1 Lê Văn Hùng


Khâu bảo quản và chế biến nông sản



tải về 225.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu20.03.2023
Kích225.59 Kb.
#54406
1   2   3   4   5   6   7   8
52431-Article Text-156464-1-10-20201121

2. Khâu bảo quản và chế biến nông sản
Đánh giá về công nghiệp chế biến nông, 
lâm sản tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ giai 
đoạn 2001-2006, nghiên cứu của Nguyễn 
Hồng Lĩnh (2007) cho rằng, lĩnh vực này 
còn gặp nhiều khó khăn. Đóng góp của 
công nghiệp chế biến làm tăng giá trị gia 
tăng của nông sản hàng hóa còn thấp, chất 
lượng sản phẩm chưa cao, mặt hàng đơn 
điệu. Số lượng doanh nghiệp chế biến vùng 
Bắc Trung bộ tăng nhanh, chủ yếu mang 
tính tự phát, đa số có quy mô vừa và nhỏ. 
Tỷ lệ nông sản được chế biến xuất khẩu chỉ 
đạt khoảng 35-40%.
Trong những năm gần đây, chế biến 
nông sản của Việt Nam đã có những bước 
tiến nhất định. Một số sản phẩm từ sữa, 
cây dừa, tôm,... đã thu hút được các doanh 
nghiệp tham gia chế biến sâu và đa dạng 
hóa sản phẩm để tham gia vào thị trường 
quốc tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những 
điểm sáng nhỏ bởi các sản phẩm nông 
nghiệp xuất khẩu (cà phê, cao su, chè,…) 
của Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất khẩu thô 
(chỉ qua sơ chế) nên giá trị gia tăng thấp. 
Trong khi đó, những sản phẩm tươi có giá 
trị gia tăng cao như trái cây, rau củ, hoa,… 
vẫn khó tham gia vào thị trường quốc tế.
Về vấn đề bảo quản nông sản, Nguyễn 
Mạnh Dũng (2016) đã đánh giá tương đối 
toàn diện việc ứng dụng công nghệ nhằm 
giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch. Theo đó, 
công nghệ sau thu hoạch tại Việt Nam kể từ 
năm 2000 có những bước phát triển mạnh 
mẽ. Tuy nhiên, việc áp dụng các công nghệ 
mới đối với khâu này còn khá chậm so với 
kỳ vọng của các cơ quan chính phủ, nguyên 
nhân chủ yếu do: (i) nhận thức của các cơ 
quan nhà nước về lĩnh vực công nghệ sau 
thu hoạch chưa đúng, chưa đầy đủ; (ii) năng 
lực của hệ thống quản lý nhà nước đối với 
lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch còn hạn 
chế; (iii) hệ thống đào tạo về công nghệ và 
quản lý sau thu hoạch ở bậc đại học và sau 
đại học chưa được chú trọng; (iv) hệ thống 
chính sách chưa đồng bộ; (v) cơ cấu vốn 
đầu tư bất hợp lý; và (vi) sự phát triển thiếu 
quy hoạch của lĩnh vực công nghệ sau thu 
hoạch.
Nguyễn Trọng Xuân và Phùng Quang 
Thái (2016) nhận định, hội nhập sẽ thúc 
đẩy công nghiệp chế biến nông sản mạnh 
mẽ do việc mở rộng thị trường nông sản 
ra nước ngoài; các doanh nghiệp chế biến 
nông sản có điều kiện tham gia cạnh tranh 
bình đẳng hơn. Tuy nhiên, công nghiệp chế 
biến của Việt Nam cũng phải đối mặt với 
những thách thức lớn khi hầu hết các quốc 
gia khác trong các hiệp định cam kết đều 
có trình độ phát triển nông nghiệp và công 
nghiệp chế biến hơn hẳn Việt Nam, giá 
thành sản xuất cũng tương đối rẻ so với Việt 
Nam. Sản phẩm đầu vào cho công nghiệp 
chế biến của Việt Nam kém chất lượng, 
công nghệ chế biến lạc hậu, chủ yếu là sơ 
chế, chế biến thô, do đó các sản phẩm đầu 
ra chưa có đủ năng lực cạnh tranh với các 
quốc gia khác. Nghiên cứu trường hợp sản 
phẩm cà phê, Bùi Quang Tuấn và Lê Văn 
Hùng (2015) cho thấy, tỷ lệ cà phê chế biến 
sau thu hoạch rất thấp (chỉ chiếm khoảng 
5%), còn lại chủ yếu xuất khẩu thô. Các sản 
phẩm cà phê chế biến xuất khẩu vào các thị 
trường khu vực chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chưa 
thâm nhập được vào các thị trường các 
nước phát triển.


Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2019
8

tải về 225.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương