1 Phát triển hệ thống 1 1 Giới thiệu 2



tải về 1.95 Mb.
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.95 Mb.
#28837
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20

2.3Bảo trì hệ thống


  • "Vấn đề Y2K" đã hấp dẫn nhiều sự chú ý của ngành công nghiệp phần mềm. Điều này là vì các chương trình, vẫn vận hành bình thường cho tới cuối năm 1999, có thể sinh ra lỗi khi tới năm 2000. Không cần phải nói, phần mềm này phải sửa lại trước khi lỗi bật ra, nhưng lại không dễ phát hiện ra chương trình cần việc sửa chữa từ một khối lượng khổng lồ phần mềm. Tuy nhiên, đây là vấn đề phải được giải quyết. Do đó, phần mềm giúp giải quyết vấn đề này đã được phát triển và đưa ra thị trường. Vấn đề Y2K này đã có một tác động lên các kĩ sư xử lí thông tin như lời cảnh báo về khó khăn của công việc bảo trì.

  • Khối lượng công việc bảo trì đã tăng lên năm nọ tiếp năm kia; với chi phí bảo trì bây giờ chiếm tới 60 đến 70 phần trăm của chi phí cho toàn bộ cuộc đời của hệ thống.

  • Bước thứ nhất để đối phó với những tình huống này là làm đơn giản hoá công việc bảo trì. Việc đơn giản hoá công việc bảo trì là một trong những biện pháp trực tiếp đưa tới việc giảm đáng kể chi phí phát triển. Để đạt tới điều đó, việc trao đổi chặt chẽ và tiếp xúc thường xuyên với người dùng và việc xác định các biện pháp cần tiến hành khi trục trặc xuất hiện, và tạo ra các tài liệu sử dụng mô tả các chi tiết để ngăn ngừa trục trặc là điều quan trọng.

  • Điều lí tưởng là phát triển hệ thống dễ bảo trì chứa rất ít khiếm khuyết, và tạo khả năng giải quyết các vấn đề khác nhau được trông đợi trong tương lai.


2.3.1Bảo trì là gì?


  • Một hệ thống qui mô lớn phần lớn được phát triển theo mô hình thác đổ sau đây như được vẽ trong Hình 2-2-1:

Hình 2-2-1 Mô hình thác đổ













  • Vận hành thực tế của hệ thống đã phát triển được bắt đầu sau khi các kiểm thử vận hành thấu đáo đã hoàn tất. Tuy nhiên, hệ thống (chương trình) phải được sửa lại nếu phát hiện ra lỗi còn ẩn trong hệ thống, hay khi người dùng yêu cầu thay đổi đặc tả hệ thống. Công việc liên quan tới những sửa chữa và thay đổi này được gọi là bảo trì (xem Hình 2-2-2).



  • Hình 2-2-2 Bảo trì














2.3.2Tầm quan trọng của công việc bảo trì


  • Bảo trì là công việc quan trọng bao gồm việc khôi phục hệ thống về trạng thái bình thường bằng việc sửa chữa lỗi, giải quyết linh hoạt các yêu cầu thay đổi của người dùng. Công việc bảo trì nào đó được cần tới ngay tức khắc sau khi hoàn thành việc phát triển. Tuy nhiên, một số việc vẫn còn được đòi hỏi vài năm sau đó. Thêm vào đó, những sửa đổi phải được tiến hành cho hệ thống hiện có. Do đó, công việc này bao gồm nhiều rủi ro, đòi hỏi nhiều sự quan tâm (xem Hình 2-2-3). Bên cạnh đó, như đã mô tả ở trên, chi phí cho việc bảo trì và khối lượng công việc bảo trì đã được giữ lại cứ tăng lên qua từng năm. Trước khi bắt đầu công việc bảo trì, việc điều tra kĩ càng, xem xét các điểm sau, cần phải được tiến hành:

  • < Các vấn đề cần được xem xét cho công việc bảo trì>

- Các yêu cầu sửa đổi của người dùng có hợp lí không?

- Người dùng khác có bị ảnh hưởng không?

- Cấu hình hệ thống có cần phải thay đổi không?


  • Nói riêng, phép kiểm thử để kiểm tra xem liệu việc sửa đổi do công việc bảo trì có ảnh hưởng tới các hệ thống khác không được gọi là "kiểm thử rà lại - regression test."



Hình 2-2-3 Sửa đổi hệ thống hiện có



























  • Trong ví dụ của Hình 2-2-3, cái ra từ việc xử lí dùng các chương trình đã sửa được lưu giữ trong tệp tạm thời, thay vì vào tệp chính. Sau khi được xác nhận rằng tệp tạm thời vận hành bình thường, cái ra này được truyền cho tệp chính được dùng trong vận hành thực tế.

  • Hình 2-2-3 chỉ ra một ví dụ về công việc bảo trì nên được tiến hành cẩn thận.


2.3.3Chi phí bảo trì


  • Hình 2-2-4 chỉ ra đường cong dịch chuyển của Boehm. Đường cong này chỉ ra tỉ lệ theo năm của chi phí bảo trì chiếm trong toàn bộ chi phí phát triển.



  • Hình 2-2-4

    Đường cong dịch chuyển của Boehm





  • Trước đây chi phí phần cứng là trội. Tuy nhiên ngày nay chi phí bảo trì đã trở nên trội khi chi phí phần cứng đã trở nên giảm thấp hơn.

  • Công việc bảo trì gần như trở thành cần thiết không tránh khỏi. Do đó, chi phí bảo trì phải được rút lại nhiều nhất có thể được. Để đạt tới việc rút gọn này, các vận hành thông thường phải được tiến hành dựa trên tài liệu hệ thống của người dùng. Trong trường hợp trục trặc xuất hiện, phải cung cấp tài liệu mô tả cho những tình huống đó, nguyên nhân và các biện pháp đối phó.


2.3.4Nhiệm vụ bảo trì


  • Sau đây, công việc bảo trì xem như một tổng thể sẽ được mô tả định tâm vào mối quan hệ giữa phía người dùng và phía phát triển.

(1) Trao đổi giữa phía người dùng và phía phát triển

  • Hình 2-2-5 chỉ ra một loạt những trao đổi giữa phía người dùng và phía phát triển trong việc thiết lập hệ thống mới và việc bảo trì của nó.



Hình 2-2-5 Trao đổi giữa phía người dùng và phía phát triển

























  • Về cơ bản, những trao đổi sau đây được thực hiện giữa phía người dùng và phía phát triển.

    Phía phát triển trao hệ thống (kể cả tài liệu sử dụng) cho phía người dùng.

    Người dùng sử dụng hệ thống, và lưu ý với phía phát triển mọi lúc trục trặc xuất hiện, và yêu cầu sửa đổi về đặc tả.

    Phía phát triển điều tra những yêu cầu này, và tiến hành công việc sửa đổi cho những trục trặc đã xuất hiện, và trả lời cho yêu cầu của người dùng.

    Phía phát triển gửi tới phía người dùng dữ liệu đã sửa và/hay chương trình đã sửa.

    Phía phát triển đều đặn gửi các chương trình phiên bản mới (theo phiên bản) cho người dùng.



(2) Các biện pháp cần được tiến hành từ phía phát triển và phía người dùng

  • Những biện pháp nào mà phía người dùng và phía phát triển cần tiến hành tương ứng, trong trường hợp chi phí bảo trì tăng lên? Sau đây các biện pháp được mô tả từng bước một.

  •  Phải tiến hành nỗ lực giảm công việc bảo trì

  • a. Phía phát triển: Phải hiểu rõ mức độ bất tiện và khó khăn người dùng phải chịu từ những trục trặc, và hiệu năng kém của hệ thống

  • Xem như một ví dụ, vào tháng 8/1997, vận hành của hệ thống trao đổi chứng khoán ở thị trường chứng khoán Tokyo đã dừng lại trong hai giờ, dừng việc bán và mua hơn 1,700 cổ phần trong nửa ngày (xem Hình 2-2-6).





  • Hình 2-2-6 Một loạt các biến cố giữa một lần xuất hiện trục trặc ở thị trường chứng khoán Tokyo và việc kết thúc công việc bảo trì




  • 1/8





  • 6:50

  • Hệ thống chứng khoán đi vào vận hành





  • 8:20

  • Việc nhấn chứng khoán được bắt đầu





  • 8:21

  • Vận hành của TRS (một qui định liên quan tới hệ thống) đột ngột bị dừng, và hệ thống được chuyển sang hệ thống dự phòng.





  • 8:22

  • Vận hành của hệ thống dự phòng cũng bị dừng, dẫn tới việc vận hành của TRS dừng hoàn toàn.

  • Chương trình được nạp lại, và hệ thống dự phòng được kích hoạt lại bằng "IPL nhanh."





  • 8:31

  • Hệ thống dự phòng được kích hoạt lại bằng "IPL nhanh " lại bị dừng.

  • "IPL nhanh" được lặp lại hai lần. Tuy nhiên, vận hành hệ thống đều không được cho mối lần.





  • 8:50

  • Vận hành của hệ thống nhận đơn bị đưa tới chỗ dừng.





  • 9:00

  • Các giao dịch cho phiên buổi sáng đã được bắt đầu.





  • 9:20

  • Vận hành để đưa hệ thống trao đổi chứng khoán vào sử dụng đã được tiến hành lại một lần nữa (sau khi xoá các tệp), sau đó hệ thống được kích hoạt lại.





  • 10:30

  • Người ta xác nhận rằng vận hành bình thường của hệ thống đã được khôi phục.





  • 11:00

  • Giao tác cho phiên buổi sáng được đóng.





  • 11:30

  • Vận hành nhận đơn cho buổi chiều được bắt đầu 45 phút sớm hơn bình thường.





  • 12:30

  • Các giao tác cho tất cả các chứng khoán được bắt đầu cho phiên buổi chiều.





  • Giữa đêm

  • Vào giữa đêm việc điều tra nguyên nhân được hoàn tất. Chương trình được sửa đổi để ngăn ngừa kích hoạt "tính toán trung gian các giá trị chứng khoán ngoại," làm lẩy cò trục trặc.





  • 2/8





  • 12:30

  • Kiểm thử hệ thống đã sửa đổi trên máy kiểm thử được hoàn tất.





  • 18:00

  • Hệ thống được sửa đổi được vận hành trong môi trường kiểm thử (hệ điều hành) của máy thực.





  • 3/8





  • 15:30

  • Xác nhận cuối cùng về vận hành máy thực được tiến hành trong môi trường thực.



  • * IPL: Tải chương trình ban đầu




  • Thị trường chứng khoán Tokyo là một trong nhưng thị trường chứng khoán nổi bật trên thế giới, cũng như ở Nhật. Việc dừng hệ thống như vậy là một vấn đề quốc tế, ảnh hưởng đáng kể tới thế giới.

  • Nguyên nhân được báo cáo lại là do việc dừng chạy của các chương trình do xuất hiện một biến cố ngẫu nhiên.

  • Với vận hành bình thường, phía phát triển phải tiến hành các kiểm thử dồn dập bao quát tất cả các trường hợp có thể quan niệm được. Tuy nhiên, việc xoá các chương trình không cần thiết và kiểm tra khả năng bộ nhớ và bảng, cũng là những công việc quan trọng cần được thực hiện đều đặn.

Hình 2-2-7 Xoá chương trình và khả năng kiểm tra





















  • b. Phía người dùng: Yêu cầu sửa đổi các chức năng và khả năng vận hành sau khi các thao tác thực được bắt đầu, và việc cải tiến hiệu năng do tăng khối lượng sử dụng.

  • Trong khi dùng hệ thống, các yêu cầu để cải tiến chức năng và khả năng vận hành, hay các yêu cầu cải tiến sự đáp ứng vốn bị giảm đi do việc tăng số người dùng và khối lượng lưu thông, sẽ được thực hiện. Việc sửa đổi ở mức độ nào đó sẽ là không tránh được do sự thay đổi xã hội hay các nhân tố khác. Tuy nhiên, sẽ có một số thay đổi có khả năng tránh được nếu trao đổi kĩ lưỡng với phía người dùng được tiến hành dựa trên các pha lập kế hoạch cơ sở và thiết kế ngoài của việc phát triển hệ thống. Việc có những cuộc họp đủ với phía người dùng trong xem xét về tương lai là cần thiết trong pha thiết kế hệ thống.



  • Hình 2-2-8

    Trao đổi trong pha thiết kế



      Số người dùng?

      Những vận hành có mục tiêu?

      Kế hoạch hệ thống hoá đã được kiểm chưa?


    • Giao diện người dùng?

      Đáp ứng?

      Định dạng tài liệu?





    • Điều tra thấu đáo là cần với sự tham gia của người dùng

  • Thêm vào đó, nếu việc sửa đổi là không tránh khỏi, thì điều quan trọng là kiểm tra đầy đủ tính hợp lệ của việc bảo trì.

  •  Nỗ lực làm cho việc bảo trì được trôi chảy

  • a. Làm tài liệu về trục trặc trong khi hình thành

  • Người dùng phải làm tài liệu chi tiết cho vấn đề cho dù nó có thể được coi như tầm thường. Mô tả trục trặc, chẳng hạn, theo định dạng được thống nhất trong toàn công ti là tốt hơn chỉ báo cáo miệng. Điều này là vì các mô tả này sẽ trở nên rất có ích cho việc lấy biện pháp phòng ngừa chống lại những trục trặc tương lai.

  • b. Quản lí toàn diện việc ghi sổ trục trặc

  • Cần phải cung cấp một bộ ghi trục trặc, tạo khả năng cho việc quản lí thống nhất các trục trặc trong hệ thống. Bộ ghi trục trặc có thể được cung cấp và quản lí cho từng người dùng hay từng hệ thống. Tuy nhiên, theo quan điểm hiệu quả, người ta mong ước cung cấp một phương pháp quản lí thống nhất trong toàn công ti.

  • c. Phân tích trục trặc, phân tích hiệu năng và cải tiến sửa đổi, và quản lí tài liệu thiết kế và chương trình nguồn

  • Việc bảo trì hệ thống đòi hỏi nhân lực nhiều hơn các kiểu công việc khác. Khối lượng nhân lực so với trục trặc thông thường là 10 người-ngày. Không cần phải nói, công việc đối với một trục trặc khôi phục điều được coi là khó thì tốn nhiều thời gian hơn. Trong phần lớn việc khôi phục, cần dùng tới nhiều tài liệu thiết kế và chương trình nguồn. Do đó, các tài liệu thiết kế dễ hiểu phải được cung cấp trong pha thiết kế khởi đầu có xem xét tới việc dùng về sau. Các chương trình nguồn cũng phải được viết dưới dạng cho phép dễ dàng gỡ lỗi, chẳng hạn, bằng việc dùng phương pháp lập trình có cấu trúc.

  • d. Duyệt lại tài liệu làm việc

  • Hệ thống do con người vận hành. Do đó, cho dù công việc được thực hiện đúng đắn theo những hướng dẫn tài liệu, lỗi vẫn có thể có trong dữ liệu đưa vào hay do việc vận hành máy tính không đúng. Để tránh việc tạo ra những lỗi như vậy, tài liệu phải được duyệt lại để cho việc xuất hiện lỗi có thể được phòng ngừa nhiều nhất có thể được. Thêm vào đó, tự nhiên cũng phải chăm nom tới những người thiếu kinh nghiệm vận hành, như nhân viên mới, và việc đào tạo bên trong công ti phải được tiến hành tốt.

  • e. Duyệt dự án để bổ sung chức năng và cải tiến hiệu năng

  • Hệ thống, khi đã hỗ trợ đầy đủ nhu cầu của người dùng lúc khởi đầu, sẽ trở thành kém tiên tiến qua thời gian. Do đó, việc cập nhật phần mềm là bản chất. Dự án phải được tổ chức để điều tra cách hệ thống được dùng, và hệ thống phải được cập nhật để nâng cao tính hữu ích của hệ thống.

(3) Nhiệm vụ bảo trì

  • Các nhiệm vụ bảo trì thực tế được phân loại thành ba nhiệm vụ sau.

    • Nhiệm vụ sửa chữa

    • :

    • Lỗi trong chương trình và hệ thống được loại bỏ. Nói riêng, một hành động khẩn cấp là cần cho OLTP (OnLine Transaction Processing - xử lí giao tác trực tuyến).

    • Nhiệm vụ sửa đổi

    • :

    • Dữ liệu như tên thời đại, tỉ lệ lãi, tỉ lệ thuế và khoản mục dữ liệu được thay đổi tuỳ theo những thay đổi xã hội và khi nhu cầu nảy sinh.

    • Nhiệm vụ cải tiến

    • :

    • Hệ thống được cải tiến, chẳng hạn, qua việc thay đổi đặc tả do yêu cầu của người dùng.

  • Trong số những nhiệm vụ này, khối lượng nhiệm vụ cải tiến gần đây đã tăng lên. Đó là vì các yêu cầu của người dùng, như việc tăng tốc độ xử lí, và với thay đổi hay sửa đổi giao diện làm cho họ dễ dùng hơn, đã trở nên đa dạng.


2.3.5Tổ chức bảo trì


  • Tổ chức bảo trì nghĩa là tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện công việc bảo trì khi việc bảo trì được yêu cầu cho một hệ thống.

  • Để thiết lập tổ chức bảo trì, những xem xét đặc biệt phải được tính tới như sau:

  • Tiến hành công việc bảo trì cũng như làm nỗ lực phát triển đồng thời là không thể được. Tổ chức phát triển và tổ chức bảo trì phải được thiết lập tách biệt nhau.

  • Điều mong muốn là người chịu trách nhiệm bảo trì có thể được đưa vào trong việc phát triển hệ thống.

  • Cái ra từ việc phát triển hệ thống bao gồm tài liệu như tài liệu thiết kế, bên cạnh bản thân hệ thống. Do đó, một hay nhiều người chịu trách nhiệm quản lí tài liệu phải được bổ nhiệm để tạo ra việc quản lí thống nhất cho những tài liệu này.

  • Một người (người quản trị bảo hành) làm nhiệm vụ nối liên hệ giữa người dùng và tổ chức phát triển phải được bổ nhiệm. Số những liên hệ đó phải được giới hạn là một.

  • Nếu người phát triển thực hiện việc bảo trì theo ý riêng của mình, thì vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra sau đó. Do đó, một nhóm phải được tổ chức để thực hiện công việc bảo trì.

  • Sau đây, tổ chức bảo trì thực tế và vai trò mỗi thành viên nắm giữ sẽ được mô tả.

  • Hình 2-2-9 chỉ ra ví dụ về tổ chức bảo trì.



















  • Tổ chức bảo trì được thu xếp như được vẽ trong Hình 2-2-9 tạo khả năng cho công việc bảo trì được trơn chu. Với việc tách biệt rõ ràng các vai trò được phân bổ cho từng thành viên, họ có thể hợp tác một cách có hiệu quả trong công việc bảo trì.

(1) Vai trò (chức năng) của người bảo trì và người quản trị bảo trì

  •  Người quản trị bảo trì

  • Người quản trị bảo trì lập nên cái lõi của công việc bảo trì và giữ các vai trò sau:

  • Người quản trị giống như đứng đợi ở cửa sổ để trực tiếp nhận yêu cầu từ người dùng. Bất kì yêu cầu nào cũng phải được nhận qua người quản trị để thống nhất việc quản lí công việc bảo trì. "Bất kì người phát triển nào cũng có thể làm công việc bảo trì" là không được phép.

  • Người quản trị bảo trì làm việc trong sự hợp tác với người quản trị kiểm soát thay đổi và kiểm tra tính khả thi của việc bảo trì từ nhiều quan điểm đa dạng (như nội dung của bảo trì, thời hạn chuyển giao và chi phí). Người quản trị hệ thống có thể tham gia vào việc kiểm tra nữa.

  • Người quản trị cho người phát triển các hướng dẫn để thực hiện công việc.

  •  Người bảo trì

  • Người bảo trì thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Với những chỉ dẫn của người quản trị bảo trì, họ tiến hành công việc bảo trì thực tế.

  • Họ báo cáo cho người quản trị bảo trì và người quản trị cấu hình một cách đều đặn về công việc của họ theo báo cáo trạng thái tiến độ và báo cáo hoàn thành công việc.

  •  Người quản trị kiểm soát thay đổi

  • Người quản trị kiểm soát thay đổi cũng còn được gọi là người quản trị tài liệu hay người quản trị dữ liệu.

  • Người quản trị kiểm soát thay đổi giữ các vai trò sau:

  • Người quản trị kiểm soát thay đổi kiểm tra, trong hợp tác với người quản trị bảo trì, tính hợp lệ của việc bảo trì từ nhiều quan điểm khác nhau (như nội dung của bảo trì, thời gian chuyển giao và chi phí).

  • Từng thay đổi được làm tài liệu và quản lí.

  •  Người quản trị cấu hình

  • Người quản trị cấu hình quản lí phiên bản của hệ thống (xem Hình 2-2-10).

  • Nếu các phiên bản khác nhau lại đồng thời được những người dùng khác nhau sử dụng, thì vấn đề sẽ trồi ra trong tính dễ dùng hay sự vận hành trong nối ghép với phần mềm khác. Do đó, người quản trị cấu hình phải quản lí chính xác những thay đổi về phiên bản gây ra do những thay đổi.




  • Hình 2-2-10

    Phiên bản cập nhật




















(2) Thủ tục bảo trì

  • Hình 2-2-11 chỉ ra thủ tục bảo trì.



















  • Công việc thực tế là như sau:

    Người dùng yêu cầu bảo trì với người quản trị bảo trì.

    Sau khi nhận được yêu cầu này, người quản trị bảo trì kiểm tra, thảo luận về tính hợp lệ, và ra quyết định cuối cùng cùng với người quản trị kiểm soát thay đổi và người chịu trách nhiệm về hệ thống.

    Một khi việc thực hiện công việc bảo trì được quyết định, thì người quản trị bảo trì nêu hướng dẫn cho những người bảo trì tiến hành công việc. Bên cạnh đó, từng việc sửa đổi hệ thống đều được làm tư liệu và quản lí.

    Công nhân bảo trì báo cáo trạng thái tiến độ công việc của họ cho người quản trị bảo hành vào những thời gian thích hợp và việc hoàn thành công việc của họ cho người quản trị bảo trì và người quản trị cấu hình.

    Người quản trị cấu hình cập nhật phiên bản của hệ thống đích.




2.3.6Các kiểu bảo trì


  • Các kiểu bảo trì bao gồm bảo trì phòng ngừa, cho phép các kế hoạch được lập ra trước, và bảo trị hậu kì, được thực hiện khi hỏng hóc xuất hiện.

(1) Bảo trì phòng ngừa

  • Bảo trì phòng ngừa được thực hiện để ngăn cản hỏng hóc, còn kế hoạch bảo trì thì được lập ra từ trước. Bảo trì phòng ngừa, cho phép kiếm nhân sự bảo trì theo kế hoạch, và tạo khả năng cho bảo trì hiệu quả.

  • Bảo trì phòng ngừa bao gồm:

  • - Bảo trì hàng ngày

  • - Bảo trì theo lịch

  •  Bảo trì hàng ngày

  • Bảo trì hàng ngày được tiến hành mọi ngày để kiểm tra trạng thái và hiệu năng của thiết bị tạo nên hệ thống. Thông thường, các biện pháp cho phép các kiểm tra được tiến hành mà không làm dừng vận hành hệ thống được sử dụng. Việc bảo trì từ xa được dùng rộng rãi trong hệ thống có các vị trí xa nhau.

  •  Bảo trì theo lịch

  • Việc bảo trì được tiến hành vào những khoảng thời gian xác định trước.

  • Việc bảo trì này là công việc qui mô tương đối lớn mà trong đó vận hành của hệ thống hoặc là bị dừng lại hoặc được thực hiện bằng thiết bị thay thế. Vì việc vận hành bị dừng lại tạm thời nên công việc phải được tiến hành khẩn trương.

(2) Bảo trì về sau

  • Bảo trì về sau được tiến hành khi một hỏng hóc xuất hiện, hay có thể xuất hiện.

  • Bảo trì không phải là công việc được lập lịch từ trước. Do đó, việc lấy người bảo trì cho công việc có thể khó. Trong trường hợp một tình huống như vậy xuất hiện, việc có nhân viên bảo trì khẩn cấp là điều mong muốn.

  • Bảo trì sau bao gồm:

  • - Bảo trì thăm dò

- Bảo trì khẩn cấp

  •  Bảo trì thăm dò

  • Bảo trì thăm dò được tiến hành chỉ khi một tình huống bất thường được tìm thấy trong vận hành hệ thống, như sự suy giảm bất thần về hiệu năng hay âm thanh bất thường được phát hiện tới từ thiết bị đang vận hành.

  • Mục đích của bảo trì này là lấy các biện pháp trước khi hỏng hóc thực tế xảy ra.

  •  Bảo trì khẩn cấp

  • Bảo trì khẩn cấp được tiến hành để làm việc phục hồi từ hỏng hóc khi nó xuất hiện. Công việc này nảy sinh khi dừng tạm thời hệ thống mà không báo trước.

  • Sự cần thiết của việc bảo trì khẩn cấp như vậy nên được tránh nhiều nhất có thể được. Do đó, nếu số công việc bảo trì khẩn cấp có khuynh hướng tăng lên, thì các kế hoạch bảo trì, kể cả việc xem xét lại hệ thống như một toàn thể, phải được đặt ra và thực hiện.



  • Việc tiến hành bảo trì tự nhiên đòi hỏi phải có nhân sự bảo trì. Tuy nhiên, việc duy trì nhân sự này có thể đặt ra vấn đề với chi phí. Do đó, công việc bảo trì có thể được uỷ thác cho các công ti ngoài.

  • Lợi ích thu được bằng việc uỷ thác công việc cho các công ti ngoài qua hợp đồng bảo trì bao gồm:

  • Chí phí có thể được rút bớt.

Vấn đề nhân sự có thể được giải quyết, bởi vì việc xem xét nhân sự trở thành không cần thiết.

Nó xoá bỏ nhu cầu dịch vụ 24 giờ đối với các nhân viên.

Có thể trông đợi vào việc bảo trì chi tiết bằng các chuyên gia.


  • Tuy nhiên, nhược điểm lại bao gồm:

  • - Vấn đề có thể phát sinh ra từ khía cạnh an ninh.

- Nhân viên bảo trì có thể bị thay đổi tuỳ ý công ti đã được kí hợp đồng.

- Không phải tất cả nhân viên bảo trì được bổ nhiệm đều có đủ tài.

- Gây ra vấn đề về việc vận hành không được thực hiện.


  • Để kết luận về hợp đồng bảo trì, nhiều khía cạnh, kể cả các công ti được uỷ thác làm việc này, và chế độ bảo trì (thường trú hay theo lời gọi) cũng phải được xét tới.


2.3.7Bảo trì phần cứng và bảo trì phần mềm


  • Mặc dầu cùng từ, "bảo trì," được dùng, việc bảo trì phần cứng là khác hoàn toàn với việc bảo trì phần mềm trong những vấn đề phải chú ý tới, và phương pháp được dùng.

(1) Bảo trì phần cứng

  • Việc bảo trì phần cứng được tiến hành bằng việc đặc biệt chú ý tới những điều sau:

  • - Độ tin cậy

- Cân bằng hiệu năng

- Trạng thái kho



  •  Độ tin cậy

  • Các khoản mục bảo trì xét theo độ tin cậy bao gồm những điều sau:

  • Giám sát các hiện tượng quan trọng

Các biến cố quan trọng trong hệ thống được giám sát.

  • Giám sát xu hướng hỏng hóc

Trong việc giám sát này, dữ liệu được lấy mẫu trong một thời kì dài để phân tích khuynh hướng hỏng hóc.

  • Giám sát đặc biệt

Việc giám sát này là dành cho những vấn đề quan trọng trong khi xét tới đặc trưng độ tin cậy của thiết bị tạo nên hệ thống.

  •  Cân bằng hiệu năng

  • Nếu một hệ thống đang dùng trong một thời gian dài, thì việc thay thế các thiết bị cũ bằng thiết bị mới có thể gây ra sự mất cân bằng giữa chúng. Nếu sự cân bằng bị làm tồi đi, thì những thiết bị không đủ hiệu năng có thể ảnh hưởng tới hệ thống như một toàn thể. Do đó, sự cân bằng hiệu năng giữa các thiết bị phải được kiểm tra.

  •  Tình trạng kho

  • Những chi tiêu cần thiết cho hệ thống, và kho các bộ phận cần thay thế hay sửa chữa phải được kiểm tra. Điều quan trọng là những khoản mục này được kiểm tra và giám định đều đặn để ngăn cản việc bị buộc phải dừng vận hành chừng nào các bộ phận còn chưa tới.

(2) Bảo trì phần mềm

  • Bảo trì phần mềm được tiến hành bằng việc chú ý đặc biệt tới điều sau:

  • - Thêm và cải tiến chức năng

- Khôi phục

- Phòng ngừa



  •  Thêm và cải tiến chức năng

  • Để đáp ứng những thay đổi theo yêu cầu của hệ thống đang vận hành, việc bảo trì được tiến hành cho các yêu cầu thay đổi về đặc tả phần mềm và/hoặc cải tiến hiệu năng.

  •  Khôi phục

  • Bảo trì liên quan tới việc khôi phục phần mềm trong vận hành bao gồm những điều sau:

  • Bảo trì sửa chữa

Bảo trì này được thực hiện nếu các yêu cầu hiệu năng hay đặc tả yêu cầu không được thoả mãn.

  • Bảo trì thích nghi

Việc bảo trì này dành cho sự cần thiết thay đổi phần mềm do những thay đổi trong các nhân tố bên ngoài.

  • Bảo trì hoàn thiện

Bảo trì này được thực hiện để làm tăng mức độ hoàn hảo phần mềm.


  •  Phòng ngừa

  • Việc bảo trì này được thực hiện trên phía phần mềm để phòng ngừa hỏng hóc hệ thống, hay để hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề vận hành, và bao gồm những điều sau:



  • Hỗ trợ kĩ thuật

Đây là việc bảo trì để giải quyết vấn đề vận hành.

  • Thay đổi phòng ngừa

Đây là việc bảo trì để phòng ngừa trước về sự xuất hiện hỏng hóc.


2.3.8Bài tập


      1. Q1 Thành phần nào trong những thành phần sau không được đưa vào tài nguyên cần quản lí trong quản lí vận hành?

        • a)

        • Máy tính

        • b)

        • Cơ sở dữ liệu

        • c)

        • Người lập trình

        • d)

        • Chương trình

  • Q2 Thủ tục nào trong những thủ tục sau được xem là thủ tục chuẩn cần thực hiện trong việc hỏng hệ thống?

    • a.

    • Tiến hành biện pháp tạm thời

    • b.

    • Việc dùng biện pháp tạm thời được kết thúc và chúng bị loại bỏ.

    • c.

    • Phần hỏng được nhận diện và sự hỏng được định vị.

    • d.

    • Phần hỏng được tách riêng



    • a)

    • Xuất hiện hỏng  tìm chỗ hỏng acd tiến hành biện pháp thường xuyên b

    • b)

    • Xuất hiện hỏng  tìm chỗ hỏng bca tiến hành biện pháp thường xuyên d

    • c)

    • Xuất hiện hỏng  tìm chỗ hỏng cab tiến hành biện pháp thường xuyên d

    • d)

    • Xuất hiện hỏng  tìm chỗ hỏng cda tiến hành biện pháp thường xuyên b

  • Q3 Phát biểu nào trong những phát biểu sau là thích hợp nhất cho việc quản lí số hiệu người dùng user ID?

    • a)

    • Mọi người dùng ID tham gia vào cùng dự án đều dùng cùng ID.

    • b)

    • Người dùng có nhiều hơn một ID đặt cùng mật hiệu cho mọi IDs.

    • c)

    • Nếu quyền được cấp cho một user ID, nó phải bị giới hạn ở số tối thiểu nhất có thể được.

    • d)

    • Việc xoá một user ID phải được tiến hành thời gian dài sau khi việc bỏ ID đó đã được lưu ý.

  • Q4 Phát biểu nào trong những phát biểu sau là không thích hợp nhất cho việc giải quyết mật hiệu và tệp mật hiệu trong tổ chức quản lí hệ thống?

    • a)

    • Liệu mật hiệu có thể được đoán ra dễ dàng hay không được kiểm tra đều đặn không, và việc dùng các mật hiệu khác nhau có bị thôi thúc cho một vấn đề không.

    • b)

    • Để làm giảm mức độ các mật hiệu được tham chiếu tới, cần khuyến cáo rằng người dùng ghi lại mật hiệu của mình vào sổ tay hay đâu đó khác.

    • c)

    • Nếu thời gian hiệu lực có thể được đặt cho mật hiệu, thì chức năng này phải được dùng.

    • d)

    • Việc tham chiếu của người thường tới tệp mật hiệu phải bị cấm, cho dù các mật hiệu, đã được mật mã hoá.





  • Q5 Việc nào trong những việc sau là không liên quan tới chuẩn dịch vụ cho thao tác hệ trực tuyến?

    • a)

    • Thời gian đáp ứng

    • b)

    • Thời gian bắt đầu vận hành

    • c)

    • Thời gian khôi phục hỏng

    • d)

    • Thời gian gỡ lỗi

  • Q6 Đồ thị nào trong những đồ thị sau, với số năm trôi qua trên trục hoành và số tiền thanh toán hàng tháng theo trục tung, là thích hợp nhất nếu máy tính được đưa vào trong những hoàn cảnh sau?

  •  Chi phí máy tính

  •  Trong năm năm đầu được trả, số tiền trả hàng tháng cố định (của tiền thuê) được tính dựa trên giá mua máy tính và tỉ lệ thuê của chúng.

  •  Từ tháng thứ sáu và những năm sau, số tiền trả hàng tháng được tính dựa trên một phần mười giá mua máy tính và tỉ lệ thuê của chúng được trả.

  •  Chi phí bảo trì

  •  Số tiền hàng tháng cố định được trả như tiền bảo trì cho công ti bảo trì.



    • a)









    • b)



    • c)



    • d)



    • e)













  • Q7 Phương pháp nào trong những phương pháp kiểm thử sau được dùng để kiểm tra xem liệu những thay đổi đã được tiến hành cho việc bảo trì phần mềm có ảnh hưởng tới các phần khác hay không?

    • a)

    • Kiểm thử vận hành

    • b)

    • Kiểm thử móc nối

    • c)

    • Kiểm thử hệ thống

    • d)

    • Kiểm thử rà lại



  • Q8 Mô tả nào trong những mô tả sau là không thích hợp cho mô tả công việc bảo trì cho phần mềm ứng dụng đã được phát triển tại nhà?

    • a)

    • Người quản lí vận hành bắt đầu dùng phần mềm mới sau khi những sửa đổi đã được chấp thuận, và loại bỏ phần mềm cũ dựa trên kế hoạch đã định trước.

    • b)

    • Người lập trình đã phát triển chương trình gốc thực hiện việc sửa đổi chương trình được liên kết với những đặc tả đã được thực hiện sau khi việc phát triển đã được hoàn tất. Sau đó, phần mềm mới được nhanh chóng đưa vào sử dụng trong môi trường thực.

    • c)

    • Người tiến hành kiểm thử phải phân tích những lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi, tiến hành việc kiểm thử cho những bộ phận có liên hệ tới chương trình bị thay đổi, và làm đánh giá.

    • d)

    • Trong việc thực hiện bảo trì, các chuẩn, phương pháp luận và thủ tục liên quan tới quản trị tài liệu, phương pháp bảo trì và thủ tục sửa đổi chương trình phải được cung cấp trước.








tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương