Bộ CÔng thưƠng nhà xuất bản công thưƠng báo cáo logistics Việt Nam logistics: TỪ KẾ hoạch đẾn hành đỘNG



tải về 1.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/117
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1.32 Mb.
#53351
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   117
bc log 2017

LOGISTICS VIỆT NAM 2017
15
LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước và đặc biệt tăng trưởng cao hơn so với 
cùng kỳ năm 2016: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2017 của nhóm 
tăng 13,6% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,7%). Trong bối cảnh ngành khai khoáng 
giảm, đây là nhóm đóng vai trò quan trọng, là động lực chính trong tăng trưởng của 
toàn ngành. 
Những thành phố công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên tiếp tục dẫn 
đầu về tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 
tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn 
như sau: Bắc Ninh tăng 32% (do Tập đoàn Samsung tăng mạnh khối lượng sản xuất 
linh kiện điện tử); Hải Phòng tăng 20%; Thái Nguyên tăng 17,9%; Hải Dương tăng 
10,1%; Bình Dương tăng 9,7%; Đà Nẵng tăng 9,1%; Đồng Nai tăng 8,5%; Thành phố 
Hồ Chí Minh tăng 7,8%; Cần Thơ tăng 7%; Hà Nội tăng 6,9%; Vĩnh Phúc tăng 6,9%; 
Quảng Ninh tăng 3,1%. Ngược lại một số tỉnh có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 
như Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 3,8%; Quảng Nam giảm 4,5%.
Hình 2. Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn năm 2012-2017
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/10/2017 tăng 8,8% so với năm 2016 (cùng kỳ năm 
2016 tăng 8,9%). Xét chi tiết nhiều ngành sản xuất công nghiệp có thể thấy mức tăng 
tồn kho hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất, tiêu thụ của ngành và là mức tồn kho 
theo kế hoạch.


BÁO CÁO
LOGISTICS VIỆT NAM 2017
16
LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
1.3. Hoạt động đầu tư và tín dụng
Về đầu tư 
Tính chung 10 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 
đạt 221 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng ước tính 
đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó ngành công nghiệp 
chế biến, chế tạo đứng đầu với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 
5,8 tỷ USD, chiếm 35,3% tổng vốn đăng ký cấp mới. 
Trong 10 tháng năm 2017, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt 
Nam. Trong số 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại 
Việt Nam trong 10 tháng, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 4.970,6 triệu USD, chiếm 
30,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 3.501,4 triệu USD, chiếm 21,5%; 
Singapore 3.142 triệu USD, chiếm 19,3%; Trung Quốc 1.311,9 triệu USD, chiếm 8%.
Về địa bàn đầu tư, trong 10 tháng năm nay, cả nước có 58 tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Thanh 
Hóa có số vốn đăng ký lớn nhất với 3.146,8 triệu USD, chiếm 19,3% tổng vốn đăng 
ký cấp mới; tiếp đến là Nam Định 2.129,9 triệu USD, chiếm 13,1%; Thành phố Hồ Chí 
Minh 1.896 triệu USD, chiếm 11,6%; Kiên Giang 1.342,3 triệu USD, chiếm 8,2%; Bình 
Dương 1.260,4 triệu USD, chiếm 7,7%; Hà Nội 1.041,9 triệu USD.
Về tín dụng
Tăng trưởng tín dụng đang tăng cao hơn chút ít so với tốc độ tăng trưởng huy động 
vốn và tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng có cao hơn cùng kỳ năm 2016 nhưng so với 
định hướng tăng cả năm khoảng 21% thì đây vẫn là mức thấp. 

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   117




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương