1. MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề


Bảng 4.1. Năng suất sinh sản chung của hai dòng lợn Landrace và Yorkshire



tải về 328.19 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích328.19 Kb.
#18421
1   2   3   4   5   6   7



Bảng 4.1. Năng suất sinh sản chung của hai dòng lợn Landrace và Yorkshire


 

Landrace

Yorkshire

Chỉ tiêu

n



SD

n



SD

Số con sơ sinh sống/ổ (con)

325

9.07

3.04

272

9.25

3.22

Số con để nuôi/ổ (con)

325

9.45

2.96

272

9.50

2.80

Số con cai sữa/ổ (con)

314

8.89

3.06

268

8.68

2.87

Tuổi cai sữa (ngày)

314

23.95

6.18

268

25.14

6.29

Khối lượng cai sữa/con (kg)

305

58.65

22.19

260

59.73

22.45

Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

280

6.66

1.13

243

6.90

1.18

Tỉ lệ nuôi sống (%)

289

94.54

9.86

249

92.22

10.68


Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Landrace và Yorkshire là 9,07 con và 9,25 con, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Như vậy, số con sơ sinh sống/ổ của dòng Yorkshire cao hơn dòng Landrace là 0,18 con.

Kết quả về chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Phùng Thị Vân và cs (2000) [48] thông báo tính trạng số con sơ sinh sống/lứa lợn nái Landrace là 9,61 con, nhưng cao hơn các kết quả nghiên cứu trên giống Landrace của Đinh Văn Chỉnh và cs (2001) [9] là với số con đẻ ra còn sống 9,23 – 9,85 con/ổ, Từ Quang Hiển và cs (2004) [23] là 9,08 con/ổ; thấp hơn công bố của Đoàn Xuân Trúc và cs (2001) [45] với số con đẻ ra còn sống là 10,19 - 10,78 con/ổ; Đặng Vũ Bình (2003) [7] là 10,02 con/ổ. Số con sơ sinh sống/ổ của dòng VCN05 trong nghiên cứu này thấp hơn công bố của Nguyễn Văn Thiện (2006) [37] nghiên cứu trên lợn Meishan thuần là 13,2 con.

+ Số con để nuôi/ổ

Đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp. Số con để lại nuôi chịu ảnh hưởng của số con sơ sinh sống/ổ, độ đồng đều của đàn gia súc lúc sơ sinh, đồng thời phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân lợn con, vào khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn mẹ cũng như trình độ nuôi dưỡng chăm sóc của người chăn nuôi. Số con để lại nuôi/ổ càng nhiều càng có khả năng nâng cao số lượng lợn con cai sữa.

Số con để nuôi/ổ của nái Yorkshire (9,50 con/ổ) cao hơn nái Landrace (9,45 con/ổ) (bảng 4.1), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Số con để nuôi/ổ của Landrace trong nghiên cứu này cao hơn thông báo của Đặng Vũ Bình (2003) [7] là 9,23 con; nhưng thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy (2008) [41] là 10,84 con.



+ Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ, tính nuôi con khéo của lợn mẹ và điều kiện quản lý chăm sóc nuôi dưỡng của các cơ sở chăn nuôi đối với lợn mẹ và lợn con. Chỉ tiêu số con cai sữa/ổ có tương quan kiểu hình thuận và chặt với số con sơ sinh sống/ổ (Blasco và cs, 1995) [55].

Số con cai sữa/ổ của lợn Landrace là 8,89 con/ổ cao hơn Yorkshire là 8,68 con/ổ và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cao hơn công bố của Đặng Vũ Bình (2003) [7] với 8,29 con/ổ trên giống lợn Landrace.

+ Khối lượng cai sữa/con

Khối lượng cai sữa/con giúp đánh giá mức độ tăng trọng của lợn con giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai sữa/con phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn lúc sơ sinh, tỉ lệ nuôi sống, độ đồng đều khi cai sữa, khối lượng cai sữa toàn ổ và số con cai sữa/ổ.

Khối lượng cai sữa/con của dòng lợn Landrace là 6,66 kg thấp hơn dòng lợn Yorkshire là 6,90 kg, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

+ Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản và kết quả cuối cùng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản qua các lứa đẻ. Khối lượng cai sữa/ổ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa mẹ, khả năng nuôi con của lợn mẹ và phụ thuộc vào số con cai sữa/ổ, số ngày cai sữa, giống và lứa đẻ. Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1 cho thấy khối lượng cai sữa/ổ của lợn Landrace và Yorkshire là 58,65 kg và 59,73 kg, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Tạ Thị Bích Duyên (2003) [19] trên lợn Landrace ở trại Thụy Phương và trại An Khánh lần lượt là 63,81 kg và 61,90 kg.

+ Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa

Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa đánh giá tính nuôi con khéo của lợn mẹ và sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào việc quản lý chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi và các điều kiện vệ sinh phòng bệnh của các cơ sở chăn nuôi.

Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa của lợn Landrace (94,54%) cao hơn so với Yorkshire (92,22%) (bảng 4.1), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cao hơn một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tỉ lệ nuôi sống của lợn ngoại. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005) [33], trên lợn Pi x (LxY) là 93,43% và Du x (LxY) là 94,81%; Heyer và cs (2005) [69] ở Landrace White x Landrace và Large White x Duroc lần lượt là 87,90% và 86,70%.

+ Tuổi cai sữa

Tuổi cai sữa có ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai lứa đẻ, muốn rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ thì phải tác động vào hai yếu tố đó là rút ngắn số ngày cai sữa và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa. Rút ngắn được số ngày cai sữa sẽ góp phần làm giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ và qua đó làm tăng số lứa đẻ của lợn nái trong một năm, hay nói cách khác sẽ tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Tuổi cai sữa của nái Landrace là 23,95 ngày và nái Yorkshire là 25,14 ngày (bảng 4.1), sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

4.1.4. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace qua các lứa đẻ

Năng suất sinh sản của nái Landrace qua các lúa đẻ được trình bày ở bảng 4.2.

Số con sơ sinh sống/ổ ở lứa 1,2 lần lượt là: 7,72 và 8,34 con/ổ. Số con sơ sinh sống/ổ đạt thấp ở lứa 1 tăng dần ở lứa 2, đạt cao và ổn định ở lứa 3, 4, 5. Số con sơ sinh sống/ổ ở lứa 3, 4, 5 lần lượt là: 9,91; 10,03 và 9,49 con/ổ. Đến lứa 6 thì số con sơ sinh sống/ổ bắt đầu giảm, đặc biệt từ lứa 6 chỉ tiêu này giảm mạnh. Số con sơ sinh sống/ổ ở lứa 6 lần lượt là: 9,12.




Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 328.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương