A. Mở đầu I. Lý do chọn đề tài



tải về 0.79 Mb.
trang8/31
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2024
Kích0.79 Mb.
#56538
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   31
CD Sinh YB
CÂU HỎI VI SINH VẬT.docx, Di Truyen te bao
Câu 14.
EF-Tu là một yếu tố kéo dài với GTP tham gia giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit ở tế bào nhân sơ. EF-Tu gắn với tất cả các phức hợp aminoaxyl-tARN(aa-tARN) với ái lực gần như nhau để đưa chúng đến ribôxôm với tần xuất giống nhau. Sau đây là kết quả thí nghiệm xác định sự liên kết của EF-Tu và phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp chính xác và không chính xác.

Phức hợp aminoaxyl-tARN

Hệ số phân ly(nM)

Ala-tARNAla

6,2

Gln-tARNAla

0,05

Gln –tARNGln

4,4

Ala-tARNGln

260

a. Dựa vào số liệu trên hãy giải thích vì sao hệ thống nhận biết tARN- EF-Tu có thể ngăn ngừa sự ghép sai axit amin trong quá trình dịch mã?


b. Hãy chỉ ra vai trò của EF-Tu trong quá trình dịch mã.
Trả lời
a. Phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp chính xác (Ala-tARNAlavà Gln-tARNGln) có ái lực gần như nhau với EF-Tu và được chuyển đến vị trí A trên ribôxôm.
- Phức hợp bắt cặp không chính xác Ala-tARNGln gắn với EF-Tu lỏng lẻo hơn nhiều và sẽ phân ly với EF-Tu trước khi tiến đến ribôxôm.
- Phức hợp Gln-tARNAla gắn chặt với EF-Tu làm cho EF-Tu không tách được khỏi chúng tại ribôxôm.
- Do đó, dù ái lực gắn kết cao hay thấp hơn đều ảnh hưởng đến hoạt động của EF-Tu và làm giảm tốc độ gắn vào vị trí A trên ribôxôm của phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp sai.
b. Vai trò của EF-Tu giúp sự bắt cặp chính xác bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa của mARN.
- Sự thủy phân GTP gắn với EF-Tu khi có sự cặp đôi chính xác tạo cấu hình phù hợp cho sự tương tác giữa côđon- anticôđon và đảm bảo cho sự hình thành liên kết peptit xảy ra tiếp theo.
Câu 15.
Trong phản ứng kéo dài các đại phân tử sinh học, có hai cơ chế cơ bản như hình dưới đây. Ở dạng kéo dài loại I, gốc hoạt hóa (đánh dấu X) được giải phóng từ chuỗi đang kéo dài. Ở dạng II, gốc hoạt hóa được giải phóng từ một đơn phân tham gia kéo dài chuỗi. ADN và ARN được tổng hợp theo dạng nào? Giải thích.

Trả lời
-Dạng hoạt hóa của DNA và RNA tương ứng là dNTP và NTP sau khi được liên kết vào chuỗi polinu đang tổng hợp thì dNTP và NTP loại đi gốc pyrophosphate
Phương trình : NTP + chuỗi n nu  chuỗi n+1 nu + pyrophosphate(2Pi)
=> gốc hoạt hóa được giải phóng từ đơn phân tham gia vào phản ứng kéo dài chuỗi => tương ứng với Type II
- Type I gốc hoạt hóa giải phóng từ chuỗi đang kéo dài => tương ứng với quá trình tổng hợp protein:
+ aa~tRNA khi liên kết với chuỗi polipeptit đang tổng hợp sẽ loại tRNA cũ đang gắn vào chuỗi polipeptit ra
+ Phương trình : aa~tRNA + chuỗi polipep n aa chuỗi polipep n+1 aa+tRNA
Câu 16.
Quá trình phiên mã và dịch mã của một gen ở tế bào 1 loài sinh vật được minh họa bởi hình vẽ sau:

Hãy cho biết:
a) Sinh vật trên thuộc nhóm nào?Giải thích.
b) Quá trình phiên mã của gen trên thực hiện theo chiều nào? Giải thích.
Trả lời
-Sinh vật trên thuộc nhóm sinh vật nhân sơ
Giải thích: do trong hình vẽ, quá trình phiên mã, dịch mã xảy ra đồng thời, đặc điểm này chỉ có ở sinh vật nhân sơ, do chúng không có màng nhân và là gen không phân mảnh nên không cần hoàn thiện và vận chuyển mRNA ra khỏi nhân => dịch mã ngay trong khi phiên mã chưa kết thúc
- Quá trình phiên mã của gen trên thưc hiện theo chiều từ B A
Giải thích :
- mRNA đang được dịch mã theo chiều từ D E => từ D E là chiều 5’ 3’ của mRNA đó.
=> tương ứng trên gen theo chiều từ B  A là chiều 3’5’ cùng chiều với chiều phiên mã
=> chiều phiên mã là từ B A



tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương