1 Lê Văn Hùng


Xây dựng thương hiệu và tiêu thụ



tải về 225.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu20.03.2023
Kích225.59 Kb.
#54406
1   2   3   4   5   6   7   8
52431-Article Text-156464-1-10-20201121

3. Xây dựng thương hiệu và tiêu thụ 
nông sản
Trong những năm gần đây, mặc dù xuất 
khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt 
Nam đạt khoảng 30,6 tỷ USD năm 2018 
(Tổng cục Thống kê, 2019) và thị trường 
xuất khẩu khá đa dạng nhưng hầu hết các 
sản phẩm được xuất khẩu dưới dạng thô và 
chưa xây dựng được các thương hiệu Việt 
tầm cỡ trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu 
về vấn đề này, Phạm Thành Công (2013), 
Đinh Thị Kim Thoa (2014), Nguyễn Thị 
Như Tâm (2015), Trần Thị Thu Huyền 
(2016), Nguyễn Thế Trung (2017), Đào 
Đức Huấn (2018), Hoàng Đình Vinh (2018) 
và Phạm Quốc Quyết (2019) cho thấy, Việt 
Nam xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông 
sản thế mạnh, tuy nhiên đa số các mặt hàng 
chưa xây dựng được các thương hiệu có uy 
tín nên sức cạnh tranh của sản phẩm chưa 
cao, giá bán thấp; nhiều mặt hàng phải 
xuất khẩu qua trung gian và mang nhãn 
mác của quốc gia khác; số lượng mặt hàng 
nông sản được chỉ dẫn địa lý và được bảo 
hộ còn khiêm tốn. Đào Đức Huấn (2017) 
đã chứng minh hoạt động quản lý chỉ dẫn 
địa lý ít được triển khai trên thực tế; vai trò 
của các tổ chức tập thể vẫn mờ nhạt. Vì vậy, 
cần chuyển chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu nhà 
nước sang sở hữu chung của cộng đồng, xây 
dựng chính sách theo hướng quản lý tài sản 
cộng đồng, có sự điều tiết của Nhà nước.
Ngô Thị Mỹ và Trần Nhuận Kiên 
(2016), Phạm Minh Thụy (2019) phân tích 
thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam 
giai đoạn 1997-2013 và giai đoạn 2010-
2018 cho thấy, tổng giá trị xuất khẩu có tốc 
độ tăng trưởng cao, cơ cấu sản phẩm xuất 
khẩu được chuyển đổi hiệu quả. Tuy nhiên, 
xu hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu 
còn chậm và tiềm ẩn rủi ro cao về rào cản 
thương mại, nông sản chủ yếu là gia công 
và bán cho các tập đoàn nước ngoài. Nghiên 
cứu của Nguyễn Quốc Trí (2013) cũng cho 
thấy, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản 
(như chè, cà phê, gạo, cao su) dưới dạng 
thô nên giá trị xuất khẩu còn hạn chế. 
4. Kết luận 
Trong giai đoạn vừa qua, nông nghiệp 
Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng 
khi thâm nhập được hầu hết thị trường các 
khu vực trên thế giới với giá trị xuất khẩu 
ngày càng tăng. Tuy nhiên, các sản phẩm 
nông nghiệp của Việt Nam hầu hết mới 
chỉ dừng lại ở xuất khẩu thô nên giá trị gia 
tăng thấp. Có nhiều nguyên nhân hạn chế 
sự tham gia của các sản phẩm nông nghiệp 
Việt Nam vào thị trường quốc tế. Tổng quan 
nghiên cứu từ khâu sản xuất tới tiêu thụ cho 
thấy, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn khá 
nhiều hạn chế, yếu kém cần cải thiện. 
Những điểm hạn chế chính của sản xuất 
nông nghiệp Việt Nam không chỉ do người 
nông dân, doanh nghiệp hay nhà nước mà 
nó có tính ràng buộc hệ thống. Để khắc phục 
điều này cần có sự liên kết, phối hợp và sự 
tham gia của các bên liên quan (nhà nước, 
nông dân và doanh nghiệp) nhằm hướng 
tới sản xuất hàng hóa theo quy chuẩn/tiêu 
chuẩn đáp ứng các yêu cầu của thị trường 
các nước phát triển; sử dụng công nghệ chế 
biến và bảo quản sau thu hoạch nhằm tạo ra 
những sản phẩm thương hiệu Việt trên thị 
trường quốc tế với giá trị gia tăng cao thay 
vì xuất khẩu thô như hiện nay 


tải về 225.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương