As of 04 April 2013 As of 24/02/ 2013



tải về 1.97 Mb.
trang2/24
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích1.97 Mb.
#1690
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

MÔ TẢ DỰ ÁN


  1. Bối cảnh quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những bước tiến vững chắc và Việt Nam đang thuộc nhóm nước thu nhập trung bình từ năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt mức 1.224 USD năm 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 7,26%. Nhằm gia tăng hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, việc nâng cao hiệu suất lao động là nhân tố cơ bản để bắt kịp với nhu cầu của thị trường lao động đối với lao động có kỹ năng cao, đặc biệt là lao động trẻ lứa tuổi từ 20 đến 39 tuổi và chiếm 50,5% tổng lực lượng lao động. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 30% lực lượng lao động là tốt nghiệp THPT. Khoảng 80% lao động là từ các hộ gia đình nghèo nhất làm nông nghiệp. Phần lớn lực lượng lao động này có ít cơ hội tìm được việc làm ở những khu vực khác do thiếu các bằng cấp giáo dục trung học.

  2. Kế hoạch Phát triển quốc gia và Chiến lược Hợp tác ADB. Kế hoạch Phát triển Kinh tế- Xã hội của Chính phủ giai đoạn 2011- 20151 đã xác định việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong 3 nhiệm vụ then chốt trong hoạt động phát triển một đất nước bền vững và công bằng. Chiến lược, lộ trình và đánh giá ngành giáo dục, đào tạo của ADB thể hiện trong Chiến lược Hợp tác quốc gia với Việt Nam giai đoạn 2012- 20152 cũng ưu tiên phát triển nghề nghiệp cho thanh niên Việt Nam. Cả hai tài liệu trên đều nhấn mạnh vào việc tăng cường đầu tư có trọng điểm vào bậc giáo dục cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Giáo dục THPT đặc biệt quan trọng vì đảm bảo tỷ lệ chuyển tiếp từ giáo dục phổ thông sang các cấp giáo dục cao hơn và chất lượng đầu vào của học sinh theo học đại học và tham gia vào thị trường lao động.

  3. Thành tựu của Dự án Phát triển GD THPT. ADB là một đối tác phát triển chính trong giáo dục trung học ở Việt Nam và là nhà tài trợ duy nhất cho giáo dục Trung học phổ thông. Dự án Phát triển GD THPT (pha 1) được thiết lế và phê duyệt vào năm 2002 khi giáo dục THPT của Việt Nam vẫn còn chưa phát triển. Tỷ lệ nhập học thô đối với THPT chỉ đạt 15% vào năm học 1999-2000 và chất lượng chương trình và sách giáo khoa còn nghèo nàn. Mục tiêu cơ bản của Dự án PT GD THPT pha 1 đó là nhằm tăng cường tiếp cận giáo dục THPT và sau nữa là phát triển chương trình và sách giáo khoa cho các môn học nòng cốt. Theo thời gian, những nỗ lực của ADB và Chính phủ Việt Nam, đã mở rộng đáng kể mật độ bao phủ của giáo dục THPT và cung cấp chương trình và tài liệu hướng dẫn của các môn học mục tiêu được giảng dạy trong các trường THPT. Đến năm 2011, tỷ lệ nhập học thô bậc THPT đã tăng và đạt 56,3% và tỷ lệ nhập học THCS, THPT đúng độ tuổi lần lượt đạt 83,5% và 50,4%. Chất lượng giáo viên cũng được cải thiện thông qua chương trình và sách giáo khoa được cập nhật, tuy nhiên về chất lượng vẫn còn cần được tăng cường hơn nữa.

  4. Bài học kinh nghiệm từ Dự án PT GD THPT. Nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra từ Dự án PT GD THPT pha 1 và một số dự án liên quan khác. Những bài học này đã được nghiên cứu và xem xét trong quá trình thiết kế và lập kế hoạch thực hiện Dự án Phát triển GD THPT giai đoạn 2. Ở những dự án trước đây, việc chọn lọc vùng khó khăn được tiến hành ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, các huyện lại cho thấy các chỉ số về giáo dục rất khác nhau, do vậy địa bàn thực hiện dự án ở Dự án PT GD THPT 2 sẽ được xác định trên cơ sở cấp huyện hoặc cấp trường. Nhiều dữ liệu cơ sở còn thiếu hoặc chưa mang tính thực tế cao gây khó khăn cho hoạt động giám sát dự án. Đối với Dự án PT GD THPT 2, nhiều chỉ số mang tính bền vững hơn sẽ được sử dụng và công bố thường xuyên. Những dự án trước đây thường thiếu ngân sách thực hiện dự án, bao gồm cả ngân sách cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng và bảo trì các cơ sở vật chất trường học. Các khoản rút vốn nên căn cứ trên yêu cầu ngân sách thực tế để có được hiệu quả mong muốn.

  5. Những thách thức mới và còn tồn tại cần được Dự án PT GD THPT II đưa ra. Dự án PT GD THPT pha 1 đã được triển khai thành công và thu được những kết quả như kỳ vọng. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng cách về tài nguyên trong giáo dục THPT mà chưa được đáp ứng. Một số vấn đề chính còn tồn tại và một số vấn đề mới cần vạch ra bao gồm: (i) chất lượng của các tài liệu hướng dẫn và chương trình tương ứng còn hạn chế so với thị trường công việc rộng lớn; (ii) tiếp cận giáo dục THPT của các nhóm thiệt thòi còn hạn chế; và (iii) năng lực lập kế hoạch và quản lý của các nhà chức trách địa phương còn Khôngn yếu trong hoạt động cải thiện giáo dục THPT.

  6. Hiệu quả hoạt động và chất lượng. Trong khi tỷ lệ hoàn thành cấp học THPT trong năm học 2010 đã cao và đạt mức 92,57%, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực ASEAN3. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 10,3% trong năm học 2010. Rất nhiều học sinh tốt nghiệp THPT không đáp ứng được các yêu cầu kỳ vọng của ngành công nghiệp hoặc tham gia các bậc học cao hơn. Việc đạt được những cải thiện đáng kể đối với chất lượng và mức độ phù hợp của các chương trình trong trường THPT là vô cùng cần thiết đối với mục tiêu phát triển kinh tế, nghề nghiệp lâu dài và tiềm năng. Bộ GD&ĐT đang tiến hành một số đề án đổi mới nhằm tăng cường chất lượng của đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình và một số biện pháp khác. Bộ GD&ĐT vừa ban hành quyết định điều chỉnh chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với các nhu cầu kinh tế và xã hội trong tương lai.

  7. Tiếp cận giáo dục THPT. Việt Nam đã và đang đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, hiện nay tỷ lệ nghèo đói chủ yếu tập trung ở các nhóm cụ thế gồm 4 nhóm sau: hộ gia đình nghèo4, dân tộc thiểu số5, người có các nhu cầu đặc biệt, phụ nữ và trẻ em gái. Trong khi tỷ lệ nhập học thô bậc THPT trên cả nước đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ này ở các tỉnh khó khăn mục tiêu vẫn còn rất thấp. Những đối tượng nghèo là những người có ít cơ hội hoàn thành giáo dục THPT nhất. Chỉ có 7,8% học sinh dân tộc nội trú học tại trường dân tộc nội trú, những học sinh này phải đi một quãng đường xa để tới trường. Do gánh nặng về kinh tế, tỷ lệ nhập học của học sinh thuộc gia đình nghèo thấp hơn so với học sinh thuộc gia đình khá giả. Người khuyết tật không có cơ hội chính thức tiếp cận giáo dục THPT mặc dù giáo dục hòa nhập đã được giới thiệu ở bậc giáo dục cơ bản. Nếu không được vạch ra, các học sinh với những nhu cầu đặc biệt kể trên cũng không thể tham gia đóng góp vào sự phát triển của công đồng, và có thể sẽ phải đương đầu với vấn đề nghèo đói. Do vậy, thực sự cần thiết để chỉ ra các vấn đề liên quan đến nhu cầu có ảnh hưởng đến việc mở rộng cơ hội và tăng tiếp cận giáo dục cho các học sinh vùng khó khăn đối với giáo dục THPT.

  8. Năng lực lập kế hoạch và quản lý. Ngoài việc tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục THPT, sự yếu kém trong công tác quản lý của cấp địa phương là một vấn đề cần giải quyết. Mặc dù Chính phủ đã có chính sách phân cấp, chi đầu tư xây dựng cơ bản cho địa phương tuy nhiên vẫn còn nhiều đơn vị chưa phân bổ đủ ngân sách cho các chương trình đầu tư cơ bản6. Điều này có thể là do thiếu hụt ngân sách, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục THPT hoặc công tác lập kế hoạch chuẩn bị trước còn yếu kém. Trong khi vẫn cần tăng cường năng lực quản lý ở cấp địa phương, chúng ta cũng cần gấp rút cải thiện năng lực quản lý ở cấp trường học. Trách nhiệm giải trình và thanh kiểm tra trường học vẫn còn hạn chế do có nhiều khác biệt lớn trong chất lượng của các chương trình và cơ sở vật chất7. Quản lý trường học cũng được xác định trong một nghiên cứu mang tính quốc tế và được hoàn thiện tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới8.

  9. Mối quan hệ với các sáng kiến đổi mới đang thực hiện. Dự án PT GD THPT II sẽ hỗ trợ Chương trình Phát triển giáo dục Trung học (SESDP) 9- đề án khuyến khích 10 hoạt động đổi mới giáo dục.10 Dự án PT THPT II được thiết kế gắn sát với Chương trình Phát triển giáo dục Trung học. Đặc biệt, các kết quả của Chương trình đánh giá học sinh PISA năm 2012, lấy kinh phí từ Chương trình Phát triển giáo dục Trung học, sẽ được áp dụng vào hoạt động phát triển chương trình trung học mới, các phương pháp giảng dạy sáng tạo, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào Dự án PT GD THPT II.

  10. Một số đặc điểm chính và Sáng kiến trong Dự án PT GD THPT II. Dự án PT GD THPT II đưa vào các sáng kiến và đổi mới so với các cự án đang và đã triển khai. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên sẽ được cơ cấu lại thành nơi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thay vì là các trung tâm giáo dục thông thường trước đây. Các kỹ năng thực hành và kiến thức giảng dạy trên lớp sẽ được chú trọng hơn thông qua việc sử dụng các phòng học giả định với các camera quan sát cho các sinh viên Sư phạm. Dự án PT GD THPT II là dự án đầu tiên hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú cả về mặt tài chính lẫn học vấn nhằm ngăn hiện tượng bỏ học. Giáo dục về các môn khoa học cũng sẽ được hỗ trợ một cách toàn diện. Nghiên cứu và tìm hiểu các mô hình hợp tác công tư để áp dụng vào giáo dục THPT. Dự án PT GD THPT II là dự án vốn vay tiếp sau Dự án PT GDTHPT I và không phải là khoản vay của ngành với cơ sở rằng Dự án PT THPT II là khoản vay kế sau trong Dự án đầu tư của ADB đối với DA PT THPT I và các tiêu chí lựa chọn, tỉnh, trường, và giáo viên/học sinh thụ hưởng các hoạt động chính sẽ được ADB phê duyệt.

  11. Phối hợp phát triển. ADB là một thành viên trong khung phối hợp tài trợ cho ngành, Nhóm nhà tài trợ cho ngành Giáo dục. Ở Việt Nam, ADB đã là đối tác chính trong hỗ trợ cho giáo dục trung học. Chính phủ Bỉ và Úc cũng đã có những hỗ trợ về học bổng và viện trợ cho giáo dục THCS như là các nhà đồng tài trợ trong một số dự án của ADB. Ở cấp giáo dục THPT, ADB là đối tác phát triển duy nhất cung cấp hỗ trợ.

A. Tác động và kết quả

  1. Tác động kỳ vọng của dự án là tăng cường tính cạnh tranh của lực lượng lao động trẻ từ 18-24 tuổi ở Việt Nam. Kết quả của dự án là trang bị cho học sinh tốt nghiệp THPT có sự chuẩn bị tốt hơn để phát triển học vấn và nghề nghiệp11.

B. Đầu ra

  1. Dự án có 4 thành phần chính sau: (i)Tăng cường chất lượng giáo dục THPT tiếp cận chuẩn chất lượng giáo dục THPT của các nước tiên tiến; (ii) mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi; (iii) Tăng cường năng lực lập kế hoạch và quản lý giáo dục THPT; (iv) Hỗ trợ thực hiện dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng. Khung Thiết kế và Giám sát dự án được đính kèm trong Phụ lục 1.

Thành phần 1: Tăng cường chất lượng giáo dục THPT tiếp cận chuẩn chất lượng giáo dục THPT của các nước tiên tiến

  1. Tăng cường năng lực giảng dạy thông qua đào tạo và bồi dưỡng giáo viên THPT: Đổi mới về sư phạm đòi hỏi phải cải thiện cả về nội dung giảng dạy trong trường và phương pháp giảng dạy. Để đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng giáo dục THPT từ năm 2015 trở về sau, sẽ phải tập trung ưu tiên vào tăng cường năng lực của giảng viên các trường ĐHSP và các chuyên viên cốt cán chuẩn bị xây dựng chương trình mới với các loại sách giáo khoa hỗ trợ và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy THPT để có kiến thức và kĩ năng trong việc thực hiện chương trình mới và sử dụng sách giáo khoa mới một cách hiệu quả. Dự án sẽ cung cấp các khóa bồi dưỡng 14 ngày ở nước ngoài cho 75 chuyên gia cốt cán về kỹ năng biên soạn chương trình và SGK. Tiêu chí lựa chọn đội ngũ nhân sự chủ chốt sẽ do Bộ GD&ĐT lập nên phối hợp với ADB. Thêm nữa, 03 hoạt động đào tạo bồi dưỡng trong nước cho 18.750 giáo viên sẽ được tổ chức cho: (i) giáo viên THPT nhằm thực hiện thí điểm và đại trà chương trình và sách giáo khoa mới; (ii) phát triển chuyên môn cho giáo viên THPT của các tỉnh khó khăn về phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh; và (iii) năng lực của giảng viên các trường ĐHSP trong việc cải thiện các kĩ năng nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán để triển khai thành công chương trình và sách giáo khoa mới.

  2. Hỗ trợ Sách giáo khoa và Tài liệu hướng dẫn dựa trên chương trình THPT mới.Trong khi Bộ GD&ĐT sử dụng ngân sách của Chính phủ để phát triển chương trình THPT mới, thì thành phần này sẽ hỗ trợ thực hiện thông qua việc cung cấp: (i) sách giáo khoa hỗ trợ thực hiện thí điểm và đại trà chương trình mới; (ii) tài liệu và hướng dẫn giảng dạy chương trình mới để hỗ trợ thí điểm làm thế nào để triển khai đại trà một cách hiệu quả; và (iii) các tài liệu hỗ trợ/phương tiện giảng dạy cụ thể và mục tiêu cho 800 trường THPT ở các vùng dân tộc thiểu số.

  3. Hỗ trợ xây dựng môi trường học tập cho học sinh các trường THPT chuyên. Dự án sẽ hỗ trợ tăng cường cho một số trường chuyên được lựa chọn thông qua các chương trình phù hợp giúp làm phong phú, can thiệp, hướng dẫn và thúc đẩy việc học của các học sinh. Tiểu thành phần sẽ cung cấp: (i) thiết bị hỗ trợ dạy học và thiết bị thực hành thí nghiệm cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cho 15 trường THPT chuyên được lựa chọn, các trường có ít tài nguyên và thiết bị nhất; (ii) chương trình bồi dưỡng trong nước cho 833 giáo viên về các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài; và (iii) hỗ trợ khóa bồi dưỡng ở nước ngoài cho 15 giáo viên và hiệu phó phụ trách học tập do Bộ GD&ĐT và ADB lựa chọn.

  4. Hỗ trợ Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.Để tăng cường năng lực và cải thiện hiệu quả của các TTGDTX tỉnh trong việc triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên, 63 bộ SGK và tài liệu hướng dẫn phù hợp sẽ được cung cấp cho thư viện của các trung tâm để hỗ trợ các chương trình do Trung tâm triển khai. Để đảm bảo các chương trình do Trung tâm triển khai được hiệu quả và tối ưu được các mục tiêu về bồi dưỡng giáo viên, các khóa bồi dưỡng trong nước về đổi mới chương trình cho 15 giáo viên của mỗi trung tâm sẽ được tổ chức. Ở các chương trình tập huấn cho các tập huấn viên này, người tham gia sẽ được giới thiệu chương trình mới và các hướng tiếp cận mang tính sáng tạo, mới trong các chương trình lập kế hoạch cho giáo viên các trường THPT.

  5. Thí điểm tăng cường chất lượng dạy học ngoại ngữ. Tiểu thành phần sẽ cung cấp hỗ trợ để tăng cường các kĩ năng giao tiếp cho giáo viên Tiếng Anh các trường THPT thông qua việc: (i) hỗ trợ cung cấp sách tiếng Anh cho 2.700 trường THPT; (ii) cung cấp bộ thiết bị nghe nhìn cho mỗi phòng học ngoại ngữ/ mỗi tỉnh 1 phòng/ trường; và (iii) tổ chức bồi dưỡng trong nước cho giáo viên tiếng Anh cốt cán12 nhằm tăng cường kỹ năng sư phạm, tập trung vào tăng cường kỹ năng nghe nói của học sinh.

  6. Xây dựng các trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm. Cải thiện hiệu quả của giáo viên là trọng tâm của việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Vì các giáo viên có thể phát triển được chuyên môn tốt nhất khi có điều kiện quan sát các hoạt động thực hành trên lớp một cách hiệu quả, 6 Trung tâm phát triển kĩ năng sư phạm13 sẽđược thành lập để cho phép các Trường/khoa ĐHSP bồi dưỡng các giáo viên tương lai được hiệu quả hơn. Những lớp học giả định này sẽ là nơi thực hành nghiệp vụ giảng dạy của các giảng viên tương lai thông qua việc làm cho học sinh tham gia vào hoạt động học tập của mình và chỉ ra cách thức lập kế hoạch, quản lý và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt, tiểu thành phần sẽ: (i) hỗ trợ cung cấp thiết bị hỗ trợ dạy học và các thiết bị khác cho sáu phòng học giả định; (ii) hỗ trợ xây dựng hoặc nâng câp các phòng học giả định nhằm tạo môi trường cho sinh viên và các giảng viên sư phạm thực hành kỹ năng sư phạm; (iii) tổ chức hội thảo tập huấn trong nước về phát triển kỹ năng sư phạm (6 ngày/khóa cho 20 người/1 trung tâm); và (iv) tổ chức khóa bồi dưỡng nước ngoài 2 tuần cho 6 giảng viên ĐHSP và 9 chuyên viên từ Bộ GD&ĐT để có thể lĩnh hội được kiến thức và các kĩ năng về sư phạm có chất lượng cao, mang tính quốc tế.

  7. Thí điểm tăng cường chất lượng giảng dạy các môn học được lựa chọn. Để nâng cao chất lượng và sự phù hợp của giáo dục THPT đối với các mục tiêu quốc gia, 8 môn học chính đã được xác định để phục vụ mục tiêu cụ thể này14. Đối với mỗi một môn học, các phương pháp giảng dạy mới và hiệu quả sẽ được phát triển. Tiểu thành phần này sẽ: (i) hỗ trợ bồi dưỡng trong nước về phương pháp giảng dạy cho 5 giáo viên cốt cán ở mỗi tỉnh; (ii) hỗ trợ tổ chức diễn đàn, trao đổi về nâng cao chất lượng dạy học của các môn học bằng cách đăng bài trên 4 tạp chí/báo; (iii) tổ chức khóa bồi dưỡng ở nước ngoài trong 10 ngày cho 15 giáo viên nhằm tăng cường kỹ năng giảng dạy thông qua việc tiếp thu phương pháp giảng dạy mới của các nước tiên tiến; và (iv) tổ chức nghiên cứu trong 3 năm về giảng dạy môn Toán ở 2 trường ở Hà Nội (1 ở thành phố, 1 ở nông thôn) nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của trường và đo lường tác động của các sáng kiến về giảng dạy ở trường học trong các môi trường khác nhau.

  8. Hỗ trợ học sinh yếu kém và học sinh gặp khó khăn trong học tập. Nhằm đảm bảo tăng cường tiếp cận cho tất cả các học sinh và cải thiện kết quả học tập của các học sinh có kết quả học tập yếu kém ngoài việc tiếp cận tới trường THPT, các hỗ trợ khác cũng sẽ được đưa ra. Hỗ trợ sẽ ở dạng tăng cường năng lực cho các giáo viên nhằm giúp đỡ các học sinh vùng sâu, vùng xa thông qua việc triển khai các chương trình bồi dưỡng trong nước ở một số nơi để đảm bảo giáo viên sẽ được hỗ trợ về các tài liệu và hướng dẫn15 về phương pháp tự học nhằm đảm bảo những học sinh không có điều kiện học chính quy sẽ có cơ hội tiếp cận với các tài liệu và hỗ trợ phù hợp16.

Thành phần 2: Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi

  1. Phát triển cơ sở vật chất và thiết bị trường THPT cho các huyện khó khăn. Nhằm tăng cường tiếp cận đối với các cơ sở vật chất có chất lượng cho học sinh các huyện khó khăn, vùng sâu, xa, Dự án sẽ hỗ trợ xây mới và cung cấp thiết bị và đồ gỗ cho khoảng 1.050 phòng học tại các trường THPT có sẵn. Những cơ sở vật chất này sẽ góp phần cải thiện chất lượng các kết quả dạy và họccủa học sinh tham gia tại các trường THPT ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

  2. Hỗ trợ thiết bị cho các trường THPT dân tộc nội trú tỉnh. Nhằm đảm bảo tăng cường tham gia học tập của các học sinh dân tộc thiểu số, dự án sẽ cải thiện môi trường học tập ử các trường THPT dân tộc nội trú được lựa chọn. Đặc biệt, Dự án sẽ cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục THPT ở các tỉnh khó khăn thông qua hoạt động cung cấp thiết bị17 cho 18 trường THPT dân tộc nội trú tỉnh.

  3. Thí điểm giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Nhằm đảm bảo tăng cường tiếp cận cho các học sinh khuyết tật đối với giáo dục THPT và phát triển một hướng tiếp cận bền vững và hiệu quả cho học sinh khuyết tật ở giáo dục trung học, một chương trình hỗ trợ thí điểm tập trung vào phát triển các môi trường dạy và học phù hợp cho các học sinh khuyết tật sẽ được triển khai. Dự án sẽ hỗ trợ: (i) biên soạn bộ công cụ giao tiếp cho học sinh khiếm thính để hỗ trợ học sinh khiếm thính giao tiếp và mở rộng cơ hội học tập; (ii) in và cung cấp bộ công cụ này cho các trung tâm giáo dục hòa nhập và cơ sở đào tạo giáo viên tật học; và (iii) bồi dưỡng trong nước cho 600 giáo viên của các Trung tâm tật học và cơ sở đào tạo giáo viên tật học để giúp hiểu rõ hơn về giáo dục hòa nhập và về phương pháp giảng dạy cho các học sinh khuyết tật.

  4. Hỗ trợ phát triển bền vững cho các nhóm thiệt thòi. Để đảm bảo các học sinh thiệt thòi có thể tiếp tục tham gia tốt hơn vào các chương trình đào tạo và giáo dục sau khi đã tốt nghiệp THPT, Dự án sẽ giúp phát triển các kĩ năng sống cho học sinh thiệt thòi. Tiểu thành phần này sẽ cung cấp các chương trình bồi dưỡng giáo viên trong nước và tập trung vào: (i) phát triển các phương pháp dạy học tích cực và kỷ luật tích cực nhằm khuyến khích học sinh học tập và tham gia tích cực trong lớp học; (ii) phát triển các kỹ năng sống với chất lượng cao cùng với nhận thức được cải thiện vê các vấn đề môi trường và xã hội; và (iii) bồi dưỡng về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số.

  5. Xây dựng mô hình hợp tác công tư trong giáo dục THPT. Nhằm cải thiện tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi, một số mô hình mới về tài chính và quản lý cần được khai phá để các đơn vị tư nhân có thể tham gia đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu các cách thức mới và sáng tạo chỉ ra vấn đề còn khó khăn. Tiểu thành phần sẽ cung cấp hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước và của Bộ để triển khai một nghiên cứu về phát triển mô hình về hợp tác Công-Tư để làm sao có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất đối với giáo dục THPT. Trong nghiên cứu này, một sáng kiến thí điểm về mô hình hợp tác Công-Tư sẽ triển khai chương trình bồi dưỡng trong nước cho 600 giáo viên của các trường THPT tư thục.

Thành phần 3: Tăng cường năng lực lập kế hoạch và quản lý giáo dục THPT

  1. Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục trường THPT.Chất lượng giáo dục THPT tăng cao gắn liền với sự phát triển của quốc gia, do vậy rất cần có những cải thiện trong công tác quản lý ở tất cả các cấp. Tiểu thành phần này sẽ cung cấp chương trình bồi dưỡng trong nước để cải thiện một số mặt chính của giáo dục THPT bao gồm lập kế hoạch, quản lý và chỉ đạo đổi mới giáo dục. Ước tính sẽ có khoảng 2.700 hiệu trưởng các trường THPT và 600 giám đốc các TTGDTX và hiệu trưởng các trường bổ túc văn hóa sẽ tham gia vào chương trình bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài để học tập về các phương pháp quản lý hiệu quả mà các nước đã triển khai và đạt được đối với giáo dục THPT. Tiểu thành phần cũng sẽ hỗ trợ phát triển phần mềm bản đồ trường học đã được xây dựng từ Dự án (pha 1) để cải thiện năng lực lập kế hoạch giáo dục ở 33 tỉnh khó khăn được lựa chọn.

  2. Hỗ trợ tăng cường quản lý giáo dục THPT theo yêu cầu của địa phương (hoạt động phân cấp cho địa phương). Việc cấp vốn của các Sở ở địa phương và việc sử dụng vốn một cách hiệu quả của mỗi Sở GD&ĐTđối với gói tài trợ từ lâu đã là một vấn đề cần được quan tâm. Tiểu thành phần sẽ hỗ trợ: (i) tăng cường năng lực quản lý và lập kế hoạch của các Sở để đáp ứng các nhu cầu của địa phương; (ii) phát triển các giải pháp đã được thống nhất đối với các vấn đề chính liên quan đến quản lý đối với từng Sở để đáp ứng các yêu cầu đổi mới gắn với việc giới thiệu một chương trình cập nhật và sử dụng các phương pháp giảng dạy mang tính chủ động hơn, và giới thiệu sách giáo khoa mới sau năm 2015. Mỗi Sở GD&ĐT sẽ nhận được một gói Tài trợ bao gồm có sổ tay hướng dẫn sử dụng gói tài trợ, các hội thảo tập huấn về định hướng, giám sát và đánh giá.

  3. Hỗ trợ nghiên cứu về quản lý giáo dục THPT. Tiểu thành phần sẽ hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu nhằm tăng cường công tác lập kế hoạch chiến lược và quản lý giáo dục THPT. Dự án sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực của Bộ GD&ĐT/các Sở GD&ĐT/các Viện nghiên cứu để đẩy mạnh và thực hiện chiến lược “Đổi mới giáo dục” của Bộ đang diễn ra. Dự án sẽ hỗ trợ thực hiện 5 nghiên cứu tập trung về các vấn đề:(i) Mô hình trường THPT tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội; (ii) Phát triển giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh THPT ở các vùng khó khăn; (iii) Quản lý chương trình và phát triển tài liệu dạy học bổ túc văn hóa THPT theo chương trình mới (sau 2015); (iv) Tham vấn học đường ở trường THPT; (iv) Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho giáo viên THPT.

  4. Hỗ trợ nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về quản lý giáo dục. Tiểu thành phần sẽ giúp hỗ trợ tăng cường năng lực cho các trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng về quản lý giáo dục bằng việc cung cấp thiết bị cho phòng đa năng tại Học viện quản lý giáo dục, và chương trình bồi dưỡng trong nước để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục và Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phần 4: Hỗ trợ thực hiện dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng

  1. Tăng cường năng lực cho Ban điều hành dự án trung ương, địa phương và các đơn vị thực hiện. Đảm bảo các đơn vị có trách nhiệm thực hiện Dự án nói trên đều được tập huấn đầy đủ. Tiểu thành phần sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho Ban QLDA TƯ và các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện Dự án khác. Tiểu thành phần sẽ tổ chức chương trình bồi dưỡng trong nước về quản lý mua sắm đấu thầu. Thêm nữa, về dịch vụ tư vấn, tổng cộng 471 tháng người chuyên gia tư vấn sẽ được cung cấp để hỗ trợ Ban QLDA TƯ thực hiện dự án.

  2. Cung cấp thiết bị phục vụ thực hiện Dự án. Dự án sẽ cung cấp các thiết bị văn phòng cần thiết, đồ gỗ và cơ sở vật chất, cũng như phương tiện đi lại cho Ban QLDA TƯ. Thiết bị cũng sẽ được cung cấp cho các Ban QLDA ĐP để đảm bảo thực hiện dự án một cách kịp thời và hiệu quả.

  3. Hỗ trợ giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng dự án. Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là công việc giám sát và đánh giá nhằm tối ưu hiệu quả và hiệu suất của dự án phải được thực hiện liên tục. Tiểu thành phần sẽ hỗ trợ tăng cường thực hiện dự án thông qua các kết quả giám sát và đánh giá trong khung giám sát đánh giá đã thống nhất. Điều này sẽ đảm bảo việc đạt được các kết quả cũng như tác động kỳ vọng đúng tiến độ. Thông qua việc cung cấp các hội thảo đánh giá dự án (Khởi động, giữa kỳ và cuối kỳ), các đánh giá thành phần, và tuyển dụng tư vấn độc lập để chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án, dự án sẽ được theo dõi sát sao và khi cần có thể đưa ra các biện pháp xử lý cải thiện. Thêm vào đó, dịch vụ kiểm toán độc lập cũng sẽ được cung cấp trong suốt 7 năm thực hiện dự án.



Каталог: storage
storage -> THÔng tư Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy
storage -> BẢng báo giá dpc.,Ltd chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm đến những hàng hóa và dịch vụ Công ty của chúng tôi. Chúng tôi hân hạnh xin gửi tới Quý Khách hàng Bảng Báo Giá về thiết bị như sau: stt
storage -> BẢng báo giá dpc.,Ltd chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm đến những hàng hóa và dịch vụ Công ty của chúng tôi. Chúng tôi hân hạnh xin gửi tới Quý Khách hàng Bảng Báo Giá về thiết bị như sau: stt
storage -> Tài liệu của chùa Phật Quang Phần1 : Những đặc điểm chính của Kitô giáo
storage -> Do you prefer to date someone your own age, someone older, or younger? Explain your opinion
storage -> Erp – Các bước triển khai dự án erp

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương