BỘ CÔng thưƠng số: 51/2008/QĐ-bct cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Mẫu số 1 BẢNG THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG CHỐNG SÉT Ở KHO VLNCN



tải về 1.88 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.88 Mb.
#11388
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Mẫu số 1

BẢNG THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG CHỐNG SÉT Ở KHO VLNCN

I/ Những số liệu kỹ thuật chủ yếu về tiếp đất

Số hiệu nhà kho

Số của tiếp đất trong sơ đồ

Ngày lắp tiếp đất

Kết cấu của tiếp đất bảo vệ

Số:

Tình trạng thời tiết

Phương pháp đo

Máy đo

Điện trở xuất của đất

,/cm



Điện trở, 

Trước lúc đo

Trong lúc đo

Tính toán

Đo được

Điện trở xung

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


































Người lập các số liệu: ký tên

Người đo : ký tên



II/ Kết quả kiểm tra và đo

Số hiệu nhà kho

Số của tiếp đất

Ngày đo và kiểm tra

Kết quả kiểm tra bên ngoài

Tình trạng thời tiết

Phương pháp đo

Máy đo

Điện trở, 

Kết luận về tình trạng của công trình chống sét

Trước lúc đo

Trong lúc đo

Đo được R~

Xung Ri

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10































Người kiểm tra, đo : ký tên

Phụ lục K

(Qui định)



Qui định về vận chuyển chung thuốc nổ và kíp nổ trên cùng xe ô tô vận tải

K.1. Quy định chung

K.1.1 Chỉ được phép vận chuyển trên cùng xe ô tô thuốc nổ và các loại kíp nổ sau:

- Các loại kíp nhóm 1.4B, 1.4S; kíp nổ điện nhóm 1.1B chứa không quá 1 g thuốc nổ (bao gồm cả thuốc gợi nổ và thuốc làm chậm) và có chiều dài dây dẫn lớn hơn 1,25 m;

- Các loại thuốc nổ theo quy định tại bảng A2.2, Phụ lục A, Quy chuẩn này.

K.1.2. Kíp nổ phải được đóng gói trong bao bì theo quy cách của nhà sản xuất, trường hợp vận chuyển hộp hoặc hòm kíp dùng chưa hết, phải chèn đầy các khoảng trống trong hộp, hòm bằng các vật liệu mềm, không phát sinh tia lửa, tĩnh điện. Kíp nổ rời phải được đựng trong hộp kín theo quy định của nhà sản xuất và phải chèn lót tránh để kíp va đập trong quá trình vận chuyển.

K.1.3. Các hòm hoặc hộp kíp nổ phải để ngăn cách với thuốc nổ bằng một trong các biện pháp sau:

a) Trong thùng đựng kíp chuyên dụng đặt cùng khoang xe chứa thuốc nổ với số lượng kíp không vượt quá 1000 cái. Thùng đựng kíp phải được xếp ngoài cùng, sau khi xếp xong thuốc nổ để có thể dễ dàng tháo dỡ trong trường hợp khẩn cấp. Không được để thuốc nổ tiếp xúc với thùng dựng kíp, phải có biện pháp cố định thùng đựng kíp chống rung lắc, trôi trượt trên sàn xe và biện pháp tránh các vật rơi xuống thùng đựng kíp trong khi vận chuyển. Không được để các vật bất kỳ trên thùng đựng kíp.

b) Trong thùng đựng kíp chuyên dụng gắn cố định chắc chắn vào xe ô tô bên ngoài thùng xe chứa thuốc nổ. Thùng đựng kíp có thể gắn trên nóc buồng lái hoặc dưới gầm xe ở vị trí giữa buồng lái và bánh xe sau (xem hình K2). Thùng đựng kíp gắn dưới gầm xe không được có bất kỳ bộ phận nào nhô thấp hơn trục trước bánh xe.

c) Trong một khoang chứa riêng của thùng xe ở vị trí sát buồng lái, khoang chứa phải có cửa riêng bố trí ở phía thành bên của thùng xe để có thể xếp dỡ kíp từ phía bên ngoài xe (xem hình K1).

K.2 Cấu tạo của hòm chuyên dụng đựng kíp và khoang chứa kíp

K.2.1 Vật liệu chế tạo

K.2.1.1 Vách ngăn khoang chứa phải được chế tạo từ bốn lớp vật liệu ghép với nhau (xem hình K4.1) và được ghép theo thứ tự từ trong ra ngoài với chiều dày tối thiểu của từng lớp vật liệu như sau: 1 lớp gỗ dán dày 12 mm hoặc lớp vật liệu tương đương, 1 lớp tấm vách thạch cao dày 12 mm, 1 lớp tôn sắt các bon mác thấp dày 3 mm và cuối cùng là một lớp gỗ dán dày 6 – 7 mm.

K.2.1.2 Thùng đựng kíp chuyên dụng:

Toàn bộ vỏ và nắp thùng đựng kíp chuyên dụng phải được chế tạo từ trong ra ngoài bằng các lớp vật liệu sau: 1 lớp gỗ dán dày 12 mm hoặc lớp vật liệu tương đương, 1 lớp tấm vách thạch cao dày 12 mm và 1 lớp tôn sắt các bon mác thấp dày 1 mm bọc ngoài cùng (xem hình K4.2)

K.2.1.3 Các lớp vật liệu phải gắn chặt với nhau bằng keo dán chịu nước có thể tăng cường bằng đinh tán hoặc vít đầu chìm. Mũ đinh hoặc vít bên trong thùng phải thấp hơn bề mặt ngoài của tấm ghép ít nhất 1,5 mm, chiều dài vít không vượt quá 90% tổng chiều dày các lớp ghép.

K.2.1.4 Lớp tôn sắt các bon mác thấp phải có bề mặt kín liên tục, các mối ghép nối phải được hàn kín hoặc gối lên nhau nếu chế tạo từ các tấm tôn rời.

K.2.2 Cấu tạo

a) Toàn bộ vỏ, nắp cửa của thùng đựng kíp chuyên dụng phải được chế tạo bằng vật liệu quy định tại khoản K.2.1.

Khi lắp cố định thùng kíp chuyên dụng vào xe ô tô, không được dùng các phương pháp đinh tán, bắt vít trực tiếp vào phần vỏ tạo thành thân thùng, chỉ được bắt vít thông qua các tai đỡ hàn lên vỏ thùng.

b) Vách ngăn phía sát buồng lái và vách ngăn giữa khoang chứa kíp với khoang chứa thuốc nổ trên thùng xe chỉ được chế tạo bằng vật liệu quy định tại K.2.1, hình K4.1, vách ngăn phải có diện tích đủ để cách ly hoàn toàn toàn kíp với thuốc nổ. Vách ngăn được cố định vào thùng xe thông qua khung gỗ hoặc khung kim loại không phát sinh tia lửa. Mối ghép giữa vách ngăn với thành và sàn thùng xe phải kín.

c) Vỏ, nắp cửa phải kín sao cho kíp nổ bên trong không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường bên ngoài khi vận chuyển.

d) Bản lề cửa, móc khoá phải hàn vào thân hòm hoặc cửa. Cửa hòm đựng kíp hoặc khoang chứa phải có khóa chống cắt.

đ) Trong khoang chứa kíp trên thùng xe cho phép đặt giá hai tầng để xếp hòm kíp, giá phải được bắt chặt xuống sàn xe, cấm cố định giá vào vách ngăn khoang chứa.



K.3 Quy định về sản xuất, kiểm định hòm đựng kíp chuyên dụng

K.3.1 Thiết kế, tính toán chế tạo thùng kíp chuyên dụng và khoang chứa kíp phải do người có trình độ đại học chuyên ngành chế tạo thực hiện. Bản vẽ thiết kế phải được lãnh đạo đơn vị phê duyệt trước khi chế tạo.

K.3.2 Thời điểm và nội dung kiểm định sản phẩm

K.3.2.1 Đối với các sản phẩm mới chế tạo trong nước

a) Khi hoàn thành phôi lớp sắt các bon mác thấp, nội dung kiểm định giới hạn trong khâu kiểm tra chất lượng mối hàn ghép các chi tiết tạo thành phôi;

b) Khi hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh, nội dung kiểm định bao gồm các khâu kiểm tra các chi tiết bản lề cửa, móc khóa và loại khóa sử dụng;

Kết thúc kiểm tra, người kiểm định phải đóng dấu kiểm định lên sản phẩm

c) Khi hoàn thành việc gắn cố định sản phẩm vào xe ô tô vận tải, bao gồm nội dung kiểm tra vị trí lắp, các chi tiết cố định, hãm sản phẩm không văng, trượt trong quá trình vận chuyển;

Chú thích: Các nội dung kiểm tra quy định tại điểm b, c khoản này có thể thực hiện trong cùng thời gian theo yêu cầu của đơn vị chế tạo sản phẩm.

K.3.2.2 Đối với sản phẩm nhập khẩu, tổ chức nhập khẩu phải xuất trình biên bản kiểm tra của tổ chức kiểm định nước ngoài hợp lệ.

d) Khi sửa chữa, cải tạo sản phẩm.

K.3.3 Hồ sơ, biên bản kiểm định phải lưu trữ ít nhất 10 năm tại cơ sở chế tạo và cơ sở sử dụng.





Hình K4 Vật liệu chế tạo vách ngăn khoang chứa và hòm kíp chuyên dụng







Phụ lục L

(qui định)

Qui định về kiểm tra, thử và hủy vật liệu nổ công nghiệp

L.1 Qui định chung

Tuỳ theo loại chất nổ và phương tiện nổ phải tuân theo thời gian, nội dung và khối lượng kiểm tra và thử qui định tại TCVN 6174-1997.

L.1.1 Thông thường có các dạng kiểm tra và thử như sau

L.1.1.1 Thuốc nổ chứa Nitroeste lỏng

- Xem bên ngoài bao bì, bên ngoài thỏi thuốc nổ;

- Kiểm tra hiện tượng đổ mồ hôi:

- Thử khả năng truyền nổ.

L.11..2 Thuốc nổ chứa nitrat amôn

- Xem xét bên ngoài bao bì, bên ngoài thỏi thuốc nổ:

- Thử khả năng truyền nổ;

- Xác định độ ẩm.

L.1.1.3 Thuốc nổ den

- Xem xét bên ngoài bao bì và bên ngoài thỏi thuốc nổ

- Kiểm tra độ lẫn bụi, cát,

- Độ bền của các hạt chất nổ.

L.1.1.4 ống nổ và ống nổ điện

- Xem xét bên ngoài bao bì ,

- Xem bên ngoài hộp ống nổ;

- Thử khả năng nổ của ống nổ.

L.1.1. 5 Dây cháy chậm

- Xem xét bên ngoài của bao bì ;

- Xem xét bên ngoài các cuốn dây;

- Thử tốc độ cháy, cháy đều, cháy hoàn toàn;

- Thử độ chịu nước

L.1.1.6 Dây nổ

- Xem xét bên ngoài bao bì ;

- Xem xét bên ngoài cuộn dây;

- Thử nổ theo sơ đồ;

- Thử độ chịu nước.

L.1.2 Việc thử thuốc nổ bằng cách nổ phải tiến hành ở chỗ dành riêng cách nhà kho bảo quản VLNCN không gần hơn 200 m. Trong thời gian thử nổ, những người tham gia thử VLNCN phải ở cách chỗ nổ không gần hơn 50 m.

L.1.3 Kết quả kiểm tra và thử VLNCN phải ghi vào sổ lập theo mẫu số 1 và lập biên bản theo mẫu số 2 của phụ lục này.

L.2 Kiểm tra và thử thuốc nổ

L.2. 1 Kiểm tra bên ngoài hòm

L.2.1.1 Tất cả các hòm VLNCN nhập vào kho dự trữ đều phải kiểm tra bên ngoài hòm còn nguyên vẹn không. Các hòm không nguyên vẹn phải để riêng, lập biên bản về những trường hợp đó.

L. 2.1.2 Các hòm có bao bì hư hỏng, cần kiểm tra các gói, hộp đựng thuốc nổ ở trong hòm có còn nguyên vẹn không. Nếu có nghi ngờ phải kiểm tra số lượng thực tế có trong hòm với khối lượng ghi trên vỏ hòm hoặc ghi trong các tài liệu khác. Khi có sai lệch về khối lượng thì phải lập biên bản và báo cáo công an tỉnh,thành phố biết và có biện pháp truy tìm số thuốc nổ thiếu hụt.

L.2.2 Xem xét bên ngoài bao thuốc nổ

L.2.2.1 Mỗi loại thuốc nổ nhập vào kho phải lấy ra năm hộp (hoặc túi) thuốc nổ ở trong các hòm khác nhau để kiểm tra. tất cả các hòm thuốc nổ trong năm hộp (túi) này đều phải được xem xét bên ngoài.

L.2.2.2 Trên vỏ của mỗi thùng, bao thuốc nổ đều phải có nhãn ghi : tên thuốc nổ, khối lượng, năm tháng sản xuất, số loại sản xuất.

L.2.2.3 Vỏ thỏi thuốc nổ phải nguyên vẹn, không ẩm ướt, các đầu bao phải có chất cách ẩm. Khi cắt vỏ thỏi thuốc nổ thì bề mặt thỏi không tơi vụn.

L.2.2.4 Khi xem các thỏi thuốc nổ có chứa nitrôeste lỏng, phải kiểm tra lượng nitrôeste lỏng có thoát ra ngoài không (đổ mồ hôi) . Phía mặt ngoài và mặt trong của vỏ thỏi thuốc nổ không được có chất lỏng thoát ra. Nếu thấy có chất lỏng thì phải thử bằng cách nhỏ chất lỏng đó vào cốc nước; nếu giọt chất lỏng nay không tan trong nước thì đó là nitrôeste lỏng đã thoát ra. Loại thuốc nổ như vậy phải để riêng và đem hủy ngay.

L.2.3 Thử khả năng truyền nổ của thuốc nổ

L.2.3.1 Lấy 2 thỏi thuốc nổ trong đó có một thỏi có lắp ống nổ đặt trên đất bằng phẳng. Trục của hai thỏi thuốc nổ trùng nhau và cách nhau một đoạn bằng khoảng cách truyền nổ theo tiêu chuẩn qui định cho từng loại thuốc nổ. Trước khi cho nổ mọi người phải rút ra xa cách chỗ nổ tối thiểu 50 m.

L.2.3.2 Sau khi nổ, kiểm tra chỗ đặt thuốc nổ. Nếu thấy có 2 vết lõm có chiều dài lớn hơn thỏi chất nổ thì chất nổ còn truyền nổ tốt.

L.2.3.3 Sau hai lần nổ thử, nếu nổ hoàn toàn thì thuốc nổ được coi là truyền nổ tốt.

L.2.3.4 Nếu trong hai lần thử có một lần thuốc nổ không truyền nổ hoàn toàn thì phải thử lại. Lần này phải thử 3 lần, nếu vẫn không đạt yêu cầu phải lập biên bản báo lên cấp trên để có biện pháp sử dụng thích hợp.

L.2.3.5 Đốí với thuốc nổ chịu nước, trước khi nổ thử khả năng truyền nổ phải nhúng thỏi thuốc nó vào nước. Các thỏi đặt trong giá để đứng trong thùng nước có nhiệt độ của môi trường, chiều cao cột nước là 1 m (tính từ đầu dưới của thỏi thuốc nổ) sau khi ngâm 1 giờ các bao thuốc nổ được đưa thử nổ. khi thử nổ đặt hai đầu bao chất nổ tiếp xúc nhau. Các qui định còn lại thực hiện như đã qui định trên.

L.2.3.6 Trước khi thử khả năng truyền nổ của loại thuốc đã nén chặt, không phải làm tơi thuốc nổ, trừ đầu thỏi thuốc nổ sẽ nạp ống nổ.

L.2.3.7. Việc thử khả năng truyền nổ chỉ thực hiện với các loại thuốc nổ đóng thành thỏi và dạng nén ép Không thực hiện với thuốc nổ rời.

L.2.4 Xác định độ ẩm của thuốc nổ

L.2.4.l. Độ ẩm của thuốc nổ được xác định theo sự khác nhau về khối lượng trước và sau khi sấy. Các loại thuốc nổ ép không phải xác định độ ẩm.

L.2.4.2. Lấy mẫu xác định độ ẩm của lô thuốc nổ như sau: lấy ra 5 bao, mỗi bao lấy 1 thỏi thuốc nổ.

tháo các thỏi thuốc nổ và trộn đều, sau đó lấy 10g thuốc nổ cho vào cốc thủy tinh có nắp nhám.

L.2.4.3. Trong quá trình sấy các ống đựng mẫu phải để hở sấy đến khi khối lượng không đổi. Nếu thuốc nổ là amoni nitrat thì sấy trong tủ sấy bằng điện trong 4 đến 6 giờ ở nhiệt độ 60 đến 700 C.

Sau khi sấy phải đậy cốc bằng nắp (thủy tinh) nhám. Trước khi cân, các cốc có màu thuốc nổ phải để nguội đến nhiệt độ của phòng thí nghiệm.

L.2.4.4 Dùng cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002 g để cân.

L.2.4.5 Độ ẩm tính theo công thức

trong đó:

P- là độ ẩm của mẫu, tính bằng phần trăm;

C1- là khối lượng của cốc có mẫu chất nổ trước khi sấy, tính bằng gam;

C2- là khối lượng của cốc có mẫu thuốc nổ sau khi sấy, tính bằng gam;

C3- là khối lượng của mẫu thuốc nổ (không có cốc) trước lúc sấy, tính bằng gam.

L.2.4.6 Tiến hành hai thí nghiêm song song. Độ ẩm của thuốc nổ lấy theo giá trị trung bình của hai thí nghiệm.

L.3. Kiểm tra và thử ống nổ điện

L.3.1 Xem xét bên ngoài

L.3.1.1 Trong loạt ống nổ điện nhập vào kho dự trữ lấy ra mỗi hòm, trong đó lấy ra ít nhất 100 chiếc ở 20 hộp kíp khác nhau để kiểm tra xem xét bên ngoài.

L.3.1.2 Nếu ống nổ điện có vỏ bằng kim loai thì vỏ không được sùi, rỉ, nứt hoặc bẹp. Nếu ống nổ điện có vỏ bằng giấy thì các lớp giấy không được bong hoặc dập nát, chất nổ ở đáy ống nổ không bị hở ra ngoài, cách điện của dây dẫn không bị hư hỏng.

Khi xem xét, không được bóp vào phần chứa chất nổ của kíp ống nổ.

L.3.1.3 Sau khi xem xét số ống nổ lấy làm mẫu, nếu thấy không đạt yêu cầu thì phải kiểm tra phân loại toàn bộ loạt kíp đó, những kíp không đạt yêu cầu phải hủy theo qui định.

L.3.2 Kiểm tra điện trở của ống nổ điện (chỉ làm ở kho tiêu thụ)

L.3.2.1 Khi kiểm tra phải đặt ống nổ điện trong các bộ phận bảo vệ (ống vỏ thép có lót cao su bên trong) nếu ống nổ bị nổ thì không ảnh hưởng đến nhân viên thí nghiệm.

L.3.2.2 Điện trở của ống nổ điện phải phù hợp với điện trở đã ghi trên vỏ hộp. Trường hợp có sai lệch phải phân loại toàn bộ và có biện pháp sử dụng thích hợp.

L.3.3 Thử khả năng gây nổ của ống nổ điện (chỉ làm ở kho tiêu thụ)

Trong số ống nổ điện đã kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu thì lấy ra 10%, nhưng ít nhất phải là 3 cái để thử khả năng gây nổ của ống nổ.

Thứ tự tiến hành như sau:

Lắp ống nổ vào đoạn dây cháy chậm, nhồi vào thỏi thuốc nổ có đường kính 31 mm ± 1 mm. Đặt các thỏi thuốc nổ có ống nổ trên mặt đất bằng phẳng thẳng hàng, cách nhau ít nhất là 1m. số lượng từ 3 thỏi trở lên. Mọi người tránh xa ít nhất 50 m rồi cho nổ. Nếu các thỏi đều nổ hoàn toàn thì loạt ống nổ đó còn tốt. Nếu có trên 2 thỏi câm hoặc nổ không hoàn toàn thị loạt ống nổ đó đã hỏng. Nếu có 1 thỏi không nổ, phải thử lại với số lượng gấp đôi lần đầu (ít nhất là 6 thỏi). Nếu vẫn còn cớ thỏi không nổ thì loạt ống nổ đó phải loại bỏ.

L.4. Kiểm tra và thử ống nổ thường

L.4.1 Xem xét bên ngoài.

L.4.1.1 Trong mỗi loạt ống nổ nhập vào kho, phải lấy ít nhất 2 hòm, mỗi hòm lấy ít nhất 200 ống để xem xét bên ngoài.

L.4..1.2 Vỏ kim loại của ống nổ không được có vết nứt hay thủng, nếu vỏ bằng giấy không được rách, sờn ở chỗ tra dây vào kíp, đáy ống không được hở thuốc nổ. Bề mặt bên trong của ống không được có vết bẩn.

L.4.1.3 Nếu ống có các khuyết tật trên thì phải lập biên bản báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp. Toàn bộ số ống nổ đó phải phân loại. Các ống nổ có khuyết tật phải đem hủy theo qui định.

L.4.2 Thử khả năng gây nổ của ống nổ tiến hành như khi thử khả năng gây nổ của ống điện (Điều L.3.3)



L.5.Kiểm tra và thử dây cháy chậm

L.5.l Xem xét bên ngoài

L.5.1.1.Trong mỗi đợt nhập dây phải lấy ra ít nhất 1 hòm để kiểm tra bên ngoài toàn bộ các dây ở trong hòm đó.

L.5.1.2 Kiểm tra bên ngoài dây cháy chậm nhằm xác định có hay không có các khuyết tật: gãy, nứt ở vỏ đầu dây bị xơ tướp. Khi thấy các khuyết tật trên thì toàn bộ loạt dây này phải được kiểm tra phân loại. Các cuộn dây có khuyết tật phải lập biên bản và hủy theo qui định.

L.5.1.3 Trong số dây đã được xem xét bên ngoài, nếu tốt lấy ra 2 % để đem thử các dạng khác.

L.5.2 Thử độ chịu nước của dây

L.5.2.1 Đem ngâm dây cháy chậm vào trong nước có độ sâu 1m, đầu cuộn dây trước khi ngâm phải bọc chất cách nước hai đầu. Thời gian ngâm theo qui định của nhà chế tạo hoặc theo yêu cầu sử dụng.

Tiến hành đem thử theo qui trình đốt thử.

L.5.3 Thử tốc độ cháy, cháy đều và cháy hoàn toàn

L.5.3.1 Các cuộn dây đã lấy để thử cắt bỏ 5 cm đầu cuộn dây sau đó cắt mỗi cuộn mỗi đoạn dài 60 cm đem đốt để xác định thời gian cháy. Nếu dây cháy chậm bị tắt, dù chỉ một lần hoặc tốc độ cháy nhỏ hơn tốc độ qui định của nơi chế tạo thì dây loại này phải loai bỏ. Nếu dây chịu nước sau khi ngâm nước đem đốt thử mà tắt thì kết luận loạt dây đó là loại không chịu nước, phải đem sử dụng cho nhu cầu khác

L.5.3.2 Số dây còn lại của mỗi cuộn được tháo ra đặt trên mặt đất để đốt. Khi cháy, dây phải cháy đều không phụt lửa qua vỏ dây, vỏ dây không bị cháy, lỗi không bị tắt. Nếu dây bị tắt dù chỉ một lần hoặc có các thiếu sót nêu trên thì phải thử với số lượng gấp đôi. Nếu vẫn không đạt yêu cầu thì phải lập biên bàn báo cáo cấp trên và hủy theo qui định.

L.6 Kiểm tra và thử dây nổ

L.6.1 Xem xét bên ngoài

Trong 1 loạt dây nổ nhập vào kho, lấy ra 1 hòm. Toàn bộ dây trong hòm phải được xem xét bên ngoài xem có các khuyết tật: vỏ dây bị dập, gãy, chỗ dày, chỗ mỏng. Nếu cuộn dây có khuyết tật vượt quá 10% số cuộn dây được xem xét thì loạt dây này bị loại bỏ.

L.6.2 Thử nổ theo sơ đồ qui định

L.6.2.1 Lấy 3 cuộn dây nổ. Mỗi cuộn cắt 5 đoạn, mỗi đoạn dài 1 m. còn lại 45 m được rải ra dùng làm đường dây chính. Nối 5 đoạn dây nổ cách nhau vào đường dây chính theo hướng truyền nổ của dây (đối với loại dây nổ chỉ một hướng truyền nổ); đối với dây nổ truyền nổ theo hai chiều như nhau có thể đấu vuông góc). Sơ đồ đấu dây và cách đấu phải làm như khi nổ mìn bằng dây nổ.

L.6.2.2 Các đoạn dây nổ dùng làm đường dây chính được đầu nối tiếp nhau. Kíp điện hoặc ngòi mìn được đấu vào mỗi đầu của đường dây chính. Từ khoảng cách không nhỏ hơn 50 m, tiến hành khởi nổ số dây nổ này.

L.6.2.3 Khi khởi nổ nếu có hơn 1 trong 3 sơ đồ đường dây chính lớn hơn 2 đoạn trong 5 doan dây nhánh bi câm, thì loạt dây nổ đó phải thải bỏ.

Trường hợp khi khởi nổ có một đường dây hoặc hai đoạn dây nhánh bị câm thì phải thử lại với số lượng gấp hai.

L.6.2.4 Nếu dùng dây nổ trong điều kiện có nước thì chỉ thử nổ sau khi đã ngâm dây nổ trong nước có độ sâu 1 m. Nếu dây nổ dùng trong môi trường ẩm thì thời gian ngâm là 1giờ. Nếu nổ trong nước thì thời gian ngâm là 4 giờ. Để thử loại dây nổ không thấm nước phải cắt một dây nổ dài 5 m, cách ly nước ở 2 đoạn đầu dây; sau khi ngâm nước , đoạn dây này được cắt thành 5 đoạn đều nhau. Sau đó lại đấu nối với nhau thành một đường dây và đem thử nổ, các đoạn dây phải nổ hoàn toàn.

L.6.2.5 Nếu dây nổ không chịu nước thì phải thử theo các qui định tại L.6.2.1 và L.6.2.2, sau đó được sử dụng ở chỗ khô ráo.



L.7 Đối với VLNCN loại mới sản xuất trong nước hay nhập ngoại lần đầu đưa vào bảo quản sử dụng, ngoài các nội dung phải kiểm tra thử và qui định trong phụ lục này còn phải kiểm tra và thử các thông số theo sự giới thiệu của nhà chế tạo.

Mẫu số 1:

Sổ thống kê những lần thử VLNCN ở kho

1-Thống kê những lần thử thuốc nổ


Ngày

thử

Tên

thuốc

nổ

Tên nhà

máy chế

tạo

Ngày

chế tạo

Ngày

nhập

kho

Số liệu

của loạt

Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> TTHCUBND -> 1917
1917 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1917 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1917 -> Mẫu số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/tt-blđtbxh ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội CƠ quan có thẩm quyền công ty
1917 -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
1917 -> BỘ XÂy dựng
1917 -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
1917 -> BỘ TÀi chính
1917 -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1917 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
1917 -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2006/tt-bxd ngàY 18 tháng 8 NĂM 2006 HƯỚng dẫn thực hiện quy chế khu đÔ thị MỚi ban hàNH

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương