bộ môn QTNS & CLKD

  • Quản lý nguồn nhân lực - Paul Hersey, Ken Blanchard - NXB Chính trị Quốc Gia

  • Sưc mạnh tinh thần tiến vào thế kỷ 21 - John Kehoe - NXB Trẻ

  • Giữ chân nhân viên bằng cách nào - Vương Minh kiệt - NXB Lao động - Xã hội

  • Tạo động lực làm việc phải chăng chỉcó thể bằng tiền - NXB Trẻ

  • Thuật lãnh đạo nhóm - NXB Trẻ

  • Làm chủ sự thay đổi – NXB Trẻ


7030 CHỦ THỂ KINH DOANH
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật trong kinh doanh như địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, phá sản và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, các thiết chế về cạnh tranh và chống độc quyền.

Tài liệu tham khảo:

  • Chủ thể kinh doanh,TS. Bùi Xuân Hải - ThS. Hà Thị Thanh Bình, Trường ĐH Luật TP.HCM.

  • Lê Văn Hưng (Chủ biên, Tập thể tác giả Khoa Luật ĐHKT HCM), Giáo trình Luật kinh tế, NXB ĐHQG Tp HCM 2007, các chương 2, 7-11; (viết tắt là LVH).

  • Luật Thương mại 2005

  • Luật cạnh tranh 2004, Luật phá sản 2004.


7031 KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN & SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
Môn học giúp cho sinh viên:

  • Tiếp cận những quan điểm mới về Thương lượng

  • Vận dụng sách lược phá thế căng thẳng xung đột trong thương lượng

  • Cực đại hóa sức mạnh thương lượng của ta và cực tiểu hoá sức mạnh thương lượng của họ

  • Soạn thảo được hợp đồng đúng luật.

  • Tránh được những điểm bất lợi khi soạn thảo hợp đồng.

  • Tính toán được những quyền lợi hoặc rủi ro trên hợp đồng.

Tài liệu tham khảo:

  • Đại Hồng Lĩnh, Nghệ thuật đàm phán thương lượng trong kinh doanh và cuộc sống , NXB Đà Nẵng.

  • TS. Thái Trí Dũng, Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, NXB Thống kê.


7032 GIAO TIẾP KINH DOANH
Giao tiếp kinh doanh được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và cơ hội để thực hành các kỹ năng liên quan đến giao tiếp có hiệu quả trong kinh doanh. Từ đó sinh viên, trên tư cách là một nhà quản trị, có thể phát triển và ứng dụng các lý thuyết và các kỹ năng  đã học để tăng cường hiệu quả của việc xử lý và truyền đạt thông tin đến nhân viên cũng như khách hàng của công ty một cách hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo:

Cẩm Nang Kinh Doanh – Giao Tiếp Thuơng Mại, Havard Business Essential, Nhóm First New biên dịch, Nhà xuất bản Tổng Hợp TP HCM.


7033 LUẬT THƯƠNG MẠI
Pháp luật về các hoạt động thương mại, về mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại, về các hoạt động trung gian thương mại, về việc chế tài trong thương mại và giải quyết các tranh chấp trong thương mại. Môn học giúp sinh viên nắm vững những qui định về luật pháp khi hoạt động trong lĩnh thương mại và dịch vụ.

Tài liệu tham khảo:

Ngoài giáo trình “Luật DN”, còn có các tài liệu tham khảo sau:



  • “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” của NXB Chính trị quốc gia.

  • Các văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc (từ thứ VI đến thứ X).

  • Luật Doanh nghiệp 2005 của NXB Tư pháp.

  • Luật Thương mại 2005 của NXB Tư pháp.

  • Luật Kinh tế VN của Thsĩ Bùi Ngọc Cường – Hà Nội 1992.

  • Luật DNNN của NXB Tài chính.

  • Tìm hiểu những qui định về Tịa án kinh tế, thủ tục giải quyết và thi hành các bản án kinh tế của Ths Lê Thanh Châu – NXB Tp.HCM.

  • Luật phá sản (năm 2004) của NXB Tư pháp.


7034 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ cao của một nền kinh tế với bên ngoài. Đứng trên góc độ một nước nhìn ra bên ngoài ta có quan hệ kinh tế đối ngoại, đứng trên góc độ không của riêng một quốc gia nào ví dụ như của các tổ chức quốc tế, của một nhà nghiên cứu hay của các chính phủ để khẳng định chính sách nói chung thì các nền kinh tế đối ngoại đan xen với nhau tạo thành quan hệ kinh tế quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

  1. Lê Văn Sang-Trần Quang Lâm,1996, Các công ty xuyên quốc gia trước thế kỷ 21, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

  2. Lê Bộ Lĩnh, 2005, Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế 2004-2005, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

  3. Luis A. Rivera-Batiz, Maria-Angels Oliva, 2003, Thương mại quốc tế: Lý thuyết, chiến lược và thực tiễn,  London: Oxford University Press.

  4. Nguyễn Anh Tuấn (cb), 2005, Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

  5. Nguyễn Anh Tuấn (cb), 2006, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

  6. Gilpin Robert, 1987, The Political Economy of International Relations, West Sussex:  Princeton University Press

  7. James R. Markusen; James R. Melvin; William H. Kaempfer, Keith E. Maskus, 1995,  Thương mại quốc tế – lý thuyết và thực tế, New York: McGraw HIll.

  8. Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc, 1997, Quan hệ kinh tế quốc tế: Lí luận và thực tiễn, Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

  9. Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, 2003, Các công ty xuyên quốc gia: Khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

  10. Trường Đại học luật Hà Nội, 2004, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân.

  11. Ủy ban kế hoạch Nhà nước, 1992, Khu chế xuất và cơ hội kinh doanh với nước ngoài,  Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

  12. Võ Thanh Thu, 2003, Quan hệ kinh tế quốc tế, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

  13. Các trang web về kinh tế các nước lớn và thương mại quốc tế:  

  14. Thời báo Kinh tế Việt Nam, các năm.


7035 THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
Danh cho sinh viên ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn bước đầu tiếp cận với môi trường thực tế tại các Nhà hàng, Khách sạn về các môn học nghiệp vụ đã được cung cấp lý thuyết tại trường như: Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ bán hàng, Kỹ năng giao tiếp, Tâm lý du khách, ...
7103 KẾ TOÁN THƯƠNG MẠI
Môn học này trình bày về kế toán vốn bằng tiền, kế toán khoản phải thu, hàng tồn kho, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, các khoản phải trả và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, còn xác định kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể.
7105 KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG 1
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức kinh tế chuyên ngành ngoại thương, trong đó nhấn mạnh đến cơ chế điều hành của chính phủ để phát triển ngoại thương, phát triển kinh tế quốc gia.

Tài liệu tham khảo:

  • TS Nguyễn Văn Nam, Kinh Tế Ngoại Thương, Giáo trình lưu hành nội bộ trường ĐHLH 2009.

  • GSTS Bùi Xuân Lưu, “Giáo trình Kinh tế ngoại thương”, Nhà xuất bản Giáo Dục 2002.

  • GS-TS Võ Thanh Thu, GVC Nguyễn Thị My, “Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương”, NXB Thống Kê 2000


7108 LIÊN DOANH ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Nội dung nêu những vấn đề cơ bản của việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài (tư nhân cũng như chính phủ) tại Việt Nam. Sinh viên cũng được tìm hiểu về việc chuyển giao công nghệ, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  • TS Ngô Thị Ngọc Huyền, “Liên Doanh Đầu Tư”, NXB Thống kê

  • Luật đầu tư.


7110 MARKETING XUẤT KHẨU
Trình bày các kiến thức chuyên sâu về tiếp thị, quảng cáo và bán hàng trong hoạt động ngoại thương. Nghiên cứu các kế hoạch tiếp thị, chọn thị trường mục tiêu và chiến lược bàn hàng, thiết lập mạng lưới và phát triển các tài liệu tiếp thị, bán hàng phục vụ cho nhu cầu tiếp cận và đáp ứng nhu cầu kinh doanh xuất khẩu. Sinh viên cũng được giới thiệu về qui trình, cách thức lập kế hoach tiếp thị và kiểm soát triển khai hoạt động Marketing xuất khẩu.

Tài liệu tham khảo:

  • William M.Pride; O.C Ferrel: Marketing, Eighth Edition, Houghton Miflin, 1993

  • Joel R.Evan & Barry Berman: Marketing, Sixth Edition, Printed in the United States of America, 1992.

  • Boone&Kurtz: Comtemporary Marketing, Seventh Edition, Printed in the United States of America, 1992


7112 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp như: Bản chất tài chính, Thời giá tiền tệ, Định giá chứng khoán, Sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra môn này còn phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Trần Ngọc Thơ (Chủ biên), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê - 2007.

  • TS. Bùi Hữu Phước, Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, 2006.

  • Nguyễn Hữu Ngọc, Nhà quản lý tài chính cần biết (Quản lý tài chính doanh nghiệp – Quản lý tài chính trong đầu tư chứng khoán), ĐH Kinh Tế Quốc Dân, 2008.


7115 THỰC HÀNH KHAI BÁO HẢI QUAN
Sinh viên sẽ được hướng dẫn về luệt Hải quan, về các nghị định của chính phủ, các hướng dẫn của Hải quan về hồ sơ thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, hiểu về nội dung các hồ sơ Hải quan, lập bộ hồ sơ Hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • GS-TS Võ Thanh Thu, “Kỹ thuật Nghiệp vụ XNK”, NXB Thống Kê 2005.

  • Luật Hải Quan, Luật thuế xuất nhập khẩu.

  • Văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan Việt Nam.


7116 VẬN TẢI & GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
Sinh viên nắm được những kiến thức cần thiết về các tổ chức vận tải trên thế giới, tự sắp xếp, tổ chức được qui trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời tự tính toán và đề ra phương án mua bảo hiểm cho hàng hoá mua bán với nước ngoài, thực hiện được các chứng từ vận tải sau khi giao nhận.

Tài liệu tham khảo:

  • GS-TS Võ Thanh Thu, “Kỹ thuật Nghiệp vụ XNK”, NXB Thống Kê 2005.

  • PGS-TS Hoàng Văn Châu, “Vận tải giao nhận hàng hoá XNK”, NXB Khoa học Kỹ thuật 1999.


7120 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Nội dung nêu những vấn đề cơ bản của việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài (tư nhân cũng như chính phủ) tại Việt Nam. Sinh viên cũng được tìm hiểu về việc chuyển giao công nghệ, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  • TS Ngô Thị Ngọc Huyền, “Liên Doanh Đầu Tư”, NXB Thống kê

  • Luật đầu tư.


7121 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Là việc chuyên sâu nghiên cứu, đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp căn cứ vào các tài liệu hạch toán khác bằng cách phân tích tổng hợp, so sánh số liệu và phân giải mối liên hệ nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh XNK, các nguồn tiềm năng cần được khai thác; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp.

Đối tượng của Phân tích hoạt động kinh doanh XNK là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh XNK với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.

Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh XNK được lượng hoá cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích hướng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đó để đánh giá.

Phân tích hoạt động kinh doanh XNK không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính hình thực hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu đó.


7123 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
Môn học cho sinh viên tiếp cận và đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của công ty, tìm hiểu về các nhân tố tác động và đưa ra các đề xuất để gia tăng hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu cho công ty.

Tài liệu tham khảo:

  • TS Nguyễn Văn Nam, Kinh Tế Ngoại Thương, Giáo trình lưu hành nội bộ trường ĐHLH 2009.

  • GSTS Bùi Xuân Lưu, “Giáo trình Kinh tế ngoại thương”, Nhà xuất bản Giáo Dục 2002.

  • GS-TS Võ Thanh Thu, GVC Nguyễn Thị My, “Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương”, NXB Thống Kê 2000.


7124 KINH DOANH QUỐC TẾ
Sinh viên sẽ được tìm hiểu về: quá trình quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, mua bán hàng hoá hữu hình trên thế giới, xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Bên cạnh các kiến thức chung về việc hội nhập kinh tế thế giới, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về việc mua bán các mặt hàng chủ yếu như dầu mỏ, cao su, cà phê, thuỷ sản, chế biến gỗ, may mặc… của thế giới cũng như của Việt nam trong thời gian gần đây. Sinh viên cũng được nghiên cứu số liệu xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, qua đó đánh giá được hoạt động kinh doanh hàng hoá hữu hình của Việt Nam và thế giới.



Tài liệu tham khảo:

  • TS Nguyễn Văn Nam, Kinh Doanh Quốc Tế, Giáo trình lưu hành nội bộ trường ĐHLH 2009.

  • ThS Dương Hữu Hạnh, “Kinh Doanh Quốc Tế”, NXB

  • Charles W.L.Hill “ International business” Mc Graw – Hill NewYork 2003

  • Thời báo kinh tế Sài Gòn

  • Website: http://www.wto.org, www.worldbank.org, www.inf.org.


7126 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 1 (NGOẠI THƯƠNG)
Giúp sinh viên có được những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để đọc, hiểu, một số bài tiếng Anh về kinh tế, về trao đổi thương mại quốc tế. Tìm hiểu các khái niệm, các qui luật kinh tế bằng tiếng Anh.
7127 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 2 (NGOẠI THƯƠNG)
Giúp sinh viên có được những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để đọc, hiểu các bài học chuyên sâu về hoạt động ngoại thương. Giúp sinh viên có thể tự viết đơn xin việc bằng tiếng Anh, soạn và viết các hợp đồng ngoại thương bằng tiếng Anh.
7226 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 1 (LUẬT KINH TẾ)
Môn học bao hàm nhiều từ vựng về pháp luật. Các chủ đề gồm có luật công ty, luật thương mại, trách nhiệm pháp lý, luật bất động sản, luật lao động, luật công nghệ thông tin, luật hợp đồng và luật sở hữu trí tuệ. Môn học này còn giới thiệu các thuật ngữ pháp luật thông dụng liên quan đến các hệ thống pháp luật, cũng như các ngôn ngữ chuyên ngành cần thiết cho công việc hằng ngày của các luật sư.

1. Professional English in Use-Law- Cambridge

2. Cracking the LSAT 2008 edition-Princeton

3. Legal Correspondence-Oxford(quyển sổ tay dành cho luật sư và sinh viên ngành luật)

4. International Legal English- Cambridge + 1 Audio CD.
7202 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 2 (LUẬT KINH TẾ)
Môn học bao hàm nhiều từ vựng về pháp luật. Các chủ đề gồm có luật công ty, luật thương mại, trách nhiệm pháp lý, luật bất động sản, luật lao động, luật công nghệ thông tin, luật hợp đồng và luật sở hữu trí tuệ. Môn học này còn giới thiệu các thuật ngữ pháp luật thông dụng liên quan đến các hệ thống pháp luật, cũng như các ngôn ngữ chuyên ngành cần thiết cho công việc hằng ngày của các luật sư.

Tài liệu tham khảo:

1. Professional English in Use-Law- Cambridge

2. Cracking the LSAT 2008 edition-Princeton

3. Legal Correspondence-Oxford(quyển sổ tay dành cho luật sư và sinh viên ngành luật)



4. International Legal English- Cambridge + 1 Audio CD.
7203 CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Môn học cung cấp:

  • Khái niệm, sự hình thành luật quốc tế; Các nguyên tắc cơ bản; Nguồn của luật quốc tế.

  • Nghiên cứu quốc gia và những vấn đề pháp lý liên quan đến quốc gia.

  • Nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến quốc tịch và những vấn đề pháp lý khác liên quan đến dân cư trong quan hệ quốc tế.

  • Nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ quốc gia.

  • Nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến biên giới quốc gia.

  • Nghiên cứu khái niệm, cách xác định và quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia

  • Nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ ngoại giao và lãnh sự .

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình luật quốc tế - ĐH Luật H Nội 2004

  • Luật quốc tế - Lý luận và thực tiễn – TS. Trần Văn Thắng – ThS. L Mai Anh – NXB Giáo dục, H Nội 2001

  • Hiến chương LHQ

  • Tuyên bố 1970 của Đại Hội đồng LHQ về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia

  • Quy chế Tị nạn quốc tế LHQ

  • Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế

  • Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam 2005

  • Các văn bản Công pháp quốc tế và các văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan – NXB chính trị quốc gia năm 2010

  • Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008

  • Luật cơ quan đại diện năm 2008.


7205 LUẬT CẠNH TRANH
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường; về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; các hành vi hạn chế cạnh tranh. Môn học còn trang bị cho sinh viên các kĩ năng cần thiết khi tham gia tố tụng canh tranh.

Tài liệu tham khảo:

1.Tạp chí: Tạp chí Nhà nước và pháp luật của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Lập pháp

2. Văn bản pháp luật liên quan đến môn học Luật cạnh tranh.

  • Luật cạnh tranh 3-12-2004 (có hiệu lực ngày 1-7-2005)

  • NĐ số 116/2005/NĐ – CP ngày 15 – 9 – 2005 của Chính phủ qui định chi tiết 1 số điều của Luật cạnh tranh

  • NĐ số 110/2005/NĐ – CP ngày 24 – 8 – 2005 của Chính phủ về quản lý họat động bán hàng đa cấp

  • Thông tư số 19/2005/TT – BTM ngày 8 – 11- 2005 của Bộ thương mại hướng dẫn 1 số qui định tại NĐ số số 110/2005/NĐ – CP ngày 24 – 8 – 2005 của Chính phủ về quản lý họat động bán hàng đa cấp

  • NĐ số 120/2005/NĐ – CP ngày 30– 9 – 2005 của Chính phủ qui định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

  • NĐ số 05/2006/NĐ – CP ngày 9 – 1 – 2006 của Chính phủ về việc thành lập và qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh

  • NĐ số 06/2006/NĐ – CP ngày 9 – 1 – 2006 của Chính phủ về việc thành lập và qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.


7206 LUẬT DÂN SỰ & TỐ TỤNG DÂN SỰ
- Trang bị cho sinh viên toàn bộ kiến thức cơ bản về khoa học Luật dân sự và Tố tụng dân sự, nội dung các chế định pháp luật thực định của hai ngành luật này.

- Trang bị và giúp sinh viên phương pháp tra cứu, đọc, hiểu văn bản pháp luật và vận dụng pháp luật vào đời sống thực tiễn nghề nghiệp để giải quyết từng công việc cụ thể.

- Giúp sinh viên cách tiếp cận hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp dân sự, từng bước tích lũy kỹ năng và định hướng hoạt động thực tiễn của nghề luật.

- Bước đầu tiếp cận, tìm hiểu về Luật dân sự và Tố tụng dân sự nước ngoài, so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài cũng như xu hướng hội nhập quốc tế trên phương diện luật học.



Tài liệu tham khảo:

  1. BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005, nxb Chính trị quốc gia, 2005.

  2. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 1,quyển 2), 9/2003.

  3. NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT - PHÁP, Bộ luật dân sự của nước Cộng Hòa Pháp, nxb Chính trị quốc gia 19998.

  4. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tập I - Gia đình, nxb Trẻ, 2002.

  5. NGUYỄN THẾ GIAI, Luật hôn nhân và gia đình, trả lời 120 câu hỏi, nxb Pháp lý, 1991.

  6. NGUYỄN VĂN THÔNG, Hỏi đáp về Luật hôn nhân và gia đình, nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2001.

  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, nxb Công an nhân dân, 2000.

  8. VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ BỘ TƯ PHÁP, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự (tập 1, 3) -nxb Chính trị quốc gia 2001.

  9. VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ BỘ TƯ PHÁP, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản -nxb Chính trị quốc gia 1995.


7207 LUẬT ĐẤT ĐAI & MÔI TRƯỜNG
Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam, là cơ sở hình thành ngành Luật đất đai trong hệ thông pháp luật hiện hành. Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết để thực hành luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai.

Môn học sẽ cung cấp vấn đề pháp lý quốc tế và Việt Nam liên quan đến những khái niệm, sự phát triển của Luật môi trường, và hệ thống cơ quan quản lý đối với môi trường, cũng như các quy định về bảo vệ thành phần môi trường (đất, nước, không khí) và sự đa dạng sinh học



Tài liệu tham khảo:

Văn bản pháp luật:

  • Công báo nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (các quy định liên quan đến lĩnh vực môi trường);

  • Hệ thống các văn bản bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Nxb Chính trị Quốc gia 1998 (cập nhật nhất nếu có thể);

  • Các quy định quốc tế về bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia 1998 (cập nhật nếu có thể);

  • Luật Đất đai 2003

  • Luật Đấu thầu 2005

  • Luật Nhà ở 2005

Sách tham khảo:

  • Giáo trình Luật Đất đai, NXB: Công an nhân dân, Hà Nội 2004

  • ThS. Kim Oanh Na - Giảng viên Võ Hoàng Yến, Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, giáo trình Luật Môi Trường 2006;

  • Luật Môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân 2006;

  • PGs-Ts. Nguyễn Đức Khiển, Luật và các tiêu chuẩn chất lượng môi trường, Nxb Hà Nội 2002;

  • Ts. Hoàng Thế Liên, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp, Những nội dung cấm vi phạm theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; Nxb Chính trị quốc gia 2002;

  • Patrica W.Bririne và Alan E. Boyle, International Environmental Law, Clarendon Press, Oxford, 1993; 2002;

  • Trang web của Bộ tài nguyên và môi trường www.nea.gov.vn

  • Tạp chí Tài nguyên và môi trường.


7208 LUẬT HÀNH CHÍNH
Là hệ thống tất cả những chế định pháp luật hành chính; được chia làm 3 đơn vị học trình, gồm:

Khái quát chung về Luật hành chính : (Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước; Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước; Các hình thức quản lý hành chính nhà nước ; Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước; Quyết định quản lý hành chính nhà nước; Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính; Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính )

Chủ thể Luật hành chính Việt Nam: (Cơ quan HCNN; Cán bộ, công chức nhà nước; Tổ chức xã hội; Cá nhân)

Trách nhiệm hành chính : (Vi phạm hành chính; Các hình thức xử phạt hành chính; Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ;Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt …)

Tài liệu tham khảo:

  • GIÁO TRÌNH: Luật hành chính Việt nam - Đại học Luật Hà nội

  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT

  • Luật tổ chức Chính phủ năm 2002

  • Luật tổ chức HĐND và UBND (Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 9, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26.11.2003)

  • Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

  • Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐNDvà UBND

  • Luật Mặt trận Tổ quốc

  • Luật Thanh niên

  • Luật Công đoàn

  • Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và các văn bản có liên quan

  • Pháp lệnh Cán bộ công chức 1998 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2000, 2003)

  • Nghị định 178/2007/NĐ- CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ

  • Nghị định 13/2008/ NĐ- CP ngày 04/2/2008 quy định về các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

  • Nghị định số 14/2004/ NĐ- CP ngày 04/2/2008 quy định về các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

  • Nghị định114/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10.10.2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

  • Nghị định115/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10.10.2003 115 về chế độ công chức dự bị

  • Nghị định116/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10.10.2003 về việc tuyển dụng, sử dụng, và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước

  • Nghị định117/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10.10.2003 về việc tuyển dụng, sử dụng, và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước

  • Nghị định 35/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành

  • Nghị định 118/2006/NĐ- CP ngày 05/10/2006 của Chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức nhà nước

  • CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN TRONG CÁC TẠP CHÍ: Tổ chức nhà nước; Nhà nước và pháp luật; Quản lý nhà nước; Khoa học pháp lý.

  • CÁC VEBSITE

  1. www.luatvietnam.com.vn

  2. www.vietlaw.gov.vn

  3. www.chinhphu.vn

  4. www.hochiminhcity.gov.vn

  5. www.caicachhanhchinh.gov.vn


7209 LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Trang bị những kiến thức quan trọng về hình thành nhà nước, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước trong lịch sử; xác định được vị trí vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị; nắm được khái quát về bộ máy nhà nước Việt Nam. Giúp người học nắm được nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của pháp luật nhằm phân biệt được pháp luật với các hiện tượng khác.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trường ĐH Luật TP. HCM (2004) Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Lưu hành nội bộ.

  2. Ths Lê Minh Toàn (2007) Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Giáo dục.

  3. Một số tạp chí chuyên ngành do giáo viên giới thiệu trong chương tình học.


7210 LUẬT LAO ĐỘNG
Nội dung phần I gồm các vấn đề sau:

  • Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.

  • Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của luật lao động.

  • Những nguyên tắc của ngành luật.

  • Quan hệ pháp luật lao động

  • Giới thiệu khái quát về các chế định của luật lao động.

Nội dung phần II gồm các vấn đề sau:

  • Các chế định liên quan trực tiếp đến tranh chấp lao động.

  • Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Luật lao động, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, 1999.

  • Giáo trình Luật lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.

  • Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002

  • Các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Các tài liệu khác.


7214 TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Giúp sinh viên tìm hiểu hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật được xây dựng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài; vai trò của tư pháp quốc tế với đời sống sinh hoạt quốc tế, quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế.

  • Giáo trình Tư pháp quốc tế – Trường đại học Ngoại giao Hà Nội năm 1978; 

  • Giáo trình Tư pháp quốc tế. Trường đại học Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân 1992; 1994; 1998; 2000; 2003; 2005.

  • Giáo trình Tư pháp quốc tế Trường đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1994

  • Giáo trình Tư pháp quốc tế. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Nxb Đại học quốc gia 2004.

  • Giáo trình Tư pháp quốc tế Trường đại học Huế Nxb Giáo dục năm 1998;

  • Giáo trình Tư pháp quốc tế. Viện đại học Mở Hà Nội. Nxb Tư pháp 2004.

  • Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế của T.s Đoàn Năng, năm 2001;

  • Tư pháp quốc tế Việt Nam của Ts. Đỗ Văn Đại và PGS.Ts Mai Hồng Quỳ. Nxb Đại học quốc gia TP.HCM 2006.

  • Tư pháp quốc tế (Sơ đồ và văn bản) Sách dịch từ tiếng Nga của Th.s. Nguyễn Ngọc Lâm Khoa Luật quốc tế. Đại học Luật TP. HCM 2004.


7215 LUẬT HỌC SO SÁNH
Một bộ môn của khoa học pháp lí áp dụng phương pháp so sánh trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau, nhằm mục đích giúp cho việc xây dựng pháp luật của mỗi nước. LSS còn có mục đích hoà nhập trật tự pháp luật của mỗi nước vào trật tự pháp luật thế giới.

Nội dung của LSS thể hiện dưới hai hình thức: hình thức thứ nhất là sự so sánh theo nghĩa đồng nhất để tìm ra những điểm giống nhau của các đối tượng so sánh; hình thức thứ hai được tiến hành theo nghĩa đối lập nhằm đi đến kết luận về sự khác biệt của các đối tượng. Như vậy, LSS xuất phát từ khả năng đồng nhất và khác biệt của các hiện tượng pháp luật. Đây chính là cơ sở, là điều kiện tồn tại và phát triển của LSS. LSS có quan hệ với các bộ môn khác của khoa học pháp lí như: pháp luật nước ngoài, xã hội học pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật, vv.



  • Giáo trình Luật so sánh của giáo sư Michael Bogdan (Người dịch: PGS. TS Lê Hồng Hạnh, ThS Dương Thị Hiền).

  • Tìm hiểu Luật so sánh – Nxb Chính trị quốc gia, năm 1993.

  • Giáo trình Luật so sánh – Tác giả PGS-TS Võ Khánh Vinh – Nxb Công an nhân dân, năm 2002.

  • Những điều cần biết về luật pháp Hoa Kỳ – Tác giả Phạm Minh – Nxb Lao động, năm 2003.

  • Các hệ thống pháp luật thế giới đương đại – Tác giả René David (đã được dịch sang tiếng Việt)

  • Luật so sánh trong thế giới thay đổi (Comparative Law in changing world) – Tác giả Peter de Cruz- Năm 1998 (Nguyên bản tiếng Anh)

  • Hệ thống pháp luật nước Anh (English Legal System) – Tác giả Catherine Elliott và Frances Quinn- Nhà xuất bản Pearson Education, năm 2000 (Nguyên bản tiếng Anh)

  • Hệ thống pháp luật nước Pháp (French Legal System) – Tác giả Catherine Elliott và Catherine Vernon - Nxb Pearson Education, năm 2000 (Nguyên bản tiếng Anh)

  • Truyền thống dân luật – Giới thiệu về hệ thống pháp luật Tây Âu và Châu Mỹ La tinh (The Civil Law Tradition – An introduction to the legal systems of Western Europe and Latin America) - Tác giả John Henry Merryman – Nxb Stanford University, năm 1985. (Nguyên bản tiếng Anh)

  • Tạp chí Khoa học pháp lý– Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật – Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.


7217 LUẬT DÂN SỰ


  • Trang bị cho sinh viên toàn bộ kiến thức cơ bản về khoa học Luật dân sự, nội dung các chế định pháp luật thực định của ngành luật này.

  • Trang bị và giúp sinh viên phương pháp tra cứu, đọc, hiểu văn bản pháp luật và vận dụng pháp luật vào đời sống thực tiễn nghề nghiệp để giải quyết từng công việc cụ thể.

  • Bước đầu tiếp cận, tìm hiểu về Luật dân sự nước ngoài, so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài cũng như xu hướng hội nhập quốc tế trên phương diện luật học.

Tài liệu tham khảo:

  1. BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005, nxb Chính trị quốc gia, 2005.

  2. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 1,quyển 2), 9/2003.

  3. NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT - PHÁP, Bộ luật dân sự của nước Cộng Hòa Pháp, nxb Chính trị quốc gia 19998.

  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, nxb Công an nhân dân, 2000.

  5. VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ BỘ TƯ PHÁP, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự (tập 1, 3) -nxb Chính trị quốc gia 2001.

  6. VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ BỘ TƯ PHÁP, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản -nxb Chính trị quốc gia 1995.


7218 LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
- Trang bị cho sinh viên toàn bộ kiến thức cơ bản về khoa học Luật tố tụng dân sự, nội dung các chế định pháp luật thực định của ngành luật này.

- Giúp sinh viên cách tiếp cận hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp dân sự, từng bước tích lũy kỹ năng và định hướng hoạt động thực tiễn của nghề luật.

- Bước đầu tiếp cận, tìm hiểu về Luật tố tụng dân sự nước ngoài, so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài cũng như xu hướng hội nhập quốc tế trên phương diện luật học.

Tài liệu tham khảo:


  1. Thủ tục kiện và giải quyết các vụ án dân sự,thi hành án dân sự-Phan Hồng Lĩnh. NXB TP. Hồ Chí Minh 1997;

  2. Những điều cần biết khi có việc thưa kiện trước toà án nhân dân-Trần Văn Thuận 1997;

  3. Những điều cần biết về Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Nguyễn Ngọc Điệp - Hồ Thị Nệ, nhà xuất bản Công an nhân dân;

  4. Tố tụng và giải quyết án dân sự-Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Thi Kim Nga. NXB TP. Hồ Chí Minh 1998;

  5. Tìm hiểu thủ tục tố tụng dân sự và việc áp dụng tại Toà án nhân dân các cấp-Hoàng Trung Tiếu. NXB TP. Hồ Chí Minh 1999;

  6. Những điểm khác nhau chủ yếu giữa tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế-Dương Đồng Huệ 1999;

  7. Tìm hiểu Luật tố tụng dân sự. NXB TP. Hồ Chí Minh 2000-Phan Hồng Lĩnh;

  8. Hướng dẫn khởi kiện các vụ án dân sự, kinh tế, thương mại, lao động và hành chính-Nguyễn Văn Thông. NXB Đồng Nai 2000;

  9. Một số vấn đề về nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010-Minh Huyền;

  10. Báo và các tạp chí pháp luật....


7219 XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Môn học Xây dựng văn bản pháp luật được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thường cũng như công tác văn thư ở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,...

Tài liệu tham khảo:

  1. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 07/2001/CT-TTg ngày 24/4/2001 về việc đảm bảo tính thống nhất các quy định về thuế trong các văn bản quy phạm pháp luật;

  2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002);

  3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;

  4. Lưu Kiếm Thanh - Hướng dẫn soạn thảo văn bản lập quy - Nhà xuất bản Thống kê (2001);


7220 PHÁP LUẬT GIAO DỊCH VÀ THƯƠNG MẠI
Nghiên cứu cơ sở pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa, về xúc tiến thương mại, về các hoạt động trung gian thương mại, về chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại.

Tài liệu tham khảo:

+ Giáo trình Luật Thương mại của trường Đại học Luật Hà Nội 2007;

+ Giáo trình Pháp luật Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2008;

+ Giáo trình Luật Thương mại - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Liêm;

+ Giáo trình Luật Thương mại 2008 - Tiến sĩ Bùi Ngọc Cường;

+ Luật Kinh doanh Việt Nam 2009 - Tiến sĩ Lê Minh Tòan;

+ Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

+ Hiến pháp 1992.


7221 LUẬT THUẾ
Pháp luật thuế là công cụ pháp lý-tài chính quan trọng nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tác động điều tiết nền kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Do vậy pháp luật thuế ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều chủ thể trong xã hội. Để nhận thức đầy đủ ý nghĩa, bản chất pháp lý của quy định pháp luật thuế, việc nghiên cứu Luật thế đòi hỏi phải có sự kết hợp, đan xen giữa khoa học kinh tế với khoa học pháp lý. Số luợng văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này khá nhiều và phức tạp do thường hay thay đổi.

Môn học Luật Thuế có nhiệm vụ trang bị kiến thức pháp luật và khả năng tư duy pháp cho người học trong việc xác định nghĩa vụ thuế của các chủ thể trong xã hội, quyền năng của nhà nước khi thiết lập hệ thống thuế.

Nhằm khắc phục những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm các văn bản pháp luật phục vụ cho việc nghiên cứu cũng như trong việc tiếp cận và xử lý các tình huống thực tiễn, với mong muốn góp phần trợ giúp người học liên thông các kiến thức pháp luật thuế và vận dụng chúng để xử lý các tình huống giả định, từ đó người học có thể lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cơ bản khi giải quyết công việc liên quan sau này.
7223 KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Trang bị, củng cố kiến thức cho sinh viên về đặc điểm, cấu trúc tiếng Việt, giúp sinh viên có ý thức nhận biết và khắc phục những sai sót khi nói, khi viết,  cách dùng từ, đặt câu. Bên cạnh đó, môn học này cũng nhắm tới mục đích rèn luyện cho sinh viên năng lực sử dụng từ hay, đặt câu chính xác, trình bày mạch lạc một văn bản, biết tóm tắt một văn bản, tạo cho người học sự tự tin khi nói và viết tiếng Việt. Môn học cũng góp phần hình thành trong sinh viên phương pháp học ngoại ngữ một cách phù hợp khi so sánh với tiếng Việt.
7224 LUẬT HỢP ĐỒNG.
Môn học cung cấp những vấn đề chung về một số loại hợp đồng thông dụng, các quy chế pháp lý về các loại hợp đồng đó… Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản có thể vận dụng trong thực tiễn quan hệ pháp luật dân sự, cụ thể là giao kết hợp đồng.

Tài liệu tham khảo:


      1. Lê Văn Hưng (Chủ biên, Tập thể tác giả Khoa Luật ĐHKT HCM), Giáo trình Luật kinh tế, NXB ĐHQG Tp HCM 2007, các chương 2, 7-11; (viết tắt là LVH)

      2. Luật Doanh nghiệp 2005

      3. 4. BLDS 2005

      4. Luật Thương mại 2005

      5. Luật cạnh tranh 2004, Luật phá sản 2004

      6. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003


7263 LUẬT NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN
Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp kiến thức tổng quan về Luật Ngân Hàng - Chứng Khoán. Đặc biệt trang bị cho sinh viên khả năng nhận thức về quản lý nhà nước về tiền tệ, các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng; những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thiết lập,vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa lý luận, môn học còn chú ý đến những vấn đề thực tiễn, xác lập khung pháp lý đầy đủ, hoàn hảo, đồng bộ, chặt chẽ, an toàn liên quan đến lĩnh vực tổ chức hoạt động của Ngân hàng, Thị Trường Chứng Khoán, thị trường tài chính cao cấp cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế hiện đại.



Tài liệu tham khảo:

[1] Luật Chứng Khoán, 2006

[2] Luật doanh nghiệp, 2005

[3] Các Nghị định, Quyết định, Thông tư v.v…có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán



[4] Bộ môn chứng khoán – ĐHKT TP HCM (2008), Thị Trường Tài Chính- Thị Trường Chứng Khoán, TPHCM: NXB Thống Kê.
7264 LUẬT TÀI CHÍNH
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính và các qui định về tài chính, các qui định về nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với nhà nước, cách phân tích tính đúng đắn về mới quan hệ tài chính của các khâu tài chính trong hệ thong tài chính. Môn học còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các qui định của pháp luật vào trong các tình huống thực tế để giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước về nghĩ vụ tài chính, về các mối quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý tào chính của nhà nước.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước của trường Dại học luật Hà Nội.

  • Giáo trình Luật Thuế của trường Dại học luật Hà Nội.

  • Tập bài giảng Luật thuế của trường Đại Luật Tp.HCM.

  • Tài liệu hướng dẫn học tập môn Luật NSNN của trường Đại Luật Tp.HCM.

  • Tài liệu hướng dẫn học tập môn Luật thuế của trường Đại Luật Tp.HCM.


7301 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 1 (QUẢN TRỊ)
Giúp sinh viên có được những kiến thức về văn phạm và các thuật ngữ tiếng anh trong lĩnh vực quản trị để phục vụ cho công tác tham khảo, nghiên cứu, học tập trước mắt và phục vụ cho công tác kinh doanh đối ngoại sau này.

Tài liệu tham khảo:

  • Sarah Jones – Macziola & Gray White, A comunication Skills Course for Business English, Cambridge Professinal Enghish, . Cambridge University Press, NY 10011 – 4211, USA


7302 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 2 (QUẢN TRỊ)
Giúp sinh viên có được những kiến thức về văn phạm và các thuật ngữ tiếng anh trong lĩnh vực quản trị để phục vụ cho công tác học tập chuyên sâu về quản lý. Có khả năng làm đơn xin việc, các bảng báo cáo bằng tiếng Anh; có kiến thức và kỹ năng trình bày bằng ý kiến bằng tiếng Anh.

Tài liệu tham khảo:

  • National University in HCMC – University of Economics, English for Business Administration.


7304 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN TRỊ
Môn học cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản, để có thể bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học trong quản trị. Trong đó, bước khởi đầu sinh viên có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập tiểu luận, báo cáo khoa học và luận văn tốt nghiệp hoặc Báo cáo nghiên cứu khoa học cuối khóa.

Tài liệu tham khảo:

  • Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế -NXB.Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 2004-TS Nguyễn Thị Cành

  • Pervez N.GHAURI và một số tác giả- Các phương pháp nghiên cứu kinh tế, NXB LONDON, 1995

  • Phạm Lan Phương, phương pháp nghiên cứu khoa học và chuẩn bị luận văn tốt nghiệp cho sinh viên_NXB Đại học Quốc gia, 2002.


7306 QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản trị một dự án đầu tư từ việc lựa chọn giám đốc cho DA, tổ chức thực hiện dự án, lập tiến độ thực hiện dự án, kiểm sốt dự án và kết thúc dự án. Môn học này giúp cho sinh viên có kỹ năng cao hơn về đánh giá và quản trị một DAĐT sau khi đã học môn thẩm định DAĐT.

Tài liệu tham khảo:

  • Jack Clark Francis, Management of Investments International Edition, Mc- Graw Hill Inc. 1993.

  • Viện Ngân hàng Thế giới, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư. NXBVăn hố – thông tin. Năm 2002.

  • Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Bộ môn Quản trị dự án, NXB Thống Kê, năm 2005.

  • Vũ Công Tuấn. Quản trị dự án. NXB Thành Phố HCM, 1999


7307 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Môn học này cung cấp những thông tin cơ bản về bản chất, chức năng, nội dung và các phương pháp của kế toán quản trị, sự khác biệt và mối quan hệ giữa kế toán tài chính vàn kế toán quản trị, các kiến thức cơ bản về phân loại chi phí và giá thành trong kế toán quản trị. Trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp tính giá, phương pháp lập dự toán, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng như tạo lập và cung cấp thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của nhà quản trị.

Tài liệu tham khảo:

  • TS. Đoàn Ngọc Quế, ThS. Đào Tất Thắng, TS. Lê Đình Trực, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2006

  • Lê Đình Trực, Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Kế toán quản trị, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ, 2006.

  • Tập thể tác giả Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Kế toán quản trị, (Tái bản lần thứ tư), NXB. Thống kê, TP Hồ Chí Minh, 2006.

  • Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accounting (Tenth Edition); The McGraw-Hill Companies, Inc., 2003.


7308 QUẢN TRỊ MARKETING
Môn học cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng làm công tác quản trị maketing : phân tích thị trường, quyết định các vấn đề chiến lược của maketing như lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị, thiết` kế các chiến lược Maketing hỗn hợp : chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược thúc đẩy. Hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình maketing, lãnh đạo, kiểm soát và đánh giá các kết quả hoạt động của maketing.
7309 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Môn học cấp những khái niệm cơ bản về công tác tổ chức quá trình sản xuất trong doanh nghiệp và các công tác hoạch định như: Dự báo nhu cầu, Hoạch định công suất, Hoạch định nhu cầu vật tư… Môn học cũng nhằm đào tạo các kỹ năng quản trị tác nghiệp như: Điều độ sản xuất, Bố trí mặt bằng… và công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu tham khảo môn học Quản trị sản xuất của bộ môn Quản trị sản xuất trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

  • Quản lý sản xuất – Gerard Chevalier – Nguyễn Văn Nghiến (CFVG)

  • Production/Operations Management – Nollet, Kelada, Diorio

  • Quản trị sản xuất và tác nghiệp của GS.TS Đồng Thị Thanh Phương.


7313 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, cơ sở và phương pháp xây dựng hệ thống thông tin, thiết kế hệ thống thông tin, lập kế hoạch tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Môn học cũng giới thiệu cách sử dụng hệ thông tin quản trị trong việc đề ra các quyết đinh quản lý và hướng phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Sách tham khảo môn học “Tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp” của TS Hồ Tiến Dũng.

  • Giáo trình môn Quản trị học của bộ môn quản trị nhân sự và chiến lược kinh doanh - Khoa Quản trị kinh doanh trường ĐHKT TP HCM.

  • Giáo trình môn Quản trị doanh nghiệp của bộ môn quản trị sản xuất - Khoa Quản trị kinh doanh trường ĐHKT TP HCM.

  • Sách tham khảo các môn học: Chiến lược chính sách kinh doanh, Ứng dụng lý thuyết hệ thống, quản trị nhân sự, quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị tài chính của các trường đại học.


7317 THIẾT LẬP & THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong việc nhận diện các cơ hội đầu tư để xác định ý tưởng hình thành dự án; Lập và thẩm định một dự án đầu tư cụ thể. Đồng thời môn học này cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng xây dựng các mô hình tài chính và các phương pháp phân tích rủi ro trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

Tài liệu tham khảo:

  1. Jack Clark Francis, Management of Investments International Edition, Mc-Graw Hill Inc. 1993.

  2. Viện phát triển quốc tế Havard. Sách hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư. Trung tâm Fulbright phát hành.

  3. Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường, Nhập môn phân tích lợi ích và chi phí. NXB Đại Học Quốc Gia. Năm 2003.

  4. Viện Ngân hàng Thế giới, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư. NXB Văn hoá – thông tin. Năm 2002.

  5. Bộ môn Quản trị dự án , Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống Kê, năm 2005


7320 QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng quản trị trong doanh nghiệp, sinh viên áp dụng trong việc tạo lập, lựa chọn loại hình pháp lý và tổ chức vận hành DN.

Tài liệu tham khảo: Các tài liệu liên quan đến Quản trị doanh nghiệp.
7321 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đặt trọng tâm nghiên cứu các mô hình kinh doanh thương mại điện tử thành công, các quy trình giao dịch thương mại điện tử, phương pháp để triển khai các ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh, maketing, ngân hàng, vận tải,… tại Việt Nam.

Nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể như chữ ký điện tử, chứng thực điện tử, giao kết hợp đồng điện tử, rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử…



Tài liệu tham khảo:

  • Luật giao dịch điện tử (dự thảo 7, đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tháng 4 năm 2005)

  • Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam, Giao dịch Thương mại điện tử, 2002, NXB Chính trị Quốc gia.


7322 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Là môn học thuộc kiến thức ngành quản trị kinh doanh. Môn học cung cấp những kiến thực căn bản về những nguyên lý quản trị chiến lược và sự vận dụng thực tiễn doanh nghiệp của nó như: Những khái niệm cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược, các giai đoạn phát triển của quản trị chiến lược, mô hình nguyên lý quản trị chiến lược của doanh nghiệp có mục tiêu dài hạn, bao gồm: hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh, thay đổi chiến lược của doanh nghiệp dưới điều kiện môi trường, thị trường và nguồn nhân lực xác định của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  • Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 12/2002.


7323 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Môn học Quản Trị Tài Chính trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, các kỹ năng phân tích trong quá trình ra quyết định về tài chính như: phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, lượng giá chứng khoán, các vấn đề về đầu tư và hoàn vốn, cơ cấu vốn, chi phí vốn và phân tích rủi ro tài chính…..

Tài liệu tham khảo:

  • “Cẩm nang cho giám đốc tài chính xí nghiệp” của Alain Choinel & Gerard Rouyer.

  • Brealey, Myers and Marcus, Fundamentals of corporate finance. International Edition, Mc Graw Hill Inc. 1995

  • Van Horn, Financial manegament and policy Eastern Economy Edition, 6th Edition

  • Eugene F. Brigham, Fundamentals of Financial manegament. niversity of Florida, Sixth Edition

  • Nguyễn Quang Thu, Quản Trị Tài Chính Căn Bản. NXB Thống Kê, Năm 2005, in lần thứ 2

  • Nguyễn Hải Sản, Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê Năm 1996.


7325 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Nội dung chính của môn học là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài chính - tiền tệ quốc tế. Cụ thể: Các chính sách về cán cân thanh toán quốc tế, tính hiệu quả của các chính sách vĩ mô; các lý thuyết tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại hối; thị trường tiền tệ, vấn đề mua thấp bán cao và lưu chuyển quốc tế; lãi suất, rủi ro lãi suất và dẫn xuất tài chính. Ngoài ra, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán là một nội dung quan trọng trong môn học này.

Tài liệu tham khảo:

  1. Lê Khương Ninh (2001), Giáo trình Tài chính quốc tế, ĐH Cần Thơ.

  2. Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Ngọc Định (2003), Tài chính quốc tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM – Nhà xuất bản Thống kê.

  3. Giáo trình tài chính quốc tế - Học viên tài chính, NXB Tài chính.

  4. Keith Pilbeam (2006), International Finance, Third Edition, Palgrave MacMillan.

  5. Maurice D. Levi (2005), International Finance, Fourth Edition, Routledge, London.

  6. Michael Melvin (2004), International money & Finance, International Edition (Seventh edition).


7355 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Học phần này trang bị sinh viên những kiến thức cơ bản như: phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích các yếu tố sản xuất như sử dụng tài sản cố định và nguyên vật liệu.

Tài liệu tham khảo:

  • PGS. Nguyễn Năng Phúc, Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành, NXB Tài Chính, 2007.

  • TS. Phan Đức Dũng, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, 2006.

  • Nguyễn Phú Giang, Kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, 2005.

  • TS. Huỳnh Đức Lộng, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tài Chính, 1997.


7401 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 1 (NH-KS)
Tập trung vào các kỹ năng kinh doanh khách sạn, thực hành quản lý, cung cấp những kỹ năng cần thiết để bạn có thể tiếp tục phát triển trong môi trường kinh doanh quốc tế luôn biến động.

Tài liệu tham khảo:

  • English for tourim

  • http://www.etc-inter.net/english/language/school/1/37


7402 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 2 (NH-KS)
Tập trung vào các kỹ năng kinh doanh khách sạn, thực hành quản lý, cung cấp những kỹ năng cần thiết để bạn có thể tiếp tục phát triển trong môi trường kinh doanh quốc tế luôn biến động.

Tài liệu tham khảo:

  • English for tourim

  • http://www.etc-inter.net/english/language/school/1/37


7403 DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Môn học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức và một số kỹ năng cơ bản như sau:

  • Nhận diện các loại khách hàng

  • Hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng và hoạt động quản trị quan hệ khách hàng

  • Thực hiện các nguyên tắc ứng xử trong các tình huống tiếp xúc với khách hàng

  • Nắm vững cách thức và phương pháp để xác định nhu cầu, mong muốn và phản hồi từ khách hàng

  • Hiểu và vận dụng tốt quy trình quản trị quan hệ khách hàng

  • Hiểu được những khiếm khuyết trong việc chăm sóc khách hàng để cải thiện công tác chăm sóc khách hàng

Tài liệu tham khảo:

  • Paul R.Timm (Nhân Văn biên dịch), 50 ý tưởng tối ưu để giữ lấy khách hàng , NXB TP.HCM.

  • René Moulinier, Kỹ thuật bán hàng.

  • Lê Ngọc Phương Anh, Khách hàng là trên hết, NXB Tổng hợp TP.HCM.

  • TS. Thái Trí Dũng, Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, NXB Thống kê.

  • Lê Đăng Lăng, Kỹ năng và quản trị bán hàng, NXB Thống kê.

  • Tùng Linh, Nghệ thuật chăm sóc khách hàng, NXB Từ điển bách khoa.

  • Đại Hồng Lĩnh, Nghệ thuật đàm phán thương lượng trong kinh doanh và cuộc sống , NXB Đà Nẵng.

  • Chăm sóc khách hàng phát huy lợi thế cạnh tranh, Nhóm tác giả Business edge, NXB Trẻ 2007

  • Quản lý quan hệ khách hàng, ThS. Nguyễn Văn Dung, NXB GTVT 2008.


7404 DU LỊCH MICE
MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event.

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tổ chức các loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.



Môn học giới thiệu qui trình và các kỹ thuật hoạch định các sự kiện và hội nghị. Nội dung môn học sẽ chú trọng đến cách tổ chức, xác định nhà bảo trợ, tiếp thị và triển khai các sự kiện mang tính cộng đồng lớn
7406 KINH TẾ DU LỊCH


  • Nắm được những vấn đề chung về kinh tế du lịch

  • Hình dung và am hiểu các vấn đề quan tâm hiện nay và trong tương lai của ngành công nghiệp du lịch.

  • Nắm được quy luật cung cầu, tính thời vụ trong du lịch và một số phương pháp định lượng tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch.

  • Thấy được các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch, tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch, mối tương tác qua lại giữa du lịch và các hiện tượng kinh tế - xã hội...

Tài liệu tham khảo:

  • Nhập môn khoa học du lịch, Trần Đức Thanh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội - năm 2000

  • Kinh tế du lịch, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Giáp, NXB Trẻ, năm 2002Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, TS. Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống kê năm 2001

  • Tổng quan về du lịch, Vũ Đức Minh, NXB Giáo dục năm 1999.Giao tiếp thông minh và tài ứng xử, Đào Băng - Khuất Quảng Hỉ, NXB Văn hóa - Thông tin năm 2002


7407 LUẬT DU LỊCH
Cung cấp những hiểu biết cơ bản về pháp luật, quy chế, văn bản quy định có liên quan đến các hoạt động kinh doanh du lịch (khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, quy chế hướng dẫn viên du lịch...). Là cơ sở pháp lý trong hoạt động kinh doanh du lịch, trong quá trình thỏa thuận hợp tác với các đối tác.
7408 MARKETING NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
Môn học cung cấp những kiến thức và hiểu biết căn bản về những nguyên lý marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp như: hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing, môi trường marketing và thị trường các doanh nghiệp; nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng; phương pháp luận nghiên cứ marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường gồm các chiến lược thị trường, các chính sách marketing căn bản và tổ chức quản trị marketing của doanh nghiệp. Trên cơ sỏ đó vận dụng vào các doanh nghiệp du lịch cụ thể.
7410 NGHIỆP VỤ LỄ TÂN
Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức và mô hình quản lý chuyên ngành lễ tân. Sinh viên được học về phương pháp tổ chức, thực hiện các quy trình đón tiếp và phục vụ khách. Đặc biệt chú trọng và hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng giao tiếp với khách, nhận đặc phòng trước, lập thủ tục đăng ký cho khách khi check-in/out và các dịch vụ khác

Tài liệu tham khảo:

  1. Baradi A J 2003, Hotel front office management, 3rd edn, Jonhn Wiley & sons, Inc, New Jersey.

  2. Đỗ Thị Kim Oanh 2005, Tiếng Anh chuyên ngành ngiệp vụ lễ tân, Hà Nội, Hà Nội.

  3. National Tourism Curriculum2000, Front office operations, A practical approach, Ha Noi.

  4. Ninemeier D J & Perdue J 2005, Hospitality operations, Careers in the worlds greatest industry, Paearson education,New Jersey.

  5. Phạm Thị Thu Cuc12005, Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân, Hà Nội, Hà Nội

  6. Phan Thanh Lâm & Nguyễn Thị Hòa Bình 2004, Giao tiếp & lễ tân văn phòng, Nhà xuất bản thống kê, Tp.HCM.

  7. Rutherford G D 1990, Hotel management and operations, Van Nostrand Reinhoid, New York.


7411 QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản và chuyên sâu về mặt lý luận khoa học trong công tác quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng, làm nền tảng cho việc điều hành toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp

KS – NH. Ðồng thời môn học cũng sẽ cung cấp những kỹ năng cụ thể, chuyên biệt của công tác, giúp sinh

viên nắm bắt sâu sắc các vấn đề chủ yếu của kinh doanh KS – NH để vận dụng một cách có hiệu quả vào thực

tế công việc sau này.

Sau khi học môn này sinh viên sẽ.:


  • Biết cách tổ chức, điều hành và kiểm tra, giám sát các bộ phận cũng như các hoạt động cơ bản của một khách sạn – nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

  • Biết cách vận dụng một cách khoa học các chiến lược điển hình vào kinh doanh KS – NH, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất.

  • Giải quyết được các vấn đề then chốt trong linh vực kinh doanh KS – NH, đặt biệt là con người và dịch vụ.

Tài liệu tham khảo:

  • “Introduction to Management in the Hospitality Industry", 6th Edition, Tom Powers, School of Hotel and Food Administration, University of Guelph.

  • “Managing hotels effectively” – C.B. Smith and Emerius.

  • “The art and sience of hospitality management” – Jerome J.Vallen and James R.Abbey.

  • “Introduction to Hospitality” – John R. Walker

  • “Food & Beverage Management” – Jack D. Ninemeier

  • “Restaurant Management” – Robert Christie Mill

  • “Hospitality and Travel Marketing”, 3th Edition – Alastair M. Morison.

  • “Back Office Operations and Administraion” – Dennis L. Foster.


7414 QUẢN TRỊ RESORT
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về:

Khu du lich; Quản trị khu du lich; Các sản phẩm và dịch vụ trong khu du lịch; Các khu liên hợp khác: quần vợt, Golf, khu du lịch sinh thái.



Cung cấp các quy định, quy trình, hướng dẫn quản trị các bộ phận trong khách sạn resort.
7418 TỔNG QUAN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
Môn học giới thiệu các khái quát chung về ngành kinh doanh lưu trú, các loại hình kinh doanh lưu trú, hệ thống sản phẩm dịch vụ của ngành lưu trú. Ngoài ra môn học còn cung cấp các nội dung chủ yếu trong tổ chức kinh doanh tại các cơ sở lưu trú cũng như hệ thống quản lý Nhà nước đối với ngành lưu trú tại Việt Nam hiện nay. Từ đó tạo cơ sở tiền đề cần thiết để người học nghiên cứu các môn học chuyên ngành như : Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà hàng…
7419 TỔNG QUAN DU LỊCH
Là môn học lý thuyết dành cho sinh viên chuyên ngành Du lịch của Khoa Đông Nam Á Học. Môn học mang tính khái quát, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc và sự vận hành của hệ thống công nghệ du lịch.

Tài liệu tham khảo:

  • Trần Đức Thanh: Nhập môn Khoa học Du lịch – NXB ĐHQG Hà Nội, in lần 3, 2003;

  • Đinh Trung Kiên: Một số vấn đề về du lịch Việt Nam – NXB ĐHQG Hà Nội, 2004;

  • Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu: Du lịch bền vững – NXB ĐHQG Hà Nội, 2001;

  • David Weaver, Martin Oppermann: Tourism Management – John Wiley & Sons Australia, 2000;

  • Chris Cooper, John Fletcher, David Gilbert, Stephen Wanhill and Rebecca Shepherd: Tourism, Principles and Practice – Addison Wesley Longman Publishing, New York, tái bản lần 2, 1998;

  • C. Michael Hall and Stephen Page: Tourism in South and Southeast Asia: Issues and Cases – Butterworth-Heinemann, 2000;

  • K.S.(Kaey) Chon: Tourism in Southeast Asia, A New Direction – The Haworth Hospitality Press, 2000;

  • Johnson, Dawn: Human Resource Management in the Tourism Industry – McGraw-Hill Book Company, Australia, 1998;

  • Philip Kotler, Michael Alan Hamlin, Irving Rein, Donald H.Haider: Marketing Asian Places: Attracting Investment, Industry, and Tourism to Cities, States and Nations – John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd, Singapore, 2002.

  • Roger Doswell: How effective management makes the difference – Butterworth-Heinemann, Great Britain, 1997.


7421 BẢO HIỂM DU LỊCH
Môn học giới thiệu các định nghĩa liên quan đến Bảo hiểm du lịch; Một hợp đồng bảo hiểm du lịch gồm: Quyền lợi bảo hiểm; Các điểm loại trừ chung; Các điều khoản chung của hợp đồng; Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm; Điều khoản tự động gia hạn; Mở rộng thời hạn bảo hiểm.
7422 LỄ TÂN NGOẠI GIAO
Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản của lễ tân ngoại giao, giúp SV hiểu được ý nghĩa, vai trò của lễ tân ngoại giao trong việc phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước. SV sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết như vai trò, nguyên tắc, những quy định về quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, các chuyến thăm chính thức và không chính thức, thăm làm việc, thăm nhà nước, cách bố trí chỗ ngồi, cách tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi ngoại giao, xếp bàn tiệc, một số quy định về nghi thức nhà nước và lễ tân ngoại giao của Việt Nam…
7424 DU LỊCH ĐIỆN TỬ
Là môn học giới thiệu cho sinh viên về việc lắp đặt và đưa vào sử dụng mạng dịch vụ điện tử công cộng, phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh thành phố. Cung cấp thông tin du lịch từ máy chủ quản trị mạng sẽ liên kết với hệ thống máy tính của các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành thông qua mạng nội bộ, đồng thời link đến các trạm thông tin của một số thành phố du lịch trong nước.
7425 KỸ NĂNG GIAO TIẾP DU LỊCH
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản sau:

  • Các hiện tượng tâm lý cơ bản của cá nhân.

  • Các hiện tượng tâm lý xã hội tác động phổ biến trong du lịch.

  • Khái quát chung về khoa học giao tiếp; giới thiệu một số kỹ năng giao tiếp cơ bản sử dụng trong kinh doanh du lịch.

Qua đó giúp sinh viên đưa ra được những cách xử lý phù hợp với tâm lý khách hàng trong lĩnh vực du lịch phục vụ cho công việc sau này.

Tài liệu tham khảo:

  • Chu Sĩ Chiêu. Nghệ thuật giao tiếp. NXB Hải Phòng. 2007.

  • Dennis.L.Foster. Công nghệ du lịch. NXB Thống Kê. 2001.

  • Chu Văn Đức (CB) Giáo trình kỹ năng giao tiếp. NXB Hà Nội. 2005

  • Đỗ Đình Tiệm-Phạm Công Minh. Nghệ thuật giao tiếp và chỉ huy. NXB Thanh Niên Hà Nội. 2002.

  • Hoàng Văn Tuấn. Các quy tắc hay trong giao tiếp. NXB Thanh niên. 2001.

  • Nguyễn Sinh Huy-Trần Trọng Thủy. Nhập môn khoa học giao tiếp. NXB Giáo dục. 2006.

  • Mai Hữu Khuê chủ biên-Đỗ Hữu Tài-Bùi Quang Xuân. Giao tiếp và đàm phán. NXB Đồng Nai. 2001.

  • Nguyễn Đình Xuân-Vũ Đức Đán. Giáo trình tâm lý học quản lý. NXB Khoa học xã hội. 2000.

  • Nakotokoshi. 33 nguyên tắc trong giao tiếp. NXB Hải Phòng. 2003.

  • Lý Bình Thu. Kỹ năng giao tiếp. NXB Thanh niên. 2003.


7426 NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
Trang bị cho sinh viên các khái niệm, công cụ và các bước cần thiết để bán hàng thành công trong một môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh

  • Cung cấp kỹ năng giao tiếp, bán hàng và chăm sóc khách hàng thuyết phục

  • Cung cấp kỹ năng xử lý phản đối của khách hàng

  • Trang bị những chỉ dẫn, công cụ, kế hoạch giúp đơn vị tổ chức tốt công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng.

1. Philip Kottler, Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2002.

2. TS. Trịnh Xuân Dũng, Nghề Bán Hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2005.

3. Lê Đăng Lăng, Kỹ năng và quản lý bán hàng, MBA, NXB Thống Kê.

4. Zig Zigler, Nghệ thuật bán hàng bậc cao, NXB Trẻ, 2009.


7427 TÂM LÝ DU KHÁCH
Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên cơ sở khoa học để hiểu tâm lý du khách.

Đặc điểm tâm lý du khách ở các vùng trên thê giới. Những cơ sở khoa học của giao tiếp, những qui tắc, yêu cầu về lời nói của người hướng dẫn viên du lịch, những chỉ dẫn về giao tiếp văn minh.

Hình thành cho sinh viên kỹ năng vận động tri thức đã học để tổ chức các hoạt động du lịch mang lại hiệu quả cao nhất phù hợp với mỗi đối tượng.

Giúp sinh viên ngành du lịch nắm vững được kiến thức cơ bản về tâm lý khách cũng như kỹ năng giao tiếp. Trên cơ sở đó giúp sinh viên sẽ vững vàng tự tin trong công việc.



Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyen Văn Đính (chủ biên) (1995), Tâm lý và nghe thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh, Nxb Thông kê, Hà Nội.

  2. Nguyễn Văn Lê (1997), Tâm lý du lịch, Nxb Trẻ.

  3. Nguyễn Văn Lê (1998), Nhập môn khoa học giao tiếp, Nxb Giáo dục.

  4. Nguyễn Văn Lê (1996), Giao tiêp nhân sự, giao tiếp phi ngôn ngữ, Nxb Trẻ.

  5. Nguyễn Văn Lê (1997), Xã hội học du lịch, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh.

  6. Sơn Hông Đức (1994), Du lịch và khách sạn,Viện đại học mở Hà Nội.

  7. Trần Thu Hà (2005), Giáo trình tâm lý học kinh doanh du lịch, Hà Nội

  8. Đinh Trung Kiên (2001), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb .HQG Hà Noi.

  9. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2000),Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQG Hà Nội.

  10. Nguyễn Đình Xuân, Tâm lý học quản trị kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia.


7429 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, các kỹ năng phân tích trong quá trình ra quyết định về tài chính như: phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, lượng giá chứng khoán, các vấn đề về đầu tư và hoàn vốn, cơ cấu vốn, chi phí vốn và phân tích rủi ro tài chính…..

Tài liệu tham khảo:

  • Brealey, Myers and Marcus, Fundamentals of corporate finance. International Edition, Mc Graw Hill Inc. 1995

  • Van Horn, Financial manegament and policy Eastern Economy Edition, 6th Edition

  • Eugene F. Brigham, Fundamentals of Financial manegament. niversity of Florida, Sixth Edition

  • Nguyễn Quang Thu, Quản Trị Tài Chính Căn Bản. NXB Thống Kê, Năm 2005, in lần thứ 2

  • Nguyễn Hải Sản, Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê Năm 1996.


8101 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Môn học này cung cấp những thông tin cơ bản về bản chất, chức năng, nội dung và các phương pháp của kế toán quản trị; sự khác biệt và mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị; các kiến thức cơ bản về phân loại chi phí và giá thành trong kế toán quản trị. Trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp tính giá, phương pháp lập dự toán, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí trong mối quan hệ chi phí - khối lượng – lợi nhuận cũng như tạo lập và cung cấp thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của nhà quản trị.

Tài liệu tham khảo:

  • TS. Đoàn Ngọc Quế, ThS. Đào Tất Thắng, TS. Lê Đình Trực, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2006.

  • Lê Đình Trực, Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Kế toán quản trị, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ, 2006.

  • Tập thể tác giả Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Kế toán quản trị, (Tái bản lần thứ tư), NXB. Thống kê, TP Hồ Chí Minh, 2006.

  • Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accounting (Tenth Edition); The McGraw-Hill Companies, Inc., 2003.


8104 QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng quản trị trong doanh nghiệp, sinh viên áp dụng trong việc tạo lập, lựa chọn loại hình pháp lý và tổ chức vận hành DN.

Tài liệu tham khảo: Các tài liệu liên quan đến Quản trị doanh nghiệp.
8105 THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Môn học này trang bị cho sinh viên các ý thức cơ bản trong việc nhận diện các cơ hội đầu tư để xác định ý tưởng hình thành dự án, lập và thẩm định một dự án đầu tư cụ thể. Đồng thời môn học này cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng xây dựng các mô hình tài chính các phương pháp phân tích rủi ro trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

Tài liệu tham khảo:

  1. Jack Clark Francis, Management of Investments International Edition, Mc-Graw Hill Inc. 1993.

  2. Viện phát triển quốc tế Havard. Sách hướng dẫn phân tích chi phí là lợi ích cho các quyết định đầu tư. Trung tâm Fulbright phát hành.

  3. Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường, nhập môn phân tích lợi ích và chi phí. NXB Đại Học Quốc Gia. Năm 2003.

  4. Viện ngân hàng Thế giới, phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư, NXB Văn hóa – thông tin. Năm 2002.

  5. Bộ môn quản trị dự án, thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống Kê, năm 2005.


8106 KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Môn học kế toán ngân hàng tập trung giới thiệu nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam và của các tổ chức tín dụng Việt Nam nói chung. Nội dung môn học không những cung cấp kiến thức về kế toán trong lĩnh vực ngân hàng mà còn giúp sinh viên có điều kiện ôn lại toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở các nghiệp vụ kế toán, các đối tượng có liên quan như nhà quản trị, cơ quan thuế, cổ đông…Kiểm soát toàn bộ vốn và tài sản của ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự phân chia lợi nhuận trong ngân hàng.

Tài liệu tham khảo:

  • Th.S Đặng Đình Tân, bài giảng Kế toán Ngân hang, Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Quản Trị Ngân hàng thương mại, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, 2009.

  • TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, ĐHKT Tp.HCM, NXB Thống Kê, 2008.

  • PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương Mại, NXB Tài Chính, 2006.


8107 KẾ TOÁN THUẾ
Mục đích của giáo trình thuế là giúp sinh viên am hiểu sự hình thành, bản chất và chức năng của thuế cũng như tuân thủ và ứng dụng các luật thuế hiện hành của Việt Nam vào công việc thực tế sau khi ra trường.

Tài liệu tham khảo:

  • Thuế - Nguyễn Hồng Thắng – 2000 – NXB Thống Kê.

  • Tìm hiểu các qui định về thuế - NXB Thống kê – 2002.

  • Các văn bản pháp luật về thuế. http://www.gdt.gov.vn/

  • Trang web http://www.mof.gov.vn/ của Bộ Tài chính.


8121 ĐỐI CHIẾU KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Học phần kế toán Mỹ đối chiếu kế toán VN bao gồm những kiến thức tối thiểu cần thiết về hệ thống Kế toán ở một số nước trên thế giới. Đặc biệt là các nước phát triển, qua đó rút những kinh nghiệm quý báu đế áp dụng phù hợp với tình hình Kế toán tại Việt Nam. Đây là môn chuyên ngành trong khối ngành Kế toán.

Tài liệu tham khảo:

  • Phan Đức Dũng – Kế toán Mỹ đối chiếu kế toán VN – NXB Tài chính – 2006.

  • Houghton Millon - Financial accounting.


8123 KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Học phần này trang bị những kiến thức cơ bản về kế toán hành chính sự nghiệp như: Kế toán tiền, vật tư, tài sản cố định, các nghiệp vụ thanh toán, nguồn kinh phí vốn, kế toán các khoản thu chi hoạt động sự nghiệp và kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp, quyết toán kinh phí và báo cáo tài chính.

Tài liệu tham khảo:

  • Ths Nguyễn Thế Khang, Bài Giảng Kế toán sự nghiệp hành chính, Đại học Lạc Hồng, 2009.

  • Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (Ban hành theo QĐ 19 ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính 2006).

  • Các văn bản pháp lý chung về tài chính công.

  • Bài tập do giáo viên tự soạn.


8124 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
Học phần này bao gồm những kiến thức chuyên môn về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp; Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ; Kế toán tài sản cố định; Kế toán tiền lương và phân tích tiền lương.

Tài liệu tham khảo:

  • Kế toán tài chính – TS. Phan Đức Dũng – NXB Thống kê 2006.

  • Bài tập và Bài giải Kế toán Tài chính – TS. Phan Đức Dũng.


8125 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
Học phần bao gồm những kiến thức chuyên môn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; kế toán hoạt động sản xuất phụ; kế toán các khoản phải thu và các khoản ứng trước; kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh; kế toán hoạt động tài chính và các hoạt động khác.

Tài liệu tham khảo:

  • Kế toán tài chính – TS. Phan Đức Dũng – NXB Thống kê 2006.

  • Bài tập và Bài giải Kế toán Tài chính – TS. Phan Đức Dũng.


8152 TIN HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH KẾ TOÁN 1
Môn học này cung cấp những kiến thức mở rộng của Excel: Thiết lập một bảng tính, các tính toán cơ bản, sử dụng đồ thị trong tính toán, các công cụ khác trong phần mềm Excel và xây dựng các bảng tính dữ liệu như: các hàm về tài chính, thống kê, logic, tìm kiếm,…

Sau đó là việc ứng dụng Excel trong các lĩnh vực tài chính và đầu tư chứng khoán như: Phân tích tài chính công ty, Hoạch định tài chính, Phân tích đánh giá các loại rủi ro, Phân tích và đánh giá các dự án đầu tư, Xác định các danh mục đầu tư hiệu quả, Xây dựng các mô hình định giá chứng khoán và doanh nghiệp, Quản trị các danh mục đầu tư, …



Tài liệu tham khảo:

  • Đinh Thế Hiển, Excel ứng dụng trong quản trị Tài Chính, NXB Thống Kê, 2002.

  • TS. Đặng Quang Gia, Từ điển thị trường chứng khoán, Học viện Ngân Hàng, NXB Thống Kê, 2007.


8131 TIN HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH KẾ TOÁN 2
Môn học cung cấp cho sinh viên ngành Kế toán những kiến thức cơ bản về việc sử dụng và khai thác các hệ thống thông tin kinh tế nói chung và các hệ thống thông tin kế toán nói riêng trong các hoạt động kế toán và kiểm toán.Những vấn đề chính môn học đề cập đến là: Các hệ thống thông tin kinh tế dựa trên máy tính, Khái niệm và nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin kế toán, Qui trình phát triển một hệ thống thông tin kế toán , Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin kế toán. Một phần mềm được lựa chọn để phát triển các ứng dụng trong hệ thống thông tin kế toán. Những ứng dụng đó bao gồm Xử lý bảng biểu kế toán, Phân tích thông tin kế toán, Sử dụng các hàm tài chính – kế toán, Quản trị cơ sở dữ liệu kế toán trong một phần mềm cụ thể.

Tài liệu tham khảo:

  • Phần mềm Misa SME.NET 2010 (Cty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Misa

  • Tài liệu và bài tập thực hành Misa SME.NET 2010

  • Hướng dẫn thực hành sổ sách kế toán, lập báo cáo kế toán (TS. Bùi Văn Dương, PGS – TS. Võ Văn Nhị, TS. Đặng Văn Sáng


8136 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Môn Tài Chính Doanh Nghiệp dành cho sinh viên ngành kế toán với những vấn đề cơ bản nhất về lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp, hoạch định chiến lược tài chính. Những vấn đề môn học đề cập đến bao gồm : Các vấn đề chung về Tài Chính Doanh nghiệp, giá trị tiền tệ theo thời gian, các phương pháp định giá chứng khoán, đánh giá rủi ro của dự án, mối quan hệ giửa rủi ro và tỷ suất sinh lợi, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, xây dựng và thẩm định dòng tiền, phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn dài hạn của dự án, phân tích tình hình tài chính công ty, tác động của đòn bẩy lên tỷ suất sinh lợi, lập kế hoạch tài chính, quản trị hàng tồn kho và quản trị tiền mặt.

Tài liệu tham khảo:

  • Chế độ mới về quản lý tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính – NXB Tài chính, Hà nội 2001.

  • Hệ thống chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính – NXB Thống kê, 6/1999.

  • TS. Nguyễn Ngọc Định ( chủ biên) Toán Tài Chính , NXB Thống kê - 2002.

  • Ts. Nguyễn Minh Kiều ( chủ biên) Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê - 2009.

  • TS.Trần ngọc thơ (Chủ biên), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê - 2003.

  • PGS. TS. Bùi Kim Yến ( chủ biên) thị trường chứng khoán, NXB Thống kê - 2006.

  • Tài chính doanh nghiệp, biên soạn: F. QUAIREL(1997-1998)

  • Quản lý tài chính doanh nghiệp – của JOSETTE PEYRARD, NXB thống kê 1994

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, NXB chính trị quốc gia – Hà nội -1998.


8139 KIỂM TOÁN CĂN BẢN

Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng, đối tượng, phương pháp của kiểm toán, các loại kiểm toán, các khái niệm và quy trình cơ bản sử dụng trong việc chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, tổ chức công tác kiểm toán và bộ máy kiểm toán trong các loại hình kiểm toán khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

+ Giáo trình Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Thống Kê 2007

+ Các văn bản pháp lý chung về kiểm toán.


8140 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chương trình môn học bao gồm lý luận chung về phân tích kinh doanh, phân tích kết quả và tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, phân tích chi phí sản xuất và giá thành, phân tích tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích tình hình tài chính . Các nội dung phân tích thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



Tài liệu tham khảo:

  1. Giáo trình chính: Ts. Huỳnh Đức Lộng , Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh

  2. Sách tham khảo: Các giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh của các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế Tp.HCM, Học viện tài chính…


8142 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Học phần này cung cấp tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán; nguồn cung ứng chứng khoán; niêm yết và phát hành chứng khoán; các loại chứng khoán; phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán; phân tích và lưa chọn danh mục đầu tư.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thị trường tài chính, cơ chế vận hành và những quy định của một sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam; nắm vững những kiến thức, các kỹ thuật đánh giá và đầu tư cơ bản, về các loại chứng khoán như: cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh; tìm hiểu hoạt động của các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư.



Tài liệu tham khảo:

  1. Thị trường chứng khoán – Đại Học Kinh Tế TP. HCM

  2. Thị trường chứng khoán tổng quan , TS. Lý Hoàng Ánh NXB LĐXH năm 2009.

  3. Phân tích chứng khoán tổng quan , TS. Lý Hoàng Ánh NXB LĐXH năm 2009

  4. Thị trường chứng khoán, TS. Lý Hoàng Ánh – TS. Đoàn Thanh Hà NXB Thống Kê Hà Nội năm 2005.

  5. Thị trường chứng khoán, TS. Lý Hoàng Ánh – TS. Đoàn Thanh Hà NXB Thống Kê Hà Nội năm 2005.

  6. Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TT chứng khoán, TS. Đào Lê Minh.

  7. Phân tích thị trường tài chính, Davis Blake.


8143 KẾ TOÁN CHI PHÍ
Học phần kế toán chi phí giá thành bao gồm những kiến thức về các phương pháp tính giá thành, cách phân loại chi phí, phân tích biến động chi phí.

Tài liệu tham khảo:

- Kế toán Chi phí giá thành – TS. Phan Đức Dũng.

- Bài tập và Bài giải Kế toán Chi phí giá thành – TS. Phan Đức Dũng.
8162 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
Học phần này bao gồm những kiến thức chuyên môn về kế toán đầu tư xây dựng cơ bản, sổ sách kế toán và các hình thức sổ sách kế toán; báo cáo kế toán doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:


  • Kế toán tài chính – TS. Phan Đức Dũng – NXB Thống kê 2006.

  • Bài tập và Bài giải Kế toán Tài chính – TS. Phan Đức Dũng.


8165 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
Học phần này giúp sinh viên có khả năng sử dụng các từ vựng thuộc chuyên ngành Quản Trị Kế Toán để giao tiếp , đọc hiểu các tài liệu về kế toán , quản trị , tài chính và thuyết trình .

Tài liệu tham khảo:

  1. John Rogers.” MARKET LEADER - Practice File, Pre-Intermediate Business English.” ,2005.

  2. Bertha J. Naterop , Erich Weis and Eva Haberfellner .”BUSINESS LETTERS FOR ALL” .Oxford University Press . 1998.

  3. Christopher Goddard .”BUSINESS IDIOMS INTERNATIONAL”, 1995.

  4. The Longman Business English Dictionary

  5. Principles of Accounting by Needles / Anderson / Caldwell

8166 NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu, sinh viên sẽ được hướng dẩn những nội dung công việc liên quan đến mua bán ngoại thương, nhất là phần soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương.

Tài liệu tham khảo:

1. TS Nguyễn Văn Nam “Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương ” Giáo trình lưu hành nội bộ trường ĐHLH 2009.

2. TS Nguyễn Văn Nam “Thanh Toán Quốc Tế” Giá trình lưu hành nội bộ trường ĐHLH 2009.

3. GS-TS V Thanh Thu “Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu” NXB Thống Kê 2005.

4. PGS-Vũ Hữu Tửu “Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương” Thống Kê NXB 1999.

5. TS Hà Thị Ngoc Oanh “Kỹ Thuật Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế” NXB Thống Kê 2003.

6. TS Đoàn Thị Hồng Vân “Đàm Phán Trong Kinh Doanh Quốc Tế” NXB Thống Kê 2002

7. ThS Dương Hữu Hạnh “Kỹ Thuật Ngoại Thương” NXB Thống kê 2000.

8. GS-TS Bùi Xuân Lưu “Kinh Tế Ngoại Thương” NXB Lao Động Xã Hội 2006.
8168 THỰC HÀNH CHỨNG TỪ SỔ SÁCH VÀ KHAI BÁO THUẾ
Chế độ chứng từ và sổ kế toán là những nội dung cơ bản của Chế độ kế toán do Nhà nước ban hành để áp dụng trong các Doanh nghiệp, môn học có tính thực hành từ việc lập, sử dụng cho đến quá trình bảo quản và lưu trữ theo chế độ hiện hành. Môn học trang bị cho người học những kiến thức quan trọng về chứng từ kế toán, sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, giúp cho người học có một cái nhìn tổng quát về trình tự thực hiện công việc kế toán.

Tài liệu tham khảo:


  1. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ và sổ kế toán – Bộ Tài Chính – Nhà xuất bản tài chính – 2006.

  2. Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán , ĐH Kinh tế , TP.HCM , Nhà xuất bản thống kê Hà nội – 2009.


8173 THANH TOÁN QUỐC TẾ
Môn học Thanh toán quốc tế là môn học mang tính tác nghiệp rất cao, là môn học nghiệp vụ chính của sinh viên chuyên ngành Tài chính Ngân hàng và Ngoại thương, là môn bổ trợ cho sinh viên các chuyên ngành kinh tế khác.

Môn học Thanh toán quốc tế gồm hai phần chính: Phần một tìm hiểu chuyên sâu về các lĩnh vực: tỷ giá hối đoái, thị trường hối đoái, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (Spot, Arbitrage, Forward, Swap, Options, Futures Market); phần hai tìm hiểu các phương tiện thanh toán quốc tế (Bill of Exchange, Promissory Note, Cheque, Payment Card), các phương thức thanh toán quốc tế (T/T, Open Account, COD – CAD, L/C, Collection) và bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế.

1. TS Nguyễn Văn Nam, “Thanh toán quốc tế”, Lưu hành nội bộ, ĐH Lạc Hồng, 2009.

2. PGS.TS Trần Hoàng Ngân & ctg, “Thanh toán quốc tế”, NXB Thống kê 2010.

3. TS. Trầm Thị Xuân Hương & ctg, “Thanh toán quốc tế”, NXB Lao động- Xã hội 2008

4. TS. Nguyễn Minh Kiều, “Bài tập & Bài giải Thanh toán quốc tế”, NXB Thống kê 2009.

5. Các websites đề nghị:

- http://www.vietcombank.com.vn

- http://www.vbard.vn

- http://www.sbv.gov.vn

- http://www.mot.gov.vn

- http://www.mof.gov.vn

- http://www.customs.gov.vn

- http://www.dncustoms.gov.vn

- http://www.inf.org

- http://www.wto.org

- http://www.un.org.vn

- http://www.worldbank.org

- http://www.aseansee.org

- http://www.mofa.gov.vn

- http://www.apec.org

- http://www.vilipedia.org

- http://www.fortune.cnn


8175 NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận hiện đại về tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng để vận dụng vào công tác quản lý, hoạt động nghiệp vụ thương mại.

Tài liệu tham khảo

  1. Frederic.S.Mishkin: “Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường Tài chính” – NXB khoa học – kỹ thuật, 1994.

  2. Tỷ giá hối đoái – Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh – NXB Tài chính, HNội 1998.

  3. Tài chính quốc tế: NXB Thống Kê, 1999.

  4. Tiền tệ - Tín dụng và ngân hàng – NXB Thống kê, 1997.

  5. Tiền tệ - Tín dụng và ngân hàng – NXB Thống kê, 1997.

  6. Các loại tạp chí:

  • Tạp chí thị trường Tài chính – Tiền tệ.

  • Tạp chí Ngân hàng.

  • Tạp chí Tài chính.

  • Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.

  • Tạp chí những vấn đề về kinh tế thế giới.

  1. Các văn bản của chế độ Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại liên quan.


8232 ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH
Môn này được hướng dẫn bằng tiếng Anh về các nội dung như tổng quan về tài chính doanh nghiệp và ngân hàng, các giao dịch trong kinh doanh, các phân tích tài chính và nghiệp vụ ngân hàng và định hướng nghề nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  1. Cao Xuan Thieu (2006), English in Finance. Finance Publisher

  2. Corbett, J. (1991). English for International Banking and Finance , Cambridge University Press

  3. Ian MacKenzie, English for the Financial Sector , 2008, Cambridge University Press.


8234 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (NGÀNH TÀI CHÍNH).
Là học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình khung đào tạo ngành tài chính. Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên ngành về kế toán tài chính doanh nghiệp bao gồm: kế toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền lưu chuyển trên cơ sở của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam nhằm lập báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin.

Giúp người học hiểu được nội dung cơ bản của kế toán tài chính là: kế toán vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, kế toán hàng tồn kho, kế toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn, kế toán nợ phải trả, kế toán vốn chủ sở hữu, kế toán hoạt động thương mại và xác định kết quả kinh doanh, kế toán hoạt động sản xuất và lập báo cáo tài chính. Sau môn học sinh viên có thể :

Đọc và hiểu được các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính do phân hệ kế toán tài chính cung cấp.

Hiểu và có thể thực hành kế toán tài chính trong các doanh nghiệp ở trình độ căn bản.



Tài liệu tham khảo:

1. Phan Đức Dũng, Giáo trình kế toán tài chính.

2. Phan Đức Dũng, Bài tập và Bài giải Kế toán tài chính.

3. Võ Văn Nhị, Giáo trình Kế roán tài chính, NXB Tài chính


8236 NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM.
Môn Nguyên lý và thực hành bảo hiểm là môn học dành cho sinh viên khối ngành kinh tế tài chính ngân hàng với những vấn đề cơ bản nhất về lĩnh vực bảo hiểm. Những vấn đề môn học đề cập đến bao gồm: các thuật ngữ dẫn nhập và bảo hiểm trong quản trị rủi ro, những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm, cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm, tổ chức hoạt động và môi trường pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm và một số nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản.

Tài liệu tham khảo:

  1. Hồ Xuân Phương, Võ Thị Pha (Chủ biên), Giáo trình Bảo Hiểm, NXB Tài Chính, 1999.

  2. Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Tiến Hùng, Hồ Thủy Tiên, Lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài Chính, 2004.

  3. Nguyễn Tiến Hùng (Chủ biên), Bảo hiểm đại cương, NXB Tài chính, 2004.

  4. Nguyễn Tiến Hùng (Chủ biên), Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, NXB Tài Chính, 2003.

  5. Nguyễn Tiến Hùng (Chủ biên), Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, NXB Tài Chính, 2008.


8238 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Môn Quản trị ngân hàng thương mại là môn học dành cho sinh viên khối ngành kinh tế tài chính ngân hàng, môn học này giúp sinh viên tìm hiểu về báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại, mô hình đo lường lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động ngân hàng, phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, quản trị nghiệp vụ đầu tư của ngân hàng thương mại, quản trị nguồn vốn và thanh toán của ngân hàng thương mại, sản phẩm và chiến lược sản phẩm của ngân hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành ngân hàng, hoạch định và tiến hành thực hiện chiến lược kinh doanh.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương Mại, NXB Tài Chính, 2006.

  2. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, 2007.


8239 QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH.
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, quyền chọn, hoán đổi và ứng dụng của những công cụ này trong thực tiễn để phòng ngừa rủi ro. Xác định được giá trị và hiệu quả của các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, quyền chọn.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bùi Lê Hà, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu, Thị trường Futures, Options, NXB Thống kê 2000

  2. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê 2006.

  3. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, 2005.


8242 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Nội dung chính của môn học là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài chính - tiền tệ quốc tế. Cụ thể: Các chính sách về cán cân thanh toán quốc tế, tính hiệu quả của các chính sách vĩ mô; các lý thuyết tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại hối; thị trường tiền tệ, vấn đề mua thấp bán cao và lưu chuyển quốc tế; lãi suất, rủi ro lãi suất và dẫn xuất tài chính. Ngoài ra, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán là một nội dung quan trọng trong môn học này.

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Khương Ninh (2001), Giáo trình Tài chính quốc tế, ĐH Cần Thơ.

2. Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Ngọc Định (2003), Tài chính quốc tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM – Nhà xuất bản Thống kê.

3. Giáo trình tài chính quốc tế - Học viên tài chính, NXB Tài chính.

4. Keith Pilbeam (2006), International Finance, Third Edition, Palgrave MacMillan.

5. Maurice D. Levi (2005), International Finance, Fourth Edition, Routledge, London.

6. Michael Melvin (2004), International money & Finance, International Edition (Seventh edition).
8243 TIN HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH TÀI CHÍNH

Môn học này cung cấp những kiến thức mở rộng của Excel: Thiết lập một bảng tính, các tính toán cơ bản, sử dụng đồ thị trong tính toán, các công cụ khác trong phần mềm Excel và xây dựng các bảng tính dữ liệu như: các hàm về tài chính, thống kê, logic, tìm kiếm,…



Sau đó là việc ứng dụng Excel trong các lĩnh vực tài chính và đầu tư chứng khoán như: Phân tích tài chính công ty, Hoạch định tài chính, Phân tích đánh giá các loại rủi ro, Phân tích và đánh giá các dự án đầu tư, Xác định các danh mục đầu tư hiệu quả, Xây dựng các mô hình định giá chứng khoán và doanh nghiệp, Quản trị các danh mục đầu tư, …

Tài liệu tham khảo:

  1. Đinh Thế Hiển, Excel ứng dụng trong quản trị Tài Chính, NXB Thống Kê, 2002.

  2. Đặng Quang Gia, Từ điển thị trường chứng khoán, Học viện Ngân Hàng, NXB Thống Kê, 2007.

  3. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Định giá các lợi ích Tài chính qua các hàm tài chính trong Excel, ĐH Ngân Hàng Tp.HCM, NXB LĐ-XH, 2008.

  4. Nguyễn Thế Hưng, Acess kế toán và Excel kế toán, NXB Thống Kê, 2008.


8247 TOÁN TÀI CHÍNH
Môn Toán Tài chính là môn học dành cho sinh viên khối ngành kinh tế Tài chính ngân hàng với những vấn đề cơ bản nhất về lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp. Những vấn đề môn học đề cập đến bao gồm: Cách tính lãi đơn, lãi kép, chiết khấu thương phiếu, chuỗi tiền tệ theo thời gian, vay vốn và trái phiếu.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Ngọc Định (Chủ biên), Toán Tài chính, NXB Thống kê- 2002.

  2. Nguyễn Minh Kiều (Chủ biên), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê-2009.

  3. Trần Ngọc Thơ (Chủ biên), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê -2003.

  4. Bùi Kim Yến (Chủ biên) Thị trường chứng khoán, NXB Thống kê -2006.

  5. Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê – 2007.

  6. Nguyễn Thanh Tuyền (Chủ biên), Thị trường chứng khoán, NXB Thống kê – 2004.


8249 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích tài chính: Là môn nghiệp vụ chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, cung cấp những kiến thức: đọc và hiểu báo cáo tài chính, phân tích và đánh giá về cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn cũng như phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp để đánh giá các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối,…, ngoài ra môn học này giúp sinh viên phân tích các tỷ số Tài chính nhằm phản ánh…là thước đo tình hình tài chính của một doanh nghiệp

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phân tích tài chính, nhà xuất bản Tài chính năm, 2008.

  2. Nguyễn Minh Kiều, Phân tích tài chính, NXB chương trình giảng dạy kinh tế fullbright.


8250 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH.
Là một trong những môn chuyên ngành của ngành Tài chính – Ngân hàng, cung cấp những lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại để nhà đầu tư có thể quản lý Danh mục đầu tư nhằm kiểm soát rủi ro và tỷ suất sinh lời của các chứng khoán và danh mục đầu tư. Ngoài ra, môn học này cung cấp cho người học kiến thức về các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại nhằm quản trị danh mục đầu tư tối ưu, xác định cơ cấu đầu tư tối ưu. Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô từ nền kinh tế, của đặc điểm ngành đến tỷ suất sinh lời và rủi ro của các danh mục đầu tư.

Hay nói một cách khác, môn học Đầu tư tài chính có thể cung cấp cho người học hay tổ chức, cá nhân về những kỹ năng trong quản trị danh mục đầu tư, hoạt động đầu tư tài chính nhằm tối đa hóa giá trị tài sản đầu tư. Qua đó tạo một nền tảng kiến thức về thị trường tài chính, thị trường chứng khoán giúp cho các nhà đầu tư thu được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.



Tài liệu tham khảo:

  1. Phan Thị Bích Nguyệt, Đầu tư tài chính, nhà xuất bản Thống kê, Đại học Kinh Tế TP.HCM, 2007

  2. Vũ Việt Hùng, Đầu tư tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, 2007.


8251 THẨM ĐỊNH BẤT ĐỘNG SẢN
Bất động sản là một loại tài sản đặc biệt trong nền kinh tế, là một bộ phận chủ yếu của tài sản, của cải trên thế giới và việc thẩm định giá trị của nó là cần thiết cho khả năng phát triển thị trường bất động sản cũng như thị trường tài chính toàn cầu. Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở các đô thị và trung tâm kinh tế lớn, nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá bất động sản đang là một đòi hỏi cấp thiết. Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng để đánh giá giá trị tài sản tùy thuộc các mục đích khác nhau theo yêu cầu của khách hàng.

Mục tiêu của môn học:



  • Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về thị trường bất động sản.

  • Trang bị cho người học những nguyên tắc và phương pháp thẩm định giá bất động sản.

  • Giúp cho người học hiểu và biết phân tích các yếu tố tác động đến sự vận động của giá cả bất động sản trên thị trường, trên cơ sở đó có thể tiến hành phân tích đánh giá được giá trị thị trường của bất động sản phục vụ cho những mục đích khác nhau theo nhu cầu của xã hội.

  • Chuẩn bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để có thể tiến hành công việc thẩm định giá bất động sản một cách có hiệu quả theo một tiêu chuẩn chuyên nghiệp được thừa nhận.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Tài Chính, Tiêu chuẩn thẩm định giá số 1 – 12.

  2. Những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2005, NXB TP HCM, 2006.

  3. Đoàn Văn Trường, Các phương pháp thảm định giá bất động sản.

  4. Viện Thẩm định giá Hoa Kỳ, Quy trình thẩm định giá căn bản, (12/2006).

  5. The Appraisal of Real Estate, Appraisal Institute, 1980.

  6. Jack P. Friedman, Nicholas Ordway; Income property appraisal and analysis, Prentice Hall, 1989.


8252 MARKETING NGÂN HÀNG
Giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về lĩnh vực marketing và đặc biệt đi sâu vào lĩnh vực chuyên ngành – marketing ngân hàng. Ngoài những nguyên lý cơ bản, học phần này còn giúp sinh viên đi sâu vào việc ứng dụng các nguyên tắc, quy luật của marketing vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng – một dịch vụ mang tính đặc thù hướng đến việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về lĩnh vực tài chính.

Giúp sinh viên nắm bắt được các cách thức lựa chọn của khách hàng, quyết định sử dụng các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp.

Giúp sinh viên nắm được các kinh nghiệm sử dụng marketing trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:


  1. Trịnh Quốc Trung, Marketing ngân hàng, (2009), Nxb Thống kê.

  2. Nguyễn Thị Minh Hiền, Marketing ngân hàng, (2003), Nxb Thống kê.


8253 KINH DOANH NGOẠI HỐI.
Kinh doanh ngoại hối là một trong những nghiệp vụ của NHTM hiện đại ngày nay. Thông qua nghiệp vụ này, NHTM cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng là những doanh nghiệp XNK, đồng thời kinh doanh cho chính mình thông qua các nghiệp vụ như Arbitrage và Speculation.

Mục tiêu của môn học:



  • Nắm vững kiến thức tổng quan về thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM.

  • Nghiên cứu chức năng, tổ chức và cơ chế vận hành của Thị trường ngoại hối.

  • Nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTM như: Spot, Forward, Future, Option.

  • Sử dụng các nghiệp vụ vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 

  • Hiểu đ­ược và đánh giá được hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, (2008), NXB Thống kê.

  2. Sam Y. Cross, The Foreign Exchange Market in the United States. Federal Reserve Bank of New York. 1998.

  3. Paul Bishop, Don Dixon, Foreign Exchange Handbook - Managing Risk & Opportunity in Global Currency Markets; McGraw-Hill, Inc., 1992.

  4. Nguyễn Ninh Kiều, Thị trường ngoại hối, (1998), NXB Tài chính.

  5. Lê Văn Tề, Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, (2000), NXB Thống kê.


8255 THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Môn học này trang bị cho sinh viên các ý thức cơ bản trong việc nhận diện các cơ hội đầu tư để xác định ý tưởng hình thành dự án, lập và thẩm định một dự án đầu tư cụ thể. Đồng thời môn học này cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng xây dựng các mô hình tài chính các phương pháp phân tích rủi ro trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ môn quản trị dự án, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống Kê, năm 2009.

  2. Đinh Trọng Thịnh, Quản trị dự án đầu tư và Quản trị tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, NXB Tài Chính, 2007.

  3. Từ Quang Phương, Quản lý dự án, ĐHKT Quốc Dân, 2008.

  4. Jack Clark Francis, Management of Investments International Edition, Mc-Graw Hill Inc. 1993.


8256 QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng quản trị trong doanh nghiệp, sinh viên áp dụng trong việc tạo lập, lựa chọn loại hình pháp lý và tổ chức vận hành DN. Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể biết được những kiến thức nền tảng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như những kiến thức chuyên sâu về cách sắp xếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, chi phí sao cho có hiệu quả và hợp lý nhất.

Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu môn học Quản trị doanh nghiệp của bộ môn QTSX trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.

2. Hồ Tiến Dũng, Tài liệu tham khảo môn Tổ chức hệ thống thông tin trong quản trị.

3. Nguyễn Quốc Thịnh, Bài tập môn QTSX.

4. Đồng Thị Thanh Phương Quản trị sản xuất và tác nghiệp.

5. Nguyễn Thanh Hội Quản trị nhân sự . NXB Thống k 2002.


8265 TIN HỌC QUẢN LÝ
Môn Tin học quản lý cung cấp những kiến thức cơ bản về việc thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu, tạo ra một số chương trình ứng dụng quản lý: quản lý điểm, quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý vận tải,…

Tài liệu tham khảo:

  1. Nhóm phát triễn phần mềm sinh viên học sinh (SSDG), giáo trình Microsoft Access 2007 toàn tập, NXB giao thông vận tải

  2. Huỳnh Tôn Nghĩa, giáo trình lập trình quản lý với Microsoft office Access 2007, NXB Đại học quốc gia TP. HCM – 2011

  3. Lâm Thành Hiển, bài giảng điện tử môn Tin học quản lý, trường Đại học Lạc Hồng


8270 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Cơ chế hoạt động của một thị trường chứng khoán bao gồm: hệ thống giao dịch, phương thức giao dịch và thanh toán trên thị trường chứng khoán, phương thức xác định giá khớp lệnh và cách khớp lệnh, niêm yết chứng khoán, chỉ số giá chứng khoán và những quy định hiện hành trong mọi hoạt động có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Đặc điểm, tính chất và sự khác biệt của các hoạt động chứng khoán như: chứng khoán cơ bản bao gồm: trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường; chứng khoán phái sinh bao gồm: Right, Warrant, Futures, Forwars và Option.

Những kỹ thuật cơ bản trong phân tích chứng khoán và định giá chứng khoán như: phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, các phương pháp định giá chứng khoán như chiết khấu dạng tiền, tỷ số P/E, CAPM…

Tài liệu tham khảo:


    1. Bùi Kim Yến, Thị trường chứng khoán – Đại Học Kinh Tế TP. HCM

    2. Lý Hoàng Ánh, Thị trường chứng khoán tổng quan , NXB LĐXH năm 2009.

    3. Lý Hoàng Ánh, Phân tích chứng khoán tổng quan , NXB LĐXH năm 2009

    4. Lý Hoàng Ánh – Đoàn Thanh Hà Thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê Hà Nội năm 2005.

    5. Lý Hoàng Ánh – Đoàn Thanh Hà Thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê Hà Nội năm 2005.

    6. Đào Lê Minh Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TT chứng khoán.

    7. Davis Blake Phân tích thị trường tài chính.


8279 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
Môn Tài Chính Doanh Nghiệp 1 là môn học dành cho sinh viên khối ngành kinh tế tài chính ngân hàng với những vấn đề cơ bản nhất về lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp, hoạch định chiến lược tài chính. Những vấn đề môn học đề cập đến bao gồm : Các vấn đề chung về Tài Chính Doanh nghiệp, giá trị tiền tệ theo thời gian, các phương pháp định giá chứng khoán, đánh giá rủi ro của dự án, mối quan hệ giửa rủi ro và tỷ suất sinh lợi hoạch định ngân sách vốn đầu tư, xây dựng và thẩm định dòng tiền và phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn dài hạn của dự án.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trần ngọc thơ (Chủ biên), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê - 2003.

  2. Nguyễn Minh Kiều ( chủ biên) Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê – 2009

  3. Bùi Kim Yến ( chủ biên) thị trường chứng khoán, NXB Thống kê - 2006.

  4. Tài chính doanh nghiệp, biên soạn: F. QUAIREL(1997-1998)

  5. Quản lý tài chính doanh nghiệp – của JOSETTE PEYRARD, NXB thống kê 1994

  6. Chế độ mới về quản lý tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính – NXB Tài chính, Hà nội 2001.


8280 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Môn học Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học cung cấp một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu giúp cho sinh viên thực hiện được các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh nền tảng phương pháp, môn học này giúp sinh viên có được những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, kỹ năng thuyết trình, trình bày trước đám đông, kỹ năng phản biện, kỹ năng báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học. Môn học này giúp sinh viên hiểu nền tảng lý thuyết căn bản của phương pháp nghiên cứu và có được những kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện và trình bày kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Vào cuối môn học, sinh viên có thể:



  • Hiểu các khái niệm dùng trong lý thuyết nghiên cứu và thực tiễn nghiên cứu kinh doanh.

  • Biết cách định nghĩa vấn đề nghiên cứu và hiểu qui trình thực hiện nghiên cứu.

  • Biết các cách thức thu thập dữ liệu và sử dụng phù hợp cho từng loại nghiên cứu.

  • Biết các kỹ thuật chọn mẫu và thủ tục thực hiện chọn mẫu.

  • Hiểu công việc phân tích dữ liệu và các công cụ thực hiện phân tích, và các diễn giải kết quả phân tích.

  • Hiểu qui trình viết báo cáo kết quả nghiên cứu.


8281 NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Môn học trang bị các kiến thức lý luận hiện đại về tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng để vận dụng vào công tác quản lý, hoạt động nghiệp vụ trong những công việc được đảm nhận sau khi tốt nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, 2008.

  2. Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài Chính, 2008.

  3. Nguyễn Minh Kiều, Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, 2009.

  4. Hồ Diệu, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê

  5. Các loại tạp chí:

  • Tạp chí thị trường Tài chính – Tiền tệ.

  • Tạp chí Ngân hàng.

  • Tạp chí Tài chính.

  • Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.

  • Tạp chí những vấn đề về kinh tế thế giới.

  • Các văn bản của chế độ Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại liên quan.


8282 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
Môn Tài chính Doanh nghiệp 1 được thiết kế trong học kỳ này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tài chính của một doanh nghiệp hoặc một dự án đầu tư như : Các quyết định đầu tư tài chính doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng tiền, tính chi phí sữ dụng vốn, định giá chứng khoán, xây dựng và thẩm định dự án đầu tư.

Môn Tài chính Doanh nghiệp 2 được thiết kế trong học kỳ này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tài chính của một doanh nghiệp hoặc một dự án đầu tư như : Định nghĩa đo lường rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, phân tích tình hình tài chính, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, chiến lược tài chính và quản trị tài sản ngắn hạn.



Tài liệu tham khảo:

  1. Trần Ngọc Thơ (Chủ biên), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê - 2007.

  2. Nguyễn Minh Kiều ( chủ biên) Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê – 2009

  3. Nguyễn Hữu Ngọc, Nhà quản lý tài chính cần biết (Quản lý tài chính doanh nghiệp – Quản lý tài chính trong đầu tư chứng khoán), ĐH Kinh Tế Quốc Dân, 2008.

  4. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, 2005.


8283 THANH TOÁN QUỐC TẾ
Môn học giới thiệu các kiến thức và nghiệp vụ chuyên sâu về tỷ giá hối đoái, kinh doanh ngoại tệ, phân tích cán cân thanh toán quốc tế, các phương tiện và các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng. Qua đó, giúp sinh viên biết cách tính toán và kinh doanh các ngoại tệ khác nhau; biết cách lập các hồ sơ thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng liên quan.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Minh Kiều, Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, 2009

  2. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình lý thuyết Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, 2009

  3. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2009

  4. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính – Ngân hàng, NXB Thống kê, 2009

  5. Nguyễn Minh Kiều, Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, NXB Thống kê, 2009.


8284 THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Môn học này giới thiệu một bộ hồ sơ hoàn chỉnh trong thực tế của một dự án đầu tư từ giai đoạn xây dựng dự án tiền khả thi cho đến xây dựng dự án khả thi, sau đó sinh viên sẽ tiến hành xây dựng một dự án của riêng mình trên các mẫu biểu trắng trên cơ sở một số thông tin được cung cấp về dự án.

Môn Thực hành nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp trang bị cho sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính, phân tích tài chính của một công ty và vận dụng thành thạo 3 quyết định của Giám đốc tài chính (CFO), có thể tự lập được dòng tiền của dự án và thẩm định sơ bộ tính khả thi dự án qua các chỉ tiêu NPV, IRR, PI, PP,…


8285 KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Môn học kế toán ngân hàng tập trung giới thiệu nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam và của các tổ chức tín dụng Việt Nam nói chung. Nội dung môn học không những cung cấp kiến thức về kế toán trong lĩnh vực ngân hàng mà còn giúp sinh viên có điều kiện ôn lại toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở các nghiệp vụ kế toán, các đối tượng có liên quan như nhà quản trị, cơ quan thuế, cổ đông…Kiểm soát toàn bộ vốn và tài sản của ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự phân chia lợi nhuận trong ngân hàng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trương Thị Hồng, Kế Toán Ngân hàng, NXB Tài Chính, 2006.

  2. Kế toán ngân hàng thương mại - Học viện tài chính - Nhà xuất bản tài chính 2009

  3. Nguyễn Thị Thanh Hương, Vũ Thiện Thập, Kế toán ngân hàng, NXB Thống Kê, 2007.

  4. Hoàng Thị Phương Thảo, Giáo trình Kế toán ngân hàng (Lý thuyết bài tập bài giải) theo QĐ 29/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 (Tái bản lần 2 Toàn bộ quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 về việc phải báo cáo tài chính công khai chế độ báo cáo tài chánh), NXB Tài Chính, 2007.

  5. Trương Thị Hồng, 202 Sơ đồ Kế toán ngân hàng, NXB Tài Chính, 2008.


8287 THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Môn học này giới thiệu cho sinh viên biết về quy trình tín dụng và hiểu rõ một bộ hồ sơ tín dụng là bao gồm bao nhiêu bước, thủ tục ra sao,…ngoài ra thực hành nghiệp vụ ngân hàng thương mại còn giới thiệu về quy trình thanh toán thẻ,.. Môn học này trang bị cho sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng có thể hiểu và nắm rõ quy trình thẩm định hồ sơ cho vay tại Ngân hàng thương mại. Nâng cao khả năng ứng dụng những lý thuyết được học vào việc thực hành đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng thương mại cho sinh viên.
9002. CƠ SỞ NGÔN NGỮ

Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về ngôn ngữ và ngôn ngữ học như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... Cung cấp cho sinh viên những phương pháp so sánh, đối chiếu ngôn ngữ để phục vụ cho việc học ngoại ngữ. Bổ sung và củng cố các tri thức về Việt ngữ học.



Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Đức Dân - Hồng Dân - Nguyễn Hàm Dương - Nguyễn Công Đức, Dẫn luận ngôn ngữ học, Khoa NVBC, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM, 1997.

  • Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2003.

  • Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB. Giáo dục, H, 1996.

  • Hồ Lê, Dẫn luận ngôn ngữ học, Bộ GD&ĐT – ĐH mở TP.HCM, 1994.

  • Bùi Khánh Thế, Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1995.

  • Bùi Tất Tươm (chủ biên), Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1997.


9005. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ cận đại.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Đại học Sư phạm Tp.HCM).


9007. TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Môn học mô tả về tổng quan về du lịch, khái quát về kinh tế du lịch, những tác động ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch, xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch. Môn học sẽ đi sâu vào tìm hiểu các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và các điều kiện phát triển ngành du lịch trong nước và ngoài nước.

Tài liệu tham khảo:

  • Trần Văn Mậu, Cẩm nang Hướng dẫn viên du lịch, NXB Giáo Dục, 2006.

  • Nguyễn Văn Quảng, Để trở thành Hướng dẫn viên du lịch giỏi, Nhà xuất bản Trẻ, 2006.

  • Nguyễn Bích San (chủ biên), Cẩm nang hướng dẫn du lịch, NXB Văn hoá thông tin, 2004.

  • Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia, 2005


9008. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VĂN MINH THẾ GIỚI
Môn Lịch sử tư tưởng văn minh thế giới dành cho mọi sinh viên các ngành Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học và Việt Nam học của khoa Đông Phương học. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng - văn minh là một cách thức đánh dấu trình độ phát triển về hiểu biết của con người. Qua đó, bản chất của con người cũng được khẳng định. Bởi vì, chỉ có con người sau khi đã phát triển ở một mức độ nhất định mới đủ khả năng tìm hiểu về chính mình và cuộc sống xã hội.

Tài liệu tham khảo:

  • Arnold Toynbee 2002, Nghiên cứu về lịch sử – một cách thức diễn giải, (người dịch : Nguyễn Mạnh Hào và một số dịch giả), NXB Thế Giới, Hà Nội.

  • Claude Lévi – Strauss 1996, Chủng tộc và lịch sử, (người dịch : Huyền Giang), NXB Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

  • Đỗ Lai Thúy (biên soạn) 2004, Sự đỏng đảnh của phương pháp, NXB Văn hóa Thông tin, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội.

  • Nguyễn Tấn Đắc, 2000, Văn Hoá Ấn Độ, NXB TP. HCM.

  • Nguyễn Thừa Hỷ, 11.1986, Tìm hiểu văn hoá Ấn Độ, NXB Văn Hoá.

  • Nguyễn Đăng Thục, 2001, Lịch sử Triết học Phương Đông, NXB TP. HCM.

  • Stephen Oppenheimer 2005, Địa đàng Phương Đông, (người dịch : Lê Sỹ Giảng, Hoàng Thị Hà), NXB Lao Động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ đông – Tây.

  • GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm 1997, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP.HCM.

  • Valadimir Ia Propp 2003, Tuyển tập V.I.A.Propp, (người dịch : chu Xuân Diên và một số dịch giả) NXB Văn hóa dân tộc tạp chí Văn hóa nghệ thuật.

  • Vũ Dương Ninh (cb) 2004, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục

  • Will Durant 2006, Nguồn gốc văn minh, (nguyễn Hiến Lê dịch), NXB Văn hóa Thông tin.

  • Will Durant 2006, Lịch sử văn minh Trung Hoa, (nguyễn Hiến Lê dịch), NXB Văn hóa Thông tin.

  • Will Durant 2006, Lịch sử văn minh Ấn Độ, (nguyễn Hiến Lê dịch), NXB Văn hóa Thông tin.

  • Will Durant 2006, Lịch sử văn minh Ả Rập, (nguyễn Hiến Lê dịch), NXB Văn hóa Thông tin.


9102. NÓI 1 – TIẾNG NHẬT
Bộ môn Nói sẽ giúp sinh viên tự tin giao tiếp với người Nhật trong mọi tình huống, về mọi lĩnh vực. Ngoài việc luyện các mẫu câu, bài đàm thọai sẵn có trong sách giáo khoa, sinh viên còn luyện tập theo nhóm ở mọi tình huống dưới sự giám sát của giảng viên người bản xứ, để họ kịp thời chửa lỗi sai cũng như cách phát âm của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • Minna no nihongo shoukyu

  • Chokaitasuku

  • Tanoshiku kikou 1

  • Mainichi kikitori shokyu.


9103. ĐỌC VIẾT 1 – TIẾNG NHẬT
Môn Đọc – Viết giúp sinh viên nắm vững các cấu trúc ngữ pháp cơ bản đã học, có thể ứng dụng để viết được những câu đơn giản, đồng thời có khả năng đọc những văn bản ở cấp độ đầu sơ cấp. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trau dồi và luyện tập để ứng dụng kiến thức ngữ pháp đã học nhằm phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng.

Tài liệu tham khảo:

  • Shin nihongo no kiso I – Kanji I (NXB 3A Corporation, 1989).

  • Bản tra Hán tự thường dụng.


9121. NGHE 1 – TIẾNG NHẬT

Sau khi kết thúc 45 tiết học sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thông thường. Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.



Tài liệu tham khảo

  • みんな日本語、(NXB 3A Corporation, 2002).

  • 毎日聞き取り50、日本語の凡人社。

  • 楽しく聞こう1 新文化初級日本語聴解教材、文化外国語専門学校


9104. LỊCH SỬ NHẬT BẢN
Môn học Lịch sử Nhật Bản là một bộ môn quan trọng về Nhật Bản học, lịch sử Nhật Bản sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức đầy đủ và tương đối sâu sắc về tiến trình lịch sử Nhật Bản, giúp cho việc lý giải những vấn đề của Nhật Bản trong quá khứ và hiện tại.

Sinh viên sẽ nắm được những kiến thức đầy đủ và tương đối sâu sắc về tiến trình lịch sử Nhật Bản, lý giải những vấn đề của lịch sử Nhật Bản và Nhật Bản ngày nay.



Tài liệu tham khảo:

  • Dương Phú Hiệp - Phạm Hồng Thái, 2004, Nhật Bản trên đường cải cách, NXB Khoa học Xã hội.

  • John W. Hall, 1971, Japan from Prehistory to Modern Times, Charles E. Tuttle Company, Tokyo.

  • Khoa Đông Phương học, 2003, Nhật Bản trong thế giới Đông Á và Đông Nam Á, NXB TP. Hồ Chí Minh.

  • Khoa Đông phương học, 2004, 30 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Kết quả và Triển vọng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.


9106. NÓI 2 – TIẾNG NHẬT
Bộ môn Nói sẽ giúp sinh viên tự tin giao tiếp với người Nhật trong mọi tình huống, về mọi lĩnh vực. Ngoài việc luyện các mẫu câu, bài đàm thọai sẵn có trong sách giáo khoa, sinh viên còn luyện tập theo nhóm ở mọi tình huống dưới sự giám sát của giảng viên người bản xứ, để họ kịp thời sửa lỗi sai cũng như cách phát âm của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • Minna no nihongo shoukyu

  • Chokaitasuku

  • Tanoshiku kikou 1

  • Mainichi kikitori shokyu.


9107. ĐỌC VIẾT 2 – TIẾNG NHẬT
Môn Đọc – Viết giúp sinh viên nắm vững các cấu trúc ngữ pháp cơ bản đã học, có thể ứng dụng để viết được những câu đơn giản, đồng thời có khả năng đọc những văn bản ở cấp độ đầu sơ cấp. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trau dồi và luyện tập để ứng dụng kiến thức ngữ pháp đã học nhằm phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng.

Tài liệu tham khảo:

  • Shin nihongo no kiso I – Kanji I (NXB 3A Corporation, 1989).

  • Bản tra Hán tự thường dụng.


9146. NGHE 2 – TIẾNG NHẬT
Sau khi kết thúc 45 tiết học sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thông thường hàng ngày. Sinh viên có thể dự kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 4.

Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.



Tài liệu tham khảo

  • みんな日本語、3A Corporation, 2002.

  • 毎日聞き取り50、日本語の凡人社。

  • 楽しく聞こう1 新文化初級日本語聴解教材、文化外国語専門学校 聴解タスク。


9108. NGHE 3 – TIẾNG NHẬT
Sau khi kết thúc 45 tiết học sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thường ngày. Sinh viên có thể chuẩn bị cho kỳ thi năng lực tiềng Nhật cấp 3. Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.

Tài liệu tham khảo:

  • みんな日本語、(NXB 3A Corporation, 2002).

  • 毎日聞き取り50、日本語の凡人社.

  • 楽しく聞こう1 新文化初級日本語聴解教材、文化外国語専門学校.


9109. NÓI 3 – TIẾNG NHẬT
Bộ môn Nói sẽ giúp sinh viên tự tin giao tiếp với người Nhật trong mọi tình huống, về mọi lĩnh vực. Ngoài việc luyện các mẫu câu, bài đàm thọai sẵn có trong sách giáo khoa, sinh viên còn luyện tập theo nhóm ở mọi tình huống dưới sự giám sát của giảng viên người bản xứ, để họ kịp thời chửa lỗi sai cũng như cách phát âm của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • Minna no nihongo shoukyu

  • Chokaitasuku

  • Tanoshiku kikou 1

  • Mainichi kikitori shokyu


9147. ĐỌC 3 – TIẾNG NHẬT
Môn Đọc Hiểu giúp sinh có khả năng đọc những văn bản ở cấp độ cuối sơ cấp. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trau dồi và luyện tập để ứng dụng kiến thức ngữ pháp đã học nhằm phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng.

Tài liệu tham khảo:

  • Minna no nihongo II – shokyu de yomeru topikku 25 (NXB 3A Corporation, 2002.

  • Minna no nihongo II – Kanji I I+ II (NXB 3A Corporation, 2002).

  • Minna no nihongo II(NXB 3A Corporation, 2002).


9189. NGỮ PHÁP 3 – TIẾNG NHẬT
Môn Ngữ pháp giúp sinh viên nắm vững các cấu trúc ngữ pháp cơ bản đã học, có thể ứng dụng để viết được những câu đơn giản. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trau dồi và luyện tập để ứng dụng kiến thức ngữ pháp đã học nhằm phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng.

Tài liệu tham khảo:

  • Minna no nihongo II – shokyu de yomeru topikku 25 (NXB 3A Corporation, 2002.

  • Minna no nihongo II – Kanji I I+ II (NXB 3A Corporation, 2002).

  • Minna no nihongo II(NXB 3A Corporation, 2002).


91102. VIẾT 3 – TIẾNG NHẬT
Môn học này giúp cho sinh viên làm quen dần với cách viết: những câu văn, những bài văn theo chủ đề đơn giản. Bên cạnh đó giúp sinh viên ứng được những mẫu ngữ pháp đã học từ bài 1 đến 40 trong chương trình . Đồng thời môn học này còn hỗ trợ tốt cho môn nói, giúp sinh tự tin trình bày ý kiến của chính mình theo từng chủ đề.

Tài liệu tham khảo

  • みんな日本語初級-やさしい作文、スリーエーネットワーク


9112 NGHE 4 – TIẾNG NHẬT
Sau khi kết thúc 60 tiết, sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thông thường ngày. Sinh viên có thể đạt được năng lực tiếng Nhật cấp 3.

Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.



Tài liệu tham khảo:

  • みんな日本語、(NXB 3A Corporation, 2002).

  • 毎日聞き取り50、日本語の凡人社。

  • 楽しく聞こう1 新文化初級日本語聴解教材、文化外国語専門学校

  • 聴解タスク。


9113. NÓI 4 – TIẾNG NHẬT
Bộ môn Nói sẽ giúp sinh viên tự tin giao tiếp với người Nhật trong mọi tình huống, về mọi lĩnh vực. Ngoài việc luyện các mẫu câu, bài đàm thọai sẵn có trong sách giáo khoa, sinh viên còn luyện tập theo nhóm ở mọi tình huống dưới sự giám sát của giảng viên người bản xứ, để họ kịp thời sửa lỗi sai cũng như cách phát âm của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • Minna no nihongo shoukyu

  • Chokaitasuku

  • Tanoshiku kikou 1

  • Mainichi kikitori shokyu.


9132. ĐỌC 4 - TIẾNG NHẬT
Học phần này bắt đầu từ bài 26 đến bài 40 của giáo trình “ Minna no nihongo 初級で読めるトピック25” và học chữ Kanji trong giáo trình “ Minna no nihongo kanji”. Qua bài học sinh viên sẽ đọc những bài đọc thú vị đồng thời học được một số mẫu câu tiếng Nhật thường dùng trong đời sống, những kiến thức về văn hóa và khoa học kỹ thuật.

Tài liệu tham khảo:

  1. 「みんなの日本語初級II 初級で読めるトピック25」、牧野昭子、沢田幸子、重川明美、田中よね、水野マリ子、株式会社スリーエーネットワーク、2000年。

  2. 「みんなの日本語初級II漢字」、新矢麻紀子、古賀千世子、高田亨、御子神慶子、株式会社スリーエーネットワーク、2001年。


9133. NGỮ PHÁP 4 – TIẾNG NHẬT
Đối với bộ môn Đọc 4 – Ngữ pháp 4, sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể nắm vững: Khoảng 450 từ vựng đi sâu vào một số vấn đề xã hội, Một số cấu trúc ngữ pháp trung cấp thường xuất hiện trên báo chí và văn học, Bước đầu có khả năng đọc và nắm vững nội dung của các bài đọc có nội dung liên quan đến chủ đề đã học

Tài liệu tham khảo:

  • Shin nihongo no kiso I – Kanji I (NXB 3A Corporation, 1989).

  • Bản tra Hán tự thường dụng.


9190. NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI

Môn học Nhật Bản hiện đại nhằm cung cấp lượng kiến thức nền tảng cơ bản ban đầu cho sinh viên về đất nước Nhật Bản hiện đại. Phần lý thuyết cung cấp cho sinh viên những đặc trưng trong văn hoá, kinh tế, xã hội Nhật Bản, những khuynh hướng nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu được áp dụng tại Mỹ và Nhật trong những năm gần đây. Qua phần thực hành sinh viên sẽ học được cách tìm tài liệu, sắp xếp nội dung trình bày và phát triển kỹ năng thuyết trình, đồng thời bồi dưỡng khả năng nghiên cứu độc lập một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội của Nhật Bản. Sinh viên sẽ nắm được những kiến thức đầy đủ và tương đối sâu sắc về con người và văn hóa, kinh tế xã hội Nhật Bản, biết lý giải những đặc điểm của nền văn hóa , kinh tế, xã hội Nhật Bản hiện đại.



Tài liệu tham khảo:

  • Shoichi Yamashita, 1994, Chuyển giao công nghệ và quản lý của Nhật Bản sang các nước ASEAN.H, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  • InoguchiT, Okimoto D, 1992, Kinh tế học chính trị Nhật Bản, Quyển II, tập 1. Bối cảnh quốc tế đang thay đổi. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  • Lê Văn Sang, 1988, Kinh tế Nhật Bản giai đoạn Thần kỳ, Viện Kinh tế Thế giới, Ủy ban khoa học Việt Nam.

  • Robert Layton (Phan Ngọc Chiến dịch) (2007), Nhập môn lý thuyết nhân học, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

  • H. Russel Bernard (Hoàng Trọng, Thu Hằng, Phương Lan dịch) (2007), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học - tiếp cận định tính và định lượng, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

  • Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên) (2005), Nhập môn xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.


9191. VIẾT 4 – TIẾNG NHẬT
Tiếp theo môn Viết (HK3), Môn Viết (HK4) giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng viết những câu văn, những bài văn theo chủ đề khó hơn. Bên cạnh đó giúp sinh viên ứng được những mẫu ngữ pháp đã học từ bài 41 đến 50 trong chương trình. Đồng thời môn học này còn hỗ trợ tốt cho môn nói, giúp sinh viên tự tin trình bày ý kiến của chính mình theo từng chủ đề. Ngoài ra sinh viên có thể dựa vào những bài viết mẫu theo chủ đề cho sẵn để tập viết.

Tài liệu tham khảo:

  • 日本語作文1C&P日本語教室、教材研究会編


9115. NGHE 5 – TIẾNG NHẬT
Sau khi kết thúc 45 tiết, học sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thông thường. Sinh viên có thể đạt được năng lực tiếng Nhật cấp 3. Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.

Tài liệu tham khảo:

  • テーマ別 中級から学ぶ日本語 ワークブック、研修者、2004年。

  • 毎日聞き取り50、日本語の凡人社。

  • 楽しく聞こう2 新文化初級日本語聴解教材、文化外国語専門学校


9116. NÓI 5 – TIẾNG NHẬT
Bộ môn Nói sẽ giúp sinh viên tự tin giao tiếp với người Nhật trong mọi tình huống, về mọi lĩnh vực. Ngoài việc luyện các mẫu câu, bài đàm thọai sẵn có trong sách giáo khoa, sinh viên còn luyện tập theo nhóm ở mọi tình huống dưới sự giám sát của giảng viên người bản xứ, để họ kịp thời chửa lỗi sai cũng như cách phát âm của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • Minna no nihongo shoukyu

  • Chokaitasuku

  • Tanoshiku kikou 1

  • Mainichi kikitori shokyu


9134. ĐỌC 5 - TIẾNG NHẬT
Học phần này bắt đầu từ bài 1 đến bài 10 của bộ giáo trình Yomi he no Chosen và bài 1 đến bài 10 của giáo trình Nihongo wo tanoshiku yomou. Nội dung chủ yếu của môn học bao gồm: cung cấp vốn từ vựng; hướng dẫn SV đọc hiểu bài đọc, giải thích ý nghĩa của các cấu trúc văn phạm mới (nếu có) .

Tài liệu tham khảo:

  1. 「読み」への挑戦、意図弘子、美馬清子、山下吉隆、山田準、Kuroshio発行者、1992年。

  2. 「日本語を楽しく読もう」


9135 – NGỮ PHÁP 5 – TIẾNG NHẬT
Đối với bộ môn Đọc 5 - Ngữ pháp 5, sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể nắm vững:

Khoảng 650 từ vựng đi sâu vào một số vấn đề xã hội (nâng cao)

Một số cấu trúc ngữ pháp trung cấp thường xuất hiện trên báo chí và văn học.

Có khả năng đọc và nắm vững nội dung của các bài đọc có nội dung liên quan đến chủ đề đã học. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trau dồi và luyện tập để ứng dụng kiến thức ngữ pháp đã học nhằm phát triển đồng bộ



Tài liệu tham khảo:

  • Temabetsu – Chyukyuu kara manabu nihongo – honbunsatsu (NXB Kenkyusha, 2003).

  • Temabetsu – Chyukyuu kara manabu nihongo – workbook (NXB Kenkyusha, 2003).

  • Một số bài đọc thêm do giáo viên tự soạn.


9192. VIẾT 5 – TIẾNG NHẬT

Tiếp theo môn Viết (HK4), Viết (HK5) giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng viết những bài văn theo chủ đề ở bậc trung cấp. Đồng thời môn học này còn hỗ trợ tốt cho môn nói, giúp sinh tự tin trình bày tâm tư, tình cảm, nguyện vọng... của chính mình .



Tài liệu tham khảo

  • 日本語作文1C&P日本語教室、教材研究会編


9118. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ NHẬT BẢN
Môn học Địa lý và dân cư Nhật Bản giúp sinh viên hệ thống hóa những kiến thức tổng quan về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước Nhật, biết đánh giá các yếu tố địa lý và dân cư có tác động đến sự phát triển toàn diện của Nhật Bản như thế nào.

Sau khi kết thúc môn học sinh viên biết cách phân tích và giải thích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước Nhật.



Tài liệu tham khảo:

  • Huỳnh Văn Giáp, 2004, Địa lý Đông Bắc Á, NXB. ĐHQG TP.HCM.

  • Lê Văn Sang - Lưu Ngọc Trịnh, 1991, Nhật Bản, Đường đi tới một siêu cường quốc kinh tế, NXB. KHXH, Hà Nội.

  • Trịnh Huy Hóa, 2002, Nhật Bản, NXB. Trẻ, TP.HCM.


9119. NGHE 6 – TIẾNG NHẬT
Sau khi kết thúc 60 tiết, sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thông thường. Sinh viên có thể đạt được năng lực tiếng Nhật cấp 3.

Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.



Tài liệu tham khảo:

  • テーマ別 中級から学ぶ日本語 ワークブック、研修者、2004年。

  • 毎日聞き取り50、日本語の凡人社。

  • 楽しく聞こう2 新文化初級日本語聴解教材、文化外国語専門学校


9120. NÓI 6 – TIẾNG NHẬT
Bộ môn Nói sẽ giúp sinh viên tự tin giao tiếp với người Nhật trong mọi tình huống, về mọi lĩnh vực. Ngoài việc luyện các mẫu câu, bài đàm thọai sẵn có trong sách giáo khoa, sinh viên còn luyện tập theo nhóm ở mọi tình huống dưới sự giám sát của giảng viên người bản xứ, để họ kịp thời sửa lỗi sai cũng như cách phát âm của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • ボイクマン総子、宮田に敦美、日本語生中継 初中級編1、くろしお出版。

  • 日本語でビジネス会話、日米会話学院。


9127. NHÂN HỌC - VĂN HÓA - XÃ HỘI NHẬT BẢN
Môn học Nhân học văn hoá xã hội nhật cung cấp lượng kiến thức nền cho sinh viên về các đề tài văn hoá xã hội Nhật Bản. Phần lý thuyết cung cấp cho sinh viên những đặc trưng trong văn hoá xã hội Nhật Bản, những khuynh hướng nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu được áp dụng tại Mỹ và Nhật trong những năm gần đây. Qua phần thực hành sinh viên sẽ học được cách tìm tài liệu, sắp xếp nội dung trình bày và phát triển kỹ năng thuyết trình, đồng thời bồi dưỡng khả năng nghiên cứu độc lập một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội của Nhật Bản. Sinh viên sẽ nắm được những kiến thức đầy đủ và tương đối sâu sắc về nhân học và văn hóa, xã hội Nhật Bản, biết lý giải những đặc điểm của nền văn hóa và xã hội Nhật Bản.

Tài liệu tham khảo:

  • Robert Layton (Phan Ngọc Chiến dịch) (2007), Nhập môn lý thuyết nhân học, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

  • H. Russel Bernard (Hoàng Trọng, Thu Hằng, Phương Lan dịch) (2007), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học - tiếp cận định tính và định lượng, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

  • Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên) (2005), Nhập môn xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.


9148. NGỮ PHÁP 6 – TIẾNG NHẬT
Đối với bộ môn Đọc 6 – Ngữ pháp 6, sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể nắm vững:

- Khoảng 900 từ vựng đi sâu vào một số vấn đề xã hội

- Một số cấu trúc ngữ pháp trung cấp thường xuất hiện trên báo chí và văn học.

- Có khả năng đọc và nắm vững nội dung của các bài đọc có nội dung liên quan đến chủ đề đã học.

Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trau dồi và luyện tập để ứng dụng kiến thức ngữ pháp đã học nhằm phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng.

Tài liệu tham khảo


  • Temabetsu – Chyukyuu kara manabu nihongo – honbunsatsu (NXB Kenkyusha, 2003).

  • Temabetsu – Chyukyuu kara manabu nihongo – workbook (NXB Kenkyusha, 2003).

  • Một số bài đọc thêm do giáo viên tự soạn.


9193. VIẾT 6 – TIẾNG NHẬT

Tiếp theo môn Viết (HK5), môn Viết (HK6) giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng viết những bài văn theo chủ đề ở bậc trung cấp. Giúp sinh viên ứng dụng tốt những mẫu ngữ pháp trung cấp. Đồng thời môn học này còn hỗ trợ tốt cho môn nói, giúp sinh tự tin trình bày ý tưởng, tình cảm, nguyện vọng, dự định ...của bản thân.



Tài liệu tham khảo:

  • 日本語作文2C&P日本語教室、教材研究会編


9194. ĐỌC 6 – TIẾNG NHẬT
Học phần này bắt đầu từ bài 11 đến bài 20 của giáo trình Nihongo wo tanoshiku yomou. Với những bài đọc thú vị tạo cho sinh viên có cảm giác thích thú khi học và qua đó sinh viên nắm được một số mẫu câu văn phạm thường sử dụng trong đời sống người Nhật Bản.

Tài liệu tham khảo:

  • 「日本語を楽しく読もう」


9123. KINH TẾ NHẬT BẢN
Môn học Kinh tế Nhật Bản giới thiêu những đặc trưng trong quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản từ thời đại Meiji cho đến thập niên 1970, với chủ trương rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam.

Đồng thời giúp sinh viên có những hiểu biết về những vấn đề kinh tế Nhật Bản, đặc biệt mối quan hệ Nhật Bản với Việt Nam và các nước châu Á khác.

Nắm được những kiến thức đầy đủ và tương đối sâu sắc về tiến trình lịch sử Nhật Bản, lý giải những vấn đề của lịch sử Nhật Bản và Nhật Bản ngày nay.

Tài liệu tham khảo:


  • Shoichi Yamashita, 1994, Chuyển giao công nghệ và quản lý của Nhật Bản sang các nước ASEAN.H, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  • InoguchiT, Okimoto D, 1992, Kinh tế học chính trị Nhật Bản, Quyển II, tập 1. Bối cảnh quốc tế đang thay đổi. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  • Lê Văn Sang, 1988, Kinh tế Nhật Bản giai đoạn Thần kỳ, Viện Kinh tế Thế giới, Ủy ban khoa học Việt Nam.


9124 NGHE 7 – TIẾNG NHẬT
Sau khi kết 60 tiết học sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thông thường ngày. Sinh viên có thể đạt được năng lực tiếng Nhật cấp 2.

Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.



Tài liệu tham khảo:

  • テーマ別 中級から学ぶ日本語 ワークブック、研修者、2004年。

  • 毎日聞き取り50、日本語の凡人社。

  • しく聞こう2 新文化初級日本語聴解教材、文化外国語専門学校


9125 NÓI 7 – TIẾNG NHẬT
Bộ môn Nói sẽ giúp sinh viên tự tin giao tiếp với người Nhật trong mọi tình huống, về mọi lĩnh vực. Ngoài việc luyện các mẫu câu, bài đàm thọai sẵn có trong sách giáo khoa, sinh viên còn luyện tập theo nhóm ở mọi tình huống dưới sự giám sát của giảng viên người bản xứ, để họ kịp thời sửa lỗi sai cũng như cách phát âm của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • ボイクマン総子、宮田に敦美、日本語生中継 初中級 編1、くろしお出版

  • 日本語でビジネス会話、日米会話学院.


9130. BIÊN PHIÊN DỊCH – TIẾNG NHẬT
Trang bị và rèn luyện cho người học nắm vững lý luận dịch thuật, kỹ năng dịch thuật với các loại hình dịch thuật khác nhau. Sau khi học xong môn học này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về nguyên tắc dịch, qua đó rèn luyện được phản xạ nhanh nhạy bén trong quá trình ứng dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Có sự so sánh về mặt ngữ pháp, ngữ âm giữa hai ngôn ngữ Tiếng Nhật và Tiếng Việt.
9140. NGỮ PHÁP 7 – TIẾNG NHẬT
Đối với bộ môn Đọc 7 – Ngữ pháp 7, sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể nắm vững:

- Khoảng 1200 từ vựng đi sâu vào một số vấn đề xã hội

- Một số cấu trúc ngữ pháp trung cấp thường xuất hiện trên báo chí và văn học

- Có khả năng đọc và nắm vững nội dung của các bài đọc có nội dung liên quan đến chủ đề đã học

Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trau dồi và luyện tập để ứng dụng kiến thức ngữ pháp đã học nhằm phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng.

Tài liệu tham khảo:


  • Temabetsu – Chyukyuu kara manabu nihongo – honbunsatsu (NXB Kenkyusha, 2003).

  • Temabetsu – Chyukyuu kara manabu nihongo – workbook (NXB Kenkyusha, 2003).

  • Một số bài đọc thêm do giáo viên tự soạn.


9195. ĐỌC 7 – TIẾNG NHẬT
Đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng thiết yếu mà người học cần nắm vững khi tiếp cận tiếng Nhật. Nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ nắm được phương pháp đọc một câu văn, một đọan văn. Qua đó, đồng thời sinh viên cũng sẽ nắm được cách viết một câu văn, một đọan văn… đúng ngữ pháp và biết cách lựa chọn từ ngữ chính xác để diễn đạt điều muốn trình bày.

Tài liệu tham khảo:

  • 「完全マスター読解」、草胸子、村沢由明、株式会社スリーエーネットワーク、2006年。


9128. NGHE 8 – TIẾNG NHẬT
Sau khi kết thúc 60 tiết học sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thông thường hằng ngày. Sinh viên có thể đạt được năng lực tiếng Nhật cấp 2. Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.

Tài liệu tham khảo:

  • テーマ別 中級から学ぶ日本語 ワークブック、研修者、2004年。

  • 毎日聞き取り50、日本語の凡人社。

  • 楽しく聞こう2 新文化初級日本語聴解教材、文化外国語専門学校


9129. NÓI 8 – TIẾNG NHẬT
Bộ môn Nói sẽ giúp sinh viên tự tin giao tiếp với người Nhật trong mọi tình huống, về mọi lĩnh vực. Ngoài việc luyện các mẫu câu, bài đàm thọai sẵn có trong sách giáo khoa, sinh viên còn luyện tập theo nhóm ở mọi tình huống dưới sự giám sát của giảng viên người bản xứ, để họ kịp thời sửa lỗi sai cũng như cách phát âm của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • ボイクマン総子、宮田に敦美、日本語生中継 初中級 編1、くろしお出版

  • 日本語でビジネス会話、日米会話学院.


9142. NGỮ PHÁP 8 – TIẾNG NHẬT
Đối với bộ môn Đọc 8– Ngữ pháp 8, sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể nắm vững:

173 mẫu ngữ pháp trung cấp. Đọc hiểu chính xác văn bản ở một số những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao v.v… Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trau dồi và luyện tập để ứng dụng kiến thức ngữ pháp đã học nhằm phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng.



Tài liệu tham khảo:

  • Temabetsu – Chyukyuu kara manabu nihongo – honbunsatsu (NXB Kenkyusha, 2003).

  • Temabetsu – Chyukyuu kara manabu nihongo – workbook (NXB Kenkyusha, 2003).

  • Một số bài đọc thêm do giáo viên tự soạn


9196. ĐỌC 8 – TIẾNG NHẬT
Học phần này sinh viên được đọc những bài đọc phục vụ cho luyện thi năng lực Nhật ngữ cấp 2 với giáo trình 日本語総まとめ問題集2級読解遍. Với nhiều chủ đề riêng biệt, cách đọc từ dễ đến khó từ vấn đề đơn giản đến những vấn đề phức tạp. Qua những giờ học sinh viên nâng cao được khả năng đọc hiểu với tốc độ nhanh, và trả lời những câu hỏi theo yêu cầu.

Tài liệu tham khảo:

  • 日本語総まとめ問題集2級読解遍」、佐々木ひと子、松本紀子、株式会社アスク、2005年


9197. NGHIỆP VỤ THƯ KÝ – TIẾNG NHẬT
Môn học Nghiệp vụ thư ký nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về nghiệp vụ của người thư ký văn phòng, trang bị cho sinh viên kỹ năng làm việc một cách khoa học, như biết tổ chức nơi làm việc, thu thập, xử lý thông tin, soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản, kỹ năng giao tiếp và công tác lễ tân.

Tài liệu tham khảo:

  • Bùi Xuân Lự và các tác giả, Nghiệp vụ thư ký văn phòng và tổ chức, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội. 2002.

  • Dương Văn Khảm và các tác giả, Nghiệp vụ thư ký văn phòng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997.

  • Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, TS. Lương Minh Việt, Giáo trình Nghiệp vụ thư ký, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005.


9201. NÓI 1 – TIẾNG TRUNG
Chú trọng rèn luyện dành cho sinh viên năm thứ nhất ngành Trung Quốc học, trang bị cho người học kỹ năng giao tiếp ở trình độ sơ cấp bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng khẩu ngữ. Bao gồm: Bộ máy phát âm, Quy tắc phát âm, Các phụ âm, Các nguyên âm, vần, Thanh điệu (dấu) và ghép vần, Các câu nói thường dùng trong lớp: Chào hỏi nhau, tự giới thiệu, thăm hỏi lẫn nhau...., Các câu nói thường dùng trong giao tiếp: thăm hỏi, làm quen, thăm hỏi nhu cầu.... Sau khi học xong môn học này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về luyện nói tiếng Trung Quốc như: hiểu được nguyên lý về ngữ âm tiếng Trung Quốc, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ngữ âm tiếng Trung Quốc và tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo:

  • 《语会话301句》Giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa từ bài 1 đến bài 11Ly Ly chủ biên , Nhà xuất bản Trẻ, năm1992.

  • 《初级汉语口语》Giáo trình Khẩu ngữ Hán ngữ sơ cấp, Nhà Xuất Bản Đại học Bắc Kinh, năm 2006


9292. VIẾT 1 – TIẾNG TRUNG
Môn Viết 1 dành cho sinh viên năm thứ nhất ngành Trung Quốc học, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của kỹ năng phát âm; Quy tắc phát âm, các phụ âm, các nguyên âm, vần, thanh điệu (dấu) và ghép vần; Quy tắc bút thuận, đếm  nét, học và viết theo bộ; Các câu nói thường dùng trong lớp; Các câu nói thường dùng trong giao tiếp. Sau khi học xong môn này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về luyện nói tiếng Trung Quốc như: Hiểu được nguyên lý về ngữ âm tiếng Trung Quốc, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ngữ âm tiếng Trung Quốc và tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语教程 () 北京大学出版社,1990


92101. ĐỌC 1 – TIẾNG TRUNG
Môn Đọc 1 dành cho sinh viên năm thứ nhất ngành Trung Quốc học, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của kỹ năng nhận biết chữ Hán; Bộ thủ; Cách viết chữ Hán; Quy tắc bút thuận, đếm nét, học và viết theo bộ; Các câu nói thường dùng trong lớp; Các câu nói thường dùng trong giao tiếp. Sau khi học xong môn này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về chữ Hán, nắm được một số từ vựng cơ bản.

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语阅读教程(第一册)北京师范大学出版社, 1990年。


9239. NÓI 2 – TIẾNG TRUNG

Chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp (kỹ năng giao tiếp ở trình độ sơ cấpdành cho sinh viên năm thứ nhất (HKII) ngành Trung Quốc học, bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng khẩu ngữ. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp (kỹ năng giao tiếp ở trình độ sơ cấp. Dành cho sinh viên năm thứ nhất (HKII) ngành Trung Quốc học, bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng khẩu ngữ.. Rèn luyện kỹ năng nói cho sinh viên như: Nói lưu loát một số mẫu câu giao tiếp cơ bản. Giúp sinh viên nắm vững được các điểm ngữ pháp, mẫu câu giao tiếp cơ bản và các từ ngữ liên quan đến các chủ đề hội thoại để mạnh dạn giao tiếp với người khác qua những chủ đề thông dụng như nói về nhu cầu mua sắm, giải trí, ăn uống, đi lại, đón tiếp, chiêu đãi…Giúp sinh viên vận dụng được các kiến thức đã học vào chủ điểm hội thoại và trong giao tiếp hằng ngày, Tăng cường khả năng tự học, hợp tác và làm việc theo nhóm của sinh viên.



Tài liệu tham khảo;

  • 《初级汉语口语》北京师范大学出版社, 1992.


9240. VIẾT 2 – TIẾNG TRUNG
Môn Viết 2 chú trọng rèn luyện dành cho sinh viên năm thứ nhất ngành Trung Quốc học, trang bị cho người học kỹ năng giao tiếp ở trình độ sơ cấp bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng viết lòng ghép với kỹ năng khẩu ngữ, kỹ năng đọc hiểu. Sinh viên nắm được các chủ đề như: Chào hỏi nhau, tự giới thiệu, thăm hỏi lẫn nhau....; Các câu nói thường dùng trong giao tiếp: thăm hỏi, làm quen, thăm hỏi nhu cầu; Các phần ngữ pháp cơ bản; Cách viết bút thuận và bộ thủ của chữ Hán. Sau khi học xong môn học này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về luyện nói tiếng Trung Quốc như: hiểu được nguyên lý về ngữ âm tiếng Trung Quốc, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ngữ âm tiếng Trung Quốc và tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语教程 (二)北京师范大学出版社, 1992.


9241. ĐỌC 2 – TIẾNG TRUNG

Môn Đọc 2 giúp sinh viên nhận biết được mặt chữ Hán, học thêm các bộ thủ, cách viết chữ Hán. Ngoài ra còn rèn kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên. Trong giai đoạn này sinh viên có thể đọc hiểu một đoạn văn ngắn và phân biệt được các chữ Hán có cách viết giống nhau nhưng nghĩa thì khác nhau. Ngoài ra, sinh viên còn học được cách diễn đạt một đoạn văn theo một chủ đề nhất định, có thể liên hệ với kỹ năng nói và kỹ năng viết.



Tài liệu tham khảo:

  • 汉语阅读教程(第一、二册)北京大学出版社, 1992.


9246. NGHE 2 – TIẾNG TRUNG
Môn học này cung cấp cho sinh viên một lượng từ vựng khoảng 500 từ. Đồng thời, cung cấp cho sinh viên những mẫu câu trong các tình huống giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày của người Trung Quốc. Thông qua những đoạn hội thoại này, sinh viên được rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, cách biểu đạt những tình huống giao tiếp thông thường trong giai đoạn sơ cấp, cũng như ngữ điệu theo phong cách của người Trung Quốc, làm tiền đề để tiếp tục học lên giai đoạn trung và cao cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • 《初级汉语听力教程》(第一册),胡波、杨雪梅主编,北京师范大学出版社,1990

  • 《轻松汉语-初级汉语听力》(上册),王尧美主编,北京大学出版社,2010


9242 NÓI 3 – TIẾNG TRUNG

Chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp (kỹ năng giao tiếp ở trình độ sơ cấp) dành cho sinh viên năm thứ hai (HKI) ngành Trung Quốc học, bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng khẩu ngữ. Rèn luyện kỹ năng nói cho sinh viên như: Nói lưu loát một số mẫu câu giao tiếp cơ bản. Giúp sinh viên nắm vững được các, mẫu câu giao tiếp cơ bản và các từ ngữ liên quan đến các chủ đề hội thoại để mạnh dạn giao tiếp với người khác qua những chủ đề thông dụng như: những chữ số trong đời sống hằng ngày, cách trưng cầu ý kiến người khác, bạn thích uống gì, sở thích, trò chuyện, thời tiết...... Giúp sinh viên vận dụng được các kiến thức đã học vào chủ điểm hội thoại và trong giao tiếp hằng ngày.



Tài liệu tham khảo:

  • 戴桂芙 刘立新 李海燕 编著《初级汉语口语(上)》,北京大学出版社,2006


9243. ĐỌC 3 – TIẾNG TRUNG

Môn Đọc 3 giúp sinh viên nhận biết được nhiểu chữ Hán, học thêm các bộ thủ, cách viết chữ Hán. Ngoài ra còn rèn kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên. Ở đây, sinh viên có thể đọc hiểu một đoạn văn ngắn và phân biệt được các chữ Hán có cách viết giống nhau nhưng nghĩa thì khác nhau, hoặc ghép từ ngữ lại thành một cụm từ, thành một câu hoàn chỉnh, từ đó ghép nhiều câu hoàn chỉnh thành một đoạn văn. Ngoài ra, sinh viên còn học được cách diễn đạt một đoạn văn theo một chủ đề nhất định, có thể liên hệ với kỹ năng nói và kỹ năng viết.



Tài liệu tham khảo:

  • 《汉语阅读教程》 第二、Giáo trình Đọc hiểu, do Bành Chí Bình chủ biên, nhà xuất bản Trường Đại học văn hóa ngôn ngữ Bắc Kinh, năm 2003.


9248. NGHE 3 – TIẾNG TRUNG
Trang bị cho sinh viên nắm vững thông qua các tình huống để mở rộng lượng từ vựng, huấn luyện khả năng nghe hiểu những câu đơn giản và những đoạn hội thoại ngắn, nghe hiểu được các tình huống thông thường.Việc dạy môn học này là một trong những hình thức huấn luyện ngôn ngữ, nhằm giúp người học dần dần nâng cao trình độ tổng thể và cách biểu đạt ngôn ngữ.

Tài liệu tham khảo:

  • 听力教程(第二册)北京师范大学出版社, 1999.


92106. VIẾT 3 – TIẾNG TRUNG
Môn Viết 3 chú trọng rèn luyện dành cho sinh viên kỹ năng giao tiếp ở trình độ sơ cấp bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng viết lòng ghép với kỹ năng khẩu ngữ, kỹ năng đọc hiểu. Sinh viên nắm được các chủ đề như: Chào hỏi nhau, tự giới thiệu, tình hình giao thông, các mùa trong năm, đi mua sắm....; Các câu nói thường dùng trong giao tiếp: thăm hỏi, làm quen, thăm hỏi nhu cầu; Các phần ngữ pháp cơ bản; Tập viết một đoạn văn ngắn hoặc kể lại một câu chuyện đã nghe...

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语教程 (三)Giáo trình Đọc hiểu, do Bành Chí Bình chủ biên, nhà xuất bản Trường Đại học văn hóa ngôn ngữ Bắc Kinh, năm 2003.


9244. NGỮ PHÁP HÁN NGỮ HIỆN ĐẠI
Chú trọng rèn luyện dành cho sinh viên có được những kiến thức cơ bản về từ vựng, cấu tạo từ vựng, cụm từ (đoản ngữ), cấu tạo cụm từ hay đoản ngữ, từ loại, thành phần câu, các loại câu, câu đơn và câu phức. Qua đó rèn luyện được phản xạ nhanh nhạy bén trong quá trình hiểu rõ nắm bắt ý nghĩa diễn đạt trong các câu, tình huống, hội thoại, đoạn văn trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Có sự so sánh về mặt ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ Tiếng Hoa và Tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Ngữ Pháp Tiếng Hoa đại cương, Nhà xuất bản trẻ, xuất bản năm 1994.

  • Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Hán Hiện đại, NXB Khoa học xã hội, 2006

  • Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 2002,


9245. NGHE 4 – TIẾNG TRUNG
Trang bị cho sinh viên nắm vững thông qua các tình huống để mở rộng lượng từ vựng, huấn luyện khả năng nghe hiểu những câu đơn giản và những đoạn hội thoại ngắn, nghe hiểu được các tình huống thông thường.Việc dạy môn học này là một trong những hình thức huấn luyện ngôn ngữ, nhằm giúp người học dần dần nâng cao trình độ tổng thể và cách biểu đạt ngôn ngữ.:

Tài liệu tham khảo:

  • 初级汉语听力(二)北京大学出版社,2006


92110. NÓI 4 – TIẾNG TRUNG

Chú trọng rèn luyện dành cho sinh viên năm thứ hai (HKII) ngành Trung Quốc học, trang bị cho người học kỹ năng giao tiếp ở trình độ sơ cấp bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng khẩu ngữ và những lễ nghi trong giao tiếp. Sau khi học xong môn này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về luyện nói tiếng Trung Quốc như: hiểu được tầm quan trọng về trọng âm trong tiếng Trung Quốc và ý nghĩa khác nhau giữa chúng. Cơ bản hiểu được những lễ nghi trong giao tiếp của người TQ như: làm khách và tiếp khách, từ đó sinh viên có thể so sánh đối chiếu với những lễ nghi làm khách và tiếp khách của người Việt Nam. Rèn luyện kỹ năng nói. Nói lưu loát một số mẫu câu giao tiếp cơ bản và nói được cả đoạn văn.Giúp sinh viên nắm vững được các từ ngữ thường dùng trong giao tiếp, mẫu câu giao tiếp cơ bản và các từ ngữ liên quan đến các chủ đề hội thoại để mạnh dạn giao tiếp với người khác qua những chủ đề thông dụng như: Sở thích, tặng quà, nhận quà, yêu cầu... Giúp sinh viên vận dụng được các kiến thức đã học vào chủ điểm hội thoại và trong giao tiếp và từ đó SV có thể biểu đạt thành đoạn văn dài.



Tài liệu tham khảo:

  • 戴桂芙 刘立新 李海燕 编着《初级汉语口语(下)》,北京大学出版社,2006


92111. VIẾT 4 – TIẾNG TRUNG
Môn Viết 4 dành cho sinh viên năm thứ hai ngành Trung Quốc học, cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Trên cơ sở các bài khóa với nội dung sâu sắc về nhân sinh quan, sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học để viết lại bài khóa với ngôn ngữ của mình, trả lời những câu hỏi liên quan, và viết những đoạn văn theo một số chủ đề có liên quan đến nội dung bài khóa với những từ trọng điểm hoặc các cấu trúc ngữ pháp gợi ý. Bài tập của phần này xoay quanh các cấu trúc ngữ pháp, cách dùng từ trọng điểm để củng cố thêm nội dung đã học. Sau khi học môn này sinh viên nắm được một lượng từ vựng lớn, hiểu thêm về văn hóa ứng xử của người Trung Quốc. Đồng thời biết sử dụng cách dùng của một số từ hoặc cụm từ thông dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语教程 (四)北京大学出版社,2008


92112. ĐỌC 4 – TIẾNG TRUNG
Môn Đọc 4 cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Trên cơ sở các bài khóa với nội dung sâu sắc sinh viên có thể trả lời những câu hỏi liên quan, phán đoán đúng sai nội dung của đoạn văn, và học được cấu trúc ngữ pháp trọng điểm. Sinh viên chỉ cần đọc hiểu đoạn văn, không cần hiểu hết tất cả các từ trong đoạn văn mà vẫn có thể nắm hết ý toàn đoạn văn.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Đọc hiểu sơ cấp tập 1 giáo trình Hán ngữ, NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh.

  • Giáo trình Đọc hiểu sơ cấp tập 2 giáo trình Hán ngữ, NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh.


9200. VIẾT 5 – TIẾNG TRUNG
Môn Viết 5 với giáo trình mới, cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Các bài khóa với nội dung đa dạng, sinh viên có thể nắm được một lượng thông tin về văn hóa đất nước và con người Trung Quốc, vận dụng những kiến thức đã học để viết lại bài khóa với ngôn ngữ của mình, trả lời những câu hỏi liên quan, và viết những đoạn văn theo một số chủ đề có liên quan đến nội dung bài khóa với những từ trọng điểm hoặc các cấu trúc ngữ pháp gợi ý. Bài tập của phần này xoay quanh các cấu trúc ngữ pháp, cách dùng từ trọng điểm để củng cố thêm nội dung đã học. Sau khi học môn này sinh viên nắm được một lượng từ vựng lớn, hiểu thêm về văn hóa ứng xử của người Trung Quốc. Đồng thời có thể viết một bài văn miêu tả, thuật lại, phân tích, chứng minh bằng Tiếng Hán.

Tài liệu tham khảo:

  • 登攀中级汉语教程(1) NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh.2009


9217. NÓI 5 – TIẾNG TRUNG
Chú trọng vào việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Hoa của sinh viên theo những chủ đề trong bài học (trình độ trung cấp). Để sinh viên có thể vận dụng tốt trong việc giao tiếp trong xã hội, thảo luận những vấn đề nóng trong xã hội, giải quyết những tình huống trong cuộc sống, giúp SV tự tin hơn trong giao tiếp với người bản xứ. Rèn luyện kỹ năng nói cho SV, nâng cao khả năng biểu đạt tiếng Hán của SV. Giúp SV nắm vững được các điểm ngữ pháp, các mẫu câu và từ ngữ liên quan đến các chủ đề phổ biến xoay quanh cuộc sống như: Lỡ hẹn; tìm đối tượng của giới trẻ ngày nay, bạn có sở thích gì ?, Tái hôn; Hạnh phúc là gì ? Cuộc sống của người già ở trong nước của bạn, Nam nữ bình đẳng; Mâu thuẫn gia đình; Theo bạn nên viết đơn xin việc như thế nào? Chuẩn bị những gì trước khi đi phỏng vấn; Bạn thích tổ chức đám cưới lớn hay nhỏ? Thói quen ăn uống của bạn? Cái gì so với sức khỏe quan trọng hơn? Điểm lợi và hại của việc nuôi động vật trong nhà; Ở thành phố sướng hơn hay là ở nông thôn sướng hơn? Bạn nghĩ sao khi mà hiện nay có rất nhiều người thích đi du học theo phong trào? Nếu bạn có tiền và có thời gian bạn sẽ đi đâu du lịch?...Vận dụng những kiến thức được học ở lớp để có thể tự đọc thêm sách và tự nghiên cứu tốt phần ngữ âm và học thuộc lòng những mẫu câu thường dùng trong giao tiếp.

Tài liệu tham khảo:

  • 戴桂芙 刘立新 李海燕 编着《初级汉语口语(下)》,北京大学出版社,2007年

  • Giáo trình Khẩu ngữ Hán ngữ sơ cấp(quyển hạ),Đái Quế Phu, Lưu Lập Tân, Lý Hải Yến chủ biên , NXB Đại học Bắc Kinh, năm 2007.


9220. ĐỌC 5 – TIẾNG TRUNG
Môn Đọc 5 cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Trên cơ sở các bài khóa với nội dung phong phú trong các mặt các lĩnh vực, sinh viên có thể trả lời những câu hỏi liên quan, phán đoán đúng sai nội dung của đoạn văn, chọn đáp án đúng và học được cấu trúc ngữ pháp trọng điểm. Sinh viên chỉ cần đọc hiểu đoạn văn, không cần hiểu hết tất cả các từ trong đoạn văn mà vẫn có thể nắm hết ý toàn đoạn văn.

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语阅读教程(二年级、上册)giáo trình Hán ngữ, NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh.1999


92114. NGHE 5 – TIẾNG TRUNG
Trang bị cho sinh viên nắm vững thông qua các tình huống để mở rộng lượng từ vựng, huấn luyện khả năng nghe hiểu những câu đơn giản và những đoạn hội thoại ngắn, nghe hiểu được các tình huống thông thường.Việc dạy môn học này là một trong những hình thức huấn luyện ngôn ngữ, nhằm giúp người học dần dần nâng cao trình độ tổng thể và cách biểu đạt ngôn ngữ.

Tài liệu tham khảo:

  • 中级汉语听力(一),北京大学出版社,2008


92192. NGHIỆP VỤ THƯ KÝ - TIẾNG TRUNG
Môn học Nghiệp vụ thư ký – tiếng Trung nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về nghiệp vụ của người thư ký văn phòng, trang bị cho sinh viên kỹ năng làm việc một cách khoa học, như biết tổ chức nơi làm việc, thu thập, xử lý thông tin, soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, ban hành, quản lý văn bản, kỹ năng giao tiếp và công tác lễ tân, công tác tổ chức hội nghị, hội thảo...vv

Tài liệu tham khảo:

  • Bùi Xuân Lự và các tác giả, Nghiệp vụ thư ký văn phòng và tổ chức, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội. 2002.

  • Dương Văn Khảm và các tác giả, Nghiệp vụ thư ký văn phòng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997.

  • Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, TS. Lương Minh Việt, Giáo trình Nghiệp vụ thư ký, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005.


9222. NÓI 6 – TIẾNG TRUNG
Chú trọng vào việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Hoa của sinh viên theo những chủ đề trong bài học (trình độ trung cấp), để sinh viên có thể vận dụng tốt vào trong việc giao tiếp xã hội hằng ngày, thảo luận những vấn đề phổ biến và những chủ đề nóng trong xã hội, giải quyết những tình huống trong cuộc sống, giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp với người bản xứ. Giúp SV cũng cố những từ ngữ giao tiếp mang đậm nét văn hóa dân tộc, có thể thảo luận, tranh luận trình bày quan điểm 1 cách có hệ thống, nhằm mục đích nâng cao khả năng biểu đạt. Giúp SV nắm vững được các điểm ngữ pháp, các mẫu câu và từ ngữ liên quan đến các chủ đề phổ biến xoay quanh cuộc sống như: Trả giá khi mua hàng; thói quen trong ăn uống; dạy nấu ăn; viết thư; du lịch; kỹ thuật chụp hình; tiếp đãi khách mời và tiễn khách....Bên cạnh đó cung cấp một số kiến thức khẩu ngữ trong giao tiếp tiếng Hán cho SV như: Cách sử dụng ngôn từ thăm hỏi, hàn huyên, giới thiệu và tự giới thiệu, hỏi thăm, thỉnh cầu, cám ơn, xin lỗi.... Giúp SV nắm được kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ khẩu ngữ trong tiếng Hán.

Tài liệu tham khảo:

  • 刘德联 刘晓雨 编着《中级汉语口语(上)》,北京大学出版社,2007年

  • Giáo trình Khẩu ngữ Hán ngữ trung cấpquyển thượng),Lưu Đức Liên, Lưu Hiểu Vũ chủ biên, NXB Đại học Bắc Kinh, năm 2007.


9247. NGHIỆP VỤ DU LỊCH – TIẾNG TRUNG
Đây là môn học về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch được giảng dạy và học tập qua tiếng Hán. Môn học có tính thực tiễn cao, thích hợp cho những sinh viên học tiếng Trung Quốc có khuynh hướng chọn hướng dẫn du lịch làm nghề nghiệp tương lai.

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và phương pháp hướng dẫn du lịch các tuyến trong và ngoài nước. Sau khi nắm vững lý thuyết, sinh viên thực tập thuyết trình theo các tình huống thực tế của quy trình hướng dẫn du lịch. Qua đó hình thành kỹ năng tư duy, giao tiếp, ứng xử phù hợp với các yêu cầu của công tác hướng dẫn du lịch. Kết thúc môn học, sinh viên được yêu cầu có đủ những kỹ năng cơ bản và khả năng tiếng Hán thích hợp để tham gia công tác hướng dẫn các đoàn du lịch Việt Nam sang Trung Quốc và Trung Quốc vào Việt Nam.



Tài liệu tham khảo:

  1. 《导游业务》陈刚主编 高等教育出版社20007 ()

  2. 《模拟导游》国家旅游人教司 编 中国旅游出版社 20008()

  3. 《中国全景》刘道尊 编著 语文出版社 20025()


9249. NGHE 6 – TIẾNG TRUNG
Trang bị cho sinh viên nắm vững thông qua các tình huống để mở rộng lượng từ vựng, huấn luyện khả năng nghe hiểu những câu đơn giản và những đoạn hội thoại ngắn, nghe hiểu được các tình huống thông thường.Việc dạy môn học này là một trong những hình thức huấn luyện ngôn ngữ, nhằm giúp người học dần dần nâng cao trình độ tổng thể và cách biểu đạt ngôn ngữ.

Tài liệu tham khảo:

  • 中级汉语听力(二), NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh, 2006


9266. VIẾT 6 – TIẾNG TRUNG
Môn Viết 6 với giáo trình mới, cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Các bài khóa với nội dung đa dạng, sinh viên có thể nắm được một lượng thông tin về văn hóa đất nước và con người Trung Quốc, vận dụng những kiến thức đã học để viết lại bài khóa với ngôn ngữ của mình, trả lời những câu hỏi liên quan, và viết những đoạn văn theo một số chủ đề có liên quan đến nội dung bài khóa với những từ trọng điểm hoặc các cấu trúc ngữ pháp gợi ý. Bài tập của phần này xoay quanh các cấu trúc ngữ pháp, cách dùng từ trọng điểm để củng cố thêm nội dung đã học. Sau khi học môn này sinh viên nắm được một lượng từ vựng lớn, hiểu thêm về văn hóa ứng xử của người Trung Quốc. Đồng thời có thể viết một bài văn miêu tả, thuật lại, phân tích, chứng minh bằng Tiếng Hán.

Tài liệu tham khảo:

  • 登攀中级汉语教程(2) , NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh ,2009


9267. ĐỌC 6 – TIẾNG TRUNG
Môn Đọc 6 cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Trên cơ sở các bài khóa với nội dung phong phú trong các mặt các lĩnh vực, sinh viên có thể trả lời những câu hỏi liên quan, phán đoán đúng sai nội dung của đoạn văn, chọn đáp án đúng và học được cấu trúc ngữ pháp trọng điểm. Sinh viên chỉ cần đọc hiểu đoạn văn, không cần hiểu hết tất cả các từ trong đoạn văn mà vẫn có thể nắm hết ý toàn đoạn văn. Sinh viên nắm được một số kỹ năng đọc hiểu cơ bản như: đọc lướt, đọc nhanh tìm thông tin...

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语阅读教程(二年级、下册), NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh ,1999


9293. NHẬP MÔN ĐẤT NƯỚC HỌC TQ - KINH TẾ - LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

Môn Đất nước học TQ – Kinh tế - Lịch sử Trung Quốc cung cấp cho sinh viên 3 nội dung cơ bản sau đây:



  • Khái quát về địa lý Trung Quốc bao gồm: địa lý nhân văn, thổ nhưỡng, khí hậu…

  • Khái quát về kinh tế Trung Quốc: những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc.

  • Khái quát về lịch sử Trung Quốc: cung cấp những kiến thức sơ lược về lịch sử Trung Quốc qua các thời kỳ.

  • Đây là môn học tiền đề để sinh viên tích lũy kiến thức nhằm tiếp tục nghiên cứu về nhân học, văn hóa xã hội Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo:

  • 《中国概况》,王顺洪,北京大学出版社,2004年

  • Địa lý Đông Bắc Á, Huỳnh Văn Giáp, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, năm 2003


9294. HÁN NGỮ VĂN PHÒNG
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong công ty, chú trọng rèn kỹ năng giao tiếp trong các tình huống giao dịch tiêu biểu bằng tiếng Trung Quốc, hình thành năng lực đàm phán trong thương mại. Giúp sinh viên tự tin hơn, ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng và phương pháp viết các văn bản, sử dụng thành thạo các thuật ngữ, cấu trúc và mẫu câu tiêu biểu, qua đó hình thành kỹ năng soạn thảo các văn bản thông dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • 公司汉语, 赵洪琴,吕文珍 编 北京语言文化大学出版社2009

  • 《外贸写作》赵洪琴,吕文珍 编 北京语言文化大学出版社20046


9212. NHÂN HỌC - VĂN HÓA – XÃ HỘI TRUNG QUỐC
Môn Nhân học – Văn hoá – Xã hội Trung Quốc dành cho sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tổ chức xã hội Trung Quốc qua các thời kỳ; Những đặc trưng chủ yếu của văn hoá, bao hàm cả đặc trưng về văn hóa kiến trúc, văn hóa tâm linh...vv có ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách và quan niệm sống của người Trung Quốc. Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể vận dụng những kiến thức này để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn về tính cách và quan niệm sống của người Trung Quốc, giúp cho quá trình giao lưu, công tác giữa người Việt Nam và người Trung Quốc, Đài Loan hạn chế được những mâu thuẫn văn hóa giữa hai dân tộc.

Tài liệu tham khảo:

  • 中国旅游文化》,王勇、吕迎春 ,大连理工大学出版社,2009

  • 《中国概况》,王顺洪,北京大学出版社,2004年

  • PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, TS. Trần Nguyên Việt, TS. Đỗ Minh Hợp, CN Nguyễn Kim Lai 2005, Các nền văn hóa thế giới, NXB Từ điển Bách khoa, (bộ 2 cuốn).

  • Gina L. Barnes 1993, Tìm hiểu các nước trên thế giới TRUNG QUỐC – TRIỀU TIÊN – NHẬT BẢN đỉnh cao văn minh Đông Á, (Huỳnh văn thanh dịch), NXB Tổng hợp TP. HCM.

  • Hoàng Phê (cb) 1994, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ Điển học, NXB Giáo dục Hà Nội.

  • Trần Ngọc Thêm 2005, Trung Hoa từ góc nhìn địa văn hóa, Hội thảo Khoa Học : “Trung Quốc với vùng văn hóa chữ Hán”, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

  • Trịnh Huy Hóa (biên dịch) 2006, Đối thoại với các nền văn hóa – TRUNG QUỐC, NXB Trẻ,187 trang.

  • http://www.vanhoahoc.edu.vn/ (diễn đàn, mục văn hóa ứng dụng).


9226. NÓI 7 – TIẾNG TRUNG
Chú trọng rèn luyện dành cho sinh viên năm thứ tư (HK7) ngành Trung Quốc học, trang bị cho người học kỹ năng giao tiếp ở trình độ Trung cấp bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng khẩu ngữ. Rèn luyện kỹ năng nói cho SV, nâng cao khả năng biểu đạt cho SV. Giúp SV củng cố những từ ngữ giao tiếp mang đậm nét văn hóa dân tộc, có thể thảo luận, tranh luận trình bày quan điểm một cách có hệ thống, nhằm mục đích nâng cao khả năng biểu đạt. SV tự soạn phần từ vựng, chuẩn bị phần giải thích từ và bài tập liên quan. Ngoài thời gian học trên lớp, người học phải tự luyện nhiều ở nhà.

Tài liệu tham khảo:

  • 刘德联 刘晓雨 编着《中级汉语口语(上、下)》,北京大学出版社,2007年

  • Giáo trình Khẩu ngữ Hán ngữ trung cấp(quyển thượng, quyển hạ),Lưu Đức Liên, Lưu Hiểu Vũ chủ biên, NXB đại học Bắc Kinh, năm 2007.


9268. HÁN NGỮ THƯƠNG MẠI
Chú trọng rèn luyện và trang bị cho sinh viên những kỹ năng giao tiếp ở trình độ trung cấp bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong công ty, khách hàng và những kiến thức cơ bản của kỹ năng khẩu ngữ trong thương mại. Giúp sinh viên cũng cố những từ ngữ giao tiếp mang đậm nét văn hóa dân tộc, có thể thảo luận, tranh luận và biết trình bày quan điểm một cách có hệ thống, nhằm mục đích nâng cao khả năng biểu đạt về thương lượng giá cả, bồi thường hợp đồng, giới thiệu sản phẩm, cách mở đầu và kết thúc câu chuyện, cách tán dương, đề cao năng lực của đối tác.....

Tài liệu tham khảo:

  • 张黎 张静贤等 编着《商务口语教程》,北京大学出版社,2003年

  • Giáo trình Thương Mại Khẩu Ngữ Hán ngữTrương Lê, Trương Tịnh Hiền chủ biên, NXB đại học Bắc Kinh, năm 2003.


9269. NGHE 7 – TIẾNG TRUNG
Trang bị cho sinh viên nắm vững thông qua các tình huống của đề thi, huấn luyện khả năng nghe hiểu những bài trắc nghiệm đơn giản và những đoạn băng ngắn, nghe hiểu được các tình huống thông thường. Việc dạy môn học này là một trong những hình thức huấn luyện ngôn ngữ, nhằm giúp người học dần dần nâng cao trình độ nghe hiểu Hán ngữ quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

  • 轻松汉语听力(上),, NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh2008


9270. VIẾT 7 – TIẾNG TRUNG
Môn Viết 7 với giáo trình mới, cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Các bài khóa với nội dung đa dạng, sinh viên có thể nắm được một lượng thông tin về văn hóa đất nước và con người Trung Quốc, vận dụng những kiến thức đã học để viết lại bài khóa với ngôn ngữ của mình, trả lời những câu hỏi liên quan, và viết những đoạn văn theo một số chủ đề có liên quan đến nội dung bài khóa với những từ trọng điểm hoặc các cấu trúc ngữ pháp gợi ý. Bài tập của phần này xoay quanh các cấu trúc ngữ pháp, cách dùng từ trọng điểm để củng cố thêm nội dung đã học. Sau khi học môn này sinh viên nắm được một lượng từ vựng lớn, hiểu thêm về văn hóa ứng xử của người Trung Quốc. Đồng thời có thể viết một bài văn miêu tả, thuật lại, phân tích, chứng minh bằng Tiếng Hán. Luyện cách viết bài văn cho sinh viên, giúp sinh viên viết văn theo lối tư duy của người Trung Quốc, học được cách diễn đạt rõ ràng súc tích.

Tài liệu tham khảo:

  • 桥梁(上), NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh , 1999


9271. ĐỌC 7 – TIẾNG TRUNG
Môn Đọc 7 với giáo trình mới này là giáo trình đọc hiểu báo chí, cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Trên cơ sở các bài khóa là nội dung những bài báo được đăng trên các tờ báo và tạp chí, sinh viên có thể nắm được cách hành văn trong văn viết, so sánh được với văn nói, các từ ngữ viết tắt, cùng với nội dung phong phú trong các mặt các lĩnh vực, sinh viên có thể trả lời những câu hỏi liên quan, phán đoán đúng sai nội dung của đoạn văn, chọn đáp án đúng và học được cấu trúc ngữ pháp trọng điểm. Sinh viên chỉ cần đọc hiểu đoạn văn, không cần hiểu hết tất cả các từ trong đoạn văn mà vẫn có thể nắm hết ý toàn đoạn văn.

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语阅读报刊教程(二年级、上册), NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh ,1999


9231. NÓI 8 – TIẾNG TRUNG
Chú trọng rèn luyện dành cho sinh viên năm thứ tư (HK8) ngành Trung Quốc học, trang bị cho người học kỹ năng giao tiếp ở trình độ Trung cấp bằng một số chủ điểm xoay quanh các vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và những kiến thức cơ bản của kỹ năng khẩu ngữ. Rèn luyện kỹ năng nói cho SV, nâng cao khả năng biểu đạt cho SV, giúp SV củng cố những từ ngữ giao tiếp mang đậm nét văn hóa dân tộc, có thể thảo luận, tranh luận trình bày quan điểm một cách có hệ thống, nhằm mục đích nâng cao khả năng biểu đạt thành đoạn văn.

Tài liệu tham khảo:

  • 刘德联 刘晓雨 编着《中级汉语口语(下)》,北京大学出版社,2007年

  • Giáo trình Khẩu ngữ Hán ngữ trung cấp(quyển hạ),Lưu Đức Liên, Lưu Hiểu Vũ chủ biên, NXB đại học Bắc Kinh, năm 2007.


9234. HOA VĂN ỨNG DỤNG
Trang bị cho sinh viên những lý luận chung công việc soạn thảo văn bản trong lĩnh vực giao dịch thương mại, công văn hành chính bằng ngôn ngữ Hán. Ngoài phần lý thuyết ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng thực hành viết, cách sử dụng từ ngữ thích hợp trong từng loại văn bản theo đúng văn phong của Trung Quốc. Từ đó giúp sinh viên tự tin hơn trong quá trình làm việc tại các đơn vị có sử dụng tiếng Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo:

  • 《現代實用寫作學》裴顯生, 江蘇教育出版社,1996

  • 《新應用寫作》朱悅雄主編, 廣東高等教育出版社,2002年

  • 《中國現代公文寫作原理與方法》周森甲, 知識出版社,1994年

  • 《应用文写作教程》,刘金同,清华大学出版社,2010


9299. KỸ NĂNG BIÊN PHIÊN DỊCH – TIẾNG TRUNG
Trang bị và rèn luyện cho người học nắm vững lý luận dịch thuật, kỹ năng dịch thuật với các loại hình dịch thuật khác nhau. Sau khi học xong môn học này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về nguyên tắc dịch, qua đó rèn luyện được phản xạ nhanh nhạy bén trong quá trình ứng dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Có sự so sánh về mặt ngữ pháp, ngữ âm giữa hai ngôn ngữ Tiếng Hoa và Tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Phiên dịch, lưu hành nội bộ của Khoa Trung Văn, Trường Đại học Sư phạm TpHCM

  • Giáo trình dịch Việt Hán, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, xuất bản năm 2001.


92355. NGHE 8 – TIẾNG TRUNG
Trang bị cho sinh viên nắm vững thông qua các tình huống của đề thi, huấn luyện khả năng nghe hiểu những bài trắc nghiệm đơn giản và những đoạn băng ngắn, nghe hiểu được các tình huống thông thường. Việc dạy môn học này là một trong những hình thức huấn luyện ngôn ngữ, nhằm giúp người học dần dần nâng cao trình độ nghe hiểu Hán ngữ quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

  • 轻松汉语听力(下), , NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh, 2008


92356. VIẾT 8 – TIẾNG TRUNG
Môn Viết 8 với giáo trình mới, cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Các bài khóa với nội dung đa dạng, sinh viên có thể nắm được một lượng thông tin về văn hóa đất nước và con người Trung Quốc, vận dụng những kiến thức đã học để viết lại bài khóa với ngôn ngữ của mình, trả lời những câu hỏi liên quan, và viết những đoạn văn theo một số chủ đề có liên quan đến nội dung bài khóa với những từ trọng điểm hoặc các cấu trúc ngữ pháp gợi ý. Bài tập của phần này xoay quanh các cấu trúc ngữ pháp, cách dùng từ trọng điểm để củng cố thêm nội dung đã học. Sau khi học môn này sinh viên nắm được một lượng từ vựng lớn, hiểu thêm về văn hóa ứng xử của người Trung Quốc. Đồng thời có thể viết một bài văn miêu tả, thuật lại, phân tích, chứng minh bằng Tiếng Hán. Luyện cách viết bài văn cho sinh viên, giúp sinh viên viết văn theo lối tư duy của người Trung Quốc, học được cách diễn đạt rõ ràng súc tích.

Tài liệu tham khảo:

  • 桥梁(下), NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh , 1999


92357. ĐỌC 8 – TIẾNG TRUNG
Môn Đọc 8 với giáo trình mới này là giáo trình đọc hiểu báo chí, cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ trọng điểm. Trên cơ sở các bài khóa là nội dung những bài báo được đăng trên các tờ báo và tạp chí, sinh viên có thể nắm được cách hành văn trong văn viết, so sánh được với văn nói, các từ ngữ viết tắt, cùng với nội dung phong phú trong các mặt các lĩnh vực, sinh viên có thể trả lời những câu hỏi liên quan, phán đoán đúng sai nội dung của đoạn văn, chọn đáp án đúng và học được cấu trúc ngữ pháp trọng điểm. Sinh viên chỉ cần đọc hiểu đoạn văn, không cần hiểu hết tất cả các từ trong đoạn văn mà vẫn có thể nắm hết ý toàn đoạn văn.

Tài liệu tham khảo:

  • 汉语阅读报刊教程(二年级、下册), NXB Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh , 2003


9301. NÓI 1 – TIẾNG HÀN
Nội dung chính của mỗi bài được dựa trên luyện tập ngữ pháp và nhấn âm để chuẩn bị hội thoại về các tình huống trong thực tế, và luyện nói có tính năng động và kích động giúp cho sinh viên phát triển kỹ năng nói nhiều hơn. Phần nói bao gồm những hoàn cảnh mà sinh viên có thể thực hành trực tiếp trong đời sống thực tế. Phần văn hóa cung cấp đa dạng thông tin văn hóa Hàn Quốc và liên quan với mỗi bài ấy

Tài liệu tham khảo:

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.


9341. ĐỌC 1– TIẾNG HÀN
Là môn học rèn luyện kỹ năng đọc các bài học về văn hóa, xã hội ở cấp độ sơ cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Kyung Hee sơ cấp 1

  • Yonsei đọc hiểu sơ cấp


9340. NGHE 1 – TIẾNG HÀN
Sau khi kết thúc 45 tiết học sinh viên có thể nghe hiểu và trả lời được những câu sử dụng trong giao tiếp thông thường. Ngoài việc nghe để làm các bài tập theo yêu cầu mà sách giáo khoa đề ra để kiểm tra độ nghe hiểu của sinh viên, giáo viên còn phải yêu cầu sinh viên nghe và lặp lại để kiểm tra cách phát âm, mức độ nhớ chính xác từ vựng… Bên cạnh đó cần phải chia nhóm và phân vai để sinh viên thực hành được đoạn hội thoại mà sinh viên đã được nghe.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình nghe sơ cấp tiếng Hàn

  • Hàn ngữ 1- Giáo trình Seoul

  • Hàn ngữ 1- Giáo trình Yonsei.


9342. VIẾT 1 – TIẾNG HÀN
Là một môn học kết hợp 2 phần dạy ngữ pháp và thực tập viết dựa trên mẫu câu vừa học.

Cung cấp cho sinh viên những nền tảng cơ bản về tiếng Hàn. Trong học kỳ đầu tiên này sinh viên sẽ được làm quen với bảng chữ tiếng Hàn và các nguyên tắc phát âm cơ bản. Sinh viên được học các cấu trúc câu đơn giản và những bài viết chữ Hàn, luyện chữ đẹp.



Tài liệu tham khảo:

  • Tiếng Hàn thực dụng cuốn 1 phần 1 (bài tập ngữ pháp giáo trình Yonsei, NXB Đại học Yonsei).

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.

  • Bài tập ngữ pháp giáo trình Seoun cuốn 1 phần 1


9343. NGHE 2 – TIẾNG HÀN
Cùng với kỹ năng nói, đọc và viết; nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng đối với việc học ngoại ngữ. Môn nghe 2 Hàn là phần nghe vỡ lòng dành cho sinh viên năm nhất, trang bị những từ vựng, tình huống giao tiếp đơn giản nhằm giúp sinh viên bước đầu làm quen với kỹ năng nghe. Thêm nữa, sinh viên sẽ được thực hành cách phát âm chuẩn tiếng Hàn cũng như hiểu biết thêm về cách phát âm của các địa phương khác trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo:

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Hàn ngữ 1- Giáo trình Seoul

  • Hàn ngữ 1- Giáo trình Yonsei


9344. NÓI 2 – TIẾNG HÀN
Môn này cung cấp cho Sinh viên phát triển những kỹ năng nói cơ bản nhất dành cho sinh viên về các tình huống trong thực tế, cũng như trong đời sống.

Tài liệu tham khảo:

  • Basic KLPT

  • Đàm thoại tiếng Hàn sơ cấp


9345. ĐỌC 2 – TIẾNG HÀN
Là môn học rèn luyện kỹ năng đọc các bài học về văn hóa, xã hội ở cấp độ sơ cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Kyung Hee sơ cấp 2

  • Yonsei đọc hiểu trung cấp


9346. VIẾT 2 – TIẾNG HÀN
Là một môn học kết hợp 2 phần dạy ngữ pháp và thực tập viết dựa trên mẫu câu vừa học. Viết được hoàn chỉnh bài tự giới thiệu về mình, những việc trong ngày, ước mơ nghề nghiệp...

Tài liệu tham khảo:

  • Tiếng Hàn thực dụng cuốn 1 phần 2 (bài tập ngữ pháp giáo trình Yonsei, NXB Đại học Yonsei).

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.

  • Bài tập ngữ pháp giáo trình Seoun cuốn 1 phần 2


9307. NGHE 3 – TIẾNG HÀN
Môn này nhằm nâng cao khả năng nghe nói cho sinh viên ngành Hàn Quốc học. Sách được biên soạn với nội dung sinh động có tính thực tiễn và được áp dụng thường xuyên trong cuộc sống như báo chí, quảng cáo, đọc, card….Ở phần ngữ pháp sẽ có những ngữ pháp then chốt của mỗi bài. Cấu trúc ngữ pháp sẽ được sắp xếp theo cấp độ từ dễ đến khó nhằm giúp sinh viên có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng đúng. Ở phần nhấn âm thường tập trung vào âm, sự chuyển đổi âm và sẽ cho sinh viên thực tập.

Tài liệu tham khảo:

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.

  • Giáo trình Hàn ngữ sơ cấp 2


9334. NÓI 3 – TIẾNG HÀN
Nhằm để giúp phát triển những kỹ năng nói trung cấp dành cho sinh viên về các tình huống trong thực tế, cũng như trong đời sống. Nội dung chính của mỗi bài được dựa trên những tình huống đối thoại hằng ngày, nhưng cách diễn đạt là trình độ cao. Danh sách những từ mới được đưa ra ở mỗi phần kết thúc của đoạn hội thoại chính. Ngoài ra những từ vựng mới còn có trong phần ngữ pháp và cách diễn đạt. Những từ này sẽ được sử dụng từ đầu đến cuối trong mỗi bài học nhằm giúp tăng cường khả năng vốn từ đa dạng cho sinh viên khi học.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Hàn ngữ sơ cấp 2

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.


9347. ĐỌC 3– TIẾNG HÀN
Là môn học rèn luyện kỹ năng đọc các bài học về văn hóa, xã hội, chính trị ở cấp độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Kyung Hee sơ cấp 2

  • Yonsei đọc hiểu sơ cấp


9348. VIẾT 3 – TIẾNG HÀN
Là một môn học kết hợp 2 phần dạy ngữ pháp và thực tập viết dựa trên mẫu câu vừa học.

Tài liệu tham khảo:

  • Tiếng Hàn thực dụng cuốn 2 phần 1 (bài tập ngữ pháp giáo trình Yonsei, NXB Đại học Yonsei).

  • Từ điển ngữ pháp Tiếng Hàn của tác giả Lý Kính Hiền

  • Bài tập ngữ pháp giáo trình Seoun cuốn 3 phần 1

  • www.daum.net,

  • www.naver.com


9303. LCH S HÀN QUC
Lịch sử Hàn quốc là môn học quan trọng đối với sinh viên ngành Hàn Quốc học, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiến trình lịch sử dân tộc Hàn từ khởi thủy đến hiện tại, xu thế phát triển của lịch sử... Bên cạnh đó, còn cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết về những lịch vực khác như: vị trí địa lý, đặc điểm dân cư- đất nước- con người Hàn Quốc, nhân vật-sự kiện lịch sử ...

Học xong môn này sinh viên có kiến thức cơ bản về lịch sử Hàn Quốc, có thể lý giải những vấn đề về nguồn gốc-tính cách dân tộc Hàn, mối quan hệ lịch sử giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên.



Tài liệu tham khảo:

  • Chính sách đối ngoại của một số nước sau chiến tranh lạnh, Nguyễn Xuân Phách chủ biên, Tài liệu nội bộ, 1999.

  • Korea xưa và nay, Carter J. Eckert - Ki-baik Lee (Mai Đặng Mỹ Hiền dịch), Nxb TP.Hồ Chí Minh, 2001.

  • Quan hệ quốc tế Đông Á trong lịch sử, Lê Văn Quang, Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, 1993.


9335. ĐẤT NƯỚC HỌC HÀN QUỐC - TIẾNG HÀN
Môn học Đất nước học Hàn Quốc cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, địa lý dân cư và thể chế xã hội Hàn Quốc . Đây là môn học tổng quan không thể thiếu đối với sinh viên ngành Hàn Quốc học.

Kết thúc môn học, sinh viên có thể hiểu biết về tiến trình lịch sử Hàn Quốc từ nguồn gốc đến hiện tại, sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa Hàn, nhận biết được các yếu tố vị trí địa lý và dân cư đã có tác động như thế nào đối với sự phát triển của xã hội Hàn Quốc.



Tài liệu tham khảo:

  • Bàn về văn hóa Hàn Quốc, Jeon Gyeong Soo1, 1995, Nxb Il Jee.

  • Địa lý Đông Bắc Á, Huỳnh Văn Giáp, Nxb ĐHQG.TP Hồ Chí Minh, 2004.

  • Tính năng động của nền kinh tế Hàn Quốc, Cho Soon (Trần Cao Bội Ngọc dịch), Nxb ĐHQG Hồ Chí Minh, 2001


9336. NGHE 4 – TIẾNG HÀN
Mục tiêu của môn này là khả năng giao tiếp trong thực tế và mọi tình huống thường gặp của sinh viên. Ở phần ngữ pháp thì sẽ có những ngữ pháp then chốt của mỗi bài. Cấu trúc ngữ pháp sẽ được sắp xếp theo cấp độ từ dễ đến khó nhằm giúp sinh viên có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng đúng. Phần từ vựng sẽ bao gồm những thành ngữ thông dụng, hữu ích, với cách diễn đạt thường thấy giúp cho sinh viên khi học sẽ biết cách sử dụng những từ đó như thế nào cho đúng.

Tài liệu tham khảo:

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.

  • Giáo trình Hàn ngữ sơ cấp 2

  • Đề thi nghe Topik (sơ cấp)


9337. NÓI 4 – TIẾNG HÀN
Môn này cung cấp cho sinh viên những bài hội thoại nhằm giúp phát triển những kỹ năng nói trung cấp về các tình huống trong thực tế cũng như trong đời sống. Nội dung chính của mỗi bài được dựa trên những tình huống đối thoại hằng ngày, nhưng cách diễn đạt là trình độ cao. Danh sách những từ mới được đưa ra ở mỗi phần kết thúc của đoạn hội thoại chính, ngoài ra những từ vựng mới còn có trong phần ngữ pháp và cách diễn đạt. Riêng bài luyện tập, câu hỏi được đưa ra ở phần từ vựng. Những từ này sẽ được sử dụng từ đầu đến cuối trong mỗi bài học nhằm giúp tăng cường khả năng vốn từ đa dạng cho sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Hàn ngữ sơ cấp 2

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.


9338. VIẾT 4 – TIẾNG HÀN
Là một môn học kết hợp 2 phần dạy ngữ pháp và thực tập viết dựa trên mẫu câu vừa học. Cung cấp cho Sinh viên những ngữ pháp then chốt của mỗi bài. Cấu trúc ngữ pháp sẽ được sắp xếp theo cấp độ từ dễ đến khó nhằm giúp sinh viên có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng đúng. Phần từ vựng sẽ bao gồm những thành ngữ thông dụng, hữu ích, với cách diễn đạt thường thấy giúp cho sinh viên khi học sẽ biết cách sử dụng những từ đó như thế nào cho đúng.

Tài liệu tham khảo:

  • Tiếng Hàn thực dụng cuốn 2 phần 2 (bài tập ngữ pháp giáo trình Yonsei, NXB Đại học Yonsei).

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.

  • Bài tập ngữ pháp giáo trình Seoun cuốn 2 phần 2

  • Đề thi phần viết Topik sơ cấp


9349. ĐỌC 4– TIẾNG HÀN
Là môn học rèn luyện kỹ năng đọc các bài học về văn hóa, xã hội, chính trị ở cấp độ cuối sơ cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Kyung Hee sơ cấp 2

  • Yonsei đọc hiểu sơ cấp

  • Đề thi đọc hiểu Topik sơ cấp


9314. NGHE 5 – TIẾNG HÀN
Giúp cho sinh viên hiểu được ngôn ngữ của đất nước Hàn Quốc. Quá trình học môn nghe vào năm 1, 2 sẽ giúp ích rất nhiều trong những năm học về sau. Để học tốt môn nghe điều quan trọng là sinh viên phải hiểu được các từ ngữ trong từng bài học theo từng chủ đề của bài khóa. Môn Nghe sẽ cung cấp cho sinh viên một lượng cấu trức ngữ pháp mới và văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình tiếng Hàn trung cấp 1 – NXB Trường ĐH Kuyng Hee

  • Nói tiếng Hàn một cách dễ dàng cuốn 3,4

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT


9366. NÓI 5 – TIẾNG HÀN
Cung cấp cho sinh viên khả năng hùng biện và giao tiếp trình độ trung cấp 1 giúp sinh viên tăng dần khả năng phản xạ khi giao tiếp với người Hàn. Mỗi bài học bao gồm chủ đề khác nhau giúp sinh viên có thể tiếp cận với các tình huống trong xã hội Hàn Quốc. Mỗi bài học có các cấu trúc ngữ pháp khác nhau giúp sinh viên có thể hiểu được nhiều văn phạm của người Hàn trong giao tiếp.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Seo Kang.

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH nữ Lee Hwa

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Kuyng Hee


9391. ĐỌC 5- TIẾNG HÀN

Là môn học rèn luyện kỹ năng đọc các bài học về văn hóa, xã hội, chính trị ở cấp độ sơ trung cấp.



Tài liệu tham khảo:

  • Kyung Hee trung cấp 1

  • Yonsei đọc hiểu trung cấp

  • Đề thi phần đọc hiểu Topik trung cấp


9392. VIẾT 5 – TIẾNG HÀN
Là một môn học kết hợp 2 phần dạy ngữ pháp và thực tập viết dựa trên mẫu câu vừa học. Viết được những câu ngắn gọn, đúng ngữ pháp theo những chủ đề trình độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Tiếng Hàn thực dụng cuốn 3 phần 1 (bài tập ngữ pháp giáo trình Yonsei, NXB Đại học Yonsei).

  • Từ điển ngữ pháp Tiếng Hàn của tác giả Lý Kính Hiền

  • Bài tập ngữ pháp giáo trình Seoul cuốn 3 phần 1

  • Đề thi phần viết Topik trung cấp

  • www.daum.net

  • www.naver.com


9318. NGHE 6 – TIẾNG HÀN
Cung cấp cho sinh viên khả năng nghe các bài, đọan hội thoại trong những tình huống, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Với giáo trình này môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày. Quá trình học năm 1, 2 sẽ làm nền tảng cho quá trình học những năm sau này. Cuối những bài học sẽ cung cấp cho sinh viên những bài đọc về cuộc sống sinh hoạt văn hóa của Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình tiếng Hàn trung cấp 1 – NXB Trường ĐH Kuyng Hee

  • Nói tiếng Hàn một cách dễ dàng cuốn 3,4

  • Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Hàn.

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT

  • Đề thi phần nghe Topik trung cấp


9333. TIẾNG HÀN TỔNG HỢP
Tiếng Hàn Tổng hợp này trang bị cho sinh viên cách thức làm bài thi Topik trung cấp trên các kỹ năng tổng hợp như ngữ vựng, đọc hiểu, nghe

Đối với kỹ năng ngữ vựng: cung cấp các cấu trúc ngữ pháp lạ, ngữ nghĩa, từ vựng, đồng nghĩa phản nghĩa của từ, nhận biết được các cấu trúc ngữ pháp tương tự dễ nhầm lẫn.

Đối với kỹ năng Đọc hiểu: cung cấp kỹ năng chọn lựa, sắp xếp các câu cho đúng trình tự xảy ra của hiện tượng, sự việc. Điền vào chỗ trống những từ vựng, nhóm từ thích hợp

Đối với kỹ năng nghe : nghe các đoạn hội thoại với nhiều hình thức trắc nghiệm khác nhau như tìm câu đối thoại thích hợp kế tiếp, tìm câu trả lời cho chủ đề của đoạn hội thoại...

Đối với kỹ năng viết: Nhận định, phân bố thành 3 đoạn hợp lý viết từ 400 đến 600 từ theo các chủ đề khác nhau.

Tài liệu tham khảo:


  • Bộ đề thi Topik trung cấp từ đề 10 đến thời điểm giảng dạy môn này


9393. XÃ HỘI HÀN QUỐC
Cung cấp cho sinh viên kiến thức xã hội Hàn Quốc từ cận đại đến hiện đại về các mặt kinh tế, xã hội, lịch sử và dân cư Hàn Quốc

Tài liệu tham khảo:

  • Xã hội HQ hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội


9394. NÓI 6 – TIẾNG HÀN
Môn học cung cấp kiến thức cho sinh viên khả năng phản xạ trong giao tiếp bằng tiếng Hàn cũng như tăng cường khả năng ngữ pháp và nghe nói. Cấu trúc mỗi bài học được sắp xếp hợp lý theo từng chủ đề để sinh viên có thể thảo luận, giúp sinh viên dễ dàng nói theo chủ đề từ đó tăng dần độ khó để sinh viên có thể nâng cao khả năng giao tiếp. Sau mỗi bài học có các phần từ vựng được sắp xếp theo từng chủ đề giúp sinh viên trang bị được vốn từ theo chủ đề dễ dàng.

Tài liệu tham khảo:

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Seo Kang.

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH nữ Lee Hwa

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Kuyng Hee


9395. ĐỌC 6– TIẾNG HÀN
Là môn học rèn luyện kỹ năng đọc các bài học về văn hóa, xã hội, chính trị ở cấp độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Kyung Hee trung cấp 2

  • Yonsei đọc hiểu trung cấp

  • Đề thi phần đọc hiểu Topik trung cấp


9396. VIẾT 6 – TIẾNG HÀN
Là một môn học kết hợp 2 phần dạy ngữ pháp và thực tập viết dựa trên mẫu câu vừa học.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về phong tục truyền thống; nếp sinh hoạt hằng ngày của người Hàn xưa và nay; cách cảm nhận về thế giới quan và nhân sinh quan qua các câu chuyện về gương danh nhân, quan điểm sống về công việc, cuộc sống gia đình...



Trên cơ sở các bài khóa với nội dung sâu sắc về nhân sinh quan, sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học để viết lại bài khóa với ngôn ngữ của mình, trả lời những câu hỏi liên quan, và viết những đoạn văn theo một số chủ đề có liên quan đến nội dung bài khóa với những từ trọng điểm hoặc các cấu trúc ngữ pháp gợi ý.

Tài liệu tham khảo:

  • Tiếng Hàn thực dụng cuốn 4 phần 2 (bài tập ngữ pháp giáo trình Yonsei, NXB Đại học Yonsei).

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT.

  • Bài tập ngữ pháp giáo trình Seoun cuốn 4 phần 2

  • Từ điển ngữ pháp Việt – Hàn.


9323. NGHE 7 – TIẾNG HÀN
Môn nghe 7 cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng hợp, hoàn chỉnh kiến thức môn nghe theo chương trình nghe của trường Đại học Kyong Hee. Để học tốt môn nghe 7 sinh viên cần hoàn chỉnh kiến thức những học kỳ trước. Các bài tập sau những bài khóa và từng chủ đề theo từng bài học cung cấp cho sinh viên vốn từ theo từng chủ đề, ngữ pháp.. nhằm nâng cao khả năng nghe – nói của sinh viên.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình trung cấp 2 – NXB Trường ĐH Kuyng Hee

  • Nói tiếng Hàn một cách dễ dàng cuốn 5,6

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Seo Kang

  • Giáo trình Hàn ngữ cao cấp - NXB Trường ĐH Seo Kang

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Nữ Lee Hwa

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Nữ Lee Hwa


93113. BIÊN PHIÊN DỊCH -TIẾNG HÀN
Giúp sinh viên có phương pháp và kiến thức khi thông biên dịch từ Hàn sang Việt và ngược lại. Trang bị và rèn luyện cho người học nắm vững lý luận dịch thuật, kỹ năng dịch thuật với các loại hình dịch thuật khác nhau. Sau khi học xong môn học này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về nguyên tắc dịch, qua đó rèn luyện được phản xạ nhanh nhạy bén trong quá trình ứng dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Có sự so sánh về mặt ngữ pháp, ngữ âm giữa hai ngôn ngữ Tiếng Hàn và Tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo: Giáo trình tự soạn .
93114. NGHIỆP VỤ THƯ KÍ – TIẾNG HÀN
Môn học Nghiệp vụ thư kí (tiếng Hàn) cung cấp cho người học những kỹ năng và kiến thức tổng quát về nghiệp vụ thư ký như: soạn thảo văn bản, xử lí số liệu, cách thức tổ chức hội nghị, kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ lễ tân… Do môn học được học hoàn toàn bằng tiếng chuyên ngành nên sinh viên cần phải học tốt kỹ năng nghe, viết và biên phiên dịch. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trao dồi từ vựng và luyện tập ngữ pháp để lĩnh hội tốt môn học trên. Ngoài ra, sinh viên cần đọc thêm các tài liệu nghiên cứu về các nghiệp vụ thư kí bằng tiếng Việt nhằm học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo:

  • Dương Văn Khảm và các tác giả, Nghiệp vụ thư kí văn phòng, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997

  • Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, TS. Lương Minh Việt, Giáo trình nghiệp vụ thư kí, NXB Hà Nội, 2005.


93120. VIẾT 8 – TIẾNG HÀN
Môn Viết 8 dành cho sinh viên năm thứ tư ngành Hàn Quốc học, bổ trợ những mẫu cấu trúc ngữ pháp trình độ trung - cao cấp và cung cấp một lượng từ vựng phong phú cho người học. Ngoài ra, còn giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ, thành ngữ thông dụng. Phần bài tập của Viết 8 liên quan đến nội dung bài khóa với những điểm ngữ pháp trọng tâm, từ vựng theo chủ đề đi sâu vào chuyên ngành củng cố thêm nội dung đã học. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự trao dồi và luyện tập nhằm phát triển đồng bộ các kỹ năng nghe, nói, đọc hiểu…

Học xong môn học này, sinh viên có thể viết tốt phần luận bằng tiếng Hàn, làm sơ yếu lí lịch, hồ sơ phỏng vấn xin việc làm hoặc biên phiên dịch tiếng Hàn…



Tài liệu tham khảo:

  • Bài tập ngữ pháp giáo trình Yoisei năm 4, NXB Yonsei

  • Sách luyện thi năng lực Hàn ngữ quốc tế (Topik)

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT


93115. NÓI 7 – TIẾNG HÀN
Thông qua việc giao tiếp bằng tiếng Hàn, chúng ta có thể hiểu, cảm nhận được suy nghĩ của người Hàn Quốc. Tuy nhiên để việc giao tiếp ngày càng giói hơn điều quan trọng là chúng ta cần phải thường xuyên tiếp xúc với người Hàn Quốc. Những kiến thức được học ở những học kỳ trước là nền tảng quan trọng để có thể tiếp tục nâng cao khả năng giao tiếp. Với giáo trình này môn học cung cấp cho sinh viên những nền tảng về kiến thức xã hội… giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về suy nghĩ và quan điểm sống của người Hàn. Ở cuối những bài học có những bài luyện tập phát âm giúp sinh viên có thể phát âm chuẩn.

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu tham khảo từ Internet

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT


93116. ĐỌC 7– TIẾNG HÀN
Là môn học rèn luyện kỹ năng đọc các bài học về văn hóa, xã hội, chính trị ở cấp độ cao cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Kyung Hee cao cấp 1

  • Yonsei đọc hiểu cao cấp


93117. VIẾT 7 – TIẾNG HÀN
Là một môn học kết hợp 2 phần dạy ngữ pháp và thực tập viết dựa trên mẫu câu vừa học.

Môn Viết 7 dành cho sinh viên năm thứ tư ngành Hàn Quốc học, cung cấp cho người học một lượng từ vựng phong phú, củng cố các cấu trúc ngữ pháp, mở rộng từ, giải thích và hướng dẫn cách dùng một số cụm từ, thành ngữ trọng điểm. Viết được những đoạn văn súc tích, dùng được nhiều định ngữ trong câu, ứng dụng được mẫu câu vừa học.

Bài tập của phần này xoay quanh các cấu trúc ngữ pháp, cách dùng từ trọng điểm để củng cố thêm nội dung đã học. Sau khi học môn này sinh viên nắm được một lượng từ vựng lớn, hiểu thêm về văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc. Đồng thời biết sử dụng cách dùng của một số cụm từ hoặc thành ngữ thông dụng.

Tài liệu tham khảo:


  • Tiếng Hàn thực dụng cuốn 4 phần 1 (bài tập ngữ pháp giáo trình Yonsei, NXB Đại học Yonsei).

  • Bài tập ngữ pháp giáo trình Seoul cuốn 4 phần 1

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT, Topik.


9326. NHÂN HỌC – VĂN HÓA XÃ HỘI HÀN QUỐC – TIẾNG HÀN
Môn Nhân học – Văn hóa – Xã hội Hàn Quốc trang bị cho sinh viên ngành Hàn Quốc học những kiến thức cơ bản về tính cách con người, bản sắc riêng của nền văn hóa và tổ chức xã hội đất nước Hàn Quốc. Đặc biệt, môn học này thật sự cần thiết cho việc giảng dạy sinh viên chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch.

Học xong môn này, sinh viên có thể hiểu biết thêm về tính cách dân tộc Hàn, tính tôn ty-trật tự bị ảnh hưởng mạnh mẽ mởi Nho giáo, bản sắc văn hóa hơn 4000 năm phát triển và đặc điểm cấu trúc xã hội Hàn Quốc, biết lý giải những đặc điểm của nền văn hóa và xã hội dân tộc Hàn.



Tài liệu tham khảo:

  • Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học - tiếp cận định tính và định lượng,, H. Russel Bernard (Hoàng Trọng, Thu Hằng, Phương Lan dịch) Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

  • Nhập môn lý thuyết nhân học , Robert Layton (Phan Ngọc Chiến dịch), Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

  • Tìm hiểu các nước trên thế giới TRUNG QUỐC – TRIỀU TIÊN – NHẬT BẢN đỉnh cao văn minh Đông Á, Gina L. Barnes (Huỳnh văn thanh dịch), NXB Tổng hợp TP. HCM, 1993.

  • Xã hội Yangban thời Choson, Yi seong Mu, Nxb Il Cho Kak, 1995.


9327. NGHE 8 – TIẾNG HÀN
Nghe và nói là hai kỹ năng quan trọng đối với việc học ngoại ngữ. Môn nghe 8 này nhằm giúp hoàn chỉnh kĩ năng nghe cho sinh viên trong học kỳ cuối. Các bài học theo từng chủ đề rất đa dạng để sinh viên có thể thảo luận theo từng bài khóa. Các bài tham luận về các vấn đề thành ngữ, tục ngữ, văn hóa nhằm ở cuối mỗi bài học nhằm giúp sinh viên hiểu hơn về văn hóa của đất nước Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình trung cấp 2 – NXB Trường ĐH Kuyng Hee

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Seo Kang

  • Giáo trình Hàn ngữ cao cấp - NXB Trường ĐH Seo Kang

  • Giáo trình Hàn ngữ trung cấp - NXB Trường ĐH Nữ Lee Hwa


9328. NÓI 8 – TIẾNG HÀN
Môn học cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức hoàn chỉnh trước khi ra trường. Với nội dung chường trình được sắp xếp khoa học giúp cho sinh viên khi ra trường có thể hiểu và nghe được khi giao tiếp với người Hàn. Để có kết quả tốt nhất, sinh viên cần nắm vững kiến thức những năm trước đã học. Sau những bài học có những bài đọc thêm và từ vựng giúp sinh viên trau dồi khả năng ngôn ngữ và vốn từ nhiều hơn. Sinh viên cần phải đọc bài nhiều lần để tăng dần khả năng phản xạ khi giao tiếp. Ở mỗi bài học có những bài tập thảo luận nhóm giúp sinh viên có khả năng trau dồi thêm vốn từ, phát triển khả năng nghe và nói.

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu tham khảo từ Internet

  • Sách luyện tập văn phạm thực dụng KLPT

  • Giáo trình Hàn ngữ cao cấp - NXB Trường ĐH Seo Kang

  • Giáo trình Hàn ngữ cao cấp - NXB Trường ĐH Nữ Lee Hwa


93119. ĐỌC 8 – TIẾNG HÀN
Là môn học rèn luyện kỹ năng đọc các bài học về văn hóa, xã hội, chính trị ở cấp độ cao cấp.

Tài liệu tham khảo:

  • Kyung Hee cao cấp 2

  • Yonsei đọc hiểu cao cấp


9401. ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Môn học đề cập đến các kiến thức về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, chú trọng giới thiệu những dạng tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá, bao gồm:

- Các thành phần của tự nhiên Việt Nam: Lịch sử phát triển lãnh thổ, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và sinh vật, tài nguyên.

- Ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và vấn đề bảo vệ môi trường tài nguyên Việt Nam

- Các vấn đề về địa lý dân cư, địa lý văn hoá – xã hội, địa lý kinh tế Việt Nam.



Tài liệu tham khảo:

  • Vũ Tự Lập, Ðịa lí tự nhiên Việt Nam, NXBGD, 1999.

  • Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB KHKT, 1990.

  • Lê Thông và nnk, Ðịa lý kinh tế Việt Nam, HN, 1997.

  • Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, Giới thiệu Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam (phần Đại cương), NXB GD Hà Nội, 2005.

  • Văn Thái, Ðịa lý kinh tế Việt Nam, NXB thống kê, 1997.

  • Ðặng Như Toàn, Ðịa lý kinh tế Việt Nam, ÐHKTQD - HN, 1998.


9442. NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
Trang bị cho Sinh viên tìm hiểu khái niệm về xã hội học, sự ra đời của xã hội học, các chức năng của xã hội học, hiểu rõ và năm vững những phạm trù, cũng như khái niệm cơ bản của xã hội học, tìm hiểu một số xã hội học chuyên ngành (Xã hội học Gia đình, Xã hội học Đô thị)

Tài liệu tham khảo:

  • Những vấn đề cơ bản của Xã hội học, Nguyễn Minh Hòa, 1995.

  • Xã hội học đại cương, Nguyễn Minh Hòa, NXB Tp.HCM, 1993.

  • Xã hội học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

  • Những vấn đề cơ bản của Xã hội học, Học viện HCQG, Hà Nội, 1992.

  • Nhập môn Xã hội học, Trần Hữu Quang, 1993.

  • Đề cương bài giảng Xã hội học, Đỗ Thái Đồng.


94111. TỔNG QUAN DU LỊCH
Môn học mô tả về tổng quan về du lịch, khái quát về kinh tế du lịch, những tác động ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch, xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch.

Môn học sẽ đi sâu vào tìm hiểu các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và các điều kiện phát triển ngành du lịch trong nước và ngoài nước.



Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Văn Đính – Nguyễn Văn Mạnh, Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh, NXB Văn hoá thông tin, 1996.

  • Đinh Trung Kiên, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB ĐHQGHN

  • Bùi Thanh Thuỷ, Nghiệp vụ hướngdẫn du lịch, NXB ĐH Văn hoá, 2005.

  • Nguyễn Bích Sang, Cẩm nang hướng dẫn du lịch, NXB Văn hoá thông tin, 2004.

  • Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia, 2005.


94117. TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG – TÂM LÝ DU KHÁCH
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên các quy luật tâm lý, các hiện tượng tâm lý xã hội, động cơ, nhu cầu tâm lý của khách du lịch cũng như các nét tâm lý đặc trưng cơ bản của khách du lịch.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh, GT tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong du lịch, NXB Thống Kê, 2000.

  • Trần Hiệp, tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã hội, HN 1991

  • Davidoff, D.M, Contact Customer service in hospitallity anh tourism industry, Prentice Hall, London.

  • Moutinho, L. Witt, Consumer behaviour in tourism, Prentice Hall, London.


9405. CƠ SỞ TIẾNG VIỆT
Trình bày những vấn đề tổng quan về lịch sử và loại hình học tiếng Việt; những vấn đề khái quát về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt và cung cấp những kiến thức căn bản về văn bản và phong cách học văn bản tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo:

  • Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông (Tập 1,2), Nxb. ĐH&THCN, H, 1989

  • Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H, 1995.

  • Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. ĐHQG, H, 1996

  • Hữu Đạt- Trần Trí Dõi- Đào Thanh Lan, Cơ sở tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 1998

  • Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb. ĐH&THCN, H, 1986

  • Đinh Trọng Lạc, Phong cách học TV, Nxb. Giáo dục, 1999

  • Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - Câu , Nxb. ĐH&THCN, H, 1980.

  • N. Xtankêvic, Loại hình các ngôn ngữ, Nxb. ĐH&THCN, H, 1986.

  • Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu về tiếng Việt lịch sử, Nxb. Giáo dục, H, 1993.

  • Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb. ĐH&THCN, H, 1977

  • Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H, 1997.


94112. PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH
Môn học giúp sinh viên khi hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam nắm bắt và áp dụng, thực thi Luật du lịch của nhà nước Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  • Tổng Cục du lịch Việt Nam, Luật Du Lịch, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2005


94118. ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 2
Cung cấp cho sinh viên các thuật ngữ trong chuyên môn bằng tiếng Anh. Đồng thời rèn các kỹ năng nghe, nói, giúp sinh viên có thể sử dụng tiếng Anh trong môi trường chuyên ngành của mình với khách du lịch cụ thể là giao tiếp trong nhà hàng và khách sạn.

Tài liệu tham khảo:

  • Tourism 1, của Walker and Keith Harding

  • Vietnam Tourist Guidebook, của Tourism Information Technology Center


94119. QUY HOẠCH VÀ PHÂN VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM
Môn học trang bị cho sinh viên ngành Việt Nam học những kiến thức: Quan niệm về tài nguyên du lịch. Vai trò của tài nguyên du lịch trong sự phát triển du lịch. Các loại tài nguyên du lịch. Giới thiệu phương pháp tổ chức lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. Sự phân bố và phát triển các vùng địa lý du lịch ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  • Vũ Tuấn Cảnh, Ðánh giá tài nguyên Du lịch Việt Nam, Ðề tài NCKH, 1991.

  • Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Ðịa lý Du lịch, NXB TP HCM, 1999.

  • Tổ chức Du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển DLVN thời kỳ 1995 – 2010

  • Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB KHKT, 1990.

  • GS. Thế Đạt, Tài nguyên du lịch VN, NXB Chính trị quốc gia, 2005.

  • Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXBGD Hà Nội, 1998.

  • Taylor Francis, Tourism Planning, Newyork-Philadelphia-London, 1988.


9412. HỆ THỐNG BẢO TÀNG VIỆT NAM
Môn học này bao gồm những kiến thức cơ bản về bảo tàng học như: Định nghĩa; lịch sử bảo tàng Việt Nam, chức năng của bảo tàng; nghiệp vụ chuyên môn về Bảo tàng; Các tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng hạng I, hạng II và hạng III; Hệ thống các bảo tàng ở Việt Nam: bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng địa phương và bảo tàng tư nhân; quản lý nhà nước về công tác bảo tàng; quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020…

Tài liệu tham khảo:

  • “Các bảo tàng quốc gia Việt Nam”, Hà Nội, 2001.

  • “Cẩm nang Bảo tàng”, Gary Edson- David Dean, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 2001.

  • “Cơ sở Bảo tàng học” Tập 1, 2, 3, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, 1990.

  • “Luật Di sản văn hóa”, Chính phủ, 2001.


9443. DÂN TỘC HỌC VÀ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực Dân tộc học và nắm được những nét đại cương về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sinh viên có thể chủ động tiếp cận các tài liệu về dân tộc học để tự làm giàu tri thức và nâng cao nhận thức, ứng dụng vào quá trình học tập và hoạt động thực tiễn tiếp theo.

Giới thiệu kiến thức cơ bản về các dân tộc ở Việt Nam theo các vấn đề: đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các dân tộc người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.



Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội 1983.

  • Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1978.

  • Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1984.

  • Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN, NXB TPHCM 2001

  • Đặng Nghiêm Vạn, Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993.

  • Web: http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=11149 (mục: Tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam)


94113. NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Môn học mô tả về tổng quan về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch, xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Văn Đính – Nguyễn Văn Mạnh, Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh, NXB Văn hoá thông tin, 1996.

  • Đinh Trung Kiên, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB ĐHQGHN

  • Bùi Thanh Thuỷ, Nghiệp vụ hướngdẫn du lịch, NXB ĐH Văn hoá, 2005.

  • Nguyễn Bích Sang, Cẩm nang hướng dẫn du lịch, NXB Văn hoá thông tin, 2004.

  • Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia, 2005.


94120. ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 3
Cung cấp cho sinh viên các thuật ngữ trong chuyên môn bằng tiếng Anh. Đồng thời rèn các kỹ năng nghe, nói, giúp sinh viên có thể sử dụng tiếng Anh trong môi trường chuyên ngành của mình với khách du lịch cụ thể là giao tiếp trong nhà hàng và khách sạn, các tour tuyến điểm du lịch.

Tài liệu tham khảo:

  • Tourism 1, của Walker and Keith Harding

  • Vietnam Tourist Guidebook, của Tourism Information Technology Center.


9413. ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 4
Cung cấp cho sinh viên các thuật ngữ trong chuyên môn bằng tiếng Anh, các tour tuyến điểm bằng tiếng Anh. Đồng thời rèn các kỹ năng nghe nói đọc viết, giúp sinh viên có thể sử dụng tiếng Anh trong môi trường chuyên ngành của mình với khách du lịch.

Tài liệu tham khảo:

- Tourism 1, của Walker and Keith Harding

- Vietnam Tourist Guidebook, của Tourism Information Technology Center.
9448. VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
Cung cấp cho sinh viên kiến thức chung và nhất là kiến thức văn hóa khu vực Đông Nam Á được đặt trong thế tương liên dân tộc - khu vực. Cụ thể, việc tái hiện văn hóa Đông Nam Á sẽ được chú trọng ở những đặc điểm cơ tầng chung mà từ đó lịch sử nước Việt được bắt đầu. Đồng thời, tiến trình và diện mạo văn hóa Đông Nam Á cũng được tái hiện lại theo ý thức khai thác những đặc điểm liên quan, ảnh hưởng chặt chẽ đến Việt Nam.

Cung cấp kiến thức về diện mạo văn hóa Việt Nam trong bối cảnh và quan hệ với khu vực Đông Nam Á, từ đó chứng minh luận điểm: Việt Nam - một Đông Nam Á thu nhỏ. Ngoài việc củng cố phương pháp tiếp cận dân tộc học từ khu vực học, môn học còn cung cấp kiến thức về văn hóa đương đại Việt Nam và khu vực, kèm theo những tổng kết và dự đoán xu thế phát triển bước đầu.



Tài liệu tham khảo:

- Phạm Đức Dương, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, NXB KHXH, Hà Nội, 2000.



- Trần Quốc Vượng, Truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á, Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội, 1996.
94100. VĂN HỌC DÂN GIAN
Nội dung môn học gồm các phần khái quát những đặc trưng văn học dân gian, phân tích các thể loại văn học dân gian người Việt (truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, vè, truyện cười...) và đại cương về văn học dân gian các dân tộc thiểu số.

Tài liệu tham khảo:

  • Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian, NXB GD.

  • Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học dân gian - những công trình nghiên cứu, NXB GD.

  • Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học dân gian - những tác phẩm chọn lọc, NXB GD.

  • Đỗ Bình Trị - Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian , NXB GD.

  • Nhóm Lê Chí Quế, Văn học dân gian, ĐHQG Hà Nội.


94110. QUẢN TRỊ LỮ HÀNH
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về doanh nghiệp quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành.

  • Thực trạng của hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tại các doanh nghiệp

  • Xây dựng chiến lược quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp và quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành tại một số doanh nghiệp…

Tài liệu tham khảo:

  • ThS.Trần Phi Hoàng, Nghiệp vụ thiết kế và điều hành du lịch

  • Nhiều tác giả, VCD, DVD về du lịch, dịch vụ lữ hành

  • Nguyễn Văn Đính – Phạm Hồng Chương, Giáo trình hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê, 2000.

  • Nguyễn Cường Hiền, Nghệ thuật hướng dẫn, NXB GD

  • Đinh Trung Kiên, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB ĐHQGHN

  • Bùi Thanh Thuỷ, Nghiệp vụ hướngdẫn du lịch, NXB ĐH Văn hoá, 2005.

  • Nguyễn Bích Sang, Cẩm nang hướng dẫn du lịch , NXB Văn hoá thông tin, 2004


94114. MARKETING CƠ BẢN - MARKETING DU LỊCH
Môn học cung cấp cho sinh viên một số vấn đề lý thuyết liên quan đến marketing cơ bản trên cơ sở đó hướng dẫn sinh viên cách thức làm marketing du lịch, nhằm quảng bá những sản phẩm du lịch cho du khách.

Tài liệu tham khảo:

  • ThS.Trần Phi Hoàng, Giáo trình Marketing du lịch

  • ThS.Trần Phi Hoàng, Nghiệp vụ thiết kế và điều hành du lịch

  • Trần Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch, NXB GD

  • Dennis L. Foster, Công nghệ du lịch, NXB GD (Biên dịch: Trần Đình Hải)

  • Nhiều tác giả, VCD, DVD về du lịch, dịch vụ lữ hành

  • Nguyễn Văn Đính – Phạm Hồng Chương, Giáo trình hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê, 2000.


9419. ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 5
Học phần nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng căn bản nhất về tiếng Anh của ngành du lịch, giới thiệu, hướng dẫn về các điểm du lịch trên thế giới. Cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng về chuyên ngành du lịch cũng như các cấu trúc ngữ pháp cơ bản trong cách giao tiếp và thuyết trình về các điểm du lịch.

Tài liệu tham khảo:

  • Tourism 1, của Walker and Keith Harding

  • Vietnam Tourist Guidebook, của Tourism Information Technology Center.


94115. DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
Môn học đề cập đến hoàn cảnh ra đời của du lịch sinh thái, khái niệm của du lịch sinh thái, những đặc điểm, yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch sinh thái, đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái. Quy hoạch và thiết kế khu du lịch sinh thái trong các Vườn Quốc Gia và khu bảo tồn thiên nhiên

Môn học còn đi sâu vào tìm hiểu các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và các điều kiện phát triển ngành du lịch trong nước và ngoài nước.



Tài liệu tham khảo:

  • Phạm Trung Lương và nnk, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000

  • Kreg Lindberg và nnk, Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lý, tập 2, Cục môi trường xuất bản 1 – 2000 (sách trên mạng).

  • Nguyễn Trung Lương và nnk, Du lịch sinh thái: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở VN, NXB Giáo dục, 2002.

  • Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2006.


9424. ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 6
Tiếp tục phát triển từ anh văn chuyên ngành 5, học phần này cũng nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng về tiếng Anh của ngành du lịch, giới thiệu, hướng dẫn về các điểm du lịch ở Việt Nam và trên thế giới. Cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng về chuyên ngành du lịch cũng như các cấu trúc ngữ pháp cơ bản trong cách giao tiếp và thuyết trình về các điểm du lịch.

Tài liệu tham khảo:

  • Tourism 1, của Walker and Keith Harding

  • Vietnam Tourist Guidebook, của Tourism Information Technology Center.


9430. KỸ NĂNG HỖ TRỢ QUAY PHIM, CHỤP HÌNH
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ năng chụp hình, quay phim khi đi tour. Sinh viên sẽ được học phần lý thuyết và thực hành về hai kỹ năng này như cách chụp một bức ảnh đẹp, nguyên tắc chụp hình 1/3...

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình của giảng viên.

  • Xem trên các trang web.


94101. CÁC DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á
Nội dung môn học bao gồm: giới thiệu về tổ chức Unesco, khái quát về di sản văn hóa thế giới, phân loại, các tiêu chí công nhận là di sản văn hóa thế giới. Giới thiệu các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam (Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, ca trù, Hội Gióng, Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sĩ ở Văn Miếu) và Đông Nam Á; thực trạng và giải pháp bảo tồn các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam và Đông Nam Á…

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Quang Mỹ, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, NXB Trẻ, 2006.

  • Web: http://www.hanhtrinhviet.com.vn/Di-San-The-Gioi-Tai-Viet-Nam.html

  • Web: http://olympiavn.org/forum/index.php?topic=39928.0


94103. LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
Lịch sử nghệ thuật Việt Nam là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Vì vậy các lĩnh vực nghệ thuật Việt Nam cũng chịu chung những thăng trầm với lịch sử dân tộc. Trong cuộc trường chinh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ngoài việc sáng tạo nên những giá trị truyền thống, người Việt đã biết tiếp thu, tiếp nhận có chọn lọc những tiến bộ của nhân loại để làm giàu cho nên nghệ thuật nước nhà.

Nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ tiếp cận giá trị thẩm mỹ trong các lĩnh vực nghệ thuật như: Điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu, múa, văn học trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cụ thể là trong điêu khắc có điêu khắc tượng, phù điêu của các triều đại ở cung đình, chùa chiền miếu mạo; trong kiến trúc có kiến trúc cư trú, kiến trúc công cộng (chùa tháp, đình làng...), kiến trúc cung đình; trong hội hoạ có tìm hiểu các nét đẹp riêng có của tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng; trong âm nhạc có nghệ thuật ca trù, nghệ thuật quan họ...; trong sân khấu có nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương; trong múa có nghệ thuật múa rối nước...



Trong quá trình tìm hiểu các lĩnh vực nghệ thuật trên, giảng viên sẽ hướng dân sinh viên tìm hiểu thêm về ngôn ngữ của các nghệ thuật, nội dung mà từng nghệ thuật hướng tới, chất liệu thể hiện nghệ thuật…

Tài liệu tham khảo:

  • Hoàng Văn Khoáng (chủ biên), Văn hóa Lý - Trần nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa tháp

  • Vũ Ngọc Khánh, Đền miếu VN

  • Chu Quang Trứ, Mỹ thuật Lý Trần mỹ thuật phật giáo

  • Nguyễn Đức Thêm, Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống VN.

  • Trần Lâm Bền, Một con đường tiếp cận lịch sử.

  • Đỗ Văn Khang, Nghệ thuật học.

  • Trịnh Quang Vũ, Lược sử mỹ thuật VN.

  • Bùi Văn Vượng, Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam

  • Nhiều tác giả, Đạị cương lịch sử Việt Nam tập 1,2,3

  • Nguyễn Quang Ngọc (cb), Tiến trình Lịch sử Việt Nam


94104. ĐỊA LÝ DU LỊCH NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ
Môn học đề cập đến các kiến thức về địa lý du lịch Việt Nam và quốc tế:

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, phương pháp tổ chức lãnh thổ du lịch.

  • Lịch sử phát triển, tình hình và xu hướng phát triển du lịch trên thế giới.

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở Việt Nam.

  • Lịch sử, hiện trạng và xu hướng và các giải pháp để phát triển du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Các vùng địa lý du lịch Việt Nam và quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Minh Tuệ, Ðịa lý Du lịch, Huế, 1995.

  • Vũ Tuấn Cảnh và nnk, Ðánh giá tài nguyên Du lịch Việt Nam, Ðề tài NCKH, 1991.

  • Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông và nnk, Ðịa lý Du lịch, NXB TP HCM, 1999.

  • TCDLVN, Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010.

  • Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB KHKT, 1990.

  • GS Thế Đạt, Tài nguyên du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2005.


94105. ĐỊA DANH HỌC VÀ CÁC ĐỊA DANH Ở VIỆT NAM
Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về địa danh học. Sinh viên sẽ làm quen với các phương thức đặt địa danh, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, lí giải những nguyên nhân khiến một địa danh ra đời và mất đi, tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của nhiều địa danh, đặc biệt là các địa danh ở Việt Nam. Qua đó, sinh viên sẽ hiểu thêm về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa của đất nước, giáo dục lòng yêu quê hương cho thế hệ trẻ, nhất là học sinh trong các trường phổ thông.

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Văn Âu, Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.

  • Lê Trung Hoa, Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (địa danh Thành phố Hồ Chí Minh), NXB KHXH, 2003.

  • Lê Trung Hoa, Địa danh học Việt Nam, NXB KHXH, 2006.

  • Bùi Thiết, Địa danh văn hóa Việt Nam, NXB Thanh Niên, HN, 1999.

  • Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, NXB Lao Động, HN, 1996.

  • Superanskaja, A.V (2002), Địa danh học là gì?, Đinh Lan Hương dịch, Nguyễn Xuân Hòa hiệu đính, Hà Nội.


94116. NGHIỆP VỤ LỄ TÂN NGOẠI GIAO VÀ NGHIỆP VỤ LƯU TRÚ
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của lễ tân ngoại giao, nghiệp vụ lưu trú. Giúp sinh viên hiểu được ý nghĩa, vai trò của lễ tân ngoại giao và nghiệp vụ lưu trú trong việc phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết như vai trò, nguyên tắc, những quy định về quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, các chuyến thăm chính thức và không chính thức, thăm làm việc, thăm nhà nước, cách bố trí chỗ ngồi, cách tổ chức một buổi tiệc chiêu đãi ngoại giao, xếp bàn tiệc, một số quy định về nghi thức nhà nước và lễ tân ngoại giao của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  • Các quy định lễ tân Nhà nước: Hệ thống văn bản của Chính phủ, NXB Chính trị quốc gia, 2001.

  • Phạm Thị Cúc, Giáo trình lý thuyết nghiệp vụ lễ tân: Dùng trong các trường THCN, NXB Hà Nội, 2005.

  • Hoàng Lê Minh, Nghiệp vụ lễ tân khách sạn, NXB Lao Động, 2005.

  • Đỗ Thị Kim Oanh, Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành nghiệp vụ lễ tân: dùng trong các trường THCN, NXB Hà Nội, 2005.

  • Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB Chính trị quốc gia, 2005.


9422. NHÂN HỌC - VĂN HỌC - XÃ HỘI VIỆT NAM
Môn học Nhân học văn hoá xã hội Việt Nam cung cấp lượng kiến thức nền cho sinh viên về các đề tài văn hoá xã hội Việt Nam. Sinh viên sẽ được học những kiến thức cơ bản về tính cách con người, những đặc trưng trong văn hoá xã hội Việt Nam trong các thời kỳ khác nhau. Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức đầy đủ và tương đối sâu sắc về nhân học và văn hóa, xã hội Việt Nam, biết lý giải những đặc điểm của nền văn hóa và xã hội Việt Nam, khả năng nhận biết các quy luật hình thành và phát triển của một dân tộc cụ thể.

Tài liệu tham khảo:

  • Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương; Nxb Đồng Tháp 1998 (tái bản)..

  • Trần Lâm Biền, Một con đường tiếp cận với lịch sử, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội 2000.

  • Phan Ngọc Liên (chủ biên), Lược sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục.

  • Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ (sưu tầm tuyển chọn), Phong tục tập quán các dân tộc Việt nam, Nxb văn hoá dân tộc, Hà nội 1977.

  • Hữu Ngọc, Lãng du trong văn hoá Việt Nam, Nxb Thanh niên 2007.

  • Nhiều tác giả, Hỏi và đáp về văn hoá Việt Nam, Nxb văn hoá dân tộc - Tạp chí văn hoá nghệ thuật, Hà Nội 1998.


9431. ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 7
Cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về tiếng Anh chuyên sâu hơn của ngành du lịch như cách giao tiếp, thuyết trình các tuyến điểm du lịch trong nước và nước ngoài. Ngoài phần lí thuyết, sinh viên còn được thực hành xử lí nhiều tình huống khác nhau trong quá trình hướng dẫn khách du lịch.

Tài liệu tham khảo:

  • Tourism 2, của Walker and Keith Harding

  • Vietnam Tourist Guidebook, của Tourism Information Technology Center  


94106. TỔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH KINH TẾ VIỆT NAM
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển lịch sử của kinh tế Việt Nam; đặc điểm các nguồn lực cho phát triển kinh tế Việt Nam, đặc điểm và xu thế phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; triển vọng và định hướng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

  • Nhiều tác giả, Tư duy kinh tế Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, NXB Thanh Niên, 2010.

  • Nguyễn Văn Thường, Trần Khánh Hưng, Giáo trình kinh tế Việt Nam, NXB ĐH KTQD, 2010.

  • Đặng Đình Hào, Vũ Thị Minh Loan, Kinh tế Việt Nam ba năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (2007 - 2009), NXB ĐH KTQD, 2010.

  • Nguyễn Đức Thành, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam - 2010, lựa chọn để tăng trưởng bền vững, NXB Tri Thức, 2010.


94108. TỔNG QUAN VỀ TOUR DU LỊCH VÀ KIẾN TẬP 7
Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kinh nghiệm khi đi thực tập tại các điểm du lịch. Sinh viên sẽ ứng dụng các kỹ năng đã được học khi đi tour...

Tài liệu tham khảo: Giáo trình của giảng viên.
9434. PHONG TỤC, TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI VIỆT NAM
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phong tục, tín ngưỡng, lễ tết và lễ hội Việt Nam cũng như phương pháp tiếp cận để sau này sinh viên có thể tự mình tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo:

  • Phạm Việt Tuyền, Cửa vào phong tục Việt Nam, SÀI GÒN XB 1974.

  • Tân Việt, 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam.


9435. ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 8
Học phần trang bị những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết giúp sinh viên sử dụng tiếng Anh trong môi trường chuyên ngành của mình với khách du lịch. Sinh viên được học thêm nhiều thuật ngữ chuyên ngành, cách xử lí tình huống khi đi tour.

Tài liệu tham khảo:

  • Tourism 2, của Walker and Keith Harding

  • Vietnam Tourist Guidebook, của Tourism Information Technology Center  

  • Đặng Hữu Toàn, TS. Trần Nguyên Việt, TS. Đỗ Minh Hợp, CN Nguyễn Kim Lai 2005, Các nền văn hóa thế giới, NXB Từ điển Bách khoa.


9445. LỊCH SỬ LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về quá trình hình thành làng xã Việt Nam và những đặc trưng cơ bản trong cơ cấu tổ chức truyền thống của người Việt.

Tài liệu tham khảo:

  • Phan Đại Doãn, Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2008.

  • Nhóm tác giả Học viện chính trị Quốc gia TP HCM, Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia HN, 2001.

  • Hồ Đức Thọ, Lệ làng Việt Nam, NXB Hà Nội, 2001.

  • Mai Huy Bích, Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng, NXB Văn hóa Hà Nội, 2003.

  • Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa thông tin, 1996.


94107. TÔN GIÁO HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Ngoài những vấn đề lí thuyết như khái niệm, bản chất, nguồn gốc, chức năng xã hội của tôn giáo, học phần còn cung cấp kiến thức về tôn giáo ở Việt Nam với những đặc điểm (như hiện tượng đan xen, chung sống hòa hợp giữa các tôn giáo; mối quan hệ giữa các tôn giáo và các dân tộc ở Việt Nam) và những biểu hiện cụ thể của các tôn giáo (như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo...); tìm hiểu về lễ hội của các tôn giáo và đạo giáo; vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội; hiểu rõ đường lối và chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề dân tộc và tôn giáo hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

  • Trương Chí Cương, Tôn giáo học là gì?, NXB Tổng hợp TP HCM, 2007.

  • Nguyễn Thanh Xuân, Trần Xuân Dung, Một số vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, 2009.

  • Mai Thanh Hải, Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 2006.

  • Đỗ Minh Hợp, Tôn giáo học nhập môn, NXB Tôn Giáo, 2009.

  • Đặng Nghiêm Vạn, Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB CTQG, 2003.

  • Viện khoa học xã hội Việt Nam, Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, NXB Chính trị quốc gia, 2004.


94109. TỔNG QUAN VỀ TOUR DU LỊCH VÀ KIẾN TẬP 8
Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kinh nghiệm khi đi thực tập tại các điểm du lịch. Sinh viên sẽ ứng dụng các kỹ năng đã được học khi đi tour...

Tài liệu tham khảo: Giáo trình của giảng viên.
10101 PRONUNCIATION 1
Học phần này giới thiệu hệ thống nguyên âm và các nguyên âm đôi trong tiếng Anh cũng như các phạm trù quan trọng khác của phát âm như trọng âm, ngữ điệu Môn học sẽ giúp sinh viên đọc được phiên âm khi sử dụng từ điển tiếng Anh, phát âm đúng các âm trong tiếng Anh trong quá trình học ngôn ngữ này và nói tiếng Anh đúng trọng âm, ngữ điệu để thành công khi giao tiếp bằng tiếng Anh

  • Giáo trình chính: Baker, A (2002) Sheep or ship. CUP

  • Tài liệu tham khảo:

  • Baker. A. & Goldstein. S (2008 ) Pronunciation Pairs. 2nd Ed CUP

  • Hancock, M. (2003 ) English Pronunciation in Use. CUP

  • Hewings, M. (1993). Pronunciation Tasks. CUP.

  • Hewings, M (2004 ) Pronunciation Practice Activities. CUP

  • Marks. J ( 2007) English Pronunciation in Use. CUP

  • O’Conner, J.D & Fletcher. C (1989) Sounds English . Longman.


10102 SPEAKING 1
Trong học phần này sinh viên học cách sử dụng ngôn ngữ theo tình huống trong những hoạt động thực tế hàng ngày như đi mua sắm, ăn uống ở nhà hàng, thu xếp một cuộc hẹn với bạn bè... Thông qua các hoạt động giao tiếp và đối thoại, sinh viên sẽ học được cách sử dụng ngôn ngữ theo cách của người bản ngữ.

- Giáo trình chính:



  • Richards, J.C(2006) Person to Person. OUP

- Sách tham khảo:

  • Cunningham, S. & Moore. P (2005) New Cutting Edge . Pearson Longman

  • Richards, J.C (1997) New Interchange. CUP


10103 LISTENING 1
Trong học phần này sinh viên sẽ thực hành kỹ năng nghe tiếng Anh thông qua các chủ đề, các hoạt động, nhiệm vụ phản ánh các hoạt động của cuộc sống hàng ngày bằng tiếng Anh. Các hoạt động nghe trong lớp giúp sinh viên phát triển những kỹ năng nghe cần có trong thực tế như nghe có chủ đích, nghe và liên hệ với bản thân, nghe và phán đoán.

- Giáo trình chính:



  • Lougheed, L (2003) Learning To Listen -1-2. Macmillan

- Sách tham khảo:

  • Cunningham, S. & Moore. P (2005) New Cutting Edge - Pre- intermediate. Pearson Longman

  • Richards, J.C (1997) New Interchange 1 CUP.


10104 READING 1
Học phần này giới thiệu những chủ đề đọc phổ biến có liên quan đến cuộc sống và giáo dục trên thế giới hiện nay giúp sinh viên nâng cao vốn từ cũng như phát triển các kỹ năng đọc tiếng Anh cần thiết như đọc tìm ý chính và chi tiết của bài khóa, suy luận, nêu lại ý, đoán nghĩa của từ vựng từ ngữ cảnh.

- Giáo trình chính:



  • Roger, B ( 2005) World Class Reading 1. 1st Edition. Mac Graw-Hill

- Sách tham khảo:

  • Burgmeier, A. (2009) Inside Reading. 1 OUP.


10105 GRAMMAR 1
Học phần này giúp sinh viên củng cố và nâng cao khả năng sử dụng các thì của động từ trong tiếng Anh, các dạng thức của động từ, các loại động từ, cách diễn đạt theo thể chủ động và bị động trong tiếng Anh.

- Giáo trình chính:



- Sách tham khảo:

  • Murphy, R (1989) English Grammar in Use. CUP

  • Thomson, A.J & Martinet, A.V (1990) A Practical English Grammar. OUP


10106 WRITING 1
Học phần này giúp sinh viên thấy được sự khác biệt giữa cụm từ, mệnh đề, câu. các thành phần câu. Sinh viên sẽ học cách viết câu đơn theo các mẫu câu cơ bản, cách nối các câu đơn thành câu kép.

- Giáo trình chính:



  • Giáo viên tự tổng hợp và biên soạn

- Sách tham khảo:

  • Langan. J (1987) Sentence skills. Mc Graw- Hill

  • Zemach, D.E & Rumisek, L,A (2003) College Writing. McMillan

  • Alexander, L.G A First Book in Comprehension, Precise, and Composition. Longman

  • Jordan, R.R (2003) Academic Writing Course. Longman

  • Oshima, A & Hogue, A (2006) Writing Academic English. Pearson Longman


10107 GRAMMAR 2
Học phần này tập trung vào các thành phần khác nhau của ngôn ngữ như danh từ, đại từ, trạng từ, tính từ…. Sinh viên sẽ học cách dùng những thành phần này để tạo nên những câu nói/ viết hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp.

Giáo trình chính:



  • Azar, B.S. & Azar , D.A. (2002) Understanding and Using English Grammar. (Workbook) Longman

- Sách tham khảo:

  • Murphy, R (1989) English Grammar in Use. CUP

  • Holt, Rinehart & Winston () Language and Sentence Skills Practice. Holt Traditions

  • Thomson, A.J & Martinet, A.V (1990) A Practical English Grammar . OUP


10108 WRITING 2
Học phần này giúp sinh viên thực hành cách viết các loại mệnh đề phụ thuộc trong tiếng Anh, các cụm từ rút gọn từ mệnh đề trạng từ và tính từ, cách tránh các lỗi cơ bản khi viết câu phức.

- Giáo trình chính: Giáo viên tự tổng hợp và biên soạn

- Sách tham khảo:


  • Langan. J (1987) Sentence skills. Mc Graw- Hill

  • Zemach, D.E & Rumisek, L,A (2003) College Writing. Macmillan

  • Alexander, L.G A First Book in Comprehension, Precise, and Composition. Longman

  • Jordan, R.R (2003) Academic Writing Course. Longman

  • Oshima, A & Hogue, A (2006) Writing Academic English .Pearson Longman.


10109 LISTENING 2
Học phần này giúp sinh viên phát triển kỹ năng nghe hiểu ý chính và chi tiết của các loại ngữ liệu khác nhau trong tiếng Anh như hội thoại, tin tức trên radio…. trong những tình huống hàng ngày. Sinh viên sẽ thực hành kỹ năng nghe hiểu từ ngữ trong lời nói cũng như những ẩn ý mà người nói muốn diễn đạt trong những từ ngữ đó.

- Giáo trình chính:



  • Lougheed, L (2003) Learning To Listen -2- 3. Macmillan

- Sách tham khảo:

  • Cunningham, S. & Moore. P (2005) New Cutting Edge . Intermediate. Pearson Longman

  • Richards, J.C (1997) New Interchange 2 . CUP


10110 SPEAKING 2
Học phần này giúp sinh viên thực hành tiếng Anh giao tiếp trong các tình huống như mở đầu câu chuyên, hỏi đường, nói chuyên điện thoại , giải quyết vấn đề, cho lời khuyên….

- Giáo trình chính:



  • Richards, J.C (2006) Person to Person 2. OUP

- Sách tham khảo:

  • Cunningham, S. & Moore. P (2005) New Cutting Edge - Intermediate. Pearson Longman

  • Richards, J.C (1997) New Interchange 2 CUP


10111 PRONUNCIATION 2
Học phần này giới thiệu hệ thống phụ âm và các nhóm phụ âm trong tiếng Anh cũng như các phạm trù quan trọng khác của phát âm như trọng âm, ngữ điệu. Sinh viên sẽ biết đọc phiên âm khi sử dụng từ điển tiếng Anh, phát âm đúng các âm trong tiếng Anh trong quá trình học ngôn ngữ này và nói tiếng Anh đúng trọng âm, ngữ điệu để thành công khi giao tiếp bằng tiếng Anh

- Giáo trình chính:



  • Baker, A (2002) Sheep or ship. CUP

- Sách tham khảo:

  • Baker. A. & Goldstein. S (2008 ) Pronunciation Pairs. 2nd Ed CUP

  • Hancock, M. (2003 ) English Pronunciation in Use. CUP

  • Hewings, M. (1993). Pronunciation Tasks. CUP.

  • Hewings, M ( 2004) Pronunciation Practice Activities. CUP

  • Marks. J ( 2007) English Pronunciation in Use. CUP

  • O’Conner, J.D & Fletcher. C (1989) Sounds English . Longman


10112 READING 2
Học phần này giới thiệu các bài đọc có chủ đề và nội dung liên quan đến các lĩnh vực đời sống hằng ngày trên thế giới giúp sinh viên sử dụng và phát triển các kỹ năng đọc đã học ở phần Reading 1 để đọc nhanh hơn và hiểu tốt hơn. Ngoài ra tài liệu tham khảo của học phần này giúp sinh viên bước đầu làm quen với tiếng Anh thương mại để chuẩn bị cho định hướng tiếng Anh thương mại ở các học kỳ sau.

- Giáo trình chính:



  • Roger, B ( 2005) World Class Reading 2. 1st Ed. Mac Graw-Hill

- Sách tham khảo:

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business - Elementary. Longman

  • Zwier, L .J (2009) Inside Reading 2. OUP


10113 LISTENING 3
Thông qua ngữ liệu là những bài phỏng vấn giữa các thương nhân và các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại , học phần này giúp sinh viên phát triển những kỹ năng nghe như nghe - phán đoán, nghe hiểu thông tin cụ thể và nghe – ghi chép.

- Giáo trình chính:



  • Cotton, D. et al (2007) New Market Leader – Pre –intermediate Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • Grant, D et al (2009) Business Result- Pre –intermediate. OUP

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business - Pre –intermediate. Longman


10114 SPEAKING 3

Trong học phần này, sinh viên tham gia vào các hoạt động thảo luận về các đề tài có liên quan tới thương mại , từ đó phát huy sự tự tin và khả năng diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Anh thương mại một cách trôi chảy.

- Giáo trình chính:


  • Cotton, D. et al (2002) New Market Leader- Pre – intermediate. Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • Grant, D et al (2009) Business Result - Pre –intermediate. OUP

  • Barnard, R & Cady, J (1997) Business Venture 1 OUP

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business - Pre –intermediate. Longman


10115 READING 3
Trong học phần này, các bài đọc nguyên bản từ các nguồn ngữ liệu có nội dung thương mại sẽ giúp sinh viên phát triển kỹ năng đọc và vốn từ về lĩnh vực thương mại.

- Giáo trình chính: Cotton, D. et al (2002) New Market Leader – Pre –intermediate. Pearson Longman

- Sách tham khảo:


  • Grant, D et al (2009) Business Result- Pre –intermediate. OUP

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business- Pre –intermediate. Longman

  • Rubin, B. (2009) Inside Reading 3. OUP.


10116 WRITING 3
Học phần này giúp sinh viên phân tích đoạn văn ở một số thể loại , làm quen với cấu trúc đoạn văn của những thể loại đó và thực hành viết những đoạn văn này.

- Giáo trình chính:



  • Blanchard, K. & Rôt, C. (1994). Ready to Write. 2nd Ed. Addition-Wesley Publishing Company.

  • Zemach, D.E. & Islam, C. (2006). Writing in Paragraphs. 1st Ed. Macmillan.

- Sách tham khảo:

  • Blass, L.& Pike-Baky, M.(1990). Mosaic I. A Content- Based Writing Book. McGraw-Hill

  • Reid, J.M. (1998). The Process of Composition. 2nd Ed. Prentice Hall Regents.

  • Truong, Q.P (1991). College Writing. Tre Publishing House.

  • Withrow, J. (1987). Effect Writing. CUP.


10118 LISTENING 4
Trong học phần này, sinh viên tiếp tục nghe các bài phỏng vấn thực tế có nội dung thương mại để thực hành các kỹ năng nghe cần thiết như suy đoán, nghe hiểu chi tiết và nghe có ghi chép.

- Giáo trình chính:



  • Cotton, D. et al (2006) New Market Leader –Intermediate Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • Grant, D et al (2009) Business Result - Intermediate. OUP

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business - Intermediate. Longman

  • Whitby, N. (2006) Business Benchmark - Pre – Intermediate to Intermediate CUP


10119 SPEAKING 4
Học phần này giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, diễn đạt ý tưởng trôi chảy qua các cuộc thảo luận về những chủ đề liên quan tới thương mại, hoặc đóng vai thích hợp trong các tình huống như tham gia một cuộc họp, thu xếp một cuộc hẹn trên điện thoại, tổ chức một sự kiện giao tiếp, xử lý số liệu …

- Giáo trình chính:



  • Giáo trình chính: Cotton, D. et al (2002) New Market Leader. –Intermediate Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • Grant, D et al (2009) Business Result. Intermediate. OUP

  • Barnard, R & Cady, J (1997) Business Venture 2 OUP

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business - Intermediate. Longman


10120 READING 4
Học phần này tiếp tục giới thiệu những bài đọc hiểu thực tế với nội dung thương mại nhằm giúp sinh viên thực hành các kỹ năng đọc hiểu như đọc tìm ý chính, đọc hiểu chi tiết, suy luận, đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh…

- Giáo trình chính: Cotton, D. et al (2002) New Market Leader –Intermediate Pearson Longman

- Sách tham khảo:


  • Grant, D et al (2009) Business Result- Intermediate. OUP

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business- Intermediate. Longman

  • Richmond, K. (2009) Inside Reading 4 OUP.


10121 WRITING 4
Trong học phần này sinh viên sẽ được làm quen và thực hành về kết cấu chuẩn mực của một bài essay, cách

sắp xếp ý tưởng bài luận trong từng đoạn, sắp xếp các đoạn trong bài văn theo thứ tự logic và sử dụng concrete supports & cấu trúc câu, ngữ pháp thích hợp.

- Giáo trình chính:


  • Oshima, A & Hogue, A. (1996) Introduction to Academic Writing . Longman

- Sách tham khảo:

  • Spaventa, L & Spaventa, M. (2000) Writing to Learn - the Essay .

  • Trương, Q. P. (1991) College Writing. Tre Publishing House


10122 CROSS-CULTURAL COMMUNICATION
Môn học giúp sinh viên thấy được sự khác biệt giữa các nền văn hóa, hiểu được cách thức giao tiếp hiệu quả giữa những người không cùng một nền văn hóa, từ đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cách thức giao tiếp tốt nhằm tránh những sai sót, những hiểu lầm có thể xảy ra và tự tin hơn khi giao tiếp với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau .

- Giáo trình chính: Levine, D.A et al (1987) The Cultural Puzzle. Prentice Hall Regents

- Sách tham khảo:


  • Levine, D.R & Adelman, M.B (1982) Beyond Language. Prentice Hall Regents.

  • Martin, J.S & Chaney, L.H (2006) Global Business Etiquette. Library of Congress.

  • Pease , A & Pease, B. (2004) The Definitive Book of Body Language. Pease International

  • Toomey, S.T (1999) Communicating across Cultures. The Guilford Press

  • Viney, P & Viney, K (1996) Handshake. OUP


10123 AMERICAN AND BRITISH STUDIES
Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức khái quát về địa lý tự nhiên, lịch sử và văn hóa hai nước Anh , Mỹ, là những nước sử dụng tiếng Anh ( ngôn ngữ mà sinh viên đang học) như một ngôn ngữ chính. Nội dung và hình thức học môn này giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về đất nước, con người của hai nước nói tiếng Anh lớn nhất, đồng thời phát triển 4 kỹ năng ngoại ngữ .

- Giáo trình chính : Do giáo viên biên soạn

- Sách tham khảo:


  • Datesman, M.K. et al (2005) American Ways. Longman

  • Driscoll, J.O. (2009) Britain for Llearners of English. OUP

  • Garwood, C. et al (2005) Aspects of Britain and the USA. OUP


10124 LISTENING 5
Trong học phần này, sinh viên tiếp tục nghe các bài phỏng vấn thực tế có tính thương mại để thực hành các kỹ năng nghe cần thiết như suy đoán, nghe hiểu chi tiết và nghe có ghi chép. Ngoài ra các bài thi TOEIC cũng được đưa vào tham khảo để giúp sinh viên nâng cao các kỹ năng nghe và chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC sau này.

- Giáo trình chính:



  • Cotton, D. et al (2004) New Market Leader – Upper – Intermediate. Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • Grant, D et al (2009) Business Result .- Upper - Intermediate. OUP

  • Lougheed, L. (2007) Preparation Series for the New TOEIC Test – Intermediate Course. 4th Ed. Pearson Longman

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business - Upper - Intermediate. Longman

  • Whitby, N. (2006) Business Benchmark - Upper - Intermediate CUP


10125 SPEAKING 5
Trong học phần này, sinh viên tiếp tục tham gia vào các cuộc thảo luận để hoàn thiện hơn khả năng sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, trao đổi, thông tin, làm việc trong môi trường có sử dụng tiếng Anh thương mại

- Giáo trình chính:



  • Cotton, D. et al (2004) New Market Leader – Upper – Intermediate. Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • Grant, D et al (2009) Business Result- Upper - Intermediate. OUP

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business - Upper - Intermediate. Longman

  • Sweeney, S (1997) English for Business Communication. CUP

  • Wallwork, A. (1997) Discussion A – Z. CUP

  • Whitby, N. (2006) Business Benchmark - Upper - Intermediate CUP


10126 READING 5
Học phần này cung cấp các chủ đề phổ biến có liên quan tới Tiếng Anh thương mại, đồng thời cung cấp các kỹ năng cần thiết để đọc ở trình độ trên trung cấp, giúp sinh viên nâng cao vốn từ và làm quen với các khái niệm trong kinh doanh, văn phong tiếng Anh thương mại, nắm được các kỹ năng cần thiết khi đọc như tìm ý chính và chi tiết của bài khóa, suy luận, nêu lại ý, đoán nghĩa của từ vựng từ ngữ cảnh, hiểu được bố cục, thái độ, ý kiến và mục đích của tác giả.

- Giáo trình chính:



  • Cotton, D. et al (2004) New Market Leader – Upper – Intermediate. Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • Grant, D et al (2009) Business Result- Upper - Intermediate. OUP

  • Johnson, C (2006) Inteligent Business- Upper - Intermediate. Longman

  • Mackenzie, I. (2001) English for Business Studies. CUP

  • Lougheed, L. (2007) Preparation Series for the New TOEIC Test – Intermediate Course. 4th Ed. Pearson Longman.


10127 WRITING 5
Trong học phần này sinh viên sẽ thực hành cách viết những bài luận hoàn chỉnh ở các thể loại khác nhau như miêu tả, so sánh, tranh luận, đồng thời thực hành thêm cách viết luận theo các tiêu chí và đề tài của những kỳ thi chuẩn quốc tế như TOEFL, IELST…

- Giáo trình chính:



  • Oshima, A & Hogue, A. (1996) Introduction to Academic Writing. Longman

- Sách tham khảo:

  • Cameron, P. & Todd, V. (2006) Prepare for IELTS. University of Technology Sydney

  • Spaventa, L & Spaventa, M. (2000) Writing to learn - the Essay .

  • Scott’s English Success IELTS Practice Test- Writing http://www.scottsenglish.com.student/ labs/Writing/ 1_ testpaper.asp

  • Trương, Q. P. (1991) College Writing. Tre Publishing House.

  • UCLES (2010) Offiicial IELTS Practice Materials. 2 British Council- IELTS Australia – University of Cambridge ESOL Examinations


10128 SYNTAX
Môn học này hệ thống hóa kiến thức văn phạm: các mệnh đề danh từ, động từ, tính từ, giới từ, trạng từ, phân tích các thành phần của câu và giải thích nghĩa của các câu lưỡng nghĩa.

- Giáo trình chính:



- Sách tham khảo:

  • Fromkin, V. et al (1990) An Introduction to Language .NewYork : Cengage Learning

  • Steer, J & Carlist (1998). The Advanced Grammar Book. Heinle & Heinle


10129 SEMANTICS
Môn học chủ yếu nghiên cứu những khía cạnh khác nhau trong nghĩa của từ (nghĩa biểu đạt, nghĩa biểu cảm) và nghĩa của câu (nghĩa đen, nghĩa bóng), giới thiệu cho sinh viên các khái niệm cũng như quan hệ về nghĩa của từ và câu (quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, quan hệ đồng âm đồng tự, quan hệ đa nghĩa) đồng thời trình bày các hoạt động nói nhằm giúp sinh viên xác định được các hoạt động nói trong từng ngữ cảnh.

- Giáo trình chính:



  • Hurford, J.R.& Heasley, B. (1984). Semantics: a course book. CUP

- Sách tham khảo:

  • Fromkin, V et al (1990) An Introduction to Language. NewYork : Cengage Learning

  • Paltridge, B.(2000) . Making Sense of Discourse Analysis. Gold Coast: Antipodean Education Enterprise (AEE)


10130 LISTENING 6
Học phần này giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng nghe ở trình độ nâng cao và từng bước làm quen với các dạng bài thi nghe tiếng Anh thương mại theo chuẩn quốc tế như TOEIC hoặc BEC

- Giáo trình chính:



  • Cotton, D. et al (2004) New Market Leader – Advanced. Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • BEC Vantage + BEC Higher

  • Grant, D et al (2009) Business Result - Advanced . OUP

  • Lougheed, L. (2007) Preparation Series for the New TOEIC Test - Advanced Course. 4th Ed. Pearson Longman

  • Whitby, N. (2006) Business Benchmark - Advanced CUP


10131 SPEAKING 6
Trong học phần này, sinh viên được hướng dẫn thực hành kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng, rèn luyên sự tự tin và khả năng nói lưu loát khi đứng trước tập thể trình bày quan điểm cá nhân, hoặc tranh luận về một vấn đề. Sinh viên học cách sử dụng ngôn ngữ qua cử chỉ, ánh mắt và điệu bộ để chuyển tải thông tin đến người nghe một cách tự nhiên và cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho một buổi thuyết trình

- Giáo trình chính: Do giáo viên tự biên soạn.

- Sách tham khảo:


  • Comfort, J. (2004) Effective Presentations. OUP

  • Lucas, S.E. (2009) The Art of Public Speaking 10th Ed. McGrawHill

  • Mandel, S (2000) Effective Presentation Skills. Thomson Learning

  • Verderber, R.Fet al (2008) The Challenge of Effective Speaking. Thomson Wadsworth

  • Williams, E.J. (2008) Presentation in English. Macmillan


10132 READING 6
Trong học phần này, sinh viên tiếp tục thực hành các kỹ năng đọc ở trình độ nâng cao. Các bài đọc ở trình độ này có liên quan đến các thành phần kinh tế, cấu trúc công ty, nội dung thuộc lĩnh vực thương mại, kinh tế giúp sinh viên làm giàu thêm vốn từ vựng tiếng Anh thương mại và mở rộng kiến thức về kinh doanh, thương mại

- Giáo trình chính:



  • Cotton, D. et al (2004) New Market Leader – Advanced . Pearson Longman

- Sách tham khảo:

  • Mackenzie, I. (2001) English for Business Studies. CUP

  • Lougheed, L. (2007) Preparation Series for the New TOEIC Test .- Advanced Course. 4th Ed. Pearson Longman

  • Whitby, N. (2006) Business Benchmark - Advanced CUP


10134 RESEARCH WRITING
Môn học giới thiệu cho sinh viên một số phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như các bước cơ bản khi tiến hành một đề tài nghiên cứu như cách chọn đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách thu thập, phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.

- Giáo trình chính: Giảng viên tự biên soạn.

- Sách tham khảo:


  • Cohen, L. & Manion, L.(1998). Research Methods in Education. Croom Helm.

  • Menasche, L. (1984). Writing a Research Paper. University of Pittsburgh Press.

  • Nunan, D. (1992). Research Methods in Language Learning. Cambridge: Cambridge University Press.

  • Sanders, W.& Pinhey, T. (1983). The Conduct of Social Research. Holt, Rinehart & Winston.


10136 BUSINESS WRITING 1
Học phần này giúp sinh viên thực hành cách viết một số loại thư tín dụng cần thiết và thường gặp trong thương mại. Sinh viên sẽ được học các nguyên tắc, yêu cầu cũng như những cấu trúc, từ vựng cần thiết phù hợp với văn phong của từng loại hình thư tín thương mại.

- Giáo trình chính: Giáo viên tự biên soạn

- Sách tham khảo:


  • Asley, A.(1998) A Handbook of Commercial Correspondence. OUP

  • Barnard, R & Meehan, A. (2005) Writing for the Real World. 1- 2 . OUP

  • Carey, J.A.(Ed) (2002) Business Letters for Busy People. Career Prerss.

  • Guffey, ,M.L. (2010) Essentials of Business Communication. 8th Ed South- Western Cengage Learning.

  • Pile, L. (2004) E- mailing. Delta Publishing

  • Talbot, F. (2009) How to Write Effective Business English. Koganpage


10138 TRANSLATION 1
Học phần này giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ tiếng Anh ( ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu, diễn đạt ý) cũng như phát triển những phẩm chất cần có trong việc học ngoại ngữ ( tính chính xác, sự rõ ràng và uyển chuyển) Thông qua môn học, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn ảnh hưởng của ngôn ngữ này đối với một ngôn ngữ khác, tử đó tránh được những lỗi có thể xảy ra và phát triển kỹ năng chuyển đạt ý từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác

- Giáo trình chính: Duff, A (1998) Translation. OUP

- Sách tham khảo: Các bài báo, tài liệu dùng cho sinh viên thực hành dịch A-V + V- A do giáo viên tự sưu tập
10143 BUSINESS WRITING 2
Trong học phần này, sinh viên tiếp tục thực hành viết thư tín thương mại ,đồng thời áp dụng những kiến thức cơ bản về cách viết các loại thư tín để soạn thảo biên bản ghi nhớ, báo cáo, hợp đồng thương mại

- Giáo trình chính: Giáo viên tự biên soạn

- Tài liệu tham khảo:


  • Asley, A.(1998) A Handbook of Commercial Correspondence. OUP

  • Barnard, R & Meehan, A. (2005) Writing for the Real World 1- 2 . OUP

  • Carey, J.A.(Ed) (2002) Business Letters for Busy People. Career Prerss.

  • Guffey,M.L. (2010) Essentials of Business Communication. 8th Ed. South- Western Cengage Learning.

  • Pile, L. (2004) E- mailing. Delta Publishing

  • Talbot, F. (2009) How to Write Effective Business English. Koganpag


10144 TRANSLATION 2
Môn học này giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng thông qua việc đọc hiểu các bài văn dịch ở ngôn ngữ nguồn và biên dịch lại bằng ngôn ngữ đích, nâng cao những thủ thuật , yêu cầu đối với một bài biên dịch đã được dạy ở môn dịch 1, thực hành thêm một số thủ thuật nâng cao trong biên dịch, làm quen với các loại văn bản và đề tài khác nhau trong biên dịch và biết sử dụng ngôn ngữ theo văn phong của người bản ngữ

- Giáo trình chính: Duff, A (1998) Translation. OUP

- Sách tham khảo: Các bài báo, tài liệu dùng cho sinh viên thực hành dịch A-V + V- A do giáo viên tự sưu tập.
101184 INTERPRETATION
Môn học này trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cần thiết khi phiên dịch các bài phát biểu, đoạn hội thoại, bài trình bày, báo cáo có độ dài trung bình, văn phong tương đối dễ , đồng thời giúp sinh viên rèn luyện: kỹ năng ghi nhớ nhanh các thông tin trong quá trình phiên dịch, kỹ năng nghe – ghi kỹ năng nghe lấy ý chính và các chi tiết cần thiết trong quá trình phiên dịch, kỹ năng phiên dịch chính xác, phiên dịch thoát ý, kỹ năng dịch các câu dài


  • Giáo trình chính: Do giáo viên tự biên soạn

  • Sách tham khảo:

  • Hampton, M. () Helpful abbreviation s for speedy note- taking. University of Portsmouth.

  • Lê, H. L et al ( ed ) Luyện dịch Anh – Việt, Việt Anh. NXB Tổng hợp TP HCM

  • Nguyễn Q. H . Hướng Dẫn Kỹ Thuật Phiên dịch Anh – Việt, Việt Anh. NXB Tổng Hợp. TP HCM

  • Nguyen, T.Y (ed) . Thực hành Phiên dịch Anh Việt , Việt Anh. NXB TP HCM

  • Tateyama, Y. (2008) Basic Interpreting Skills. Hawaii Conference on Language Access. March 28-29.2008

  • Trần, T. D. (2006) How to improve short- term memory in interpreting. Hanoi University of Foreign Studies.

  • Weissman, A. (2005) Top Ten Techniques to Teach Note- Taking. American Assiciation of School Librarians 12th National Conference and Exhibition October 6-9, 2005 Pittsburgh, Pennsylvania.


101186 STUDY SKILLS
Môn học này cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ năng học tập các môn thực hành tiếng Anh; các kỹ năng học tập cơ bản như đọc sách, sử dụng thư viện, sử dụng internet v.v … Môn học này cũng trang bị cho sinh viên các lý thuyết học tập hiện đại như kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình và làm việc theo nhóm…

- Giáo trình chính: Donald, S. G. & Kneale, P E. (2001) Study Skills for Language Students - A Practical Guide. OUP. New York

- Sách tham khảo:


  • Allen & Unwin (1992) Study Skills for Successful Students . National Library of Australia

  • Hara, S.O (2005) Improving your Study Skills. Wiley. Wiley Publishing, Inc.

  • Watson, T (2008) Study Skills 1. Saddleback Educational Publishing


101187 MORPHOLOGY
Môn học này cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về hình thái học; các loại hình vị tự do, hình vị chắp dính, hình vị gốc/phụ tố… cũng như các loại từ và phương pháp cấu tạo từ phổ biến trong tiếng Anh .

- Giáo trình chính: Nguyen, H. L. (2004) An Outline of Morphology . Nha Xuat Ban Giao Duc. TP HCM

- Sách tham khảo:


  • Jackson, H. (1975) Analyzing English . Oxford Pergamon Institute of English

  • Plag, I. (2002) Word-formation in English. CUP

  • Radford, A. (2009) Analysing English Sentences. CUP


101188 CHINESE 1
Với thời lượng 180 tiết (12 tín chỉ) sinh viên được học kiến thức cơ bản về tiếng Hoa để mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc theo học lấy bằng đại học tiếng Hoa.
101189 CHINESE 2
Với thời lượng 180 tiết (12 tín chỉ) sinh viên được học kiến thức cơ bản về tiếng Hoa để mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc theo học lấy bằng đại học tiếng Hoa.
101190 CHINESE 3
Với thời lượng 180 tiết (12 tín chỉ) sinh viên được học kiến thức cơ bản về tiếng Hoa để mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc theo học lấy bằng đại học tiếng Hoa.
101191 CHINESE 4
Với thời lượng 180 tiết (12 tín chỉ) sinh viên được học kiến thức cơ bản về tiếng Hoa để mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc theo học lấy bằng đại học tiếng Hoa
101192 ENGLISH LITERATURE
Môn học này cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về văn chương, ngôn ngữ và xã hội thời lập quốc Anh, văn chương, ngôn ngữ, xã hội Anh thời hoàng kim thế kỷ thứ 16 và văn chương, ngôn ngữ, xã hội Anh thế kỷ 19 và 20-21.

- Giáo trình chính: Phạm, T. (Compiled) A Story of English Literature. HCM C. University of Education Publishing House

- Sách tham khảo:


  • Chin, B.A. et al (2002) Literature: the Reader’s Choice. McGraw- Hill

  • Rogers, P. (Ed) (1987) The Oxford Illustrated History of English Literature . NewYork OUP


101193 COMMUNICATION SKILLS
Môn học này giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng và bản chất của giao tiếp đồng thời trang bị cho sinh viên vốn kiến thức, kỹ năng cần thiết khi giao tiếp trong môi trường làm việc toàn cầu; giúp sinh viên biết được các loại hình của giao tiếp; cách phỏng vấn và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình xin việc và làm việc cũng như yếu tố văn hoá trong quá trình giao tiếp.

- Giáo trình chính: McPheat, S (2010 ) Advanced Communication Skills . MTD Training & Ventus Publishing ApS

- Sách tham khảo:


  • McPheat, S ( 2010 ) Effective Communication Skills. MTD Training & Ventus Publishing ApS

  • McPheat, S ( 2010 ) Presenting an Effective Message .MTD Training & Ventus Publishing ApS

  • McPheat, S ( 2010 ) Influencing and Persuasion Skills. MTD Training & Ventus Publishing ApS

  • Ferguson ( 2009) Career Skills Library : Communication Skills .3rd Ed. Infobase Publishing

  • Ferguson ( 2009) Career Skills Library Professional Ethics and Etiquette . Infobase Publishing


101194 READING 7
Ở học phần này sinh viên thực hành các kỹ năng đọc hiểu nâng cao trong các bài thi theo chuẩn quốc tế như TOEIC, BEC, TOEFL, IELTS. Các bài đọc có nội dung đa dạng, liên quan tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống như học thuật, thương mại, văn hóa, xã hội giúp sinh viên nâng cao vốn từ. Cấu trúc bài thi quốc tế giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng đọc cần thiết như đọc tìm ý chính, đọc hiểu chi tiết, thái độ, ý kiến, ẩn ý của tác giả.

- Giáo trình chính: Do giáo viên tự biên soạn.

- Sách tham khảo:


  • Lougheed, L. (2007) Preparation Series for the New TOEIC Test. - Advanced Course. 4th Ed. Pearson Longman

  • Osborne, C. & Nuttall, C (2009) CAE Practice Tests. Heinle Cengage Learning

  • Phillips, D. (2001) Complete Course for the TOEFL Test. Longman.

  • Stephens, M () New Proficiency Reading. Longman

  • UCLES (2010) Offiicial IELTS Practice Materials 2. British Council- IELTS Australia – University of Cambridge ESOL Examinations


101195 READING 8
Ở học phần này sinh viên tiếp tục thực hành các kỹ năng đọc hiểu nâng cao trong các bài thi theo chuẩn quốc tế như TOEIC, BEC, TOEFL, IELTS để hoàn thiên kỹ năng và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Các bài đọc có nội dung đa dạng, liên quan tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống như học thuật, thương mại, văn hóa, xã hội giúp sinh viên nâng cao vốn từ. Cấu trúc bài thi quốc tế giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng đọc cần thiết như đọc tìm ý chính, đọc hiểu chi tiết, thái độ, ý kiến, ẩn ý của tác giả.

- Giáo trình chính: Do giáo viên tự biên soạn.

- Sách tham khảo:


  • Lougheed, L. (2007) Preparation Series for the New TOEIC Test - Advanced Course. 4th Ed. Pearson Longman

  • Osborne, C. & Nuttall, C (2009) CAE Practice Tests Heinle Cengage Learning

  • Phillips, D. (2001) Complete Course for the TOEFL Test. Longman.

  • Stephens, M () New Proficiency Reading . Longman

  • UCLES (2010) Offiicial IELTS Practice Materials 2. British Council- IELTS Australia – University of Cambridge ESOL Examinations


101196 OFFICE SKILL
Trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết của một nhân viên văn phòng như nghi thức xã giao; nghi thức lễ tân quốc tế thông dụng; cấu trúc và mạng lưới tổ chức của một doanh nghiệp, các kỹ năng đối nội, đối ngoại, chăm sóc khách hàng…

- Giáo trình chính: Do giáo viên biên soạn

- Sách tham khảo:


  • Gutmann , J.(2010) Taking Minutes of Meetings. Kogan Page

  • Mandel, S. (2000) Effective Presentation Skills . Thomson Learning

  • MTD Training (2010) Running Effective Meetings . Ventus Publishing ApS

  • Naterop, B.J & Revell, R (2004) Telephoning in English .CUP


101197 MARKETING
Môn học này giúp sinh viên tiếp cận với khái niệm như phạm vi, chiến lược và kế hoạch tiếp thị. Đồng thời môn học cũng làm rõ các khái niệm cơ bản về thương hiệu, giá cả… để giúp sinh viên có thể sử dụng các kiến thức trên vào việc học tập và công tác.

- Giáo trình chính:



  • Gore, S (2007) English for Marketing and Advertising . Oxford Business English

  • Farrall, C & Lindsley, M. (2008) Professisonal English in Use – Marketing. CUP

- Sách tham khảo

  • Whaley, A. (2010) Strategic Marketing. Ventus Publishing ApS

  • Blythe, J (2005) Essentials of Marketing . Prentice Hall

  • Farese, L.S. et al (2006) Marketing Essentials. Mc Graw Hill


101198 BUSINESS MANAGEMENT
Môn học này cung cấp ngôn ngữ và kiến thúc cơ bản về khoa học quản trị như các kiến thức về chức năng của quản trị, qui trình ra quyết định, các kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị như thiết lập mục tiêu, động viên, lãnh đạo, truyền thông…

  • Giáo trình chính : Mondy, R. W. , & Premeaux, S.R. (1995) Management: Concepts, Practices, Skills. (7th Ed.) Englewood Cliffs: Prentice Hall, Inc.

- Sách tham khảo:

  • Cotton, D. (1989) Keys to Management . 2 nd Ed Hongkong

  • Patterson, C. (2010) Management Briefs .Ventus Publishing ApS

  • Quinn, S (2010) Management Basics . Ventus Publishing ApS

  • Williams, C (2005) Management . 3rd Ed Texas: Thomson – South – Western.


101199 BUSINESS WRITING 3
Trong học phần này sinh viên thực hành cách viết thư xin việc, sơ yếu lý lịch, cách điền các mẫu đơn xin việc.

- Giáo trình chính: Giáo viên tự biên soạn

- Sách tham khảo:


  • Asley, A.(1998) A Handbook of Commercial Correspondence. OUP

  • Barnard, R & Meehan, A. (2005) Writing for the Real World 1- 2 . OUP

  • Carey, J.A.(Ed) (2002) Business Letters for Busy People. Career Prerss.

  • Guffey,M.L. (2010) Essentials of Business Communication. 8th Ed South- Western Cengage Learning.

  • Pile, L. (2004) E- mailing. Delta Publishing

  • Public Library Association (2004) The Guide to Basic Cover Letter Writing. 2 nd Ed. McGraw- Hill

  • Talbot, F. (2009) How to Write Effective Business English. Koganpage


101200 LUYỆN TOEIC
Học phần này được thiết kế nhằm củng cố kiến thức cơ bản về tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh- thương mại đã được học trong chương trình đại học từ năm thứ 2 tới năm thứ 4 và giúp sinh viên ôn luyên, làm quen với cách thức và thủ thuật thi TOEIC.

- Giáo trình chính: Giáo trình nội bộ - Đại Học Lạc Hồng



- Sách tham khảo:

  • Rogers, B. (2006) Complete Guide to the TOEIC Tests. 3 rd Ed. Thomson ELT.








MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu 3

Giới thiệu trường Đại học Lạc Hồng 5

Các phòng ban chủ chốt 7

Ngành đào tạo – Các chương trình Đào tạo 8

Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ 68

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 69

Chương II. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO 71

Chương III. KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN 77

Chương IV. XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP 80

Chương V. XỬ LÝ VI PHẠM 83

Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trường Đại học Lạc Hồng 84

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG 85

Chương II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN VÀ KHUNG ĐIỂM 86

Chương III. PHÂN LOẠI KẾT QUẢ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN 87

Chương IV. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 88

Bảng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên 91

Hệ thống thông tin trường Đại học Lạc Hồng 93

Giới thiệu về thư viện trường Đại học Lạc Hồng 97

Đề cương tóm tắt các môn học (theo thứ tự mã số môn học) 103

Lịch trình năm học 2011 - 2012 245

Bản đồ hướng dẫn đường đi đến các địa điểm học 246




Каталог: data -> news -> 483 -> files
news -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
news -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
news -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
news -> Bch đOÀn tp. HỒ chí minh số: 191- bc/TĐtn-btn đOÀn tncs hồ chí minh
news -> TRƯỜng đẠi học lạc hồng khoa cnh-tp
news -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 42/2012/tt-bgdđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
news -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
news -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam

tải về 7.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương