1. Câu hỏi về adn, gen và cơ chế nhân đôi adn câu 1


Câu 2. Số lượng nuclêôtit trong ADN của tế bào nhân thực rất lớn nhưng số nuclêôtit trực tiếp tham gia mã hoá là rất nhỏ (1,5%)



tải về 1.27 Mb.
trang2/52
Chuyển đổi dữ liệu24.10.2023
Kích1.27 Mb.
#55412
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
SINH HỌC PHÂN TỬ CƠ BẢN
2 CƠ CHẾ PHIÊN MÃ
Câu 2. Số lượng nuclêôtit trong ADN của tế bào nhân thực rất lớn nhưng số nuclêôtit trực tiếp tham gia mã hoá là rất nhỏ (1,5%). Theo em những đoạn nuclêôtit không mã hoá đó có phải là những đoạn “ADN rác” không? Vì sao?
Trả lời
1. Những đoạn nuclêôtit không tham gia mã hoá Không phải đoạn DNA rác
2. Giải thích : Vì những đoạn nu không mã hóa đều có các chức năng riêng của chúng bao gồm :
+ Trình tự khởi động phiên mã : khởi động quá trình phiên mã : promoter là nơi ARN pol bám vào để tiến hành phiên mã
+ Vùng không mã hóa intron : tạo điều kiện tái tổ hợp exon để tạo ra nhiều loại chuỗi polipeptit từ một gen duy nhất
+ Trình tự điều hòa : nơi tương tác với các phân tử ức chế hoặc hoạt hoá quá trình phiên mã
+ Trình tự đầu mút : bảo vệ NST, quy định tuổi thọ của tế bào.
+ Đoạn lặp : tạo thành họ gen, tạo điều kiện tích lũy các đột biến để tạo thành gen mới
+ Gen giả : tốc độ tích lũy đột biến cao, cung cấp nguyên liệu cho sự tiến hóa hệ gen
+ Vùng không mã hóa đầu 3’( 3’UTR) : vùng kết thúc của một gen
+ Yếu tố di truyền vận động : lặp gen, chuyển vị exon, tái tổ hợp ADN
Câu 3. Nêu vai trò của intron trong cấu trúc gen phân mảnh. Những thay đổi nào trong trình tự các nucleotit ở vùng intron có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật?
Trả lời
1. Vai trò của intron trong cấu trúc gen phân mảnh
+ intron làm hạn chế được tác động có hại của đột biến vì nếu đột biến thường là nguyên khung xảy ra trong các vùng intron thì không ảnh hưởng đến thông tin di truyền.
+ Nhờ intron mà một gen có thể mã hoá cho nhiều hơn một loại chuỗi polipeptit thông qua cơ chế cắt bỏ intron và nối exon trong quá trình tạo mARN trưởng thành, nhờ đó tiết kiệm thông tin di truyền.
+ Các intron trong gen có thể thúc đẩy nhanh sự tiến hoá của các prôtêin nhờ quá trình xáo trộn exon.
+ Các intron làm tăng xác suất trao đổi chéo giữa các exon thuộc các gen alen với nhau, nhờ đó có thể xuất hiện các tổ hợp có lợi.
+ Tham gia tạo các vùng đặc biệt của NST: tâm động, đầu mút…
+ Tham gia tạo vùng biên giữa các gen.
+ Một số intron chứa các trình tự tham gia điều hoạt động của gen.
2. Sự thay đổi trình tự các nucleotit trong vùng intron có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật trong các trường hợp sau:
+ Một số intron của gen này lại chứa trình tự điều hoà hoạt động của gen khác, nếu bị đột biến sẽ làm cho sự biểu hiện của gen khác bị rối loạn, thể đột biến có thể bị chết hoặc giảm sức sống.

  • Đột biến xảy ra ở các nucleotit thuộc hai đầu intron, làm sai lệch vị trí cắt intron, phức hệ enzim cắt ghép không nhận ra được hoặc cắt sai dẫn đến làm biến đổi mARN trưởng thành, cấu trúc polypeptit sẽ thay đổi và thường gây bất lợi cho sinh vật.

  • Đột biến làm biến đổi intron thành trình tự mã hoá axit amin, bổ sung thêm trình tự nucleotit mã hoá axitamin vào các exon, làm cho chuỗi polypeptide dài ra, có thể chuỗi polypeptit được tổng hợp sẽ có hại cho cơ thể sinh vật.


tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương