A. L. de Silva Người dịch: Trí Tánh Đỗ Hữu Tài tin không nổI !


CHƯƠNG 5 Sự thật và hư cấu trong cuộc đời Giê-su



tải về 0.97 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.97 Mb.
#11085
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

CHƯƠNG 5


Sự thật và hư cấu trong cuộc đời Giê-su

Điều duy nhất tạo cho Thiên Chúa giáo được như ngày nay, nền móng duy nhất để Thiên Chúa giáo nương dựa vào đó, chính là Giê-su Kitô, hay đúng hơn, những khẳng định về Giê-su Kitô. Thiên Chúa giáo luôn luôn tạo ra những khẳng định cường điệu về con người này: “Giê-su là người độc nhất trong lịch sử đã khẳng định mình là Chúa”; “Chỉ có niềm tin nơi Giê-su mới có thể cho con người an lạc và hạnh phúc”; “ Hoặc Giê-su là Chúa hoặc là kẻ nói dối vĩ đại nhất trong lịch sữ”; “Hàng ngàn nhân chứng thấy Giê-su sống dậy từ cái chết, vì thế chuyện đó phải thật”; “Giê-su là con người hoàn hảo nhất đã từng sống trong cỏi đời nầy”; v.v. và v.v. Tất cả những khẳng định này đều có vẻ rất ấn tượng cho đến khi chúng ta nhìn vào các chứng cớ.

Những lời tiên tri về Giê-su và những lời do chính Giê-su nói ra


Mỗi khi có thay đổi trong nền chính trị hổn loạn của Trung Đông, tín đồ Thiên Chúa giáo lại sàng lọc Kinh Thánh của họ và lớn tiếng khẳng định rằng khủng hoảng mới xảy ra này đã được tiên tri rồi. Tiên tri là một lời tiên đoán trong Kinh Thánh về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Những điều gọi là tiên tri này thường được bàn tán một lúc rồi sau đó bị lặng lẻ bỏ quên khi chúng không xảy ra như đã được ồn ào tiên đoán.
Tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng nhiều sự kiện xảy ra ngày nay trên thế giới thì đã được Kinh Thánh tiên đoán từ lâu. Thực ra, khi ta nhìn vào “các tiên đoán đáng kinh ngạc” này, ta có thể thấy rằng chúng thường quá bao quát và chung chung đến nỗi chúng có thể được diễn dịch cho phù hợp với bất cứ sự kiện nào. Ví dụ, họ nói thế giới sắp tận thế vì Kinh Thánh đã tiên tri rằng vào những ngày cuối cùng khi sắp tận thế “sẽ có các cuộc chiến tranh và các tin đồn về chiến tranh” (Matt, 24:6). Vấn đề của lời tiên tri này là nó có thể liên quan đến bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử thế giới bởi vì trên thế giới luôn luôn có vài cuộc chiến tranh xảy ra đâu đó. Tín đồ Thiên Chúa giáo cũng khẳng định rằng mọi biến cố trong cuộc đời Giê,su đã được Kinh Thánh tiên tri từ lâu, trước khi Ngài sinh ra, và việc các lời tiên tri này trở thành hiện thực chứng tỏ Ngài thực sự là Đấng Cứu thế. Thế thì chúng ta hảy thử nhìn một vài điều được cho là tiên tri này, và xem liệu chúng có xảy ra đúng như sự thật không.
Sách của Isaiah trong Cựu Ước viết:
Vì chúng ta mà một đứa trẻ được sinh ra, vì chúng ta mà một người con đưc hiến dâng, và sự cai trị sẽ đưc đặt lên vai nó, và tên nó sẽ được gọi là “Người Tư vấn Phi thường, Đức Chúa cao cả, Đức Cha vĩnh cửu, Vị Hoàng tử Hòa bình”. Sự cai trị và nền hoà bình của Ngài sẽ không bao giờ hết tăng trưỡng (Is, 9:6-7).
Đây được cho là lời tiên tri về sự ra đời của Giê-su. Nhưng có thật như thế không? Ngoài chuyện sinh ra đời, chẳng có sự kiện nào đã nêu trên xảy ra cho Giê-su cả. Việc cai trị chẳng ở trên vai Giê-su, Giê-su chẳng bao giờ được gọi hay tự gọi mình bằng các chức danh đã nêu, và kể từ khi Giê-su ra đời, chẳng có thêm hoà bình hơn trước đó. Đây là một ví dụ điển hình về “những tiên tri đáng kinh ngạc” mà thần học Thiên Chúa giáo dùng làm cơ sở để hiện hữu và tồn tại.
Trước khi Giê-su ra đời, một thiên thần được cho là đã tiên tri về Ngài như sau:
Chúa Trời sẽ tạo ra Ngài là một vị vua, như tổ tiên David của Ngài trước đây, và Ngài sẽ là vua của hậu duệ Jacob vĩnh viễn (Lk, 1:32-33).
Nhưng nếu cuốn Kinh Thánh nói đúng thì David không thể từng là tổ tiên của Giê-su bởi vì chính Chúa Trời (còn được gọi là Chúa Cha, và theo Kinh thánh, đã từng nói rằng “Vì thương yêu loài người nên đã cho Con Một của mình xuống chuộc tội cho loài người”), chứ không phải Joseph, mới là cha thực của Giê-su. Lại nữa, David là một vị vua theo nghĩa chính trị và hành chánh, Giê-su chẳng bao giờ trở thành vua theo cách này hay cách khác tương tự như David. Cuối cùng, hậu duệ của Jacob (người Do Thái) không bao giờ chấp nhận Giê-su là vua của họ - theo nghĩa chính trị, tinh thần hay bất kỳ nghĩa nào khác – và người Do Thái đã từ chối, không chấp nhận Ngài cho đến ngày nay. Vì thế, cũng như ở trên, tiên tri này sai lầm bất kỳ đứng từ góc độ nào.
Lại một lần nữa, trong Isaiah có viết:
Ngài bị đàn áp, Ngài bị đau đớn, Ngài còn bị không mở miệng được; như con cừu non bị dẫn vào lò sát sinh, và như con cừu câm nín trước khi bị xén lông, vì thế Ngài không mở miệng.(Isa, 53:3-5).

Điều này cho là để tiên đoán rằng khi Giê-su bị những kẻ thù của Ngài tấn công, Ngài không thể trả đũa. Nhưng trong Kinh Thánh, Giê-su lại được miêu tả là đã tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ chống lại sự chỉ trích và còn lớn tiếng kết tội kẻ thù của Ngài. Ngài nguyền rủa và chỉ trích giáo đồ Fa-ri khi họ áp bức Ngài, và theo John 18:33-37, Ngài chẳng làm gì mà chỉ yên lặng lúc bị xử án.


Khi người La Mã đóng đinh treo những kẻ có tội lên thập tự giá, họ thường treo kẻ đó một thời gian và sau cùng đánh gãy chân những kẻ này. Bằng cách đó, hình phạt nầy làm tăng thêm nỗi đau đớn cho nạn nhân khốn khổ và sẽ từ từ giết chết họ. Nhưng theo Kinh Thánh, khi lính La Mã đến để định đánh gãy chân Giê-su thì Ngài đã chết rồi, do đó những người lính nầy chẳng còn bị phiền phức phải làm chuyện đánh gãy chân nữa (Jn, 19:31-34). Điều này đã làm cho tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng đó là một ví dụ đáng chú ý khác về tiên tri của Kinh Thánh, vì trong Psalms (34:20) có nói rằng Chúa Trời không để cho dù chỉ một cái xương của thánh thể Đấng Cứu Thế bị gãy. Rủi thay, tín đồ Thiên Chúa giáo đã bỏ qua một sự kiện vô cùng quan trọng, đó là dù các xương ống chân của Giê-su có thể đã không bị đánh gãy, nhưng các xương ở bàn chân dứt khoát phải bị vì khi mấy cái đinh được đóng vào tay chân của Giê-su, chắc chắn chúng phải làm gãy hoặc ít ra làm nứt một hay vài lóng xương ở bàn tay và bàn chân.
Tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng Giê-su đã chết và đứng dậy từ cái chết vào ngày thứ ba. Và tất nhiên họ khẳng định điều đó đã được tiên tri trước khi xảy ra. Điều nầy được Kinh Thánh tiên tri như sau :
Vì Jonas đã ở trong bụng cá voi ba ngày và ba đêm, nên Con trai của Mặt trời cũng sẽ ở ba ngày và ba đêm trong trái tim của quả đất (Matt, 12:40).

Tuy nhiên, như hầu hết các lời tiên tri của Thiên Chúa giáo, điều này cũng đã sai lầm. Giê-su được cho là chết ngày Thứ sáu (Thứ sáu Thánh) và đứng dậy từ cái chết vào sáng sớm Chủ nhật (Chủ nhật Phục sinh). Ngay cả một đứa học sinh cũng có thể hiểu đây không phải ba ngày và ba đêm – nhưng là một ngày và hai đêm.


Một vấn đề khác là ngay trước khi Giê-su chết, Ngài quay sang hai kẻ bị kết án đóng đinh với Ngài và nói

Ta cam đoan với các ngươi, hôm nay các ngươi sẽ ở trên Thiên đàng cùng với ta.” (Lk, 23:43).

Thế thì theo tiên tri (trong Cựu Ước), Giê-su sẽ lên Thiên đàng ba ngày sau khi chết, nhưng theo Phúc âm (Tân Ước) thì Ngài lại lên Thiên đàng hai ngày sau khi chết. Và theo chính lời thốt ra từ miệng Giê-su, ngài lên Thiên đàng đúng vào ngày Ngài chết.
Nhưng không chỉ tiên tri về Giê-su sai lầm, mà những tiên tri do bản thân Ngài phát ngôn cũng sai lầm nốt. Tín đồ Thiên Chúa giáo đang luôn khẳng định rằng tận thế sắp đến. Họ lấy ý tưởng kỳ quái này ở đâu? Họ lấy từ tuyên bố của Giê-su. Ngài tin và truyền dạy dứt khoát rằng giờ phút tận thế sẽ xảy ra chỉ trong vòng thời gian đời sống của Ngài, hoặc rất nhanh ngay sau đó.
Ta nói cho các ngươi sự thật, thế hệ này chắc chắn sẽ chưa qua đi thì mọi việc này đã xẩy ra. (Lk, 21:25-33).

Với tuyên bố “thế hệ này”, rõ ràng Ngài đã liên hệ đến với những người đương thời mà Ngài đang tuyên phán cho họ.


Trong một dịp khác, Ngài lại nói với đám đông đang đứng nghe Ngài nói, rằng một số trong bọn họ sẽ vẫn sống khi tận thế đến.
Ta nói cho các ngươi sự thật, một vài trong số người đang đứng đây sẽ không nếm cái chết trước khi họ thấy Con Trai của Người đi vào Vương quốc của ngài (Matt, 16:28).

Khi họ khủng bố các ngươi trong một thị trấn, hãy trốn sang thị trấn kế tiếp, vì thật sự ta nói cho các ngươi biết, các ngươi sẽ không đi qua những thị trấn của Do Thái, trước khi Con Trai của Người đến (Matt, 10.23)

Những điều này và các ví dụ khác chứng tỏ rằng những gì được cho là tiên tri về Giê-su và do Giê-su nói đều là giả dối. Nhưng ngay cả khi một lời tiên tri nào đó có vẻ thật chăng nữa thì điều đó không nhất thiết phải mang một ý nghĩa gì. Nó chỉ có thể chứng tỏ rằng (những) người nào đó khi viết Kinh Thánh đã cố tình sáng tác các sự kiện trong đời sống Giê-su sao cho chúng phù hợp hơn với những gì được cho là lời tiên tri.

Chúng ta sẽ xem xét một ví dụ nổi tiếng về điều này. Bảy trăm năm trước, chuyện của Giê-su trong Cựu Ước được dịch từ tiếng Do Thái cổ sang tiềng Hy Lạp, ngôn ngữ của thời đó. Khi một đoạn trong Isaiah nói rằng Đấng Cứu thế sẽ được một phụ nữ trẻ sinh ra (Is 7:14) , chữ “phụ nữ trẻ” (almah) ấy được dịch sai thành chữ “trinh nữ” (pardhenas), làm thay đổi ý nghĩa tiên tri một cách đáng kể. Khi các tác giả Kinh Thánh đọc hai chữ “trinh nữ”, họ suy luận rằng điều đó đã chỉ rõ người mẹ của Đấng Cứu thế là một trinh nữ, và thế là họ xây dựng câu chuyện sinh nở mà vẫn còn đồng trinh. Thực ra, họ ngụy tạo câu chuyện này chỉ bởi vì hiểu sai trong quá trình dịch thuật (hay cố tình dịch sai vì một nhu cầu truyền đạo nào đó). Như vậy, trong lịch sữ 2000 năm của Thiên Chúa giáo, 1300 năm đầu thì mẹ của Giê–su là một người đàn bà mất trinh; 700 năm sau, vì dịch sai, người đàn bà đó được Giáo hoàng ra sắc lệnh xác nhận còn trinh để thánh hóa bà ta.

Vì thế, không phải những lời tiên tri báo trước các sự kiện trong đời sống Giê-su mà, đúng ra, vài sự kiện của đời sống Giê-su đã được xây dựng cho phù hợp với các lời tiên tri.



Giáng sinh của Giê-su

Chúng ta thường nghe tín đồ Thiên Chúa giáo khoe khoang rằng chưa ai tìm ra được một lỗi lầm hay sơ hở nào trong Kinh Thánh, chúng ta cũng thường nghe họ khẳng định rằng Kinh Thánh là lời cảm hứng của Chúa và vì thế không thể sai lầm. Xét rằng tín đồ Thiên Chúa giáo đã thận trọng như thế nào khi chọn lựa những đoạn văn trong Kinh Thánh (để giảng dạy hoặc cầu nguyện), thật khó mà biết phải làm sao họ dám khẳng định như thế, nói gì đến chuyện tin tưởng những khẳng định đó.



Каталог: files -> 2009
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương