Bộ CÂu hỏi trắc nghiệm khách quan môn triết học máC – LÊnin chưƠng I: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứNG



tải về 1.12 Mb.
trang4/25
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2023
Kích1.12 Mb.
#56000
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
New Rich Text Document

Câu 37. Trường phái triết học nào thừa nhận thế giới thống nhất ở yếu tố tinh thần?
a. Chủ nghĩa duy vật.
b. Chủ nghĩa duy tâm.
c. Thuyết bất khả tri.
d. Cả ba trường phái trên.
Câu 38. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm thế nào về tính thống nhất của thế giới?
a. Tính thống nhất của thế giới là sự tồn tại của nó.
b. Tính thống nhất của thế giới là yếu tố tinh thần.
c. Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, điều này được chứng minh bằng sự phát triển lâu dài của triết học và khoa học tự nhiên.
d. Nhờ có sự phát triển của ý niệm tuyệt đối mà thế giới có sự thống nhất.
Câu 39. Tính thống nhất vật chất của thế giới được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
a. Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất
b. Thế giới vật chất biểu hiện qua nhiều dạng khác nhau và giữa chúng có mối liên hệ với nhau
c. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không sinh ra và không mất đi
d. Cả ba phương án trên
Câu 40. Quan niệm nào dưới đây mang tính chất siêu hình?
a. Vật chất là nước
b. Vật chất là lửa
c. Vật chất là nguyên tử
d. Cả ba phương án trên
Câu 41. Vì sao nói quan niệm của các nhà triết học duy vật thời cổ đại mang tính trực quan, cảm tính?
a. Vì họ đồng nhất vật chất với vật thể.
b. Vì họ sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và phỏng đoán
c. Vì họ không thừa nhận thế giới được tạo thành bởi yếu tố tinh thần, ý thức.
d. Cả ba phương án trên.
Câu 42. Ưu điểm nổi bật trong quan niệm về thế giới của các nhà triết học duy vật thời cổ đại là gì?
a. Họ giải thích thế giới bắt nguồn từ vật chất
b. Họ giải thích thế giới bắt nguồn từ ý niệm
c. Có quan niệm duy vật biện chứng về thế giới
d. Cả ba ý trên
Câu 43. Ưu điểm nổi bật trong quan niệm về thế giới của các nhà triết học duy vật thế kỷ XVII, XVIII là gì?
a. Họ giải thích thế giới bắt nguồn từ vật chất.
b. Họ cho rằng nguyên tử là khởi nguyên của thế giới.
c. Có quan niệm duy vật biện chứng về thế giới.
d. Cả ba ý trên
Câu 44. Vì sao các nhà triết học duy vật thế kỷ XVII, XVIII lại rơi vào quan điểm siêu hình khi giải thích về khởi nguyên của thế giới?
a. Vì bị ảnh hưởng bởi phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên thực nghiệm. b. Vì bị ảnh hưởng bởi học thuyết nguyên tử thời cổ đại.
c. Vì họ cố gắng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm.
d. Cả ba phương án trên.
Câu 45. Quan niệm về phạm trù vật chất của các nhà triết học duy vật thế kỷ XVII, XVIII mang tính chất siêu hình vì họ:
a. Đồng nhất vật chất với vật thể.
b. Coi vận động của vật chất là sự tăng lên thuần tuý về lượng.
c. Tách rời vật chất với vận động.
d. Cả ba phương án trên.
Câu 46. Phát minh khoa học nào dưới đây chứng minh nguyên tử không phải là hạt nhỏ bé nhất?
a. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
b. Học thuyết tế bào.
c. Phát hiện ra điện tử.
c. Tìm ra tia X.
Câu 47. Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X, điều này có ý nghĩa gì?
a. Chứng minh nguyên tử là hạt nhỏ bé không phân chia được.
b. Chứng minh thế giới được tạo thành bởi những hạt vật chất vô cùng nhỏ bé.
c. Chứng minh thế giới còn được cấu tạo bởi sóng điện từ.
d. Chứng minh các dạng vật chất của thế giới có thể bị phân chia thành nhiều phần khác nhau.
Câu 48. Những phát minh trong vật lý học cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa gì đối với sự ra đời định nghĩa vật chất của Lênin?
a. Chứng minh quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác là chưa đúng đắn, chưa đầy đủ
b. Chứng minh vật lý học rơi vào cuộc khủng hoảng.
c. Tạo điều kiện để chủ nghĩa duy tâm công kích chủ nghĩa duy vật.
d. Cả ba phương án trên.
Câu 49. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin định nghĩa phạm trù vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, điều đó có nghĩa gì?
a. Vật chất là các dạng vật chất cụ thể của giới tự nhiên
b. Vật chất là một phạm trù rộng nhất, khái quát nhất
c. Vật chất là cái đối lập với ý thức
d. Cả ba phương án trên
Câu 50. Lênin sử dụng phương pháp nào để định nghĩa phạm trù vật chất?
a. Phương pháp định nghĩa thông qua mặt đối lập
b. Phương pháp định nghĩa thông thường
c. Phương pháp so sánh
d.Cả ba phương pháp trên.
Câu 51. Lênin sử dụng phạm trù nào sau đây để định nghĩa phạm trù vật chất?
a. Giác quan.
b. Cảm giác (đại diện cho ý thức)
c. Nhận thức.
d. Cả ba phạm trù trên.
Câu 52. Lênin nói: “Vật chất là thực tại khách quan” có nghĩa là gì?
a. Vật chất là tất cả những gì tồn tại bên ngoài, độc lập với tư duy, ý thức của con người
b. Vật chất là nguyên tử và chân không
c. Vật chất là cái được phản ánh trong đầu óc con người
d. Vật chất là cái cảm giác được
Câu 53. yếu tố nào dưới đây là một biểu hiện của thế giới vật chất?
a. Đạo đức của con người
b. Hình ảnh vật chất được tái hiện trong đầu óc con người.
c. Các quan hệ xã hội mang tính khách quan
d. Cả ba ý trên
Câu 54. Trong định nghĩa vật chất của Lênin, khi giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học, ông quan niệm thế nào?
a. Vật chất được tạo ra bởi ý niệm tuyệt đối
b. Con người có thể nhận thức được thế giới
c. Vật chất được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể và giữa chúng có mối liên hệ, tác động qua lại với nhau
d. Trong quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước và giữ vai trò quyết định đối với ý thức
Câu 55. Câu nào dưới đây thể hiện quan niệm cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới?
a. “Vật chất là phạm trù triết học”
b. “Vật chất là thực tại khách quan”
c. “Vật chất .... được đem lại cho con người trong cảm giác”
d. “Vật chất .... được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương