100 đề Toán Tin Tin học & Nhà trường


Yêu cầu: + Đối với các bạn học sinh khối Tiểu học chỉ cần viết ra bảng số thoả mãn tính chất trên



tải về 1.1 Mb.
trang9/22
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.1 Mb.
#6336
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22

Yêu cầu:

+ Đối với các bạn học sinh khối Tiểu học chỉ cần viết ra bảng số thoả mãn tính chất trên.

+ Các bạn học sinh khối THCS thì phải lập trình hiển thị kết quả ra màn hình.

Bài 67/2001 - Về các phép biến đổi "Nhân 2 trừ 1"

(Dành cho học sinh THCS và THPT)


Cho ma trận A kích thước M x N, Aij - là các số tự nhiên. Các phép biến đổi có thể là:

- Nhân tất cả các số của một hàng với 2.

- Trừ tất cả các số của một cột cho 1.

Tìm thuật toán sao cho sau một số phép biến đổi trên ma trận A trở thành toàn số 0.


Bài 68/2001 - Hình tròn và bảng vuông

(Dành cho học sinh THPT)

Một đường tròn đường kính 2n -1 đơn vị được vẽ giữa bàn cờ 2n2n. Với n = 3 được minh hoạ như dưới đây:

Viết chương trình xác định số ô vuông của bảng bị cắt bởi hình tròn và số ô vuông nằm hoàn toàn trong hình tròn.

Dữ liệu vào trong file Input.txt bao gồm: Mỗi dòng là một số nguyên dương không lớn hơn 150 - là các giá trị của n.

Dữ liệu ra trong file Output.txt: Với mỗi giá trị vào n, kết quả ra phải tính được số ô vuông bị cắt bởi hình tròn và số ô vuông nằm hoàn toàn trong hình tròn, mỗi số trên một dòng. Mỗi kết quả tương ứng với một giá trị n phải cách nhau một dòng.


Sample Input

3

4


Sample Output

20

12


28

24
Bài 69/2001 - Bội của 36

(Dành cho học sinh Tiểu học)

Tìm số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 36 mà trong dạng viết thập phân của nó có chứa tất cả các chữ số từ 1 tới 9.



Bài 70/2001 - Mã hoá theo khoá

(Dành cho học sinh THCS và THPT)

Cho trước khoá là một hoán vị của n số (1, 2, ..., n). Khi đó để mã hoá một xâu kí tự ta có thể chia xâu thànhtừng nhóm n kí tự (riêng nếu nhóm cuối cùng không đủ n kí tự thì ta coa thể thêm các dấu cách vào sau cho đủ) rồi hoán vị các kí tự trong từng nhóm. Sau đó, ghép lại theo thứ tự các nhóm ta được một xâu đã mã hoá.

Chẳng hạn: với khoá 3241 (n=4) thì ta có thể mã hoá xâu 'english' thành 'gnlehs i'.

Hãy viết chương trình mã hoá một xâu kí tự cho trước.
Bài 71/2001 - Thực hiện phép nhân

(Dành cho học sinh THCS và THPT)

Bạn hãy lập chương trình nhập 2 số nguyên dương a và b. Sau đó thực hiện phép nhân (a x b) như cách nhân bằng tay thông thường. Ví dụ:



Bài 72/2001 - Biến đổi trên lưới số


(Dành cho học sinh THCS và THPT)

Trên một lưới N x N các ô được đánh số 1 hoặc -1. Lưới trên được biến đổi theo quy tắc sau: một ô nào đó được thay thế bằng tích của các số trong các ô kề nó (kề cạnh). Lập chương trình thực hiện sao cho sau một số bước toàn lưới còn lại chữ số 1.



Bài 73/2001 - Bài toán chuỗi số

(Dành cho học sinh Tiểu họcvà THCS)


Cho một chuỗi số có quy luật. Bạn có thể tìm được hai số cuối của dãy không, thay thế chúng trong dấu hỏi chấm (?). Bài toán không dễ dàng lắm đâu, vì chúng được tạo ra bởi một quy luật rất phức tạp. Bạn thử sức xem?

5 8 11 14 17 23 27 32 35 41 49 52 ? ?



Bài 74/2001 - Hai hàng số kỳ ảo

(Dành cho học sinh THCS và THPT)


Hãy xếp 2N số tự nhiên 1, 2, ..., 2N thành 2 hàng số:

A1, A2 ... An

B1, B2 ... Bn

Thỏa mãn điều kiện: tổng các số theo n cột bằng nhau, tổng các số theo các hàng bằng nhau.



Bài 75/2001 - Trò chơi Tích - Tắc vuông

(Dành cho học sinh THCS và THPT)


Trên một lưới kẻ ô vuông có 2 người chơi như sau: người thứ nhất mỗi lần chơi sẽ đánh dấu x vào 1 ô trống. Người thứ hai được đánh dấu 0 vào 1 ô trống. Người thứ nhất muốn đạt được mục đích là đánh được 4 dấu x tạo thành 4 đỉnh của 1 hình vuông. Người thứ hai có nhiệm vụ ngăn cản mục đích đó của người thứ nhất.

Lập chương trình tìm thuật toán tối ưu cho người thứ nhất (người thứ nhất có thể luôn thắng).



Chú ý: Lưới ô vuông được coi là vô­ hạn về cả hai phía.
Bài 76/2001 - Đoạn thẳng và hình chữ nhật

(Dành cho học sinh THPT)

Hãy viết một chương trình xác định xem một đoạn thẳng có cắt hình chữ nhật hay không?

Ví dụ:

Cho tọa độ điểm bắt đầu và điểm kết thúc của đường thẳng: (4,9) và (11,2);

Và tọa độ đỉnh trái trên và đỉnh phải dưới của hình chữ nhật: (1,5) và (7,1);

Hình1: Đoạn thẳng không cắt hình chữ nhật
Đoạn thẳng được gọi là cắt hình chữ nhật nếu đoạn thẳng và hình chữ nhật có ít nhất một điểm chung.

Chú ý: mặc dù tất cả dữ liệu vào đều là số nguyên, nhưng tọa độ của các giao điểm tính ra chưa chắc là số nguyên.

Input

Dữ liệu vào trong file Input.Inp kiểm tra N trường hợp (N <= 1000). Dòng đầu tiên của file dữ liệu vào là số N. Mỗi dòng tiếp theo chứa một trường hợp kiểm tra theo quy cách sau:

xstart ystart xend yend xleft ytop xright yboottm

trong đó: (xstart, ystart) là điểm bắt đầu và (xend, yend) là điểm kết thúc của đoạn thẳng. Và (xleft, ytop) là đỉnh trái trên, (xright, ybottom) là đỉnh phải dưới của hình chữ nhật. 8 số này được cách nhau bởi một dấu cách.

Output


Với mỗi một trường hợp kiểm tra trong file Input.txt, dữ liệu ra trong file Output.out phải đưa ra một dòng gồm hoặc là chữ cái "T" nếu đoạn thẳng cắt hình chữ nhật, hoặc là "F" nếu đoạn thẳng không cắt hình chữ nhật.

Ví dụ


Input.Inp

1

4 9 11 2 1 5 7 1




tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương