1. MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề



tải về 328.19 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích328.19 Kb.
#18421
  1   2   3   4   5   6   7
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay ở Việt Nam, chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi. Sản lượng thịt lợn chiếm tới 76% trong tổng sản lượng thịt cả nước (Tổng cục thống kê, 2009) [32]. Chăn nuôi lợn không những đáp ứng nhu cầu thịt trong nước mà còn tham gia xuất khẩu. Chăn nuôi lợn ngoại đang được đẩy mạnh ở các trang trại quốc doanh cũng như trang trại tư nhân, do chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỉ lệ nạc cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như xuất khẩu.

Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về năng suất, chất lượng, qui mô cũng như hình thức chăn nuôi. Tốc độ tăng đàn lợn mạnh, tổng đàn lợn cả nước tăng từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,9 triệu con năm 2006 và 27,6 triệu con năm 2009. Đặc biệt là sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng nhanh hơn số lượng đầu con, từ 1,51 triệu tấn năm 2001 tăng lên 2,50 triệu tấn năm 2006 và 2,90 triệu tấn năm 2009. Chất lượng giống đã được cải thiện một bước, nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao được nhập khẩu vào Việt Nam. Tỷ lệ lợn lai nuôi thịt tăng từ 60% năm 2001 lên 75% năm 2005, tỷ lệ thịt nạc từ khoảng 40 - 42% năm 2001 lên trên 46% năm 2006 (Tổng cục thống kê, 2009) [32].

Năm 1997, tập đoàn PIC (Anh) đã đưa vào Việt Nam 5 dòng lợn cụ kỵ có năng suất sinh sản cao và chất lượng thịt tốt. Tháng 7 năm 2001, các dòng lợn này được giao cho Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương quản lý và nuôi giữ. Với đặc thù là các dòng lợn tổng hợp, các dòng này đòi hỏi một chương trình nhân giống nghiêm ngặt nhằm đảm bảo được năng suất của các dòng. Để năng cao năng suất sinh sản, Trung tâm đã quan tâm đến tất cả các khâu như: giống, thức ăn, thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý, … Song giống là khâu được quan tâm hàng đầu và là khâu quan trọng nhất. Bởi vì, có đàn giống tốt sẽ có được đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt tỷ lệ nạc ở mức tối đa của phẩm giống và giảm chi phí thức thức ăn cho mỗi kg tăng trọng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản của đàn nái tại Trạm nhưng việc đánh giá năng suất sinh sản qua các thế hệ còn nhiều hạn chế. Với lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng lợn cụ kỵ Landrace và Yorkshire nuôi tại trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp – Ninh Bình”.

1.2. Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích

- Đánh giá mức độ ổn định di truyền về khả năng sinh sản của hai dòng lợn cụ kỵ Landrace và Yorkshire tại cở sở nghiên cứu.

- Theo dõi năng suất sinh sản của hai giống Landrace và Yorkshire qua các lứa đẻ.

1.2.2.Yêu cầu

Thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu về hoạt động sản xuất chăn nuôi của trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp – Ninh Bình.

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn

2.1.1. Tuổi thành thục về tính và các yếu tố ảnh hưởng

2.1.1.1. Tuổi thành thục về tính


Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Con vật đến tuổi thành thục về tính có những biểu hiện sau:

- Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng lần đầu, con đực sinh tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.

- Các đặc điểm sinh dục thứ cấp xuất hiện.

- Các phản xạ sinh dục xuất hiện như con cái thì có biểu hiện động dục, con đực có phản xạ giao phối.

Ở lợn cái sự thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu. Tuy vậy trong lần động dục này hầu như lợn cái không chửa đẻ mà nó chỉ báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái. Tuổi thành thục về tính có hệ số di truyền rất thấp. Theo Banne Bonadona (1995) [3] cho biết : lợn cái thường thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính thì biểu hiện động dục lần thứ nhất thường không rõ ràng và tiếp sau đó ở vào thời kì sau, dần đi vào qui luật bình thường, đây là một quá trình sinh lý đặc biệt của lợn cái.

Tác giả Sechegel và Sklener (1979) [31] thì cho rằng lợn Yorkshire có tuổi thành thục về tính là 250 ngày, đạt khối lượng 90 kg và tương ứng với lợn Polan China, loại nhỏ thì tuổi thành thục về tính là 207 ngày, đạt khối lượng 85 kg (Xuxoep, 1985) [51]. Một tác giả khác nghiên cứu trên lợn Meishan cho thấy lợn cái hậu bị Meishan thành thục về tính 100 ngày, sớm hơn lợn cái hậu bị Large White. Tỷ lệ trứng rụng của lợn Meishan ở lần động dục đầu tiên thấp hơn so với lợn Large White (Bolet, Locatelli, 1986) [57].


2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính


- Các yếu tố di truyền

Giống khác nhau thì sự thành thục về tính dục cũng khác nhau. Sự thành thục về tính của gia súc nhỏ sớm hơn gia súc lớn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra lúc 3 - 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998) [87]. Giống lợn Meishan có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt.

Đánh giá ảnh hưởng của giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả cho biết lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng lớn hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ (0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với nái thuần chủng. Tỷ lệ nuôi sống lợn con ở nái lai cao hơn (5%) và khối lượng sơ sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với giống thuần (Gunsett và Robison, 1990) [66].

- Các yếu tố ngoại cảnh

Ngoài các yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ ràng và rất có ý nghĩa đến tuổi thành thục về tính.

+ Chế độ nuôi dưỡng: chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính dục. Nguyễn Tấn Anh (1998) [1] cho biết, để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị cần lưu ý đến cách thức nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi đạt khối lượng 80 – 90 kg, sau đó cho ăn hạn chế đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2 kg/ngày (khẩu phần 14% protein thô). Điều chỉnh mức ăn để khối lượng đạt 120 – 140 kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Trước khi phối giống 14 ngày cho ăn chế độ Flushing, tăng lượng thức ăn từ 1 - 2,5 kg, có bổ sung khoáng và sinh tố thì sẽ giúp cho lợn nái ăn được nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2 - 2,1 trứng/lợn nái/lần động dục.

+ Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng tới tuổi động dục

John R. Diehl, 1996 [24] cho biết: ở những lợn cái hậu bị được sinh ra trong mùa đông và mùa xuân thì động dục lần đầu chậm hơn lợn cái hậu bị được sinh ra trong các mùa khác trong năm. Ngoài ra sự thành thục về tính bị chậm là do nhiệt độ trong ngày cao hay thấp hoặc ngày quá ngắn. Do vậy cần tạo điều kiện để lợn cái hậu bị được sống trong điều kiện nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp. Thời gian chiếu sáng là một phần ảnh hưởng của mùa vụ tới tuổi thành thục về tính. Bóng tối hoàn toàn làm chậm thành thục so với ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.

+ Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt đến tính phát dục

Mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng đến sự thành thục về tính dục. Những lợn cái hậu bị nuôi nhốt đông trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển cũng làm chậm sự thành thục về tính. Như vậy đối với lợn cái hậu bị cần được nuôi theo nhóm ở mật độ thích hợp thì sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển tính dục. Theo Phùng Thị Vân (2004) [50], thường xuyên dịch chuyển và xáo trộn các nhóm lợn cái có thể ảnh hưởng đến sự phát dục của lợn cái.

+ Ảnh hưởng của con đực: sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính dục của lợn cái hậu bị. Nếu cách ly lợn cái hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến làm chậm sự thành thục về tính dục so với những cái hậu bị cùng lứa tuổi được tiếp xúc với lợn đực. Tuy nhiên, việc định thời gian tiếp xúc với lợn đực tuổi lợn cái hậu bị lúc bắt đầu cho tiếp xúc hoặc tuổi đực giống cho tiếp xúc với lợn cái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vấn đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng trong một nhóm nhỏ của đàn nái hậu bị chỉ cần cho lợn đực tiếp xúc 10 - 15 phút/ngày, ý kiến khác lại cho rằng nếu cho tiếp xúc hạn chế với lợn đực thì động dục lần đầu chậm hơn so với lợn nái được tiếp xúc hàng ngày.

Theo Paul Hughes and James Tilton (1996) [80] nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ngày với thời gian 15 - 20 phút/lần thì kết quả 83% lợn nái (khối lượng trên 90 kg) động dục lúc 165 ngày tuổi.

2.1.2. Chu kỳ động dục


Cơ chế động dục: Khi lợn nái hậu bị bắt đầu thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục có sự biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Cứ sau một thời gian nhất định cơ thể có sự thay đổi nhất là cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, trứng thành thục, chín và rụng. Niêm dịch trong đường sinh dục phân tiết, con cái có phản xạ tính dục. Sự thay đổi này có tính chất chu kỳ gọi là chu kỳ động dục hay chu kỳ tính. Nói cách khác chu kỳ động dục là sự lặp lại của các lần động dục có tính chu kỳ. Thời gian một chu kỳ tính là từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau. Chu kỳ tính của lợn trung bình là 21 ngày (dao động từ 17 - 28 ngày).

Trong quá trình động dục các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, mùi con đực, ... tác động vào vùng dưới đồi (hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác động lên thùy trước tuyến yên, làm tuyến này tổng hợp và tiết ra FSH (Folliculo Stimulin Hormone), LH (Lutein Stimulin Hormone) tác động lên tuyến sinh dục.

Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, tế bào hạt trên mặt thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng oestrogen trong máu lúc này tăng từ 64 mg% đến 112 mg%, từ đó gây kích thích toàn thân, con vật có biểu hiện động dục.

Dưới tác dụng của oestrogen cơ quan sinh dục biến đổi, tử cung hé mở, âm đạo xung huyết, niêm dịch đặc keo dính, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh, tạo điều kiện cho việc làm tổ của hợp tử sau này.

Khi hàm lượng oestrogen tăng cao nhất sẽ tác động lên tuyến yên làm tuyến này giảm tiết FSH và tăng tiết LH. Khi trứng chín, hàm lượng FSH/LH đạt tỷ lệ nhất định sẽ gây ra hiện tượng rụng trứng; sau khi trứng rụng, tại vị trí trứng rụng sẽ hình thành thể vàng và thể vàng sẽ tiết ra progesteron. Trong trường hợp con cái không được thụ tinh sẽ chuyển sang giai đoạn yên tĩnh. Còn nếu con cái được thụ tinh - có chửa thì progesteron do thể vàng tiết ra ở những tháng chửa đầu có tác dụng ức chế tuyến yên làm giảm tiết FSH, LH. Lợn cái không động dục trong suốt thời gian mang thai, ở những tháng có chửa sau, progesteron do nhau thai tiết ra sẽ thay thế dần progesteron do thể vàng tiết ra. Như vậy, progesterron đã có vai trò “an thai”. Bình thường ở lợn cái mỗi lần rụng trứng kéo dài 4 - 6 giờ, ở lợn cái tơ quá trình này kéo dài hơn 10 giờ.

Số lượng trứng rụng phụ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ hormon GRH (Gonandotropine Releasing Hormone). Do số trứng rụng ở 2 buồng trứng là không đều nhau, nên trong quá trình mang thai khoảng 23% số trứng phải di động để số lượng thai ở 2 bên sừng tử cung như nhau, tạo điều kiện tốt cho quá trình phát triển của bào thai. Trong thời gian động dục nếu trứng và tinh trùng gặp nhau ở vị trí thích hợp tại 1/3 phía trên ống dẫn trứng sẽ diễn ra sự thụ tinh và hợp tử được hình thành. Sau khi được hình thành hợp tử sẽ di chuyển về làm tổ ở sừng tử cung và phát triển thành thai. Thời gian mang thai ở lợn nái thường là 114 ngày.

Sau khi cai sữa cho lợn con khoảng 7 ngày thì con mẹ động dục trở lại, thời gian này có thể dao động từ 5 - 12 ngày. Biết được đặc điểm sinh lý này giúp cho việc phát hiện động dục kịp thời và phối giống đúng thời điểm, sẽ góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.

2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái

Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, hiệu quả của chăn nuôi được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm. Hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống lợn con theo mẹ, sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc. Do vậy việc cải tiến để nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa là một trong những biện pháp làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nói chung và sản xuất lợn con nói riêng. Bên cạnh đó nhất thiết phải làm giảm khoảng cách giữa 2 lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con và làm giảm số ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa kế tiếp.

Các tác giả Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996) [35] cho rằng, trong các trang trại chăn nuôi lợn hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất ra trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái, chỉ tiêu này được tính chung trong toàn bộ thời gian sử dụng lợn nái (từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ cuối cùng). Cũng theo tác giả trên, các thành phần cấu thành chỉ tiêu số lợn con cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian bú sữa tới khi thụ thai lứa sau.

Trần Đình Miên (1997) [27] cho biết việc tính toán khả năng sinh sản của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.

H.A.M. Vander Steen (1986) [95] cho rằng sức sinh của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con/ổ và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả.

Đỗ Thị Thoa (1998) [39] (dịch từ báo cáo của Harman, 1994) thì cho biết các đặc tính sinh sản cần ở lợn nái gồm: tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa, khoảng cách lứa đẻ, thời gian cai sữa và theo tác giả số con cai sữa/nái/năm của lợn Large White là 21,2, lợn Landrace Pháp 21,2 và lợn Landrace Bỉ nuôi tại Pháp là 17,9 con.

Theo tiêu chuẩn nhà nước (TCVN - 1280 - 81, 3879 - 54, 3900 - 84, ngày 1/1/1995) [42], các chỉ tiêu giám định về khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại các cơ sở công nghiệp lợn giống nhà nước như sau:

- Số con đẻ ra sống/lứa (con)

- Khối lượng 21 ngày tuổi/lứa (kg)

- Khối lượng con sữa /lứa (kg)

- Tuổi đẻ lứa đầu (với lợn đẻ lứa 1) (ngày)

- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)

Thông thường các chỉ tiêu sau thường được đề cập tới để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái:

- Tuổi phối giống lần đầu đối với lợn nái đẻ lứa đầu (ngày)

- Tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa đầu (ngày)

- Số con đẻ ra/ổ (con)

- Số con đẻ ra còn sống/ổ (con)

- Số con để nuôi/ổ (con)

- Khối lượng 21 ngày/con (kg)

- Khối lượng 21 ngày/ổ (kg)

- Số con cai sữa/ổ (con)

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

- Khối lượng cai sữa/con (kg)

- Thời gian cai sữa (ngày)

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái


2.1.4.1 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền


Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999) [5].

Theo Legault (trích từ Rothschild và cs, 1998) [78], căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính như sau:

- Các giống đa dụng như Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.

- Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Landrace của Bỉ, Hampshire, Poland China có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.

- Các giống chuyên dụng “dòng mẹ”, đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.

- Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.

- Các giống “dòng bố” thường có khả năng sinh sản thấp hơn so với các giống đa dụng, ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ lệ lợn con chết trước khi cai sữa của các giống này cao hơn so với Landrace và Large White (Blasco và cs,1995) [55].

Giống Meishan (Trung Quốc) có khả năng sinh sản đặc biệt cao, đạt 14-18 lợn sơ sinh, trên 12 lợn con cai sữa/ổ ở lứa đẻ thứ 3 đến lứa đẻ 10 (Vũ Kính Trực, 1998) [43]. Người ta đã không phát hiện thấy trong quần thể lợn Meishan có kiểu gen halothan nn. Trong khi đó, các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain và Landrace Bỉ có khả năng sinh sản bình thường song rất nhạy cảm với stress do tần số gen halothan nn cao.

Hệ số di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Đa số các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn nái đều có hệ số di truyền thấp (Schimitten, 1989) [89].

2.1.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng


Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

+ Ảnh hưởng của protein

Lợn nái ngoại khẩu phần ăn thường chiếm từ 15 - 17% protein, tùy thuộc vào thể trạng và các giai đoạn. Nếu cung cấp thừa hay thiếu protein đều ảnh hưởng tới sinh sản của lợn nái. Nếu thiếu ở giai đoạn mang thai sẽ làm khối lượng sơ sinh thấp, số con đẻ ra ít, thể trạng yếu ớt. Ở giai đoạn nuôi con sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa từ đó ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ. Nếu cung cấp protein thừa ở giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ thai chết, gây lãng phí protein, không đem lại hiệu quả kinh tế. Hàm lượng protein có trong khẩu phần thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi dưỡng của lợn nái. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (1994) thì hàm lượng protein trong thức ăn đối với lợn nái chửa là 14%, đối với nái nuôi con là 16%. Theo tiêu chuẩn Nhật Bản (1993), hàm lượng protein thu nhận hang ngày đối với nái chửa là 248 gam/con/ngày, đối với nái nuôi con là 812 gam/con/ngày.



+ Ảnh hưởng của năng lượng

Việc cung cấp năng lượng theo nhu cầu của lợn nái cho từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường và nâng cao được năng suất sinh sản. Cung cấp thừa năng lượng trong thời gian mang thai sẽ làm cho lợn nái béo gây chết phôi, đẻ khó và sau khi đẻ sẽ kém ăn làm giảm khả năng tiết sữa đặc biệt là sữa đầu, từ đó ảnh hưởng đến sức sống cũng như sự phát triển của đàn con. Mặt khác làm cho lợn con có tỷ lệ ỉa chảy cao do sữa nhiễm mỡ. Nếu cung cấp thiếu năng lượng cho lợn nái trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho lợn nái quá gầy, không đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển của thai. Nếu thiếu trầm trọng có thể dẫn đến tiêu thai, sẩy thai. Nhu cầu năng lượng phù hợp cho nái ngoại và lợn nái lai ngoại là 3000 - 3100 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần ăn cho lợn nái chửa kỳ I là 1,8 - 2,5 kg/nái/ngày. Lợn nái chửa kỳ II là 2,5 - 3 kg/con/ngày. Nái nuôi con trung bình là từ 4,5 - 5 kg/con/ngày.



+ Ảnh hưởng của khoáng chất

Khoáng chất cũng là yếu tố cần thiết đảm bảo sự sống bình thường cho lợn mẹ. Lợn nái thiếu Ca, P, nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn thiếu Ca, hoặc thiếu Vitamin D. Trong khẩu phần thức ăn của lợn nái không những phải cung cấp đầy đủ Ca và P mà phải cung cấp đầy đủ Vitamin D và có sự cân bằng giữa Ca và P, điều này rất cần thiết cho quá trình hấp thu Ca và P. Thiếu Ca và P ảnh hưởng rất lớn tới lợn nái, đặc biệt trong giai đoạn mang thai, trong giai đoạn mang thai lợn mẹ cần rất nhiều Ca và P để cung cấp cho quá trình tạo mô xương của bào thai, khi bị thiếu cơ thể mẹ huy động Ca và P trong các mô xương ra, do đó hệ xương của cơ thể mẹ bị loãng và yếu dẫn đến lúc đẻ và sau đẻ lợn nái dễ bị bại liệt. Ngược lại nếu thừa Ca và P cũng ảnh hưởng đến lợn nái và gây ra một số bệnh như sỏi thận, gây lắng đọng Ca ở phủ tạng, … Theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (1993) thì nhu cầu Ca, P hàng ngày cho lợn nái như sau: đối với lợn nái chửa cần lượng Ca, P tương ứng là 14,9 - 11,9 gam. Đối với nái nuôi con cần lượng Ca, P tương ứng là 40,6 - 32,5 gam.



+ Ảnh hưởng của khoáng vi lượng (Cu, Fe, Zn...)

Theo tiêu chuẩn Nhật Bản (1993) thì lợn nái cần 150 mg Fe, 99 mg Zn và 9,9 mg Cu, còn lợn nái nuôi con cần một lượng tương ứng là 443 mg Fe; 271 mg Zn; 27,1 mg Mn.



+ Ảnh hưởng của vitamin

Các vitamin A, D, B1, C, E … sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đàn lợn như: hiện tượng chết phôi, chết thai, trứng rụng ít dẫn đến số con đẻ ra ít, lợn con đẻ ra còi cọc, lợn nái sẽ bị bại liệt trước và sau đẻ, chất lượng sữa và số lượng sữa cũng kém.

Nếu bổ sung vitamin thừa cũng là liều thuốc độc cho cơ thể. Ví dụ, thừa vitamin A sẽ gây ảnh hưởng hấp thu vitamin E làm cho lợn không động dục hay động dục kém, thai phát triển kém.

2.1.4.3. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi và khối lượng phối giống lần đầu


Để tiến hành phối giống lần đầu thì lợn cái hậu bị phải thành thục cả về tính và thể vóc. Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng phối giống lần đầu quá sớm hay quá muộn, quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Nếu lợn hậu bị đưa vào khai thác quá sớm có thể cơ thể phát triển chưa hoàn thiện nên số trứng rụng ít, tỷ lệ thụ thai kém. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến phát triển thể chất, thể vóc sau này. Nếu lợn hậu bị đưa vào khai thác muộn sẽ làm giảm thời gian sử dụng con nái dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế.

Schimitten (1989) [89] đã kiểm tra 23.2665 nái hậu bị có khối lượng kết thúc kiểm tra đạt 101 kg, tăng khối lượng trong thời gian nuôi đạt 532 g/ngày (h2 = 0,05). Qua kiểm tra thấy nái hậu bị thành thục về tính ở 7 – 8 tháng tuổi và khối lượng 90 – 100 kg.

Strack (1990) [94] nghiên cứu ở Cộng hòa liên bang Đức kết quả cho thấy lợn thành thục sớm nhất ở 4 – 5 tháng tuổi, nếu khả năng tăng khối lượng trong thời gian nuôi là 500 g/ngày thì ở 175 – 200 ngày tuổi đạt 85 – 100 kg sẽ động dục lần đầu, sau 21 ngày muộn hơn ở khối lượng 100 – 120 kg sẽ động dục lần 2 và cho phối giống.

2.1.4.4. Ảnh hưởng của lứa đẻ


Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó gần như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước



2.2.1. Các dòng lợn cụ kỵ của tập đoàn PIC

Các dòng lợn PIC được đưa vào Việt Nam năm 1997 nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương - Viện chăn nuôi gồm:


- Dòng L95 (VCN05) : là dòng Meishan tổng hợp, màu trắng, phối với đực dòng L06 sản xuất lợn nái ông bà C1230. Dòng L95 được tạo ra ở Anh từ kết quả lai tạo giữa các giống lợn Yorkshire và Meishan của Trung Quốc.

- Dòng L06 (VCN02) : là dòng Landrace tổng hợp, phối với đực dòng L11 sản xuất lợn nái ông bà C1050.

- Dòng L11 (VCN01) : là dòng Yorkshire tổng hợp, phối với đực dòng L06 sản xuất lợn nái ông bà C1050 và phối với đực L64 để sản xuất đực cuối cùng 402.

- Dòng L19 (VCN03) : là dòng Duroc tổng hợp, màu trắng chuyên sản xuất lợn đực để phối giống với lợn nái ông bà sản xuất lợn nái bố mẹ. Dòng L19 được tạo ra tại Anh từ 2 giống lợn Duroc và Yorkshire. Lợn có màu lông da trắng, thân hình phát triển cân đối, bốn chân tương đối vững chắc.

- Dòng L64 (VCN04) : là dòng Pietrain tổng hợp dùng để phối với lợn cái dòng L11 để sản xuất đực cuối cùng 402. Đực 402 chuyên dùng phối với lợn nái bố mẹ để sản xuất lợn thương phẩm 4 và 5 giống.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước


Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái ngoại thuần chủng, lợn nái lai trong các năm. Sau đây là một số nghiên cứu đã công bố :

Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của một số giống lợn ngoại của tác giả Phạm Hữu Doanh và các cs (1995 ) [15] cho biết :



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 328.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương