Article · February 017 citations reads 2,311 authors



tải về 1.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích1.32 Mb.
#52252
1   2   3   4   5   6   7   8   9
2.DaoDinhCham-4026-Morat-Checked-Tr15-24-Final

2
, Nguyễn Thái Sơn
1
 
1
Viện Địa lý, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
2
Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu, đánh giá định lượng diễn biến bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt trong 
giai đoạn 1965 đến năm 2015 bằng công nghệ viễn thám GIS cho thấy đây là một trong những vùng ven 
biển có tốc độ phát triển bãi bồi nhanh nhất ở đồng bằng sông Hồng. Sự phát triển bãi bồi ở phía phải cửa 
Ba Lạt (thuộc huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định) nhanh hơn với tốc độ bồi ngang trung bình trong giai 
đoạn này khoảng 50 - 55 m/năm, tương ứng với khoảng 48,6 ha/năm. Khu vực bãi bồi phía trái cửa Ba Lạt 
(thuộc huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình) bên cạnh quá trình bồi tụ tương đối mạnh cũng có xuất hiện một 
số vùng xói lở cục bộ nhưng nhẹ, tốc độ bồi ngang trung bình tại phía bờ trái khoảng 30 - 35 m/năm, 
tương ứng với 22,2 ha được bồi hàng năm. Qua đó, thấy một cách định lượng tương đối về tốc độ và diện 
tích bồi tụ - xói lở, nhất là khu vực khó khăn về mặt đo đạc như vùng ven biển cửa sông Ba Lạt. 
Từ khóa: cửa Ba Lạt, GIS, viễn thám, bồi tụ, xói lở 

Đặt vấn đề 
Các bãi bồi ven biển cửa sông Ba Lạt hình thành và phát triển không ngừng tạo ra các 
khu vực bồi tụ, xói lở xen kẽ. Hiện nay các bãi bồi ven biển cửa sông Ba Lạt có diện tích khoảng 
trên dưới 12.000 ha. Các bãi bồi ven biển cửa sông chủ yếu do sông - biển hình thành nên rất 
nhạy cảm với sự biến động của tự nhiên, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Sự tồn tại 
của các bãi bồi ven biển cửa sông phản ánh quá trình cân bằng động của các hệ sinh thái kém 
bền vững. Một khi các yếu tố tự nhiên ở đây bị tác động thô bạo hoặc khai thác không hợp lý thì 
trạng thái cân bằng sẽ bị phá vỡ dẫn đến suy thoái môi trường, thậm chí xảy ra các sự cố môi 
trường không thể lường trước được. Ngoài ra, do không có đầy đủ số liệu điều tra cơ bản về tài 
nguyên môi trường, do không nắm được qui luật phát triển các bãi bồi nên hàng loạt các dự án, 
nhất là các dự án quai đê lấn biển, di dân ra vùng đất mới đã thất bại gây thiệt hại rất lớn về 
người và của.
Các bãi bồi ven biển cửa sông Ba Lạt có diện tích tương đối lớn, rừng ngập mặn dày, 
nhiều rạch nhỏ nên rất khó khăn trong việc đi lại, đo đạc bằng phương pháp trắc địa truyền 
thống để đánh giá định lượng tốc độ bồi tụ xói lở theo hàng năm. Chính vì vậy, việc áp dụng 
công nghệ viễn thám và GIS là phương pháp tối ưu nhất nhằm xây dựng bản đồ diễn biến bồi 
tụ - xói lở và tìm ra quy luật phát triển bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt phục vụ cho việc 
nghiên cứu động lực và phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng cửa sông. 


Đào Đình Chẩm và CS. 
Tập 126, Số 7A, 2017 
16 
Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu diễn biến bãi bồi vùng 
ven biển cửa sông Ba Lạt trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 2015 dựa trên ứng dụng 
công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương