10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Tại sao chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng?



tải về 1.83 Mb.
trang17/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   64

Tại sao chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng?


Những nhà thực vật học hoặc những người hái thuốc lá luôn thích đi lên núi bởi vì chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng. Điều này là tại sao?

Tất cả những núi cao đều là trùng điệp liền nhau, nơi hang động, khe núi sâu, địa hình cao thấp không bằng nhau làm cho khí hậu ở những vùng này có sự biến đổi khá lớn. Ví dụ khí hậu ở chân núi và trên đỉnh núi khác nhau rất xa, mưa và sương mù trên đỉnh núi nhiều hơn dưới chân núi, ánh nắng Mặt trời cũng nóng hơn. Do đó, phía trên và dưới chân núi thì chủng loại thực vật cũng có sự khác nhau, chủng loại khác nhau phân bố ở nơi có độ cao thấp khác nhau.

Nếu bạn có thể đến xem ngọn núi Nga My ở Tứ Xuyên, ngọn núi nằm trên độ cao 500 đến 1500 mét so với mặt nước biển thì có thể nhìn thấy nhiều loại cây gỗ thuộc họ long lão như cây long não, cây nam, sơn hồ, những cây này thường là những cây xanh quanh năm do nhiệt độ ở chân núi ấm áp. Trên độ cao 1700 đến 2000 mét so với mực nước biển, bạn có thể thấy nhiều cây thích, những cây này rụng lá vào mùa đông, đây là biện pháp chống lại cái lạnh giá rét buốt vào mùa đông của cây. Ở độ cao trên 2000 mét so với mặt nước biển đến đỉnh núi, tới đâu cũng đều các loại sam lạnh xanh thẫm, đây là một loại cây có lá hình kim, chúng không sợ lạnh, mùa đông chúng có thể chịu đựng được mưa tuyết và gió lạnh trên núi cao. Ở vùng này, tháng 5 và tháng 6 hàng năm có rất nhiều hoa đỗ quyên nhiều hình dạng nở, màu đỏ tím như ráng mây trải khắp núi.

Theo thống kê, hoa, cỏ, cây trên núi Nga Mi có trên 3000 loại, loại cỏ thuốc có trên 1000 loại, mà các loại thực vật trên đồng bằng ở dưới núi chỉ không quá vài trăm loại.

Bởi vì địa hình của đồng bằng bằng phẳng, khí hậu lại như nhau, do đó chủg loại thực vật ít hơn nhiều. Đã quen với cuộc sống trên núi cao nên các loài sam lạnh và một số loại hoa đỗ quyên, một số loại thuốc như hoàng liên đã thích ứng với khí hậu lạnh nên cũng không xuống dưới núi để sống, cho dù có chuyển xuống sống ở dưới đồng bằng thì nó cũng phát triển không tốt do không thích ứng được với khí hậu.

Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa là: Chủng loại thực vật ở Trung Quốc nhiều vô kể, do vào kỷ đệ tứ trong lịch sử địa chất, phía bắc bán cầu bị băng hà bao phủ, ở những vùng không có núi hoặc ít núi (như châu Âu) đã có rất nhiều thực vật bị tuyệt chủng; Còn ở Trung Quốc do có nhiều núi, núi đã có tác dụng cản trở sự đóng băng rất lớn, làm cho nhiều loài thực vật quý được tiếp tục sinh tồn trong núi như thuỷ sam, ngân hạnh, sam bạc, đỗ trọng, cây quả thơm, ngọc đồng… nổi tiếng thế giới. Do đó chỉ riêng các loại cây trong giới thực vật ở Trung Quốc hiện nay có hơn 2000 loại, mà ở toàn châu Âu chỉ có hơn 200 loại.


Tại sao thực vật có thể ăn côn trùng?


Mọi người đều biết, động vật dùng thực vật hoặc động vật khác làm thức ăn cho mình. Nhưng, tại sao có một số thực vật cũng lấy động vật bé nhỏ nào đó làm thức ăn cho chúng. Mà chúng lại làm thế nào bắt được côn những động vật nhỏ bé biết bay, biết trèo, làm thế nào phân huỷ côn trùng thành thức ăn của mình?

Thực chất loài thực vật có thể ăn côn trùng có cảm giác cực kỳ nhạy, đồng thời có thể hấp thụ lượng lớn chất hữu cơ. Lá của chúng có thể biến hình để bắt côn trùng, lá có thể tiết ra thể dịch để hoà tan và tiêu hoá những động vật nhỏ bị bắt.

Thực vật có thể ăn côn trùng có 4 họ với khoảng hơn 400 loại. Trung Quốc có 3 họ với khoảng hơn 30 loài. Chủ yếu có thảm rêu, cây gọng vó, cỏ bắt ruồi, cỏ trư lung, cỏ nắp ấm, cỏ bắt côn trùng và loại rong sống trong nước. Thực vật khác nhau thì phương pháp kiếm thức ăn cũng khác nhau, có loài thực vật có lá giống như cái bình, ví dụ như cỏ trư lung, lá của nó có cuống rất dài, gốc của cuống là biến thành lá giả rộng mà còn bẹt, phần giữa biến thành dạng cuộn tròn nhỏ mà dài, phần trên biến thành hình cái bình, bản thân phiến lá lại trở thành nắp bình. Trên miệng của vật hình cái bình có thể tiết ra một dịch mật, vách trong hộp thì nhẵn bóng, mà ở phần dưới và phần đáy hộp đầy các tuyến có thể tiết ra dịch tiêu hoá. Những con côn trùng bị hút vào trong dịch mật ấy, rơi vào bên cạnh bình, nếu không cẩn thận, sẽ bị rơi vào bên trong bình. Một khi côn trùng rơi vào trong bình thì nắp bình lập tức đóng lại, do đó những loài côn trùng bay cũng không có cách nào thoát ra. Những côn trùng rơi vào đáy bình có chứa đầy dịch tiêu hoá này liền bị tiêu hoá và hấp thụ. Có một số lá của thực vật có thể tự động xếp lại, như cỏ bắt ruồi. Lá của cỏ bắt ruồi có hình bầu dục, gân lá ở trong chia thành hai mảnh, giống như hai mảnh vỏ con trai mở ra. Bình thường lá mở ra, trên mặt lá có rất nhiều tuyến lông nhạy, viền lá có rất nhiều lông cứng hình răng. Khi côn trùng đậu trên mặt lá, chạm vào tuyến lông mẫn cảm, lá hình vỏ ngọc trai liền khép lại, lông cứng hình răng ở viền lá đóng chặt chỗ giao nhau, bọc kín côn trùng ở phía trong, sau đó từ từ cho côn trùng vào tiêu hoá.

Trên thân cây rong – loài thực vật sống dưới nước và rất mềm mại này có rất nhiều túi nhỏ, mỗi túi có một cái cửa, quanh từng miệng túi có lông cứng đảo ngược, côn trùng có thể vào được mà không thể ra ngoài được.

Cây rêu lông mịn rất nhỏ, lá thường phủ trên mặt đất, trên lá màu hồng tím của nó sinh trưởng rất nhiều tuyến lông dài, tuyến lông thường có thể tiết ra một loại dịch dính có tính kết dính rất mạnh, hơn nữa còn có vị ngọt và mùi thơm, loại dịch dính này cho dù bị ánh nắng Mặt trời chiếu vào cũng không bị khô, kiến và ruồi ngửi thấy mùi hương này khi rơi vào hoặc trèo lên lá của chúng thì lá của cây lập tức cong lại để cho tuyến lông tụ lại một chỗ bắt lấy côn trùng, sau 1 đến 2 giờ, côn trùng như kiến liền bị lá tiêu hoá hấp thụ hết. Loại dịch dính tiết ra này có chức năng tiêu hoá, hơn nữa lá của nó lại có khả năng hấp thụ, do đó có thể tiêu hoá và hấp thụ hết côn trùng.

Bạn có tin không? Rêu lông mịn còn có khả năng khác. Nếu bạn bỏ một hòn đá nhỏ hoặc những thứ mà không tiêu hoá được thì tuyến lông của lá không hề động đậy.

Rêu lông mịn và cỏ gọng vó là cùng loại, sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, không có ánh nắng ở cạnh núi hoặc trên mặt đá, nếu bỏ chúng trồng vào trong chậu, bón cho chúng ít thịt vụn thì chúng lớn rất nhanh. Nhưng miếng thịt không được to quá, nếu không thì sẽ bị bệnh “Tiêu hoá không tốt” làm lá bị chết.

Quan hệ giữa động vật và thực vật trong tự nhiên rất mật thiết, nhưng lại muôn màu muôn vẻ, đây là kết quả của sự phát triển lâu dài trong giới tự nhiên.




tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương