Article · February 017 citations reads 2,311 authors



tải về 1.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích1.32 Mb.
#52252
1   2   3   4   5   6   7   8   9
2.DaoDinhCham-4026-Morat-Checked-Tr15-24-Final


Kết luận 
Bài báo đã trình bày một trong những phương pháp hiện đại được ứng dụng trong 
nghiên cứu biến động bãi bồi vùng ven biển cửa sông nhằm xây dựng bản đồ và đánh giá một 
cách định lượng quá trình bồi tụ, xói lở bờ biển cửa sông Ba Lạt qua các giai đoạn khác nhau từ 
năm 1965 đến năm 2015 bằng tư liệu viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Phương pháp 
viễn thám cho phép chiết xuất đường bờ nước tự động và hiệu chỉnh cao độ triều bằng các 
thuật toán nhằm nghiên cứu diễn biến đường bờ, sự phát triển bãi bồi vùng ven biển cửa sông 
Ba Lạt tại các thời điểm khác nhau. Trên cơ sở định lượng diễn biến quá trình bồi tụ, xói bờ 
biển, cửa sông từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phòng chống, bảo vệ bờ bãi, ổn định cửa 
sông một cách có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển kinh tế biển trong vùng.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự biến động bãi bồi trong các giai đoạn khác nhau 
ở hai bên cửa sông Ba Lạt là không như nhau; tốc độ bồi tụ ở phía bên phải cửa sông (vùng ven 
biển huyện Giao Thủy) thường mạnh hơn so với phía bên trái cửa sông (vùng ven biển huyện 
Tiền Hải). Bên cạnh quá trình bồi tụ mạnh, vùng ven biển cửa Ba Lạt còn xuất hiện những vùng 
bị xói lở cục bộ với cường độ nhẹ diễn ra ở các đoạn bờ cong do dòng chảy tổng hợp có vận tốc 
độ lớn (dòng lũ kết hợp với dòng triều rút) gây ra.
Trong 50 năm qua (từ năm 1965-2015), vùng cửa sông Ba Lạt phát triển liên tục về phía 
biển với tốc độ nhanh, tốc độ bồi ngang lớn nhất đạt từ 90-100m/năm, tốc độ bồi trung bình đạt 
40-50 m/năm. Tốc độ bồi cao của vùng nghiên cứu không đồng đều, trung bình khoảng
3-4 cm/năm. 
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch và khai thác 
kinh tế lãnh thổ, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để dự báo một cách 
chính xác biến động bãi bồi cũng như quá trình, diễn biến xói lở, bồi tụ đường bờ cần phải có 
những nghiên cứu bằng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là sự kết hợp 
giữa mô hình số trị thủy thạch động lực với công nghệ viễn thám và GIS sẽ cho phép so sánh, 
đối chứng cũng như đánh giá và dự báo diễn biến quá trình biến động vùng ven biển cửa sông 
một cách hiệu quả. 


Đào Đình Chẩm và CS. 
Tập 126, Số 7A, 2017 
24 

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương