Bộ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng du lịch báo cáo tổng kếT



tải về 0.91 Mb.
trang28/37
Chuyển đổi dữ liệu06.10.2022
Kích0.91 Mb.
#53450
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   37
NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYET DINH LUA CHON DIEM DEN CUA KDL HAN QUOC FINALA 2 5 2021
Bao cao thc hanh Sn xut tom kho Cong, Mau-ban-thuyet-minh-dieu-kien-co-so-san-xuat-thuc-an-thuy-san-12.NT-chi-tiet-nhat, tài liệu tham khảo, 01-49-BUI PHUONG DAI(36-41), trongtruong so17a 09, tphuc, Editor, 01 - 2018022801 - Y dinh mua thuc pham an toan - Pham Xuan Giang - dinh dang, Back To School · SlidesMania, Quy phạm thực hành chế biến cá tra phi lê đông lạnh
TT

Các khái niệm

M

SD

Động cơ đẩy

1

Kiến thức và khám phá

3.77

0.91

2

Giải trí và thư giãn

3.87

0.88

3

Văn hóa và tôn giáo

3.84

1.01

4

Gia đình và bạn bè

3.65

0.98

5

Tự hào về chuyến đi

3.69

1.07

Động cơ kéo

6

An toàn cá nhân

3.96

1.17

7

Thông tin về điểm đến

4.03

1.10

8

Đặc trưng của điểm đến

3.93

0.79

9

Chi phí cho chuyến đi

3.80

1.04

10

Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện

4.00

1.10

Sự lựa chọn điểm đến

11

Sự lựa chọn điểm đến

3.96

0.88

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ nguồn điều tra trên SPSS năm 2019
- Xét theo giới tính: Giới tính có thể mang tới sự khác biệt ở sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng du lịch, cũng như cách tận hưởng kỳ nghỉ của hai giới nam và nữ, từ đó ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến khi đi du lịch và sự lựa chọn điểm đến. Kiểm định T-test hai biến độc lập sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung về mặt giới tính thu được kết quả như sau:
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.5) cho thấy, không có sự khác biệt về giới tính giữa du khách nam và du khách nữ về các động cơ đẩy và động cơ kéo thúc đẩy họ lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam đi du lịch (p>0.05). Tuy nhiên, xu hướng dữ liệu cho thấy các du khách nam đánh giá các yếu tố về động cơ đẩy cao hơn du khách nữ. Điều này là do trong việc đi du lịch, giữa nam và nữ có sự khác biệt nhất định về nhu cầu, sở thích do đặc đặc điểm giới tính quy định. Nam giới thường có xu hướng thích vui chơi, giải trí, khám phá và phiêu lưu mạo hiểm, trong khi đó, nữ giới thích lãng mạn, ẩm thực phong phú và tiện lợi để mua sắm.
Bảng 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ giới tính


Các khái niệm

Nam (N=84)

Nữ (N=119)


t


p

M±SD

M±SD

Động cơ đẩy

Kiến thức và khám phá

3.82±0.92

3,73±0,91

0,62

0,532

Giải trí và thư giãn

3.91±0.81

3,84±0,92

0,59

0,553

Văn hóa và tôn giáo

4.00±0.95

3,73±1,04

1,89

0,059

Gia đình và bạn bè

3.79±0.84

3,55±1,06

1,75

0,081

Tự hào về chuyến đi

3.80±1.02

3,61±1,11

1,25

0,212

Động cơ kéo

An toàn cá nhân

4.01±1.11

3.93±1.21

0.47

0.636

Thông tin về điểm đến

4.04±1.02

4.03±1.16

0.08

0.930

Đặc trưng của điểm đến

3.95±0..79

3.92±0.78

0.29

0.771

Chi phí cho chuyến đi

3.80±1.09

3.80±1.00

-0.03

0.973

Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện

3.96±091

4.02±0.85

-0.38

0.699

Sự. lựa chọn điểm đến

Sự lựa chọn điểm đến

3.91±0.91

4.00±0.85

-0.76

0.444

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ nguồn điều tra trên SPSS năm 2019
- Xét theo tuổi: Mỗi giai đoạn lứa tuổi của con người có tâm sinh lý, văn hóa ứng xử và mong muốn khác nhau. Do đó, phân tích yếu tố tuổi tác có ý nghĩa lớn trong việc giải thích động cơ lựa chọn điểm đến, cũng như sự lựa chọn điểm đến của du khách. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One – way ANOVA) theo lứa tuổi thu được như sau:
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.6) cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở một số động cơ lựa chọn điểm đến. Cụ thể: Về động cơ đẩy, yếu tố "Kiến thức và phám phá” nhóm du khách dưới 30 tuổi và từ 31-40 tuổi có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách 41-50 tuổi và trên 50 tuổi (p<0.005). Về động cơ kéo, yếu tố "An toàn cá nhân” và "Chi phí cho chuyến đi ” thì hai nhóm du khách dưới 30 tuổi và từ 31-40 tuổi có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách từ 41-50 tuổi và trên 50 tuổi, yếu tố "Thông tin của điểm đến” và "Đặc trưng của điểm đến” thì hai nhóm du khách dưới 30 tuổi và từ 31-50 tuổi có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách trên 50 tuổi (p<0.005). Các yếu tố còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p>0.05). Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015” của Tổng cục Du lịch (2012). Điều này phản ánh rõ đặc điểm lứa tuổi của du khách ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến. Theo Nguyễn Hữu Thụ (2009), nhóm du khách càng trẻ tuổi có xu hướng thích được tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ ở nơi du lịch. Họ thích vui chơi, giải trí, khám phá và phiêu lưu mạo hiểm hơn các nhóm du khách trung niên và người già. Đồng thời, những người trẻ thường quan tâm đến thông tin về điểm đến và đặc trưng của điểm đến qua các kênh internet. Tuy nhiên, là nhóm trẻ tuổi nên nghề nghiệp và thu nhập chưa ổn định, tích lũy tài chính chưa tốt, nên thường đề cao chi phí của chuyến đi [23]. Vì vậy, biện pháp xúc tiến du lịch tốt nhất đối với thị trường khách Hàn Quốc trẻ tuổi là marketing trực tuyến và sản phẩm du lịch sẽ là những điểm tham quan có tính mới mẻ, độc đáo, có nhiều cơ sở vui chơi giải trí và thư giản.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở sự lựa chọn điểm đến. Cụ thể: 2 nhóm tuổi: dưới 30 và từ 31-40, 41-50 có điểm trung bình cao hơn nhóm tuổi trên 50 (p=0.016).
- Xét theo trình độ học vấn: Kết quả nghiên cứu (bảng 3.7) cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau ở một số nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến. Cụ thể: nhân tố Kiến thức và khám phá nhóm du khách có trình độ Trung cấp - Cao đẳng và đại học có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách có trình độ Trung học phổ thông (p=0.002); ở các nhân tố An toàn cá nhân, thông tin về điểm đến, đặc trưng của điểm đến và kế hoạch chuyến đi nhóm du khách có trình độ đại học có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách có trình độ trung học phổ thông (p=0.013-0.000). Các nhân tố còn lại không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau ở một số nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến (p>0.05).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau ở sự lựa chọn điểm đến (p>0.05).
- Xét theo nghề nghiệp: Kết quả nghiên cứu (bảng 3.8) cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có nghề nghiệp khác nhau ở một số động cơ lựa chọn điểm đến. Cụ thể: yếu tố "Kiến thức và khám phá” thuộc về động cơ đẩy và yếu tố "Chi phí cho chuyến đi” thuộc về động cơ kéo thì nhóm du khách là viên chức và lao động phổ thông, và nhóm thuộc các nghề nghiệp khác có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách là kinh doanh (p<0.05). Các yếu tố "An toàn cá nhân”, "Thông tin về điểm đến”, "Đặc trưng của điểm đến”, "Chi phí cho chuyến đi” và "Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện” thuộc về động cơ kéo thì nhóm du khách là viên chức và lao động phổ thông có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách là kinh doanh (p<0,05). Các yếu tố còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có nghề nghiệp khác nhau (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015” của Tổng cục Du lịch (2012). Theo Nguyễn Hữu Thụ (2009), nhóm du khách là người lao động thường là những người ít có cơ hội được đi du lịch, do đó được đi du lịch là cơ hội để họ tìm hiểu khám phá những điều mới lạ ở nơi du lịch, được nghỉ ngơi, thư giản. Họ thích đến những địa danh nổi tiếng, thích du lịch biển hoặc du lịch sinh thái, được tham gia các lễ hội của cộng đồng địa phương. Họ muốn đến những nơi an toàn nên quan tâm tìm kiếm thông tin về điểm đến thông qua các chương trình quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị du lịch. Họ đi du lịch ngắn ngày (3-5 ngày), khả năng thanh toán thấp, tính toán, cân nhắc trong tiêu dùng. Do đó, khi đi du lịch, nhóm du khách này thường quan tâm đến các yếu tố như kiến thức và khám phá, sự an toàn cá nhân, thông tin về điểm đến, đặc trưng của điểm đến, vấn đề tài chính, lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện hơn nhóm du khách là kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có nghề nghiệp khác nhau ở sự lựa chọn điểm đến. Cụ thể: nhóm du khách là cán bộ viên chức có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách là kinh doanh (p=0.003).
- Xét theo khu vực: Kết qủa nghiên cứu (bảng 3.9) cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách đến từ các khu vực khác nhau của Hàn Quốc ở các nhân tố ảnh hưởng và sự lựa chọn điểm đến.



Bảng 3.6. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ tuổi tác





tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương