A. phần mở ĐẦu lời nói đầu


Hàng của số thập phân. Đọc viết số thập phân



tải về 0.49 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.49 Mb.
#19910
1   2   3   4   5

3.1.2. Hàng của số thập phân. Đọc viết số thập phân

Bài toán 5: Điền giá trị của các chữ số vào bảng sau:

Số

Giá trị


3,578

35,78

0,3578

357,8

Chữ số 3

3

30




300

Chữ số 5




5




50

Chữ số 7










7

Chữ số 8













Bài toán 6:

  1. Đọc các số thập phân sau

4,5; 20,573; 915,007

4,5: Bốn phẩy năm

20,573: Hai mươi phẩy năm trăm bảy mươi ba (Hoặc hai mươi phẩy năm bảy ba)

915,007: Chín trăm mười lăm phẩy không trăm linh bảy (Hoặc Chín trăm mười lăm phẩy không không bảy)



  1. Viết các số thập phân sau:

  • Ba mươi phẩy tám mươi: 30,80 (hoặc 30,8)

  • Bốn trăm mười một phẩy hai trăm linh tám: 411,208

  • Không phẩy không trăm linh chín: 0,009

Bài toán 7: Viết số thập phân có:

  • Hai trăm, ba đơn vị, chín phần trăm: 203,009

  • Năm mươi lăm đơn vị, năm phần mười, năm phần nghìn: 55,505

  • Không đơn vị, một phần nghìn: 0,001

Bài toán 8: Cho các chữ số 3, 0 , 5, 7

Hãy viết tất cả các số thập phân mà mỗi chữ số chỉ có mặt một lần trong mỗi số và phần thập phân có:



  1. Hai chữ số:

30,57; 30,75; 35,07; 35,70; 37,05; 37,50

50,37; 50,73; 53,07; 53,70; 57,07; 57,30

70,35; 70,53; 73,05; 73,50; 75,03; 75,30


  1. Có 3 chữ số:

0,357; 0,375; 0,573; 0,537; 0,735; 0,753

3,057; 3,075; 3,507; 3,570; 3,705; 3,750

5,037; 5,073; 5,307; 5,370; 5,703; 5,730

7,035; 7,053; 7,305; 7,350; 7,503; 7,530



Bài toán 9:

  1. Viết số thập phân có phần nguyên là số lớn nhất có 2 chữ số, phần thập phân là số chẵn lớn nhất có 3 chữ số khác nhau:

  2. Đọc số thập phân đó.

Giải:

Số lớn nhất có 2 chữ số là 99:

Số chẵn lớn nhất có 3 chữ số khác nhau là: 986


  1. Số thập phân cần tìm là: 99,986

  2. Đọc là chín mươi chín phẩy chín trăm tám mươi sáu

3.1.3. Số thập phân bằng nhau

So sánh số thập phân:



B
Đ

S

S



S
ài toán 10:
Đúng ghi Đ, Sai ghi S:

  1. 0,4000 = 0,400 = 0,40 = 0,4

  2. 0,7000 = 0,700 = 0,70 = 0,7

  3. 17,6 = 17,60 = 17,06 = 17,006

  4. 15,8 = 15,08 = 15,008 = 15,00008

Bài toán 11: Điền <, >, = vào chỗ trống:

35,7 .>. 35,65 59,3 .=. 59,300

84,93 .>. 84,893 45,005 .=. 45,00500

35,9 .>. 34,999 27,01 .=. 27,1

63,54 .> 62,997 7,89 .<. 7,9

Bài toán 12: Cho các số: 12,37; 12,73; 21,37; 21,73; 13,73; 13,37


  1. Viết theo thứ tự từ lớn đến bé

21,73; 21,37; 13,73; 13,37; 12,73; 12,37

  1. Viết theo thứ tự từ bé đến lớn:

12,37; 12,73; 13,37; 13,73; 21,37; 21,73

Bài toán 13: Tìm số tự nhiên x biết

  1. 22,94 < x < 23,01

Ta có: 22,94 < 23 < 23,01

Nên: x là số 23



  1. 82,96 < x < 84,96

Ta có: 82,96 < 83 < 84,96

82,96 < 84 < 84,96

Nên x là 83 hoặc 84

Bài toán 14: Tìm 7 giá trị của x sao cho

0,5 < x < 0,51

Ta thấy 0,5 < 0,051 < 0,51

0,5 < 0,502 < 0,51

0,5 < 0,503 < 0,51

0,5 < 0,504 < 0,51

0,5 < 0,505 < 0,51

0,5 < 0,506 < 0,51

0,5 < 0,507 < 0,51

Nên x có thể là các số: 0,0501; 0,0502; 0,0503; 0,0504; 0,0505; 0,0506; 0,0507.



Bài toán 15: Dùng các chữ số 7, 0, 3, 6 để viết tất cả các số thập phân bé hơn 1 có đủ mặt các chữ số đó và mỗi chữ số chỉ xuất hiện một lần trong mỗi số.

Giải:

Theo yêu cầu, các số đó là:

0,367; 0,376

0,673; 0,637

0,736; 0,763

3.2. Các phép toán về số thập phân

3.2.1. Phép cộng

Bài toán 16: Đặt tính rồi tính


  1. 26,5 + 13,7 b) 95,7 + 12,53


+

+
 26,5 95,7

13,7 12,53

40,2 108,23 




  1. 4 + 5,85 + 12,376 d) 37,52 + 13,1 + 9

4 37,52

+ 5,85 +13,1



12,376 9

22,226 59,62

Bài toán 17: Tìm x:

a) x - 36,18 = 5,2 c) (x - 5,9) - 8,7 = 9

x = 5,2 + 36,18 x - 5,9 = 9 + 8,7

x = 41,38 x - 5,9 = 17,7

x = 17,7 + 5,9

b) x- (4,5 + 2,9) = 1,7 x = 23,6

x = 1,7 + (4,5 + 2,9)

x = 1,7 + 7,4

x = 9,1

Bài toán 18: Tính bằng cách thuận tiện nhất

a) 18,7 + 2,53 + 1,3 b) 0,66 + 1,22 + 3,34 + 5,78

= (18,7 + 1,3) + 2,53 = (0,66 + 3,34) + (1,22 + 5,78)

= 20 + 2,53 = 4 + 7

= 22,53 = 11

Bài toán 19: Một hình chữ nhật có chiều rộng 13,5cm, chiều dài hơn chiều rộng 3,2cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Giải:

Chiều dài của hình chữ nhật đó là:

13,5 + 3,2 = 16,7 (cm)

Nửa chu vi hình chữ nhật đó là:

16,7 + 13,5 = 30,2 (cm)

Đ/S: 30,2cm



Bài toán 20: Một cửa hàng gạo buổi sáng bán được 120,5 kg gạo, ít hơn buổi chiều 15,8kg. Hỏi cả ngày hôm đó cửa hàng bán được bao nhiêu kilogam gạo?

Giải:

Số Ki-lô-gam gạo cửa hàng bán buổi chiều là:

120,5 + 15,8 = 136,3 (kg)

Số ki-lô-gam gạo cả ngày cửa hàng bán được là:

128,5 + 136,3 = 256,8 (kg)

Đ/S: 256,8 kg



1.2.2. Phép toán:

Bài toán 21: Đặt tính rồi tính

72,53 - 60,4 18,7 - 4,69


+

+
 72,53 18,7

60,4 4,69

12,13 14,01

Bài toán 22: Tính:

a) 45,6 + 23,7 - 40,07 b) 100,5 - 37,8 - 14,54

= 69,3 - 40,07 = 62,7 + 14,54

= 29,23 = 77,24



Bài toán 23: Tính rồi so sánh kết quả:

A

b

c

a - b - c

a - (b + c)

45,7

18,3

12,9

14,5

14,5

65,4

20,18

13,65

31,57

31,57

95

72,2

5,9

16,9

16,9

So sánh kết quả: a - b - c = a - (b + c)

Bài toán 24: Tìm x

a) x + 5,68 = 9,25 b) 108,3 - x = 14,5 + 29,8

x = 9,25 - 5,68 x = 108,3 - 44,3

x = 3,57 x = 64



Bài toán 25: Một người đi xe máy trong 3 giờ đi được 175,82 km. Giờ thứ nhất đi được 57,25km. Giờ thứ hai đi được 72,1 km. Hỏi giờ thứ ba người đó đi được bao nhiêu km?

Giải:

Trong hai giờ đầu người đó đi được là:

57,25 + 72,1 = 129,35 (km)

Số ki-lô-mét giờ thứ ba người đó đi được là:

175,82 - 129,35 = 46,47 (km)

Đ/S: 46,47km



Bài toán 26: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó:

T


20,5 lít

? lít
hùng thứ nhất:

Thùng thứ hai:



Đề toán: Có 2 thùng chứa dầu. Thùng thứ nhất chứa hơn thúng thứ hai 20,5 l dầu. Biết dùng thứ nhất chứa 107,35 l, hỏi cả hai thùng chứa tất cả bao nhiêu lít dầu?

Giải:

Số lít dầu thùng thứ hai chứa là:

107,35 - 20,5 = 86,85 (l)

Số lít dầu có hai thùng chứa tất cả là:

107,35 + 86,85 = 194,2 (l)

Đ/S: 194,2 lít dầu



3.2.2. Phép nhân:

Bài toán 27: Đặt tính rồi tính:

a) 2,7 x 5 b) 4,18 x 15 c) 25,8 x 4,7 d) 16,25 x 3,2


x

x

x

x
2,7 4,18 25,8 16,25

5 15 4,7 3,2

13,25 2090 1806 3250



418 1032 4875

62,70 121,26 52,000



Bài toán 28: Tính nhẩm:

a) 1,4 x 10 = 14 b) 67,9 x 0,1 = 6,79

2,1 x 100 = 210 35,2 x 0,01 = 0,352

5,32 x 1000 = 5320 362,5 x 0,001 = 0,3625

9,63 x 10 = 96,3 6,7 x 0,1 = 0,67

4,61 x 100 = 461 3,2 x 0,01 = 0,032

0,836 x 1000 = 863 5,6 x 0,001 = 0,0056

Bài toán 29: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 3,56 + 3,56 + 3,56 + ... + 3,56 (có 100 số hạng) b) 0,25 x 608,7 x 40

= 3,56 x 100 = (0,25 x 40) x 608,7

= 356 = 10 x 608,7

= 6087

c) 6,28 x 25,7 + 25,7 x 3,72 d) 0,9 x 95 + 1,8 x 2 + 0,9



= 25,7 x (6,28 + 3,72) = 0,9 x 9,5 + 0,9 x 2 x 2 + 0,9

= 25,7 x 10 = 0,9 x (95 + 4 + 1)

= 257 = 0,9 x 100 = 90

Bài toán 30: Một hình chữ nhật có chiều dài 17,9m, chiều rộng kém chiều dài 5,7m. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó:

Giải:

Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:

17,9 - 5,7 = 12,2 (m)

Chu vi của hình chữ nhật đó là:

(17,9 + 12,2) x 2 = 60,2 (m)

Diện tích của hình chữ nhật đó là:

17,9 x 12,2 = 218,38 (m2)

Đ/s: Chu vi: 60,2,m

Diện tích: 218,38m2

3.2.4. Phép chia:

Bài toán 31: Đặt tính rồi tính:

a) 882 : 36 32,48 : 8

882 36 32,48 8

162 24,5 0 4 4,06

180 48

0 0
c) 131: 26,2 218,88 : 4,8



1310 26,2 218,88 48

0 5 2688 45,6

0

Bài toán 32: Tính nhẩm:

a) 43,2 : 10 = 4,32 b) 32,5 : 0,1 = 325

432,5 : 100 = 4,325 168 : 0,01 = 16800

989,9 : 1000 = 0,9898 936,7 : 0,001 = 936700

Bài toán 33: Tính nhẩm rồi so sánh kết quả:

a) 39,5 : 10 và 39,5 x 0,1

39,5 : 10 = 3,95 39,5 x 0,1 = 3,95

Nên 39,5 : 10 = 39,5 x 0,1

b) 418,5 : 100 và 418,5 x 0,01

418,5 : 100 = 4,185 418,5 x 0,01 = 4,185

Nên 418,5 : 100 = 418,5 x 0,01

Bài toán 34: Tìm x

a) x x 7 19,6 b) x x 12,7 = 45,72

x = 19,6 : 7 x = 45,72 : 12,7

x = 2,8 x = 3,6

c) x x 16 = 52 d) 119 : x = 2,5

x = 52 : 16 x = 119 : 2,5

x 3,25 x = 47,6

Bài toán 35: Tính rồi so sánh kết quả:

a. 48,9 x 0,5 và 48,9 : 2

b. 9,86 x 0,25 và 9,86 : 4

c. 4,08 : 0,5 và 4,08 x 2

d. 52,6 : 0,25 và 52,6 x 4

Bài làm:

a. 48,9 x 0,5 = 24,45 48,9 : 2 = 24,45

Vậy 48,9 x 0,5 = 48,9 : 2

b. 9,86 x 0,25 = 2,465 9,86 : 4 = 2,465

Vậy 9,86 x 0,25 = 9,86 : 4

c. 4,08 : 0,5 = 8,16 4,08 x 2 = 8,16

Vậy 4,08 : 0,5 = 4,08 x 2

d. 52,6 : 0,25 = 210,4 52,6 x 4 = 210,4

Vậy 52,6 : 0,25 = 52,6 x 4

Nhận xét:

a. Muốn nhân một số với 0,5 ta lấy số đó chia cho 2

b. Muốn nhân một số với 0,25 ta lấy số đó chia cho 4

c. Muốn chia một số cho 0,5 ta lấy số đó nhân với 2

d. Muốn chia một số cho 0,25 ta lấy số đó nhân với 4



Bài toán 36: May mỗi bộ quần áo hết 2,8m vải. Hỏi có 429,5m vải thì may nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như thế và còn thừa mấy mét vải?

Giải:

Ta có: 429,5 : 2,8= 153 dư 1,1

Nên số quần áo may được nhiều nhất là 153 bộ và dư 1,1m vải

Đ/S: 153 bộ, dư 1,1m vải



3.3. Vận dụng trong các số đo đại lượng

Bài toán 37: Viết số thích hợp và chỗ trống

a) 30,57m = 3057cm b) 275,7m = 2,757km

435,5m = 42550cm 793,35dm = 7,9335dam

152,3m = 152300mm 6,53cm = 0,0653m

c) 8km 275m = 8,275km d) 249dm = 24,9m

9km 26m = 9,026km 1345cm = 13,45m

1km 5m = 1,005km 5080m = 5,080km

Bài toán 38: Viết theo mẫu

75,26 tấn = 75 tấn 26 yến 7,05kg = 7 kg 5 dag

5,32kg = 5 kg 320g 2,03 tấn = 2 tấn 30 kg

530,2 kg = 5 tạ 30kg 2 hg 1,25 yến = 1 tấn 25 yến

35,5hg = 3 kg 5 hg 4 dag

Bài toán 39: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

a. Có đơn vị là m2 b. Có đơn vị là dm2

4,7 ha = 47000m2 9 dam2 = 90000dm2

11m2 54dm2 = 11,54m2 27 ha = 27000000 dm2

700cm2 = 0,07m2 0,84m2 = 84dm2

4,9m2 = 490dm2



Bài toán 40: Một khu đất hình chữ nhật có diện tích là 8400m2, chiều rộng bằng cạnh một đám đất hình vuông có diện tích 4900m2. Tính chiều dài khu đất bằng héc-tô-mét.

Giải:

Vì 4900 = 70 x 70 nên cạnh của đám đất hình vuông là 70m

Vì chiều rộng của khu đất hình chữ nhật bằng cạnh của khu đất hình vuông nên chiều rộng của khu đất hình chữ nhật là 70m

Chiều dài của khu đất hình chữ nhật là:

8400 : 70 = 120 (m)

Đổi 120m = 1,2hm

ĐS: 1,2hm

3.4. Các bài toán có lời văn cách giải các bài toán điển hình

* Trung bình cộng:



Bài toán 41: Trung bình cộng của 3 số là 12,5. Tìm ba số đó biết số thứ 2 là 3,1 và số thứ 3 hơn số thứ hai là 3,1

Giải:

Số thứ ba là:

3,1 + 3,1 = 6,2

Tổng của ba số là:

12,5 x 3 = 37,5

Số thứ nhất là:

7,5 – (3,1 + 6,2) = 28,2.

Đ/S: 28,2 ; 3,1 ; 6,2



  • Rút về đơn vị:

Bài toán 42: May 16 bộ quần áo như nhau hết 50m vải. Hỏi may 9 bộ quần áo như thế hết mấy mét vải?

Giải:

Số mét vải để may 1 bộ quần áo là:

50 : 16 = 3,125 (m)

Số mét vải để may 9 bộ quần áo như thế là:

3,125 x 9 = 28,125 (m)

Đ/S: 28,125 mét vải



  • Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng:

Bài toán 43: Tìm hai số khi biết tổng của chúng là 53,71 số thứ nhất hơn số thứ hai 31,5 đơn vị.

Giải

Số lớn là:

(53,71 + 31,5) : 2 = 42,605

Số bé là:

(53,71 – 31,5) : 2 = 11,105

Đ/s: Số bé: 11,105

Số lớn: 42,605


  • Tìm hai số khi biết tổng và tỉ

Bài toán 45: Một khu đất có chu vi bằng 70,89m chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích khu đất hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu mét vuông?

Giải:

Nửa chu vi đất hình chữ nhật là:

70,98 : 2 = 35,49 (m)

Ta có sơ đồ sau:

C
35,49m
hiều rộng:

Chiều dài:

Dựa vào sơ đồ ta có:

Tổng: số phần bằng nhau là:

3 + 4 = 7 (phần)

Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là

35,49 : 7 x 3 = 15,21 (m)

Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:

35,49 : 7 x 4 = 20,28 (m)

Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là:

20,28 x 15,21 = 308,4588 (m2)

Đ/S: 308,4588 m2



  • Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó:

Bài toán 46: Hiểu của hai số đó là 72,15. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.

Giải:

Ta có sơ đồ sau:

S
72,15
ố thứ nhất:

Số thứ hai:

Dịch vào sơ đồ ta có:

Hiệu số phần bằng nhau là:

7 – 5 = 2 (phần)

Số thứ nhất là:

72,15 : 2 x 7 = 252,525

Số thứ hai là:

72,15 : 2 x 5 = 180,375

Đ/S: Số thứ nhất: 252,525

Số thứ hai: 180,375


  • Chuyển động đều:

Bài toán 47: Một ô tô đi quãng đường 135km hết 3 giờ. Một xe máy cũng đi quãng đường đó hết 4 giờ 30 phút. Hỏi mỗi giờ, ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km?

Bài làm:

Vận tốc của ô tô là :

135 : 3 = 45 (km/ giờ)

Đổi 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ

Vận tốc của xe máy là:

135 : 4,5 = 30 (km/giờ)

Số km mỗi giờ ô tô đi nhiêu hơn xe máy là:

45 – 30 = 15 (km/giờ)

Đ/S: 15km/giờ


  • Bài toán tỉ số phần trăm

Bài toán 48: Một người bán 120,7 kg gạo. Trong đó 35% là gạo nếp. Hỏi người đó đã bán được bao nhiêu kg gạo nếp?

Giải:

Số kg gạo nếp đã bán là:

120,7 x 35 : 100 = 47,495 (kg)

Đ/S: 47,495 kg



  • Bài toán tỉ lệ thuận, tỷ lệ nghịch:

Bài toán 49: Ba người ăn trong 6 ngày, ngày ăn hai bữa thì hết 16,2 kg gạo. Hỏi cũng số gạo đó nếu 4 người ăn mỗi ngày 3 bữa thì ăn được mấy ngày?

Giải:

Số bữa ăn để 1 người ăn hết 16,2 kg gạo là:

2 x 3 x 6: 36 (bữa ăn)

Số kg gạo cho bữa ăn một người là:

16,2 : 36 = 0,45 (kg)

Số kg gạo cho l4 người ăn trong 1 ngày là:

0,45 x 4 x 3 = 5,4 (kg)

Số ngày để 4 người ăn hết 16,2 kg gạo là:

16,2 : 5,4 = 3 (ngày)

Đ/S: 3 ngày



3.5. Các bài toán về chu vi, diện tích, thể tích

Bài toán 50: Tính chu vi của một hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 12,5cm, 9,5cm, 7,6cm.

Giải:

Chu vi của hình tam giác đó là:

12,5 + 9,5 + 7,6 = 29,6 (cm)

Đáp số: 29,6 cm

Bài toán 51: Một hình thang có trung bình cộng hai đáy là 6,8dm. Tính diện tích hình thang đó, biết chiều cao hình thang là 59cm.

Giải:

Đổi : 59cm =5,9dm

Diện tích hình thang là:

(6,8 x 2 x 5,9) :2 = 40,12 (dm)



Đáp số: 40,12 dm

Bài toán 52: Một hình tam giác có độ dài đáy 17,8cm, nếu mở rộng đáy thêm 3cm thì diện tích tăng thêm 21,6cm2. Tính diện tích tam giác ban đầu.

Giải:

Chiều cao của hình tam giác đó là:

21,6 x 2 : 3 = 14,4 (cm)

Diện tích hình tam giác ban đầu là:

17,8 x 14,4 : 2 = 128,16 (cm2)

Đáp số: 128,16 cm2.

Bài toán 53: Một lớp học dài 8m, rộng 6m, cao 4,5m người ta quét vôi bên trong lớp học, xung quanh lớp màu xanh, trần lớp học màu trắng. hỏi diện tích cần quét vôi màu xanh là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diên tích các cửa là 8m2.

Giải:

Diện tích xung quanh phía trong phòng học là:

(8 + 6) x 2 x 4,5 = 126 (m2)

Diện tích cần quét vôi màu xanh là:

126 – 8 = 118 (m2)

Đáp số: 118 m2.

Bài toán 54: Một chiếc thùng tôn hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 1,2m. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của chiếc thùng tôn đó, biết thùng không có nắp đậy.

Giải:

Diện tích xung quanh của chiếc thùng đó là:

(1,5 + 0,8) x 2 x 1,2 = 5,52 (m2)

Diện tích đáy của chiếc thùng đó là:

1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)

Diện tích toàn phần của chiếc thùng đó là:

5,52 + 1,2 = 6,72 (m2)

Đáp số: Diện tích xung quanh: 5,52 m2

Diện tích toàn phần : 6,72 m2.



Bài toán 55: Một bể chứa hình hộp chữ nhật. Người ta đo trong bể thấy chiều dài bằng 2,5m, rộng 1,5m, cao 1,2m. Hỏi nếu bể chứa đầy nước thì được bao nhiêu lít?

Giải:

Thể tích của bể là:

2,5 x 1,5 x 1,2 = 4,5 (m3)

Đổi : 4,5m3 = 4500dm3 = 4500 lít

Vậy nếu bể chứa đầy nước thì được 4500 lít nước.

Đáp số: 4500 lít nước.

Bài toán 56: Một khối đá hình lập phương có cạnh là o,6m. Hỏi khối đá đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? Biết mỗi đề-xi-mét khối của khối đá đó nặng 2,5 kg.

Giải:

Đổi 0,6m = 6dm

Thể tích của khối đá đó là:

6 x 6 x 6 = 216 (dm3)

Khối lượng của khối đá đó là:

2,5 x 216 = 540 (kg)



Đáp số: 540 kg


C. PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết luận đề tài

Trong dạy học ở Tiểu học, mỗi một môn học đều góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người lao động. Trong đó, các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động và là cơ sở để học tập các môn học khác ở Tiểu học cũng như học tiếp ở các bậc học cao hơn.

Số thập phân là một trong những mảng kiến thức cơ bản trong chương trình Toán lớp 5. Nó là một thành phần không thể thiếu trong sự mở rộng tập soostrong chương trình toán ở Tiểu học. Đối với cuộc sống thường ngày, số thập phân được sử dụng trong mọi lĩnh vực. Vì vậy có thể thấy dạy và học số thập phân mang ý nghĩa rất quan trọng.

Số thập phân là một mảng kiến thức mới, tương đối phức tạp, khó nắm bắt. Được hình thành trên nền tảng số tự nhiên và phân số, những kiến thức về số thập phân có nhiều điểm tương đồng với chúng. Mặt khác, cũng là mảng liến thức với nhiều quy tắc, khái niệm mới. Dạy học số thập phân ở lớp 5 có ý ngĩ hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kĩ năng giải toán cho học sinh. Từ những bài toán về so sánh số thập phân hay những bài toán về cấu tạo số thập phân đến những bài toán có văn liên quan đến cách giải của các bài toán điển hình đều là những bài toán hay, thú vị và có khả năng phát triển tư duy cho học sinh. Do đó, mỗi giáo viên cần giúp học sinh nắm được một cách cơ bản các kiến thức từ đó làm bản lề để các em mở rộng và phát triển kĩ năng đối với việc giải những dạng toán nâng cao. Bởi vì để giải được những bài toán này đòi hỏi học sinh phải nắm được những vấn đề cơ bản của số thập phân.Từ những dạng toán cơ bản có thể náy sinh nhiều dạng toán khác nhau với những trình độ học sinh khác nhau. Như vậy sẽ giúp các em có thêm nhiều điều thú vị từ số thập phân và những tính chất của nó.Trên đây chỉ là một số ví dụ cơ bản để giúp học sinh làm quen với các dạng toán có liên quan đến số thập phân.

Mặt khác trong dạy học toán ở Tiểu học, việc giáo viên tạo dựng được thói quen chủ động tìm tòi, khai thác, phát triển các bài toán sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn các kiến thức đã học, phát triển tư duy sáng tạo và tiếp thu kiến thức mới. Tùy nội dung mà, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp cho phù hợp, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất,gây hứng thú cho học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

2. Những kiến nghị, đề xuất

Việc mở rộng tập số, đưa số thập vào chương trình Toán 5 là vô cùng cần thiết. Số thập phân được coi là mảng kiến thức mới và khó đối với nhận thức của học sinh Tiểu học. Để nâng cao hiệu quả dạy và học mảng kiến thứ này, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:

-Giáo viên phải nắm được kiến thức một cách chủ động, tường tận. Luôn trau dồi, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Chủ động giải thích hoặc nêu vấn đề, gợi ý, hướng dẫn để họa sinh giải đáp những thắc mắc trong quá trình học.

-Giáo viên phải chuẩn bị tiết dạy một cách chu đáo, cẩn thận, biết lường trước những tình huống có thể xảy ra khi tổ chức tiết học.

-Tạo điều kiên để các em chủ động lĩnh hội tri thức về số thập phân. Đối với những mảng kiến thức có mảng tương đồng với các kiến thức về số tự nhiên, phân số, nên cho các em so sánh để phân biệt và nhớ lâu hơn, tránh những nhầm lẫn do sự tương đồng đó.

-Dựa vào kiến thức, nội dung bài dạy nà lựa chọn, phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp. Cô đọng kiến thức để các em dễ dàng nắm bắt. Tăng cường luyện tập để hình thành kĩ năng sử dụng số thập phân.



-Một điều quan trọng nữa là phải cho các em thấy được tầm quan trọng của số thập phân trong học tập và trong cuộc sống. Tạo hứng thú trong mỗi giờ học để nâng cao hiệu quả.
Qua đề tài này, tôi rất mong có thể đem lại cho các thầy cô và các bạn sinh viên có thêm chút ít những gì cần thiết để thực hiên tốt giờ dạy của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trên đây là những ý kiến chủ quan của bản thân tôi. Rất mọng nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để cho đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Công Hạnh, các thầy cô giáo đã giúp tôi hoàn thành đề tài này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Sách giáo khoa Toán 1, 2, 3, 4, 5, Bộ Giáo dục và đào tạo (năm 2009).

  2. Sách giáo viên, sách thiết kế Toán 5.

  3. Nguyễn Đức Tấn-Trần Thị Kim Phượng (2011), Chuyên đề số thập phân, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

  4. Nguyễn Đức Tấn (Chủ biên), Lê Thị Minh Phượng (2013), Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5 theo chuyên đề phân số, tỉ số , Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

  5. Vũ Dương Thụy (Chủ biên), Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Danh Ninh (2002), Toán nâng cao lớp 5 tập 1, Nxb Giáo dục.

  6. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (năm 1995), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội I.

  7. Dương Hữu Tòng, Sự chuyển đổi sư phạm của khái niệm phân số ở bậc Tiểu học, Tạp chí Khoa học 2012: 22b trang 80-88.

Каталог: upload -> sanpham
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
sanpham -> Đề thi thử thpt quốc gia môn Hóa năm 2015 thpt hàn Thuyên (Lần 2) Mã đề thi: 132
sanpham -> MỤc lục mục lụC 1 MỞ ĐẦu lý do chọn đề tài
sanpham -> Đề 1 I. Trắc nghiệm (4 điểm)

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương