100 đề Toán Tin Tin học & Nhà trường



tải về 1.1 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.1 Mb.
#6336
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Vẽ bàn cờ


Bạn hãy viết một chương trình để đọc một ván cờ từ một text file có qui cách:

8 dòng đầu tiên là bàn cờ thế, mỗi dòng chứa 8 kí tự, mỗi kí tự có thể là:

'-' thể hiện một ô trống,

'B' thể hiện một ô có quân đen,

'W' thể hiện một ô có quân trắng.

Dòng thứ 9 chứa một trong hai kí tự 'B' hoặc 'W' để chỉ nước đi thuộc về đấu thủ nào.

Các dòng tiếp theo là các lệnh. Mỗi lệnh có thể là: liệt kê tất cả các nước đi có thể của đấu thủ hiện thời, thực hiện một nước đi, hay thôi chơi ván cờ đó. Mỗi lệnh ghi trên một dòng theo qui cách sau:

Liệt kê tất cả các nước đi có thể của đấu thủ hiện thời:

Lệnh là một chữ 'L' ở cột đầu tiên của dòng. Chương trình phải kiểm tra cả bàn cờ và in ra tất cả các nước đi hợp lệ của đấu thủ hiện thời theo dạng (x,y) trong đó x là hàng và y là cột của nước đi. Các nước đi này phải được in theo qui cách:

+ Mọi nước đi trên hàng i sẽ được in trước mỗi nước đi trên hàng j nếu j>i.

+ Nếu trên hàng i có nhiều hơn 1 nước đi thì các nước đi được in theo thứ tự của cột.

Mọi nước đi hợp lệ phải in trên một dòng. Nếu không có nước đi nào hợp lệ vì đấu thủ hiện thời không thể lật bất cứ một quân nào thì phải in ra thông báo 'No legal move'.

Thực hiện một nước đi

Lệnh là một chữ 'M' ở cột đầu tiên của dòng, tiếp theo sau là 2 chữ số ở cột thứ hai và thứ ba của dòng. Các chữ số chỉ ra hàng và cột của ô trống trên bàn cờ nơi đấu thủ hiện thời sẽ đặt quân của mình, trừ phi anh ta không có nước đi hơp lệ nào. Nếu đấu thủ hiện thời không có nước đi hợp lệ nào thì anh ta được thay bởi đấu thủ kia và bây giờ nước đi là của đấu thủ mới. Chương trình phải kiểm tra khi đó nước đi là hợp lệ. Bạn sẽ phải ghi nhận sự thay đổi trên bàn cờ, kể cả việc thêm các quân mới lẫn việc thay đổi màu sắc quân cờ bị lật. Cuối mỗi nước đi hãy in ra số lượng tất cả các quân cờ mỗi màu trên bàn cờ theo qui cách 'Black - xx White - yy, trong đó xx là số lượng các quân đen còn yy là số lượng các quân trắng. Sau một nước đi, đấu thủ hiện thời được thay bởi đấu thủ kia.



Thôi chơi ván cờ đó

Lệnh là một chữ 'Q' ở cột đầu tiên của dòng, dòng lệnh này kết thúc Input cho ván cờ đang xét. Chương trình phải in thế cờ cuối cùng của ván cờ theo qui cách được dùng ở input.

Bạn phải kiểm tra tính chính xác của các lệnh. Không được để dòng trắng ở bất cứ nơi nào trong output.

Bài 42/2000 - Một chút về tư duy số học


(Dành cho học sinh Tiểu học)

Tìm số tự nhiên nhỏ nhất khi chia cho 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 cho phần dư tương ứng là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.


Bài 43/2000 - Kim giờ và phút gặp nhau bao nhiêu lần trong ngày

(Dành cho học sinh Tiểu học)

Đồng hồ quả lắc có 2 kim: giờ và phút. Tính xem trong vòng 1 ngày đêm (từ 0h - 24h) có bao nhiêu lần 2 kim gặp nhau và đó là những lúc nào.
Bài 44/2000 - Tạo ma trận số

(Dành cho học sinh THCS)

Cho trước số nguyên dương N bất kỳ. Hãy viết thuật toán và chương trình để tạo lập bảng NxN phần tử nguyên dương theo quy luật được cho trong ví dụ sau:

1 2 3 4 5 6

2 4 6 8 10 12

3 6 9 12 2 4

4 8 12 2 4 6

5 10 2 4 6 8

6 12 4 6 8 10

Thực hiện chương trình đó trên máy với N=12, đưa ra màn hình ma trận kết quả (có dạng như trong ví dụ).


Bài 45/2000 - Các vòng tròn Olimpic

(Dành cho học sinh THPT)

Có 5 vòng tròn Olimpic chia mặt phẳng thành 15 phần (không kể phần vô hạn) (hình vẽ). Hãy đặt vào mỗi phần đó một số sao cho tổng số các số trong mỗi vòng tròn bằng 39.

Lập chương trình giải quyết bài toán trên và cho biết có bao nhiêu cách xếp như vậy.



Bài 46/2000 - Đảo chữ cái


(Dành cho học sinh THCS và THPT)

Bạn phải viết chương trình đưa ra tất cả các từ có thể có phát sinh từ một tập các chữ cái.

Ví dụ: Cho từ “abc”, chương trình của bạn phải đưa ra được các từ "abc", "acb", "bac", "bca", "cab" và "cba" (bằng cách khảo sát tất cả các trường hợp khác nhau của tổ hợp ba chữ cái đã cho).

Input

Dữ liệu vào được cho trong tệp input.txt chứa một số từ. Dòng đầu tiên là một số tự nhiên cho biết số từ được cho ở dưới. Mỗi dòng tiếp theo chứa một từ. Trong đó, một từ có thể chứa cả chữ cái thường hoặc hoa từ A đến Z. Các chữ thường và hoa được coi như là khác nhau. Một chữ cái nào đó có thể xuất hiện nhiều hơn một lần.


Output


Với mỗi từ đã cho trong file Input.txt, kết quả nhận được ra file Output.txt phải chứa tất cả các từ khác nhau được sinh từ các chữ cái của từ đó. Các từ được sinh ra từ một từ đã cho phải được đưa ra theo thứ tự tăng dần của bảng chữ cái.

Sample Input

2

abc


acba

Sample Output

abc

acb


bac

bca


cab

cba


aabc

aacb


abac

abca


acab

acba


baac

baca


bcaa

caab


caba

cbaa


Bài 47/2000 - Xoá số trên vòng tròn


(Dành cho học sinh THCS và PTTH)

Các số từ 1 đến 2000 được xếp theo thứ tự tăng dần trên một đường tròn theo chiều kim đồng hồ. Bắt đầu từ số 1, chuyển động theo chiều kim đồng hồ, cứ bước qua một số lại xoá đi một số. Công việc đó tiếp diễn cho đến khi trên vòng tròn còn lại đúng một số. Lập chương trình tính và in ra số đó.


Bài 48/2000 - Những chiếc gậy


(Dành cho học sinh THCS và THPT)

George có những chiếc gậy với chiều dài như nhau và chặt chúng thành những đoạn có chiều dài ngẫu nhiên cho đến khi tất cả các phần trở thành đều có chiều dài tối đa là 50 đơn vị. Bây giờ anh ta muốn ghép các đoạn lại như ban đầu nhưng lại quên mất nó như thế nào và chiều dài ban đầu của chúng là bao nhiêu. Hãy giúp George thiết kế chương trình để ước tính nhỏ nhất có thể của chiều dài những cái gậy này. Tất cả chiều dài được biểu diễn bằng đơn vị là những số nguyên lớn hơn 0.



Input

Dữ liệu vào trong file Input.txt chứa các khối mỗi khối 2 dòng. Dòng đầu tiên chứa số phần của chiếc gậy sau khi cắt. Dòng thứ 2 là chiều dài của các phần này cách nhau bởi một dấu cách. Dòng cuối cùng kết thúc file Input là số 0.



Output

Kết quả ra trong file Output.txt chứa chiều dài nhỏ nhất có thể của những cái gậy, mỗi chiếc trong mỗi khối trên một dòng.



Sample Input

9

5 2 1 5 2 1 5 2 1



4

1 2 3 4


0

Sample Output

6

5



Bài 49/2001 - Một chút nhanh trí


(Dành cho học sinh Tiểu học)

Số tự nhiên A có tính chất là khi chia A và lập phương của A cho một số lẻ bất kỳ thì nhận được số dư như nhau. Tìm tất cả các số tự nhiên như vậy.



Bài 50/2001 - Bài toán đổi màu bi

(Dành cho học sinh THCS và THPT)

Trên bàn có N1 hòn bi xanh, N2 hòn bi đỏ và N3 hòn bi vàng. Luật chơi như sau:

Nếu 2 hòn bi khác màu nhau chạm nhau thì chúng sẽ cùng biến thành màu thứ 3 (ví dụ: xanh, vàng --> đỏ, đỏ).

Tìm thuật toán và lập chương trình cho biết rằng có thể biến tất cả các hòn bi đó thành một màu đỏ có được không?


Bài 51/2001 - Thay thế từ

(Dành cho học sinh THCS và PTTH)

Hai file INPUT1.TXT và INPUT2.TXT được cho như sau: File INPUT1.TXT chứa một đoạn văn bản bất kì. File INPUT2.TXT chứa không quá 50 dòng, mỗi dòng gồm hai từ: từ đầu là từ đích và từ sau là từ nguồn. Hãy tìm trong file INPUT1.TXT tất cả các từ là từ đích và thay thế chúng bằng các từ nguồn tương ứng. Kết quả ghi vào file KQ.OUT (sẽ là một đoạn văn bản tương tự như trong file INPUT1.TXT nhưng đã được thay thế từ đích bởi từ nguồn).

Sample INPUT


  • File INPUT1.TXT chứa đoạn văn bản sau:

Nam moi sap den roi, ban co zui khong?

Chuc cac ban don mot cai Tet that vui ve va hanh phuc.

Chuc ban luon hoc gioi!


  • File INPUT2.TXT chứa các dòng sau:

ban em

zui vui



tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương