10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?



tải về 1.83 Mb.
trang12/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   64

Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?


Qua phim ảnh, chúng ta thường thấy đàn ông dưới triều nhà Thanh không để một sợi tóc nào từ trán lên tới đỉnh đầu, nhưng đằng sau lại có bím tóc bện rủ dài xuống dưới lưng.

Chúng ta biết rằng vương triều nhà Thanh là do người Mãn sáng lập. Dân tộc Mãn vốn có tên là Nữ Chân. Ngay từ thế kỷ XII, họ đã lập ra nhà Kim ở phương Bắc. Đàn ông để bím tóc là tập quán có từ thời nhà Kim.

Năm 1664, người Mãn vượt Sơn Hải Quan, đánh chiếm Bắc Kinh, bắt đầu xây dựng chính quyền thống trị toàn cõi Trung Quốc, tức là vương triều nhà Thanh. Nhưng so với dân tộc Hán thì người Mãn chỉ là một dân tộc thiểu số sống trên đất Trung Quốc, trong lịch sử đã bị người Hán thống trị.

Giai cấp thống trị Mãn Thanh biết rằng để xây dựng quyền thống trị tuyệt đối của dân tộc người Mãn trên toàn cõi Trung Quốc mênh mông, làm cho tất cả người Hán đều phải thần phục dân tộc Mãn, mà chỉ hoàn toàn dựa vào việc thành lập một cơ cấu chính quyền các cấp thì chưa đủ. Vì thế triều đình nhà Thanh đã ban bố một loạt các chính sách kỳ thị dân tộc để xác lập từ trong tâm lý ý thức về quyền uy của dân tộc Mãn, và trong các chính sách này đã có lệnh cắt tóc.

Lệnh cắt tóc tức là cưỡng bức tất cả những người đàn ông thuộc dân tộc Hán phải bắt chước tập quán của dân tộc Mãn, là cắt hết tóc từ trán lên đỉnh đầu, nhưng để cho tóc đằng sau đầu mọc dài ra rồi tết thành bím. Nếu trái lệnh sẽ xử tử. Hồi ấy trong dân gian có câu:

“Không để tóc mất đầu, để đầu mất tóc”.

Lúc áp dụng chính sách này, người Hán phản kháng dữ dội nhưng đều bị trấn áp. Mãi tới cách mạng Tân Hợi năm 1911 sau khi nhà Thanh sụp đổ, lối để tóc này không còn nữa.

Tại sao trong xã hội phong kiến, ngôi vị vương đế chỉ truyền cho con trai, không truyền cho con gái?


Trong lịch sử Trung Quốc cũng như nước ngoài, ngôi vị đế vương nói chung là do con trai trưởng kế thừa. Cả đến trong các gia đình thường dân cũng chỉ có nam giới làm gia trưởng và bao giờ cũng là người bố chiếm địa vị chủ đạo trong gia đình.

Thật ra trong lịch sử nhân loại, ở thời kỳ thượng cổ cũng đã từng có một giai đoạn rất dài, trong đó nữ giới chiếm địa vị chúa tể trong xã hội. Đó là thời kỳ xã hội mẫu hệ. Thời bấy giờ, nhân loại chỉ biết có mẹ mà không biết có bố, huyết thống cũng chỉ tính theo hệ mẹ, cả đến tài sản cũng kế thừa theo mẹ.

Vì con người thời bấy giờ có những phương thức duy trì sinh hoạt rất lạc hậu, đời sống chỉ dựa vào hái lượm và nông nghiệp nguyên thuỷ, mà các công việc này phần lớn là do phụ nữ đảm đang. Cả đến công việc chế biến thực phẩm và các việc trong nhà cũng đều do phụ nữ gánh vác, vì thế phụ nữ chiếm một địa vị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội thời bấy giờ.

Đến thời kỳ cuối cùng của xã hội nguyên thuỷ, loài người tiến vào thời kỳ đồ sắt, lúc này sức sản xuất đã phát triển lên rất nhiều. Con người thời bấy giờ sống không chỉ còn dựa vào việc hái lượm và nông nghiệp nguyên thuỷ nữa, mà phần quan trọng hơn là dựa vào việc săn bắn, chăn nuôi gia súc và nông nghiệp cày cấy; các công việc này đòi hỏi phải có dũng khí và sức khoẻ của nam giới. Năng lực cơ thể của phụ nữ rõ ràng không thể nào bằng nam giới được, vì thế dần dần nam giới chiếm địa vị của phụ nữ trong đời sống xã hội và nhân loại cũng tiến vào thời kỳ xã hội thị tộc phụ hệ.

Từ đấy địa vị chi phối của nam giới trong xã hội cứ kéo dài mãi, người ta chỉ còn biết huyết thống phụ hệ là thuộc dân tộc nào, vương triều nào, gia tộc nào. Họ cũng lấy theo bố, còn con cái do phụ nữ truyền lại thì được gọi là “bàng chi”, “bàng hệ”, ảnh hưởng này còn lưu truyền cho tới xã hội có giai cấp.

Theo đà tiến bộ của nền văn minh nhân loại, sự khác nhau về giới giữa nam và nữ ngày càng ít đi. Ngày nay có một số gia đình còn xuất hiện những người con trai, con gái lấy họ theo mẹ hoặc mang cả hai họ cha và mẹ.


Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào?


Người Nhật Bản rất thích uống nước trà, hơn nữa họ còn đòi hỏi phải có hoàn cảnh thích đáng để uống nước trà, mà cũng lại còn đòi hỏi cả về cách pha trà cũng như mời trà. Thông qua việc uống nước trà, con người ta đạt tới cảm giác thanh tịnh và thư giãn. Đó tức là trà đạo của Nhật Bản.

Thật ra tập quán uống nước trà của người Nhật Bản đã được bắt nguồn từ Trung Quốc, trà đạo đã được du nhập vào Nhật Bản bởi các học sinh và các nhà sư đến từ Trung Quốc lưu học tại đây trong hơn một nghìn năm.

Năm 1191 sau Công nguyên, một hoà thượng Nhật Bản là Vinh Tây kết thúc thời kỳ lưu học tại triều đình nhà Đường, đã trở về Nhật Bản mang theo rất nhiều hạt chè. Sau khi về tới quê hương, ông tích cực khuyến khích việc trồng những cây chè, đồng thời còn viết một cuốn sách nhan đề là “Ngật trà dưỡng sinh ký” (bài ký uống trà dưỡng sinh), tuyên truyền tác dụng tốt đẹp của nước trà như: làm cho tinh thần phấn chấn, làm sáng mắt, giúp ăn ngon miệng. Về sau việc uống nước trà đã dần dần lan rộng ra từ tầng lớp quý tộc xuống tới đại chúng bình dân, một vị cao tăng của Thiền Tông là Thôn Điền Chu Quang là người đầu tiên đưa ra phương pháp pha trà của Thiền Tông.

Sau khi Thôn Điền qua đời, thương nhân tham thiền là Vũ Dạ Trị Âu cũng cố hết sức khai quật các đồ gốm Tín Lạc, là những đồ pha trà mộc mạc có vẻ đẹp thuần phác của Nhật Bản, điều này cũng làm cho trà đạo có được một bước phát triển mới.

Cuối cùng Thiên Lợi Hữu - người được tôn vinh là thiên tài về trà đạo - đã học tập thiền sư Vinh Tây và thu thập toàn bộ tài liệu tổng kết bao quát được tinh thần trà đạo là “Thanh tịnh hoà túc” với ý nghĩa là “khốc ái hoà bình, thanh tâm an tịnh” (hết sức yêu hoà bình, lòng thanh thản yên tĩnh), ngoài ra lại còn yêu cầu các dụng cụ pha và uống trà đạo phải có vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Nghệ thuật trà đạo của Thiên Lợi Hữu đã mở đầu thời kỳ cực thịnh của trà đạo trong lịch sử Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành những hội uống trà kiểu đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hoá xã giao lấy ẩm thực làm trung tâm.


Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?


Thích làm cho mình đẹp thêm, đó là bản tính của con người. Phụ nữ thì lại càng như thế. Nhưng ở những nước khác nhau thì cách phụ nữ theo đuổi cái đẹp cũng là không giống nhau. Chẳng hạn như ở Ấn Độ phụ nữ thích tô một điểm màu đỏ to bằng hạt đậu ở ngay giữa trán. Người Ấn Độ cho rằng ở giữa hai hàng mi và điểm một vết như thế thì việc đó tượng trưng cho một niềm vui, cũng là một sự may mắn. Vì thế họ gọi những vết như thế là “nốt ruồi may mắn”.

Vết to giữa hai con mắt còn cho thấy rõ thân phận của những người phụ nữ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, chỉ những người phụ nữ đã có chồng mới được điểm nốt ruồi may mắn. Vào đúng ngày lễ thành hôn, chú rể tự tay dùng su xa điểm nốt ruồi may mắn lên trán cô dâu để biểu thị cô gái đã làm lễ thành hôn.

Nếu như sau khi kết hôn rồi mà người phụ nữ nào còn chưa điểm nốt ruồi may mắn này thì họ sẽ bị các bậc cha mẹ, cô chú và họ hàng thân thuộc chỉ trích, cho rằng họ cố ý lừa dối chồng mình, thậm chí những người khác còn có thể hoài nghi không biết chồng của người đàn bà này có còn sống không?

Tất nhiên, những người vợ chưa cưới và đàn bà goá chồng thì không được điểm nốt ruồi may mắn.

Tuy nhiên, theo đà phát triển và sự tiến bộ của xã hội ngày nay thì phạm vi của những người phụ nữ được điểm nốt ruồi may mắn cũng đã được mở rộng. Một số trẻ nhỏ và các cô gái chưa chồng cũng điểm nốt ruồi may mắn.

Hơn nữa, người ta lại còn đòi hỏi hình trạng và màu sắc của nốt ruồi may mắn phải phù hợp với từng khuôn mặt, từng kiểu tóc và cả phục trang nữa. Như thế có thể nói rằng những khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang khác nhau đòi hỏi phải có những nốt ruồi may mắn khác nhau và loại nốt ruồi may mắn này có tác dụng trang sức.

Lại còn có một số người làm bố làm mẹ ở Ấn Độ điểm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai hàng mi. Điều này có nguyên nhân là gì vậy? Vốn là những người bố người mẹ này lo lắng nếu như con cái họ khoẻ mạnh và thông minh thì dễ dàng bị ma quỷ để ý và có khả năng gặp những điều bất hạnh, thậm chí có thể bị chết yểu. Nếu như điểm thêm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai con mắt như thế thì sẽ làm cho chúng nó bớt vẻ đáng yêu và như thế cũng giúp cho chúng đỡ gặp phải những điều bất hạnh. Rõ ràng các trường hợp điểm nốt ruồi này nhằm mục đích tránh và tiêu trừ tai hoạ.



tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương