A-lại-da thứC



tải về 39.2 Kb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích39.2 Kb.
#39972
1   2   3   4   5   6   7   8
III. HÀNH TƯỚNG

a) “Không thể biết” (asaṃviditaka)

- Hình thái (ākāra): Không thể biết sự chấp thọ, xứ, liễu của thức A-lại-da (asamviditopādi/ (asaṃviditaka)-sathānavijñaptika). Liễu: Liễu biệt, vì thức lấy sự liễu biệt làm hành tướng.

- Bản Hán: bất khả tri chấp thọ (upādi), và bất khả tri xứ-liễu (不可知執受, 不可知處了)

- Vì hành tướng của thức này cực kỳ vi tế nên rất khó để nhận thức. Hoặc, sở duyên của nó là cảnh được chấp thọ nội tại cũng vi tế, và dung lượng của khí thế gian ngoại tại rất khó ước lượng; do đó nói là “không thể biết.”



b) Chấp thọ (upādi):

- Chấp thọ tức thủ (chấp thủ, trong thủ uẩn). Nó là tập khí của phân biệt ngã chấp và tập khí của phân biệt pháp chấp.

- “Chấp, nghĩa là nhiếp trì 攝義持義 (thâu tóm và duy trì). Thọ, nghĩa là lãnh thọ và giác tri 領義覺義. Thâu tóm vào tự thể, duy trì không để hủy hoại. cọng đồng an nguy là lãnh thọ, để làm phát sinh cảm giác.

- Đại tỳ-bà-sa 32 (tr. 167c13): “Thế nào là hữu dư y niết bàn giới? A-la-hán đã đoạn tận các lậu, nhưng thọ mạng vẫn còn, dòng tương tục của sắc do đại chủng tạo vẫn chưa bị cắt đứt, dòng tương tục của tam y nơi thân của năm căn mà chuyển…” Theo giải thích này, upādi được hiểu là căn bản của sự sống, hay sinh y, là năng lực duy trì dòng tương tục của căn thân không để đứt đoạn.

- Chấp thọ đối tượng nội giới. Các chủng tử của tất cả pháp hữu lậu được duy trì bởi thức dị thục. Các chủng tử này được bao hàm trong tự tính của thức nên chúng cũng là sở duyên của thức.

Chủng tử của pháp vô lậu tuy y tựa thức này nhưng không cùng tính chất với nó nên không phải là sở duyên. Tuy không phải là sở duyên, nhưng không tương ly.


c) Xứ: Xứ sở, thế giới ngoại tại.

- Thế giới tự nhiên (khí thế gian) là môi trường chung của nhiều chủng loại: Thánh, phàm v.v.. - Mặc dù sở biến của các hữu tình hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng tướng trạng của chúng tương tự, và xứ sở không khác.

- Du-già 54 (tr. 597c28): “Các pháp có tính đối kháng (sapratigha: hữu đối, hữu ngại) cùng chiếm cứ một vị trí không gian mà không tách rời nhau; còn không có tính đối kháng thì không như vậy… (Bởi vì) tất cả sắc tụ đều được thọ dụng chung bởi tất cả các căn.”

- Các vật thể trong thế giới tự nhiên có hình dáng nhất định và không gian nhất định mà nhiều sinh vật cùng có nhận thức chung. Như nhiều ánh đèn giao thoa nhau toàn diện tương tự như là một.

- Thế giới xuất hiện do ảnh hưởng cộng đồng bởi lực tăng thượng của nghiệp của tất cả hữu tình.”

- Khí thế gian sắp hoại diệt hay bắt đầu hình thành, tuy không có hữu tình nhưng vẫn hiện hữu.

Đó là nói, tất cả cùng thọ dụng chung. Nếu thọ dụng riêng biệt, chuẩn theo đây mà biết. Vì cái thấy của loài quỷ, loài người và chư thiên khác nhau.


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa1 -> Hocky7 -> THANH%20DUY%20THUC%20LUAN
Hocky7 -> IV. luận chứng về thưỢng đẾ hoặc tồn tại tuyệT ĐỐI
Hocky7 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Hocky7 -> Bài 48: (Tr. 159) 小閣 小閣一間,四面皆窗。可以透光,可以通風。我來閣上,獨坐窗前。籠中鸚鵡,對我學語。 Phiên âm: Tiểu các
Hocky7 -> 1. quan niệm vận mệnh và BẤt hủ trong các tôn giáO
Hocky7 -> 1. ĐỊnh nghĩA “Kinh nghiệm là những điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải”
THANH%20DUY%20THUC%20LUAN -> Bài 5: thức a-lại-da I bài tụNG
Hocky7 -> Bài 51: (Tr. 163) 宅後有園
THANH%20DUY%20THUC%20LUAN -> Bài 11: TÂm lý phổ quáT (遍行心所) I. Nguyên văN

tải về 39.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương