1. Câu hỏi về adn, gen và cơ chế nhân đôi adn câu 1


b. Tại sao các đột biến gen thường là đột biến lặn và nằm trên nhiễm sắc thể thường



tải về 1.27 Mb.
trang26/52
Chuyển đổi dữ liệu24.10.2023
Kích1.27 Mb.
#55412
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   52
SINH HỌC PHÂN TỬ CƠ BẢN
2 CƠ CHẾ PHIÊN MÃ
b. Tại sao các đột biến gen thường là đột biến lặn và nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trả lời
a. - 4 enzim này cùng dùng chung một co-enzim và việc tổng hợp hoặc vận chuyển coenzyme này bị ảnh hưởng do đột biến gen mã hóa enzim tổng hợp hoặc protein vận chuyển
- 4 enzim này cùng được cấu tạo từ một tiểu phần (chuỗi polypeptit tiền thân) chung. Đột biến gen tổng hợp chuỗi polypeptit tiền thân đã gây ra sự sai khác của 4 enzim được hình thành từ đoạn polypeptit này.
- 4 enzim này đều được hoàn thiện (từ dạng tiền thân không hoạt tính thành dạng có hoạt tính) bởi một enzim chung đột biến gen này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện 4 enzim trên.
- Bình thường cả 4 enzim đều định vị tại một bào quan (lyzoxom) nhưng sai hỏng trong quá trình hoạt động của bào quan đã ảnh hưởng đồng thời hoạt tính của 4 enzim (ví dụ chúng đều không được vận chuyển vào trong bào quan và bị phân hủy trong tế bào chất)
b. - Lý do phần lớn đột biến liên quan đến enzim thiết yếu là đột biến mất chức năng và đều có tính lặn (ngược lại đột biến thêm chức năng là tính trội). Mặt khác, các enzim thiết yếu được mã hóa bởi các gen đang hoạt động nên dễ bị đột biến hơn các gen không hoặc chưa hoạt động.
- Phần lớn cá gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, vì thế đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường là phổ biến nhất trong các đột biến mất chức năng của các enzim thiết yếu
Câu 15. Những đột biến gen nào dẫn đến các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kỳ sau của nguyên phân không phân ly bình thường về hai cực của tế bào? Giải thích.
Trả lời
- Đột biến gen mã hóa các protein thể động (kinetochore) gắn kết tâm động của nhiễm sắc thể với thoi phân bào làm cho thoi phân bào không gắn được với nhiễm sắc thể
- Đột biến gen mã hóa protein động cơ dịch chuyển các nhiễm sắc thể dọc theo thoi phân bào về hai cực của tế bào.
- Đột biến gen mã hóa protein cohensin gắn kết giữa hai nhiễm sắc tử của nhiễm sắc thể để hình thành nhiễm sắc thể kép, làm thay đổi cấu trúc, từ đó enzim phân giải protein cohensin ở đầy kỳ sau không nhận diện được hoặc đột biến gen mã hóa enzim phân giải protein cohensin làm cho các nhiễm sắc tử không tách ra khỏi nhiễm sắc thể kép đi về 2 cực của tế bào
Câu 16.Ở sinh vật nhân thực, một gen bị đột biến có thể làm ức chế sự biểu hiện đồng thời của nhiều gen khác. Hãy cho biết gen bị đột biến có chức năng gì? Giải thích tại sao khi một gen bị đột biến lại làm ức chế biểu hiện đồng thời nhiều gen khác?
Trả lời
- Gen đột biến đó khi không bị đột biến có thể sản sinh ra enzim giúp gắn nhóm axetil vào đuôi của prôtêin histon khiến cho dãn xoắn cả một vùng NST làm hoạt hóa nhiều gen nằm liền nhau. Khi gen này bị đột biến, enzim không còn khả năng xúc tác nên không axetil hóa làm dãn xoắn được cả nhóm gen nằm liền nhau khiến chúng bị bất hoạt.
- Gen đột biến đó khi không bị đột biến có thể sản sinh ra một loại prôtêin có chức năng như một yếu tố phiên mã có thể liên kết được với promoter của nhiều gen khác nhau. Khi gen này bị đột biến prôtêin bị mất chức năng nên không gắn được vào các promoter của các gen khác nên nhiều gen không được ARN polimerase phiên mã.
Câu 17.
Prôtêin kháng tripsin là prôtêin có khả năng ức chế một số loai prôtêaza. Prôtêin này do tế bào gan sản sinh và được tiết vào máu. Một đột biến sảy ra trong gen mã hóa prôtêin kháng tripsin làm thay thế một axit amin, dẫn đến trong máu người bệnh không có prôtêin kháng tripsin và người bệnh suy giảm khả năng kiểm soát tripsin. Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm hoạt tính của prôtêin đột biến trong điều kiện in vitro (ngoài cơ thể) thì prôtêin này có khả năng ức chế prôtêaza.

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương