Article · February 017 citations reads 2,311 authors


Bảng 2. Diện tích, tốc độ bồi - xói bờ biển, bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt giai đoạn 1965-2015  Khu vực



tải về 1.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích1.32 Mb.
#52252
1   2   3   4   5   6   7   8   9
2.DaoDinhCham-4026-Morat-Checked-Tr15-24-Final

Bảng 2. Diện tích, tốc độ bồi - xói bờ biển, bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt giai đoạn 1965-2015 
Khu vực 
Chiều dài 
bờ biển 
(km) 
Diện tích 
bồi (ha) 
Diện tích 
xói (ha) 
Tốc độ bồi 
trung bình 
(ha/năm) 
Tốc độ xói 
trung bình 
(ha/năm) 
Tốc độ bồi 
ngang lớn 
nhất (m/năm) 
Tốc độ bồi 
ngang TB 
(m/năm) 
Giai đoạn 1965-1975 
Tiền Hải 
7,89 
675,45 
14,88 
67,55 
1,49 
110,25 
75,60 
Giao Thủy 
7,53 
863,47 
54,65 
86,35 
5,47 
138,62 
90,29 
Tổng 
 
1538,89 
69,53 
 
 
 
 
Giai đoạn 1975-1990 
Tiền Hải 
8,16 
262,53 
60,87 
17,50 
4,06 
60,0 
32,17 
Giao Thủy 
7,68 
527,61 
274,27 
35,17 
18,28 
82,2 
58,7 
Tổng 
 
790,14 
335,14 
 
 
 
 
Giai đoạn 1990-2001 
Tiền Hải 
8,78 
506,52 
108,96 
46,05 
9,91 
102,85 
57,69 
Giao Thủy 
7,85 
989,44 
183,80 
89,95 
16,71 
134,56 
96,07 
Tổng 
 
1495,96 
292,77 
 
 
 
 
Giai đoạn 2001-2010 
Tiền Hải 
9,35 
291,09 
81,15 
32,34 
9,02 
70,34 
31,13 
Giao Thủy 
8,23 
953,41 
13,32 
105,93 
1,48 
185,67 
105,85 
Tổng 
 
1244,50 
94,47 
 
 
 
 


Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 7A, 2017 
21 
Giai đoạn 2010-2015 
Tiền Hải 
9,14 
146,06 
6,36 
29,21 
1,27 
87,22 
15,99 
Giao Thủy 
8,36 
135,11 
11,87 
27,02 
2,37 
72,66 
16,16 
Tổng 
 
281,17 
 
 
 
 
 
3.2 
Đánh giá biến động bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt 
Diễn biến cửa sông Ba Lạt có sự khác biệt cơ bản so với các cửa sông trong vùng Đồng 
bằng sông Hồng (ĐBSH), là quá trình bồi tụ và kéo dài liên tục với tốc độ nhanh về phía biển. 
Tuy nhiên, trong các thời đoạn khác nhau với sự tác động của con người đến tự nhiên ngày 
càng nhiều hơn thì quá trình bồi tụ xói lở vùng ven biển cửa sông Ba Lạt cũng diễn biến khác 
nhau. 
Giai đoạn 1965-1975 (hình 10): trong các năm 1965-1975, vùng ven biển ĐBSH phải hứng 
chịu tác động liên tiếp của các trận bão và lũ lụt rất lớn trong các năm 1968, 1969, 1971 và 1973. 
Vì vậy cửa Ba Lạt có nhiều biến động mang tính đột biến. Các bãi bồi cửa sông phát triển 
nhanh, nhiều bãi đã nổi cao khỏi mực nước biển và hình thái luôn biến động. Trước mùa lũ 
năm 1971, dòng chính sông Hồng nằm ở vị trí lạch Bắc hiện nay; trong lũ lớn tháng 8/1971 dòng 
chảy lũ chia cắt dải cát bồi giữa cồn Lu - cồn Vành và tạo ra lòng dẫn mới; sau trận bão số 5 
tháng 8/1973 lòng dẫn mới được mở rộng và dòng chủ lưu sông Hồng chuyển hẳn từ phía bắc 
về vị trí hiện nay. Bên cạnh lòng dẫn chính còn cùng tồn tại các lòng dẫn phụ là các lạch nước 
lớn hai bên cửa sông như lạch Bắc, lạch Vọp, lạch Trà.
Trong vòng 10 năm, trên đoạn đường bờ 15,42 km, phần lớn bờ biển vùng cửa sông Ba 
Lạt được bồi kéo dài về phía biển. Tổng diện tích vùng đất bồi ở vùng nghiên cứu trong thời kỳ 
này là 1.538,89 ha, trong đó diện tích được bồi ở huyện Giao Thủy - Nam Định (phía phải cửa 
Ba Lạt) lớn hơn ở huyện Tiền Hải - Thái Bình (phía trái cửa Ba Lạt). Tốc độ bồi tụ trong giai 
đoạn từ năm 1965-1975 ở vùng ven biển huyện Giao Thủy đạt 86,35 ha/năm, tốc độ bồi ngang 
lớn nhất là 138,62 m/năm, còn ở vùng ven biển huyện Tiền Hải chỉ đạt 67,55 ha/năm, tốc độ bồi 
ngang lớn nhất là 110,25 m/năm (bảng 2). Bên cạnh quá trình bồi tụ mạnh, tại vùng nghiên cứu 
còn xuất hiện những vùng bị xói lở cục bộ với cường độ nhẹ diễn ra ở các đoạn sông cong do 
dòng chảy tổng hợp có vận tốc lớn (dòng lũ kết hợp với dòng triều rút) gây ra. Ngoài ra, vùng 
ven biển Cồn Vành - xã Nam Phú - Tiền Hải cũng xuất hiện một đoạn đường bờ bị xói. 
Giai đoạn 1975-1990 (hình 11): Từ cuối năm 1988, hồ Hoà Bình bắt đầu tích nước nên 
lượng bùn cát bắt đầu giảm xuống. Ở dải ven biển, thảm rừng ngập mặn (RNM) bị khai thác ồ 
ạt dẫn tới hiện tượng xói lở sườn bờ phía đông cồn Lu, cồn Vành và cồn Thủ trên chiều dài tới 
20km. Phần lớn diện tích RNM trên cồn Ngạn (thuộc huyện Giao Thủy) bị chặt phá hoàn toàn, 
RNM trên cồn Lu (thuộc huyện Giao Thuỷ) và cồn Vành (thuộc huyện Tiền Hải) suy giảm 
nhanh chóng trong một thời gian ngắn; thay thế vào vị trí RNM trước kia là hàng loạt loạt các 
đầm nuôi tôm cá và các loại thuỷ sản nước lợ. Trong giai đoạn này, các lạch nước lớn như lạch 
Bắc, lạch Vọp, lạch Trà tiếp tục bồi tụ mạnh và các bãi bồi lớn gần như đã nối liền với châu thổ. 
Trong giai đoạn này, diện tích bồi tụ ở huyện Tiền Hải (Thái Bình) là 262,53 ha, trung bình là 
17,50 ha/năm. Diện tích bồi tụ ở huyện Giao Thủy (Nam Định) trong giai đoạn này là 527,61 ha, 


Đào Đình Chẩm và CS. 
Tập 126, Số 7A, 2017 
22 
tương đương với tốc độ bồi tụ hàng năm là 35,17 ha/năm. Tuy nhiên, do RNM bị tàn phá nặng 
nề nên diện tích xói lở cũng rất lớn, (274,27 ha xói trong thời đoạn từ 1975 đến 1990, tương 
đương với 18,28 ha/năm) 
Giai đoạn 1990-2001 (hình 12): Vùng cửa Ba Lạt được bồi do trồng RNM ở phía bắc cồn 
Vành và phía nam cồn Ngạn, khoanh vùng bảo vệ các thảm rừng tự nhiên trên cồn Lu và xây 
dựng Khu bảo tồn tự nhiên ven biển Giao Thủy. Trước cửa sông, các bãi cát ngầm hình thành 
khoảng đầu năm 1990 đã phát triển rộng và nổi cao khỏi mặt nước và đây là giai đoạn khởi đầu 
của quá trình bồi tụ mới. 
Trên bản đồ và kết quả tính toán cho thấy diện tích bồi cao ở vùng ven biển huyện Tiền 
Hải đạt tới 506,52 ha, tương ứng với tốc độ bồi trung bình năm là 46,05 ha/năm, còn ở vùng ven 
biển huyện Giao Thủy diện tích bồi cao đạt tới 989,44 ha tập trung chủ yếu ở các bãi bồi xa cửa 
sông, tương ứng với tốc độ bồi trung bình năm là 89,95 ha/năm (bảng 2). Ngược lại, đoạn bờ 
gần cửa sông vùng nghiên cứu xảy ra hiện tượng bồi - xói xen kẽ. Hiện tượng xói lở xảy ra chủ 
yếu ở bên phía hai bên cửa sông Ba Lạt. Diện tích xói lở ở huyện Tiền Hải là 108,96 ha, tương 
ứng với tốc xói trung bình 9,91 ha/năm, diện tích xói lở ở huyện Giao Thủy là 183,80 ha, tương 
dương với tốc độ xói lở bình quân hang năm là 16,71 ha. 
Giai đoạn 2001-2010 (hình 13): Cửa Ba Lạt tiếp tục phát triển và biến động mạnh do tác 
động của thiên nhiên và con người. Các bãi bồi phía bắc (cồn Vành) và phía nam cửa Ba Lạt 
(cồn Ngạn, cồn Lu) được mở rộng diện tích khai thác làm các ô nuôi thuỷ sản, trồng rừng ngập 
mặn. Bên ngoài các ô thuỷ sản là rừng ngập mặn. Phía bãi biển nông, các doi cát (bar) phát triển 
và biến động mạnh ở cả hai phía bờ bắc và bờ nam với sự dịch chuyển dần các doi cát vào phía 
bờ; phát triển kéo dài và vuốt nhọn dần về hướng Tây Bắc (bờ biển tỉnh Thái Bình) và hướng 
Tây Nam (bờ biển tỉnh Nam Định) 
Diện tích bồi cao ở vùng ven biển huyện Tiền Hải là 291,09 ha, ở vùng ven biển huyện 
Giao Thủy diện tích bồi lớn hơn nhiều đạt tới nhưng cũng đạt tới 953,41 ha. Nguyên nhân chủ 
yếu là do vườn Quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn này được đặc biệt quan tâm bảo tồn và 
phát triển, nhất là kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 
02/01/2003 về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành vườn 
Quốc gia Xuân Thuỷ. 
Giai đoạn 2010-2015 (hình 14): Biến động mạnh nhất là sự dịch chuyển của các doi cát (bar) 
ở ven biển. Sự dịch chuyển các doi cát tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xói lở phía đông 
(hướng chắn sóng) và bồi tụ phía tây (hướng lặng sóng). Bên bờ bắc (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái 
Bình) các doi cát dịch chuyển về phía bờ từ 150 m đến 250 m, tương đương tốc độ dịch chuyển 
từ 30 m/năm đến 50 m/năm. Phía bờ nam (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) các doi cát dịch 
chuyển về phía bờ từ 180 m đến 280 m, tương đương tốc độ dịch chuyển trung bình từ 
40m/năm đến 60 m/năm. Sự dịch chuyển các doi cát ven bờ, tạo ra các vùng xói lở cục bộ các bãi 
bồi trước cửa sông Ba Lạt 
Giai đoạn 1965-2015 (hình 15): Như vậy, điểm khác biệt cơ bản so với các cửa sông trong 
vùng Đồng bằng sông Hồng là trong 50 năm qua vùng cửa sông Ba Lạt phát triển liên tục về 
phía biển với tốc độ nhanh, tốc độ bồi lớn nhất đạt từ 89,7-102,3 m/năm, tốc độ bồi trung bình 
đạt 30,1-55,7 m/năm. Diện tích bồi ở vùng ven biển huyện Tiền Hải là 1109,43 ha tương ứng với 


Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 7A, 2017 
23 
tốc độ bồi trung bình là 22,2 ha/năm; vùng ven biển huyện Giao Thủy với diện tích bồi tụ là 
2431,1 ha tương ứng với tốc độ bồi trung bình là 48,6 ha/năm (hình 15, bảng 2). Theo kết quả 
nghiên cứu trước đây [1, 2, 3], đây được xem là một trong vùng ven biển phát triển nhanh ở 
đồng bằng sông Hồng, nhờ có nguồn bồi tích phong phú từ hệ thống sông Hồng được dòng 
ven bờ đưa tới. Đới ven biển phát triển bồi tụ theo kiểu lấp góc vùng bờ lõm. Khu vực cửa sông 
Ba Lạt phát triển nhanh nhờ một phần là do có vị trí thuận lợi nằm trong góc vịnh nước nông 
nửa khép kín. Vùng cửa sông Ba Lạt ít chịu tác động mạnh của hướng sóng Đông Bắc, các 
hướng sóng Nam và Đông Nam có tác động không mạnh do hiện tượng sóng phân kỳ ở vùng 
nước nông có đường bờ lõm. Tuy phát triển bồi tụ nhanh theo chiều ngang, nhưng độ cao địa 
hình ở vùng cửa sông Ba Lạt thường rất thấp, vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc qui hoạch sử 
dụng lâu dài các vùng đất thấp trong khi nước biển vẫn ngày càng có xu thế dâng cao. 

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương