10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?



tải về 1.83 Mb.
trang9/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   64

Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?


Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ “ngũ” (năm) và “thập” (mười). Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa “toàn bộ” hoặc “viên mãn” (trọn vẹn). Thí dụ:

- “Ngũ vị” (năm mùi vị)

- “Ngũ sắc” (năm màu sắc)

- “Ngũ cốc phong đãng” thì nói lên một cách khái quát việc thu hoạch phong phú tất cả các thứ lương thực dùng cho con người.

- Các dãy núi nổi tiếng nhất trong thiên hạ thì được gọi là “ngũ nhạc”

- Còn năm loại vật chất: kim, mộc, thủy, hoả, thổ được gọi là “ngũ hành”, tức chỉ nguồn gốc của vạn vật trên trời đất.

Còn các từ dùng chữ “thập” để nói lên sự trọn bộ, toàn vẹn thì gồm có:

- “Thập toàn” (hoàn toàn trọn vẹn”

- “Thập mỹ” (hoàn toàn tốt đẹp)

- “Thập phân mãn ý” (mười phân vừa ý)

- “Thập ác bất xá” (tất cả các điều ác đều không tha)…

Thật ra các sự vật mà các từ ngữ này biểu thị trên thực tế có số lượng vượt xa hơn “năm” và “mười” nhiều, thế thì tại sao người Trung Quốc thích dùng hai chữ “ngũ” và “thập” để nói lên sự trọn vẹn đầy đủ? Điều này không thể tách rời khỏi tập quán của người đời xưa dùng các ngón tay trên hai bàn tay của mình để tính các con số.

Đời xưa con người sống trong các bộ lạc nguyên thuỷ, xã hội còn chưa có văn tự, càng chưa có sự hiểu biết về các con số. Muốn tính số, người ta chỉ có thể dùng các ngón tay trên hai bàn tay để so sánh, sau khi lần lượt so sánh hết các ngón tay của mình rồi thì không có cách nào đếm thêm được nữa, một bàn tay chỉ có năm ngón tay, hai bàn tay có tất cả mười ngón, vì thế sau khi đã đếm đến năm và đến mười rồi thì coi là đã trọn vẹn và đầy đủ nhất. Thí dụ sau khi đi săn trở về người ta giơ hai bàn tay ra để nói với những người khác rằng mình đã săn được và mang về bao nhiêu vật săn, mọi người trông thấy thế rất vui mừng và phấn khởi. Trên thực tế các con vật mà những người đi săn mang về thường có thể nhiều hơn mười, nhưng họ vẫn chỉ có thể dùng hai bàn tay để biểu thị vì đó là con số lớn nhất mà người ta có thể biểu đạt.

Như vậy năm và mười tự nhiên trở thành những con số trọn vẹn và đầy đủ.

Về sau văn hoá dần dần phát triển, người ta đã có văn tự và kiến thức về số học, nhưng tập quán dùng năm và mười để biểu đạt sự trọn vẹn thì vẫn cứ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?


Trong số các di vật văn hoá thời cổ đại khai quật được ở Trung Quốc, dù là ngọc, đồ gốm, đồ đất nung, đồ đồng thau, hay các bức vẽ, các bức điêu khắc trên đá, chúng ta thấy các động vật được thể hiện chỉ có hổ, dê, chim, cá, bò, lợn, hạc, hươu… Tất nhiên còn có rồng là con vật do con người tưởng tượng ra, nhưng hình như không có di vật nào có hình sư tử.

Nguyên nhân của việc này rất đơn giản. Trung Quốc thời cổ không có sư tử, người ta chưa biết đến sư tử, vì thế không thể khắc hoạ hình sư tử trong các tác phẩm nghệ thuật.

Quê hương của loài sư tử là những vùng nhiệt đới ở châu Phi, ẤN ĐỘ… Sư tử Trung Quốc chỉ có từ khi Hán Vũ Đế sai Trương Khiên đi sứ Tây Vực, được vua Tây Vực tặng như một lễ vật quý báu để đưa về Trung Quốc.

Khoảng năm 125 sau Công nguyên, hoàng đế thứ bảy của nhà Đông Hán là Thuận Đế Lưu Bảo lên ngôi. Quốc vương Sơ Lặc đất Tây Vực sai sử đem tới Lạc Dương tặng Thuận Đế một cặp sư tử. Vị hoàng đế trẻ tuổi này rất thích nên đã di chiếu lại rằng: sau khi trẫm băng hà, các khanh hãy dùng cặp sư tử này để canh lăng mộ cho trẫm. Khi Thuận Đế Lưu Bảo qua đời, vì không có sư tử thật nên người ta phải nghĩ cách tạc sư tử đá đặt ở trước lăng. Về sau, các quan lớn quyền quý cũng bắt chước tạc sư tử đá để canh lăng mộ cho người chết.

Tượng sư tử đá có thể uy nghiêm, mạnh mẽ và đầy sức sống, đặc biệt khi được tạc ở tư thế quỳ, hai chân trước đuổi, hai chân sau gập, ngực ưỡn, bụng thót, bờm rủ, khắp mình bắp thịt nổi cuồn cuộn - tất cả tập trung thể hiện vẻ dũng mãnh và sức mạnh của con sư tử. Hình tượng này cũng biểu hiện một cách khái quát thế giới nội tâm và sự tìm kiếm về tinh thần của người thợ tạc hình sư tử.

Những người thợ khéo tay và thông minh thời cổ Trung Quốc, trong những trường hợp khác nhau đã tạo ra những con sư tử đá với rất nhiều tư thế. Về sau chức năng của sư tử đá từ chỗ bảo vệ người chết ở trước các lăng mộ đã chuyển thành khả năng xua đuổi tà ma, tiêu trừ tai hoạ. Vì thế sư tử lại còn được đặt trước các công trình kiến trúc tôn giáo như chùa chiền, miếu mạo… Ngoài ra chúng còn xuất hiện như những hình tượng nghệ thuật trang trí thể hiện sự tốt lành, sinh động trên các công trình kiến trúc như: cầu, từ đường, cung điện… trong đó nổi tiếng nhất là có đôi sư tử đá trước Thiên An Môn Bắc Kinh. Thủ pháp điêu khắc của cặp sư tử đá này theo lối tả thực tương đối, hình tượng tinh vi, uy nghiêm hùng tráng được nhiều người ưa thích.


Tại sao người phương Tây kị con số 13?


Trong Kinh Thánh có ghi một câu chuyện như sau: Jesus cùng mười hai tông đồ họp nhau trong lễ Vượt Qua.

Đến bữa ăn tối Jesus nói: “Trong số các ngươi sẽ có một kẻ bán rẻ ta”. Quả nhiên trong số các tông đồ có tên Juda tố cáo Jesus với nhà cầm quyền, vì thế Jesus bị đóng đanh câu rút chết trên thập giá.

Ngồi quanh bàn trong bữa ăn đó đúng là có mười ba người, vì thế người ta mới cho rằng con số 13 sẽ đem lại điều bất hạnh.

Trong thần thoại Bắc Âu cũng có câu chuyện kể rằng: một hôm trong bữa tiệc trên thiên đường, có mười hai vị thần đến dự. Bỗng nhiên hung thần Lochi xông đến làm cho số người dự tiệc tăng lên thành mười ba. Do âm mưu của Lochi, con trai của vị thần tối cao là Aotinh đại diện cho cái thiện bị trúng tên mà chết, vì thế người ta cho rằng con số 13 đem lại tai hoạ.

Kết quả là tại các nước Âu Mỹ, người ta rất kỵ con số 13. Trong các rạp chiếu phim ở những nước này không có số ghế 13, sau các số 12 được đưa lên thành số 14 hoặc là ghi 12B thay cho số 13.

Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?


Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đầu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá. Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhien phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dần dần trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc.

Có quan điểm cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả.

Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách: trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái lạc thú khi uống rượu. Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán.




tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương