Bộ CÔng thưƠng nhà xuất bản công thưƠng báo cáo logistics Việt Nam logistics: TỪ KẾ hoạch đẾn hành đỘNG



tải về 1.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/117
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1.32 Mb.
#53351
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   117
bc log 2017

12
14
16
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
9 tháng
2017
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê


BÁO CÁO
LOGISTICS VIỆT NAM 2017
20
LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
2. PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH VỀ LOGISTICS 
2.1. Khung pháp lý đối với hoạt động logistics
Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế 
như Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978). 
Liên quan tới vận tải hàng không có Công ước Vacsava (1929), Nghị định thư Hague 
(1955), Nghị định thư Montreal (1975), Công ước Montreal (1999).
Bên cạnh đó, còn có Công ước thống nhất thủ tục hải quan Kyoto (1973), Công ước 
quốc tế vận tải đa phương thức (1980). Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa 
bằng đường sắt (1951), Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức 
(1992),... Có thể nói, các công ước cũng như tập quán quốc tế được hình thành chủ 
yếu từ các nước phát triển, sau đó được công nhận và trở thành quy định chung điều 
chỉnh hoạt động logistics quốc tế.
Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của 
các thỏa thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999); Hiệp định 
tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa phương 
thức ASEAN (2005). 
Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp 
cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng 
(Incoterms); quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; bảo hiểm hàng hóa trong quá trình 
vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận...
Hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành và hoàn 
thiện. Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó thuật 
ngữ ”logistics” được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia. Năm 2005, Bộ Luật Hàng 
hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luật quốc tế. Năm 2006, Việt Nam 
chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển 
(FAL-65). Đồng thời với Bộ luật Hàng hải, các luật về hàng không, đường bộ, đường 
sắt, đường thủy nội địa, Luật Hải quan, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm... 
cũng ra đời.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Nghị định số 140/2007/NĐ-
CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ 
logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.


BÁO CÁO

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   117




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương