1- lý do chọn đề tài 2 2- mục tiêu đề tài: 4 3- phương pháp nghiên cứu của đề tài 4



tải về 13.21 Mb.
trang69/72
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích13.21 Mb.
#38427
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   72

Hình 62: Bản đồ hệ thống đô thị tại Vùng Thủ đô Hà Nội [3]

Hệ thống trung tâm đô thị tầng bậc đề xuất sẽ đảm bảo mỗi Tỉnh trong vùng thủ đô đều có một thành phố cấp tỉnh, một thành phố cấp vùng và một thành phố cấp tiểu vùng. Hệ thống này sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng trong Tỉnh này đựơc tiếp cận với nhiều cấp dịch vụ và hàng hoá hơn, cũng như cơ hội việc làm, cơ hội đầu tư sẽ nhiều hơn tại các thành phố này.

Mục tiêu phát triển tiếp theo của Vùng Thủ đô Hà Nội là cung cấp nhiều lựa chọn về dịch vụ và cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.


5.4.2.Tổ chức không gian các tổ hợp DVCC Hà nội trong qui hoạch chung đến 2030.

5.4.2.1.Không gian đô thị và hệ thống DVCC ( Lấy ví dụ minh hoạ từ Hà nội )



1. Các nguyên tắc đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ

Thông tin về hiện trạng của hệ thống DVCC của thành phố Hà nội hiện nay, các dữ liệu thống kê chủ yếu nói về loại hình "dịch vụ công cộng" do các cơ quan công quyền, các cơ quan chuyên trách của Nhà nước thực hiện gồm các “dịch vụ công” và các“dịch vụ sự nghiệp” liên quan đến việc cung cấp điện, nước sạch và tiêu thoát nước thải, đường giao thông, giáo dục, y tế, vệ sinh và sử lý rác thải,vv. Còn các thông tin liên quan đến DVCC đời sống thiết yếu của dân cư do Đề tài tự làm khảo sát và điều tra hiện trạng với 2400 phiếu với 12 mẫu hỏi tại phần "Tổng hợp điều tra khảo sát“

Việc đánh giá khả năng cung ứng của các loại hình dịch vụ công cộng đô thị hiện nay chủ yếu là tập trung vào các loại hình dịch vụ như đã nêu ở trên. Tiêu chuẩn để đánh giá khả năng hay chất lượng cung ứng dịch vụ của các dvcc được dựa trên ba nguyên tắc6:

a, Nguyên tắc liên tục: các dịch vụ công cộng phải được đảm bảo cung ứng thường xuyên và liên tục. Ví dụ các dịch vụ chuyển thư từ, cung cấp điện nước hay thông tin liên lạc,vv. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của mạng lưới dịch vụ phải được bảo dưỡng, cải thiện và nâng cấp liên tục để đảm bảo rằng các hoạt động của chúng là thường xuyên và không bị gián đoạn.

b, Nguyên tắc bình đẳng: mọi công dân đều có quyền tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ công cộng (ví dụ mọi trẻ em ở độ tuổi đi học dù thuộc bất cứ nhóm xã hội nào cũng đều có quyền đến trường). Vì thế các dvcc không thể loại trừ quyền tiếp cận dịch vụ của bất cứ cá nhân hay nhóm xã hội nào. Nguyên tắc này bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng các dvcc của mọi cư dân đô thị ở mọi vùng của nó.

c, Nguyên tắc ưu tiên: Các dvcc không thể được sử dụng vì lợi ích cá nhân mà chỉ phục vụ lợi ích tập thể hay xã hội.

Trong các loại hình dịch vụ công cộng này, cơ sở hạ tầng vật chất và các trang thiết bị kỹ thuật có vai trò quyết định khả năng cung ứng dịch vụ thường xuyên và liên tục của nó, bởi nó phụ thuộc vào tình trạng không gian công cộng và các công trình công cộng gắn liền với nó như: các công trình điện, nước và giao thông liên lạc, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, vv.

Do tính chất của các công trình này trải rộng trên không gian lãnh thổ rộng lớn và liên kết với nhau thành các mạng lưới nên quy mô đầu tư về không gian, tài chính, vật tư kỹ thuật và nguồn nhân lực là rất lớn. Cho đến nay hầu như toàn bộ các công trình dịch vụ công cộng mang tính kỹ thuật đều do nhà nước đầu tư và giao cho các cơ quan hành chính và sự nghiệp quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cùng với nền kinh tế đang chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, loại hình dịch vụ này đã gặp những thiếu hụt nghiêm trọng về tài chính và các nguồn lực để mở rộng và duy trỳ hoạt động của nó trong không gian và thời gian. Tại các khu vực đã đô thị hóa, việc duy trỳ tình trạng hoạt động của các dịch vụ công cộng rất khó khăn chủ yếu vì sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị kỹ thuật. Trong khi ở các vùng mới đô thị hóa hay mới sát nhập vào đô thị, vấn đề chủ yếu là phải xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị mới hoàn toàn từ đầu đồng thời phải phù hợp với mạng lưới dịch vụ toàn thành phố nên đòi hỏi đầu tư không chỉ về kinh tế kỹ thuật, mà cả nguồn nhân lực và về quy hoạch đô thị.



2. Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của hệ thống dịch vụ công cộng (Số thứ tự của Bảng tổng hợp dưới đây lấy theo Bảng tổng hợp của Phần kết quả điều tra trong phần Phụ lục)

Tại 16 điểm điều tra đại diện cho toàn bộ vùng Hà nội đã mở rộng sau 2008, các nghiên cứu của đề tài cho thấy rằng, với 8 điểm thuộc các khu vực đã đô thị hóa từ lâu (trong đó có 7 quận trung tâm thuộc nội thành Hà nội), tỷ lệ hư hỏng của các công trình kỹ thuật (nội thất, kỹ thuật và mặt đứng) rất thấp so với của các công trình này toàn bộ các công trình trên toàn vùng Hà nội (xem các chỉ số trung bình). Tỷ lệ hỏng nặng của các công trình ở đây chỉ từ 4% tới 16,50%, tức là tình trạng hoạt động bình thường của chúng có thể đạt mức từ 84% đến 96%. Tình trạng hư hỏng nặng nề nhất chủ yếu ở hai quận Đống Đa và Hà Đông (quận mới). Tuy nhiên, tình trạng hỏng nhẹ hay xuống cấp khá phổ biến, luôn ở mức từ 49% đến 60%. Vì thế khả năng hoạt động tốt của các công trình này chỉ đạt từ 34% đến 42%.

Kết quả điều tra trên 16 điểm của toàn vùng Hà nội (bảng tổng hợp số 10) cho thấy tình trạng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật xuống cấp nghiêm trọng hơn nhiều so với khu vực nội thành. Các chỉ số hỏng nặng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật luôn ở mức từ 27 đến 31%. Các chỉ số hỏng nhẹ cũng khá cao từ 33% đến 43%. Từ đó tỷ lệ hoạt động tốt của các cơ sở này chỉ còn ở mức từ 30% đến 36%.

Từ hai bảng số liệu này, chúng ta có thể giả định là khả năng cung ứng dvcc đô thị phụ thuộc không chỉ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nó, tức là tùy thuộc tình trạng đô thị hóa của nó và sự phát triển của kinh tế đô thị mà còn với chính sách phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của Nhà nước. Khu vực nội thành Hà nội cũ thuộc loại đô thị đặc biệt nên được hưởng chính sách ưu tiên cao nhất cho xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Trong khi thành phố Hà Đông trước đó là đô thị loại III nên điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng của nó còn thấp, chỉ tương đượng quận kém nhất của khu vực nội thành Hà nội là quận Đống Đa và kém xa các quận nội thành khác.

Các chỉ số trung bình về chất lượng kỹ thuật của các hệ thống dvcc cho thấy chúng chỉ bảo đảm công suất hoạt động khá thấp, chỉ từ 90% trở xuống. Các hệ thống điện (điện lưới, điện thoại và điện chiếu sáng) có các chỉ số đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (đủ công suất) cao hơn cả cũng chỉ đạt mức từ 86% đến 89%. Riêng hệ thống cung cấp nước sạch toàn thành phố chỉ đảm bảo cho trên 50% số địa bàn điều tra (53,13%).

Tình trạng các hệ thống dịch vụ cung cấp điện không bảo đảm công suất hoạt động và các hệ thống cấp nước chỉ bảo đảm trên 50% số đơn vị địa phương được điều tra cho thấy hệ thống dvcc đô thị Hà nội chưa thể đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa thủ đô hiện nay. Cũng như tình trạng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống dvcc đã nêu ở trên, sự sát nhập các vùng nông thôn của các tỉnh xung quanh vào lãnh thổ Hà nội đã làm cho tình trạng của hệ thống dvcc đô thị Hà nội trở nên bất cập vì không còn có thể bảo đảm các chỉ tiêu kỹ thuật mà nó đã đạt được trước khi mở rộng.

Thực vậy, trước khi mở rộng, thành phố Hà nội đã có được một cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho quy mô dân cư và lãnh thổ của nó. Dựa trên các chỉ số kỹ thuật của các cơ sở hạ tầng dịch vụ thuộc khu vực nội thành Hà nội hiện nay, các hệ thống cung cấp điện luôn đảm bảo công suất từ trên 90% (từ 93% đến 96%), chỉ số có hệ thống cấp nước đạt mức 97% (bảng 7). Trong khi đó các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các hệ thống dvcc cơ bản thuộc khu vực ngoại thành mới sát nhập chỉ có các chỉ số kỹ thuật rất thấp (bảng 10). Các chỉ số về công suất của các hệ thống cung cấp điện tại khu vực này chỉ đạt từ 76% lên 86%, trong khi chỉ số về hệ thống cấp nước thành phố chỉ ở mức 2,38%, hay chưa có hệ thống cấp nước.

Vấn đề cần khắc phục hiện nay vì thế là cần thu hút mọi nguồn lực tài chính, kỹ thuật và con người từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, để đầu tư và khai thác tối đa hiệu quả của các hệ thống dvcc hiện có và nhanh chóng thu hẹp sự khác biệt về cơ sở hạ tầng dịch vụ giữa các khu vực đã đô thị hóa và chưa đô thị hóa, giữa trung tâm và ngoại vi và giữa nội thành và ngoại thành. Vấn đề chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước và các thành phần kinh tế tư bản, tư nhân trong đầu tư vào lĩnh vực dvcc cũng là cấp thiết đối với Hà nội hiện nay:



a, Đánh giá chuyên gia về hệ thống cung ứng dịch vụ công ích (điện, nước, thông tin)

Theo mô tả và đánh giá của các điều tra viên, các công trình dịch vụ công cộng của Hà nội chủ yếu có quy mô trung bình (37,94%) và lớn (44,19%). Các công trình cực nhỏ và cực lớn chỉ chiếm 12,50% và 5,44%. Như vậy, xét về quy mô, các công trình dvcc Hà nội có nhiều thuận lợi cho việc vận hành, duy tu và nâng cấp khả năng cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, do một bộ phận lớn các công trình có thiết kế không phù hợp (48,75% công trình chỉ có một lối ra vào) đã hạn chế khả năng khắc phục những sự cố (hỏa hoạn) của chúng một cách nhanh chóng cũng như bảo đảm tính liên tục của dịch vụ.

Trên bình diện kỹ thuật, sự thiết kế công suất hoạt động của maý móc chưa tương xứng với khối lượng công việc nên thường có tình trạng quá tải của thiết bị. Có tới 47, 88% công trình có tình trạng hoạt động quá tải của thiết bị.

Tình trạng các công trình vận hành không bảo đảm công suất còn do các thiết bị lắp đặt bị thiếu chức năng và tình trạng này diễn ra khá phổ biến khi có tới 40,13% các công trình bị thiếu chức năng. Tất cả những trở ngại về kỹ thuật này cho thấy các công trình dịch vụ công cộng ở Hà nội cho dù đã được xây dựng và đi vào hoạt động song chưa có sự giám sát và đánh giá thường xuyên nên tình trạng hoạt động chưa bảo đảm công suất hay hiệu quả kỹ thuật chưa thể khắc phục.



b, Khả năng tiếp cận các dịch vụ của người dân

Từ góc độ người sử dụng dịch vụ, các kết quả điều tra về tình hình tiếp cận các công trình dvcc của thành phố Hà nội cho thấy sự dễ dàng tiếp cận các công trình dvcc mới ở mức 39,75%. Có tới 56,75% số người được hỏi cho rằng sự tiếp cận các công trình dvcc của họ là ở mức trung bình hay không dễ và cũng không khó lắm. Trong khi có 3,50% số người cho rằng họ rất khó tiếp cận các công trình dvcc.

Các khó khăn của người tiếp cận dịch vụ công cộng được diễn giải như sau: có 27,06% số người được hỏi cho rằng các công trình dvcc quá chật hẹp hay thiếu diện tích nên không dễ sử dụng ; 32,69% người được hỏi cho rằng sự khó tiếp cận dịch vụ còn do tình trạng thiếu các thông tin hướng dẫn sử dụng dịch vụ; và có 9% cho rằng ô nhiễm cũng là một nhân tố gây cản trở cho việc tiếp cận các công trình dịch vụ công cộng.

Mặc dù những hạn chế về kiến trúc và kỹ thuật của các công trình dịch vụ công cộng, sự đánh giá của người sử dụng đối với các công trình này vẫn khá tích cực. Có tới gần 70% (69,88%) số người được hỏi trên phạm vi toàn vùng trả lời là hài lòng với các công trình dịch vụ công cộng.



c, Cơ sở vật chất cho DVCC đời sống thiết yếu:

-Hệ thống dịch vụ giáo dục:

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống dịch vụ giáo dục chủ yếu bao gồm không gian vật chất, các công trình kiến trúc và các trang thiết bị kỹ thuật dành cho hoạt động giáo dục. Không gian vật chất dành cho việc xây dựng các công trình dịch vụ giáo dục và cho các hoạt động giáo dục chủ yếu được thống kê về diện tích ở 16 đơn vị nghiên cứu trên toàn thành phố. Diện tích trung bình của các không gian dịch vụ giáo dục được điều tra là 2,17ha. Các quận huyện có nhiều trường Đại học trên địa bàn có diện tích lớn hơn tới 4 lần các quận huyện không có các trường đại học. Đó là trường hợp quận Hai Bà Trưng có tới 8, 63ha và thị trấn Xuân Mai có tới 7, 91 ha. Tuy nhiên, cũng có địa phương chỉ có không gian dịch vụ giáo dục rất hẹp như huyện Hoài Đức (0, 32ha), quận Ba Đình (0,36ha), quận Hoàn Kiếm (0,49 ha), tức là chỉ bằng 1/7 diện tích trung bình dành cho giáo dục trên toàn thành phố.

Tuy nhiên, công suất sử dụng các công trình giáo dục trên toàn thành phố còn khá thấp, mới ở mức 32,88% (hay 1/3 khả năng cung ứng dịch vụ). Tình trạng này cho thấy điều kiện phục vụ của các công trình giáo dục Hà nôi là khá tốt hay chưa thực sự bị quá tải.

Tuy nhiên, kết quả điều tra về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các công trình giáo dục tại các điểm trên toàn thành phố (bảng 15) cho thấy các yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ của chúng như “tình trạng kỹ thuật”, “mặt đứng công trình”, “hạ tầng kỹ thuật” và “nội thất công trình” đều rất kém, chỉ được đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng “tốt” ở 30% các công trình. Phần còn lại, có tới 70% các công trình đều không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng của công trình và thiết bị kỹ thuật. Trong số công trình này có tới 30% các công trình bị hỏng nặng.

Sự xuống cấp của các công trình giáo dục của thành phố giả định không chỉ những khó khăn về nguồn vốn đầu tư để xây mới, bảo trỳ và cải tạo các công trình cũ mà còn do trên 50% các công trình này đã được xây dựng từ quá lâu rồi, đầu và giữa thế kỷ trước. Điều này giải thích tình trạng có tới 82,31% các công trình giáo dục được xây kiên cố với kỹ thuật bê tông cốt thép nhưng tình trạng xuống cấp của chúng vẫn chiếm tới 70%.

Khi so sánh tình trạng các công trình giáo dục ngoại thành với các công trình giáo dục nội thành Hà nội, chúng ta nhận thấy rằng cơ sở hạ tầng giáo dục khu vực nội thành được ưu tiên đầu tư xây dựng, bảo trỳ tốt hơn, được cải thiện thường xuyên hơn nên có chất lượng tốt hơn hẳn so với khu vực ngoại thành. Các công trình giáo dục nội thành thường có diện tích lớn hơn so với ngoại thành (2,33 ha/2,01ha). Tuy nhiên ; mặc dù có diện tích lớn hơn, số công trình giáo dục lớn hơn, nhưng công suất sử dụng các công trình giáo dục ở nội thành thấp hơn nhiều so với ở ngoại thành (26,75%/39,00%).

Thực vậy, số lớp học trung bình của các huyện ngoại thành (26 lớp) thấp hơn nhiều so với số lớp trung bình của các quận nội thành (61,63 lớp). Tương ứng với tỷ lệ lớp học là tỷ lệ giáo viên của mỗi quận huyện ở hai khu vực nội và ngoại thành cũng khác nhau. Tỷ lệ giáo viên các huyện khu vực ngoại thành rất thấp, chỉ là 68 giáo viên, trong khi tỷ lệ giáo viên các quận khu vực nội thành lên tới 309 giáo viên. Do số lớp trung bình và số giáo viên trung bình ở các quận nội thành cao hơn, nên công suất sử dụng phòng học của khu vực này thấp hơn nhiều so với các huyện ngoại thành.

Hiện trạng trên có thể là do công suất sử dụng công trình thấp hơn nên chất lượng công trình cũng chậm xuống cấp hơn. Thực tiễn cũng cho tháy các hạng mục công trình và kỹ thuật của các công trình giáo dục nội thành luôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật(chất lượng “tốt”) từ 38% đến 50% (bảng 15c). Trong khi chỉ số đảm bảo chất lượng (chất lượng “tốt”) của các công trình giáo dục ngoại thành chỉ ở mức từ 11% đến 23% (bảng 15b).



Quy mô công trình và khả năng cung ứng dịch vụ

- Do Hà nội là thủ đô và là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của cả nước nên hệ thống giáo dục của nó vừa mang tính địa phương, vừa mang tính quốc gia. Các công trình giáo dục của nó có đủ các quy mô: nhỏ, trung bình, lớn và cực lớn. Thống kê cho thấy có tới 81% các công trình ở đây thuộc loại trung bình và lớn, loại nhỏ chỉ chiếm 12,13% và loại cực lớn chiếm 6,88%. Các công trình giáo dục loại cực lớn chủ yếu là các trường đại học và viện nghiên cứu.

- Về hệ thống các cấp học, qua các số liệu điều tra bao gồm các cơ sở giáo dục từ cấp II trở lên, tới bậc đại học và viện nghiên cứu (đào tạo sau đại học). Đặc biệt là hệ thống giáo dục đại học và sau đại học có số công trình giáo dục chiếm tỷ lệ còn cao hơn cả các công trình giáo dục phổ thông được điều tra (52,13%/47,88%).

Tuy nhiên tỷ lệ công trình giáo dục do Nhà nước quản lý vẫn chiếm đa số tuyệt đối, tới 95%. Tỷ lệ các công trình giáo dục do tư nhân quản lý mới chiếm tỷ lệ rất thấp là 5%. Điều này cho thấy quan niệm về kinh tế dịch vụ trong giáo dục hay sự xã hội hóa giáo dục vẫn chưa có được một sự chuyển biến đáng kể nhằm cải thiện khả năng cung ứng dịch vụ của hệ thống giáo dục Hà nội hiện nay.

Do hệ thống giáo dục vẫn chủ yếu thuộc Nhà nước quản lý nên khả năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục luôn bị hạn chế cả về chiều sâu và bề rộng, cả trong xây mới, duy tu và nâng cấp các công trình giáo dục. Vì thế, sự tiếp cận các công trình giáo dục của người dân hay khả năng cung ứng dịch vụ giáo dục gắn với tình trạng của cơ sở hạ tầng giáo dục cũng bị hạn chế. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có khoảng 30% những người được hỏi cho rằng họ có thể tiếp cận các công trình giáo dục một cách dễ dàng. Với 70% số người còn lại cho rằng sự tiếp cận các công trình giáo dục của họ không dễ dàng và trong đó hơn 5% cho rằng họ có gặp khó khăn.

Sự phân bố không đồng đều các loại công trình giáo dục giữa nội thành và ngoại thành cũng làm cho khả năng cung ứng dịch vụ giữa hai khu vực này trở nên khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ các công trình lớn và cực lớn tập trung chủ yếu ở khu vực ngoại thành (61%) cho thấy nó tập trung phục vụ các hoạt động giáo dục cấp quốc gia và thành phố hơn là cho dân cư địa phương. Trong khi khu vực nội thành tập trung rất ít các công trình giáo dục quy mô lớn và cực lớn ( so với khu vực ngoại thành (36,75%), nên tỷ lệ các công trình giáo dục nhỏ và trung bình ở đây rất cao (63,25%). Vì thế tỷ lệ người dân có khó khăn trong tiếp cận công trình giáo dục ở nội thành rất thấp (1,13%, bảng 17c) so với tỷ lệ này ở khu vực ngoại thành (8,38%, bảng 17b).

- Cùng với cơ sở hạ tầng, những vấn đề kỹ thuật cũn g là những lý do giải thích chất lượng cung ứng dịch vụ của các công trình giáo dục và hệ thống giáo dục. Vấn đề kỹ thuật liên quan trước hết đến tính chức năng của các công trình giáo dục. Sự thiếu chức năng của các công trình tất yếu không đảm bảo khả năng cung ứng dịch vụ của chúng. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, đã có tới trên 50% số công trình giáo dục ở Hà nội bị thiếu chức năng như nó phải có. Vì thiếu chức năng nên các chuyên gia đánh giá chất lượng tốt của các công trình giáo dục chỉ đạt mức 37%, mức trung bình: 52% và mức kém là 11%. Hiệu quả khai thác tốt, theo đánh giá cũng chỉ đạt mức 50%, trung bình, 40% và kém là 10%. Do bị thiếu chức năng nên chỉ có 82% số công trình hoạt động bảo đảm đúng chức năng, 16% số công trình phải kết hợp chức năng khác và 2% phải thay đổi chức năng. Tuy nhiên, khả năng cải tạo hay nâng cấp các công trình giáo dục để cho chúng hoạt động đúng chức năng của chúng rất hạn chế vì quỹ đất xây dựng giành cho giáo dục gần như đã hết, chỉ còn khoảng 23% trên phạm vi toàn thành phố.

- So sánh tiêu chuẩn kỹ thuật giữa các công trình giáo dục thuộc nội và ngoại thành cho thấy tỷ lệ công trình thiếu chức năng ở ngoại thành (56,63%) cao hơn ở nội thành (44,50%) nên chất lượng các công trình giáo dục nội thành ( cũng được đánh giá cao hơn ở ngoại thành (tốt: 43%/32%;). Chỉ có tỷ lệ trung bình và kém về chất lượng công trình ở nội thành là thấp hơn ngoại thành (trung bình: 47,5% /56,5%, kém: 9,5%/11,5%). Từ đó hiệu quả khai thác công trình giáo dục của khu vực nội thành cao hơn hẳn khu vực ngoại thành (tốt: 59% /41%), hiệu quả trung bình: 35% / 45,75%), hiệu quả kém: 6,13% /13%). Tuy nhiên, mặc dầu chất lượng và hiệu quả khai thác các công trình giáo dục ở nội thành luôn cao hơn so với ngoại thành, nhưng tỷ lệ các công trình hoạt động đúng chức năng của nội thành rất thấp so với ngoại thành cũng đặt ra câu hỏi là hoạt động các công trình giáo dục có bị chi phối bởi các chức năng phi giáo dục dẫn đến tình trạng kết hợp hay chuyển đổi chức năng của chúng. Thực vậy tỷ lệ các công trình giáo dục hoạt động đúng chức năng ở nội thành chỉ đạt mức 71,13 %, trong khi tỷ lệ này ở ngoại thành đạt tới 93,25%. Các nghiên cứu tiếp theo cần làm sáng tỏ tác động của sự thay đổi chức năng của công trình giáo dục đến hiệu quả sử dụng của chúng.

-Hệ thống dịch vụ mua bán

Theo định nghĩa chung, dịch vụ mua bán hay thương nghiệp không thuộc phạm vi của dịch vụ công cộng mà thuộc loại hình dịch vụ hàng hóa nên không do nhà nước hay khu vực công quản lý. Nhưng nếu xét trên quan niệm về các dịch vụ lợi ích chung, nó vẫn có thể được coi là dịch vụ công cộng và thuộc khu vực dịch vụ kinh doanh, có nghĩa là nó vừa phục vụ kinh doanh vừa phục vụ tiêu dùng tập thể hay công cộng. Các công trình dịch vụ mua bán bao gồm các loại chợ, cửa hàng, siêu thị hay trung tâm thương mại.



Cơ sở hạ tầng các công trình dịch vụ mua bán

- Các không gian vật chất dành cho các công trình dịch vụ mua bán tại các điểm điều tra trên toàn thành phố có diện tích trung bình là 2,37 ha (bảng 19). Tại khu vực ngoại thành diện tích trung bình của không gian dịch vụ mua bán lớn hơn nhiều: 3,22ha (bảng 19b), trong khi ở khu vực nội thành, diện tích trung bình của không gian dịch vụ mua bán chỉ bằng ½ của khu vực ngoại thành hay 1,52ha (bảng 19c). Theo đánh giá chuyên gia, công suất sử dụng của các công trình này chỉ ở mức 29,31% hay 1/3 khả năng sử dụng của chúng. Tuy nhiên tại các huyện ngoại thành, công suất sử dụng của các công trình này cao hơn nhiều so với khu vực nội thành: 33,13% /25,50%.

- Về các chỉ số kỹ thuật như “tình trạng kỹ thuật”, “mặt đứng công trình”, “hạ tầng kỹ thuật” và “nội thất công trình”, các chỉ số đạt tiêu chuẩn “tốt” của bốn chỉ tiêu này có khoảng cách từ 30,44% đến 40,88%, các chỉ số “hỏng nhẹ” từ 23,63% đến 29,75%, còn các chỉ số “hỏng nặng” co khoảng cách từ 29,38% đến 42,88%. Như vậy là khả năng hoạt động tốt và bình thường của các công trình chỉ đạt mức từ 30% đến 70%. Còn khoảng từ 30 đến 40% là hoạt động không tốt và không thể hoạt động.

- Các chỉ số kỹ thuật của các công trình dịch vụ mua bán ở ngoại thành cho thấy thấp hơn nhiều so với các chỉ số của các công trình dịch vụ mua bán nội thành. Các chỉ số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn tốt của nó có giới hạn từ 6,25% đến 16,38%, trong khi các chỉ số kỹ thuật tốt của các công trình nội thành có giới hạn từ 59,63% đến 66,75%. Các chỉ số hỏng nhẹ của các công trình ngoại thành, từ 22,63% đến 35,25%, còn các chỉ số này của các công trình nội thành là từ 24,25% đến 28,63%. Trong khi các chỉ số hỏng nặng của các công trình ngoại thành là từ 49,75% đến 69%, thì các chỉ số này của các công trình nội thành chỉ từ 9% đến 16,75%. Như vậy là các công trình dịch vụ mua bán nội thành chiếm tỷ trọng áp đảo về các chỉ tiêu bảo đảm chất lượng kỹ thuật, từ 59,63% đến 95%. Trong khi khả năng bảo đảm dịch vụ của các công trình mua bán ngoại thành chỉ đạt từ 6,25% đến 51,6 3%, tức là khả năng cung ứng dịch vụ của các công trình ngoại thành, về phương diện kỹ thuật chỉ bằng ½ khu vực nội thành.

- Để hiểu rõ những nhân tố tạo nên sự khác biệt về chất lượng công trình và kỹ thuật của hai hệ thống dịch vụ mua bán ở hai khu vực nội và ngoại thành Hà nội, chúng ta có thể căn cứ vào phong cách kiến trúc gắn với các thời kỳ xây dựng của chúng. Thực vậy bảng 20b và 20c cho thấy có tới 52% các công trình dịch vụ mua bán ngoại thành được xây từ thời trước đổi mới, trong khi chỉ có 44,13% các công trình mua bán nội thành xây trước thời kỳ Đổi mới. Như vậy là phần lớn các công trình mua bán nội thành đã được xây mới trong thời kỳ Đổi mới, còn ngược lại, các công trình dịch vụ mua bán nội thành chủ yếu được xây dựng trước thời kỳ Đổi mới. Vì thế các công trình dịch vụ mua bán nội thành có tỷ lệ bê tông cốt thép cao hơn hẳn so với các công trình dịch vụ mua bán ngoại thành (85,88% /63,25%).

Khả năng cung ứng của các công trình dịch vụ mua bán

- Các công trình dịch vụ mua bán ở Hà nội (bảng 21) có quy mô chủ yếu là trung bình và lớn (76,63%), các công trình quy mô nhỏ chỉ chiếm 18,44%, còn lại là các công trình có quy mô cực lớn chiếm 4,94%. Theo quan sát, các công trình quy mô nhỏ tương ứng với các chợ tạm trong các khu dân cư. các chợ có quy mô trung bình tương ứng với các chợ liên khu dân cư. Các chợ lớn tương ứng với các chợ trung tâm quận/huyện hay siêu thị. Các chợ cực lớn tương ứng với các chợ liên quận/huyện, chợ đầu mối hay và các trung tâm thương mại. Theo các nhà quy hoạch, quy mô các chợ tương ứng với quy mô diện tích hay công trình xây dựng của chúng. Với sự phân bố tương đối đồng đều các chợ trung bình (40)và lớn (36) trên tất cả các điểm nghiên cứu, mạng lưới dịch vụ mua bán Hà nội đã cho thấy tính tương thích của nó với sự hình thành của một thành phố đa trung tâm, cho phép người dân có thể tối ưu hóa sự lựa chọn các điểm mua bán hàng ngày tương ứng với quỹ thời gian và khả năng di chuyển hàng ngày của họ.

- Sự phân bố quá chênh lệch số đơn vị dịch vụ mua bán giữa các quận huyện giả định sự khác biệt của mật độ dân cư, hệ thống giao thông và mức sống dân cư hay nhu cầu mua bán của người dân. Do tính thích ứng cao của hệ thống dịch vụ mua bán nên gần như sự tiếp cận dịch vụ mua bán của người dân luôn được đáp ứng tốt nhất vì gần như không có trở ngại đối với họ. Trên tổng số các quận huyện được điều tra, chỉ có quận Hà Đông có 11% số người được hỏi cho rằng họ có khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ mua bán (bảng 21). Nếu xét trên tổng thể, 43,06% số người được hỏi trả lời là luôn có thuận lợi, 55,56% cho là có sự tiếp cận bình thường, chỉ có 1,38% số người được hỏi có khó khăn tiếp cận với các dịch vụ mua bán. Đây là một ví dụ về khả năng cung ứng dịch vụ công cộng có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.

- Theo bảng 21, kinh tế Nhà nước vẫn quản lý trên 80% các dịch vụ mua bán tại các địa điểm điều tra. Các công ty tư nhân chiếm 11,06%. Sau đó là kinh tế nhân dân chiếm 3,13%, còn lại là kinh tế cá thể chiếm 0,94%. Điều đáng chú ý là ở khu vực ngoại thành, chỉ có hai thành phần kinh tế nhà nước (85%) và công ty tư nhân (15%) nắm các dịch vụ mua bán, tròng khi ở khu vực nội thành có cả thành phần kinh tế nhân dân (6,25%) và thành phần kinh tế cá thể (1,88%).

- Mặc dầu các công trinh dịch vụ mua bán ở nội và ngoại thành có nhiều khác biệt về tình trạng cơ sở hạ tầng và quan hệ quản lý, chúng đều có sự giống nhau về tình trạng thiếu các chức năng cần thiết cho các hoạt động của chúng. Các chỉ số về thiếu chức năng kỹ thuật của các công trình, trên bình diện chung, ở khu vực nội thành hay ngoại thành đều có tỷ lệ giống nhau: thiếu chức năng: 39-40 %; đủ chức năng : 60-61%. Từ đó có thể giả định rằng các chức năng kỹ thuật của công trình dịch vụ mua bán không ảnh hưởng nhiều tới khả năng cung ứng dịch vụ của chúng. Đây là điều trái ngược với tình hình của các hệ thống dịch vụ mang tính kỹ thuật như điện, nước hay thông tin liên lạc.

- Tuy nhiên, khi xem xét hiệu quả khai thác các công trình dịch vụ mua bán ở nội và ngoại thành, các công trình thuộc khu vực nội thành luôn có các chỉ số tích cực hơn các công trình ở ngoại thành. Thực vậy các bảng 21b, 21c cho thấy hiệu quả khai thác của các công trình nội thành cao hơn nhiều so với các công trình ngoại thành:

Hiệu quả


+ “Tốt”: nội thành: 47,88%, ngoại thành: 26,63%

+“Trung bình” : nội thành: 44,88%, ngoại thành: 43,13%

+“Kém”: nội thành: 7,13%, ngoại thành: 30,25%

Có thể nêu giả định về việc khai thác hiệu quả các chức năng công trình dịch vụ không chỉ gắn với chất lượng kiến trúc và kỹ thuật của chúng mà còn với sự đa dạng hóa và kết hợp các chức năng của chúng. Trong mục “hoạt động đúng chức năng” của bảng 21b và 21c, các công trình dịch vụ mua bán ngoại thành chủ yếu chỉ tập trung vào các chức năng chủ yếu của chúng: đúng chức năng: 93,38%: kết hợp chức năng khác”: 5,25%: chuyển đổi chức năng: 1,38%. Trong khi đó, các công trình dịch vụ mua bán nội thành có các chỉ số thiên về sự đa dạng hóa, và kết hợp các chức năng của chúng: đúng chức năng : 87,50%; kết hợp chức năng khác”:11,88%; chuyển đổi chức năng: 0,69%.



Đánh giá của người sử dụng về khả năng tiếp cận dịch vụ mua bán

Từ góc độ của người sử dụng dịch vụ, các công trình dịch vụ mua bán gần như đã đáp ứng mọi nhu cầu tiếp cận của họ. Tỷ lệ người đánh giá sự tiếp cận các công trình dịch vụ mua bán bình thường (55,56%) và dễ dàng (43,06%) lên đến 98,63%, trong khi tỷ lệ người đánh giá có khó khăn khi tiếp cận chỉ là 1,38%. Thực vậy, có tới 83,94% số người được hỏi cho rằng các công trình này có những tiện ích cần thiết. Chỉ có 16,06% cho rằng các công trình này không có các tiện ích cần thiết.

-Hệ thống dịch vụ xã thôn ngoại thành Hà nội

Cơ sở hạ tầng dịch vụ

- Những công trình dịch vụ công cộng trong nông thôn hiện nay không chỉ nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại đã thay đổi của người dân và cộng đồng cư dân nông thôn mà cả những nhu cầu phát triển của họ được thể hiện qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn. Đó là sự thay đổi về lối sống của các cộng đồng cư dân nông thôn thông qua sự thay đổi từ các giá trị, nhu cầu và chuẩn mực sống nông thôn sang các giá trị, nhu cầu và chuẩn mực sóng đô thị. Sự thay đổi này được thể hiện trước hết ở những nhu cầu đi lại và giao tiếp ngày càng nhiều và khẩn trương nên phải bằng các phương tiện giao thông hiện đại (đường bê tông, xe máy, ô tô,), nhu cầu sử dụng điện năng trong sinh hoạt và sản xuất (điện khí hóa và thủy lợi hóa), nhu cầu sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn và phương thức dịch vụ đô thị, nhu cầu sinh hoạt có tiện nghi vệ sinh hay khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế, nhu cầu giáo dục thường xuyên ở mọi lứa tuổi, nhu cầu mua sắm phục vụ tiêu dùng hàng ngày hay đồ dùng lâu bền trong gia đình.

- Trong bảng tổng hợp (bảng 23) về hiện trạng cơ sở hạ tầng dịch vụ nông thôn ngoại thành Hà nội, mạng lưới dịch vụ nông thôn gần như đã được hoàn chỉnh cùng với quá trình Đổi mới. Mạng lưới này được gọi bằng một cái tên chung cho mọi vùng nông thôn là mạng lưới “điện đường, trường trạm”, được xây dựng bằng kinh phí của Nhà nước và sự đóng góp của người dân theo tinh thần “xã hội hóa” hay “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

- Trong hệ thống các công trình dịch vụ cơ bản này, các chỉ số cung ứng dịch vụ đều đã đạt mức từ 98% trở lên, tức là đã đáp ứng nhu cầu của gần như toàn bộ cộng đồng dân cư, vì thế chúng có đặc tính của một hệ thống dịch vụ công cộng. Riêng trường hợp các trường phổ thông trung học chỉ đạt mức 20% số xã điều tra vì chúng thuộc loại dịch vụ văn hóa cho một nhóm đối tượng hạn chế có khả năng và nhu cầu nâng cao trình độ học vấn trên mức phổ cập hiện nay (tiểu học và trung học cơ sở). Cấp trung học phổ thông vì thế thuộc loại hình dịch vụ cấp huyện.



Chất lượng của các công trình dịch vụ nông thôn

- Về khả năng cung ứng dịch vụ của mạng lưới dịch vụ xã thôn (bảng 23b), có thể khẳng định rằng hệ thống đường giao thông và cung cấp điện là đáp ứng tốt nhu cầu của người dân nông thôn ngoại thành, khi 98% đường giao thông xã thôn đã được trải bê tông hay nhựa và 96% số xã có hệ thống điện và chất lượng phục vụ tốt đạt 96,8%. Các công trình nhà trẻ xã thôn cũng bảo đảm tới 98% là công trình kiên cố và bán kiên cố, nhưng tỷ lệ nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia còn ít, chỉ ở mức 1,8%. Các trường tiểu học và trung học cơ sở cũng có 97,8% công trình là kiên cố và bán kiên cố, Riêng các trường trung học phổ thông, tỷ lệ công trình kiên cố mới đạt 22,4%.

- Vấn đề thoát nước có thể được coi là điểm yếu nhất của hệ thống dịch vụ nông thôn ngoại thành Hà nội bởi hệ thống thủy lợi mới chú ý việc tưới nước cho đồng ruộng mà chưa thể thoát nước cho các khu dân cư. Hệ thống cống rãnh không chỉ thiếu, mới đạt 53,6% mà còn thiếu hiệu quả. Có hai huyện được điều tra không có công trình thoát nước nông thôn là Chương Mỹ và Hoài Đức và tình trạng thoát nước ở đây chỉ trông chờ hoàn toàn vào tiêu thoát tự nhiên (bảng 23 và 23c). Trong khi đó ngay cả huyện có hệ thống cống rãnh 100% như huyện Gia Lâm thì hiệu quả tiêu thoát nước vẫn không đạt yêu cầu: 55% lượng nước thải được thoát theo cách tự nhiênn còn 45% không thể tiêu thoát dẫn tới úng ngập. Tổng kết lại, khu vực làng xã ngoại thành của 5 huyện được điều tra có tới 61% số xã không thể tiêu thoát nước bằng hệ thống cống rãnh mà để nước thoát tự nhiên. Tình trạng úng ngập vì thế chiếm tới 39%. Tuy nhiên, việc cung cấp nước sạch đã có tiến bộ đáng kể khi có tới 94% số xã được cấp nước sạch.

Việc thiếu một hệ thống thoát nước hiệu quả kiểu đô thị không chỉ gây tình trạng úng ngập thường xuyên trong nông thôn mà còn gây cản trở cho việc phổ biến loại hình nhà xí hợp vệ sinh trong nông thôn. Bởi vì việc sử dụng hố xí tự hoại đòi hỏi phải có hệ thống thoát nước đi cùng với nó. Các loại hình nhà vệ sinh không sử dụng cống tiêu thoát nước đều chỉ đạt tiêu chuẩn vệ sinh một cách tương đối (hố xí tự tiêu thấm, hố xí chôn lấp,vv). Trong bảng 23c, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh ở các huyện ngoại thành được điều tra chỉ đạt 67%. Có huyện chỉ đạt 30% (Hoài Đức). Đây là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn, nhất là khi người dân nông thôn, kể cả cán bộ chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề này. Thực vậy ngay ở các công trình công cộng như trường học, trụ sở ủy ban, trạm xá, mặc dù có kinh phí nhà nước và địa phương hỗ trợ, tỷ lệ có hố xí mới đạt khoảng 60%. Với các công trình do nhân dân tự đóng góp như chợ hay nhà văn hóa, tỷ lệ có hố xí thấp hơn nhiều, chỉ đạt từ 37 đến 49%.

- Do sự tách rời giữa không gian khu dân cư (thôn xã)và các không gian xã hội bao trùm lên nó (huyện, tỉnh hay thành phố), các đơn vị dân cư xã thôn phải tự tạo cho mình các dịch vụ đời sống kể cả thể chất và tinh thần như chợ dân sinh, trạm y tế, sân thể thao và nhà văn hóa để đáp ứng các nhu cầu của họ. Đây là nét khác biệt giữa tổ chức không gian nông thôn và tổ chức không gian đô thị (không có sự tách rời giữa không gian cư trú và các không gian xã hội bao trùm lên nó).

Sự tồn tại của các sân vận động xã (80%) thôn (37%) là một cố gắng đáp ứng các nhu cầu chính trị, văn hóa và xã hội nông thôn, nhất là nhu cầu tập hợp của nhóm thanh thiếu niên. Sự hình thành các chợ xã (79,6%) và liên xã (15,4%) cho thấy nhu cầu trao đổi và mua bán khu vực nông thôn đã mang tính thường xuyên và do đó cũng đòi hỏi các dịch vụ thường xuyên hơn là sự hoạt động định kỳ của các chợ phiên trước đây. Tuy nhiên, do tính chất tự phát và tự tổ chức của các chợ nông thôn nên chất lượng dịch vụ của chúng còn rất thấp, chỉ có 28,2% được coi là có chất lượng tốt, còn 18,2% bị coi là có chất lượng kém, phần còn lại chỉ có giá trị trung bình.

- Các công trình dịch vụ nông thôn có sự đầu tư của nhà nước luôn có chất lượng tốt hơn hẳn so với các công trình dân sự cộng đồng. Có tới 95,4% các trạm y tế đã được xây kiên cố và bán kiên cố. Các công trình dịch vụ hành chính như trụ sở ủy ban và các đoàn thể cũng tỷ lệ kiên cố tới mức 92,11%, và chỉ còn rất ít công trình mang tính tạm thời (1,59%, bảng 23d). Sự thiếu vắng các nguồn lực tài chính quan trọng trong nông thôn chủ yếu là do kinh tế nông thôn vẫn dựa trên nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình là chính nên không thể tạo ra được những mạng lưới dịch vụ công cộng có quy mô và chất lượng tương tự như các công trình dịch vụ đô thị. Hơn nữa lối sống nông dân cũng là một cản trở cho nhận thức của người dân nông thôn về quá trình đô thị hóa nông thôn và những vấn đề của nó. Nhận thức hạn chế vè vấn đề vệ sinh môi trường của họ được thể hiện qua hệ thống thoát nước và các công trình vệ sinh thường mang tính biểu trưng hơn là phương tiện bảo vệ môi trường và sức khỏe con người cũng là biểu hiện của văn hóa nông dân chứ không chỉ là do sự khó khăn về tài chính của họ.

-Hệ thống dịch vụ công cộng tại khu đô thị mới (Lấy ví dụ từ khu Linh Đàm)

Hệ thống dịch vụ sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày

« Khu dô thị mới » ở Hà nội hiện nay đang được coi là một mô hình thử nghiệm các giải pháp cho tình trạng quá tập trung dân cư ở các trung tâm đô thị dẫn tới tình trạng xuống cấp của nhà ở và môi trường đô thị, sự tắc nghẽn giao thông và sự hạn chế khả năng phát triển của các chức năng đô thị. Các khu đô thị mới được bố trí khá xa trung tâm đô thị, từ 5 đến 10km, trên các vành đai 2 và 3 và nằm trên các trục giao thông chính của thành phố. Các khu này đều có tuyến xe bus để người dân có thể vào trung tâm thành phố một cách thuận tiện.

Mô hình nhà ở của khu đô thị mới chủ yếu là các chung cư cao tầng cho đa số dân cư xen lẫn với các khu biệt thự giành cho số ít người có thu nhập cao và nhu cầu tiện nghi hiện đại. Do phát triển các công trình nhà ở theo chiều cao, nên khu dô thị mới có thể dành đất cho các công trình dịch vụ tại chỗ và hạn chế sự đi lại của người dân vào các trung tâm đô thị.

Linh Đàm được coi là khu đô thị mới kiểu mẫu của Hà nội trong việc đáp ứng các nhu cầu quy hoạch và cải thiện môi trường sống cho người dân đô thị. Đươc hoàn thành vào năm 2005, khu đô thị Linh Đàm cũng chính thức trở thành một khu đô thị thuộc quận Hoàng Mai, thành phố Hà nội.

Để đanh giá quá trình hình thành hệ thống dịch vụ công cộng tại đây kể từ khi khu đô thị này được hình thành và khả năng cung ứng dịch vụ của chúng, một nghiên cứu xã hội học thăm dò đã được tiến hành tại đây vào tháng 9/2010. Nghiên cứu này dựa trên quan sát và phỏng vấn các hộ kinh doanh và tiêu dùng dịch vụ ở khu vực trung tâm và các tuyến phố chính của khu đô thị này. Các đối tượng được phỏng vấn thuộc hai nhóm: nhóm kinh doanh dịch vụ sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày (chợ, cửa hàng, quầy hàng, hàng ăn, quán giải khát vv) và nhóm kinh doanh các dịch vụ xã hội -văn hóa như công viên, vườn hoa, trường học vv.

Nhóm được phỏng vấn này gồm 24 hộ với cơ cấu hành nghề chủ yếu là các nghành dịch vụ. Thực vậy, nhóm kinh doanh dịch vụ sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày chủ yếu là các hoạt động dịch vụ hàng hóa (thương nghiệp) nhưng cũng có thể bao gồm cả các hoạt động giáo dục tư thục hay phục vụ văn phòng với tư cách là các dịch vụ phi hàng hóa (văn hóa, thể thao, giải trí,vv). Trong nhóm này, dịch vụ tiêu dùng hàng hóa có vị trí chủ đạo với tỷ lệ trên 79% (bảng 24).

Sự tập trung chủ yếu các hoạt động dịch vụ thay vì cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ như ở các khu đô thị khác cho thấy tính đặc thù của khu đô thị Linh Đàm cũng như của các khu đô thị mới ở Hà nội. Điều này dễ hiểu vì các khu đô thị mới chỉ là các khu dân cư hoặc tái định cư nên ở đó Nhà nước không cho phép các hoạt động sản xuất nên ở đây chỉ tồn tại các hoạt động dịch vụ. Hai là khu đô thị đươc xây dựng theo quy hoạch nên nó đã được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như nhà ở, điện, nước, đường giao thông và các công trình dịch vụ công cộng như bến xe bus, công viên, vườn hoa, siêu thị,vv. Hơn nữa với quy mô dân cư không lớn, khoảng vài chục ngàn người và thành phần dân cư không đa dạng lắm, chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức nên các hoạt động dịch vụ chủ yếu là phục vụ tiêu dùng hàng ngày, nghỉ ngơi, sinh hoạt và giải trí,vv.

Thực vậy trong bảng 24b về cơ cấu dịch vụ tiêu dùng hàng hóa của khu đô thị này, hai dịch vụ chiếm ưu thế vượt trội là dịch vụ bán hàng ăn (hàng quà, thức ăn chín và đồ ăn sáng) và nhất là dịch vụ bán thực phẩm tươi sống như gạo, rau, hoa quả và thịt. Sau đó là các dịch vụ bán hàng tạp hóa và hàng giải khát như trà và cà phê.

Do Linh đàm là một khu cư trú thuần túy nên những dịch vụ công cộng tại chỗ không thể thỏa mãn mọi nhu cầu của cộng đồng dân cư của nó. Ngoài khả năng tự đáp ứng những nhu cầu về thực phẩm tại chỗ, người dân Linh Đàm thường phải sử dụng các dịch vụ khác thuộc hệ thống dịch vụ của khu vực xung quanh và của toàn thành phố (bảng 25).

Tuy nhiên, việc khu đô thị Linh Đàm có thể tự thỏa mãn các nhu cầu thực phẩm tại chỗ cũng là do nó kết nối mạng lưới chợ còn rất sơ sài của nó (chủ yếu là chợ xanh, chợ tạm và một siêu thị) với mạng lưới chợ nông thôn xung quanh (chợ Đại Từ). Tình hình cung cấp dịch vụ tiêu dùng thực phẩm ở Linh Đàm (bảng 25b), cho thấy ý tưởng không xây chợ cho người dân trong khu đô thị mà chỉ xây siêu thị là một thiếu xót của nhà quy hoạch đô thị ở đây. Trên thực tế, chợ Đại từ đã đóng vai trò chính trong việc cung cấp thực phẩm cho khu đô thị Linh Đàm, trong khi siêu thị Rosa chỉ có thể cung cấp các sản phẩm không phải là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cho người dân ở đây. Việc người dân bán thực phẩm ngay trước, sau và bên cạnh siêu thị Rosa cho thấy siêu thị chưa thể là kênh cung cấp thực phẩm chính cho người dân ở khu đô thị này.

Việc người dân Linh Đàm sử dụng các dịch vụ mua sắm đồ dùng gia đình, khám chữa bệnh hay giáo dục đều phải kết hợp giữa mạng lưới dịch vụ tại chỗ và mạng lưới dịch vụ thành phố (bảng 25). Điều đáng chú ý là hệ thống giáo dục phổ thông, theo bảng 25 cho dù đã thu hút 85% học sinh tại chỗ, song chủ yếu là các trường mầm non nên các dịch vụ giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông và các dịch vụ y tế hay dịch vụ mua sắm đồ dùng gia đình ở đây còn rất yếu, người dân chủ yếu vẫn phải vào thành phố để đáp ứng những nhu cầu của mình..

Một điểm đáng chú ý là người dân trong khu đô thị Linh Đàm rất tích cực tham gia các hoạt động thể thao-giải trí (bảng 26). Có tới 56% số người được hỏi cho rằng họ có tham gia các hoạt động thể thao. Các sinh hoạt tôn giáo cũng được họ rất quan tâm chú ý. Gần như tất cả mọi người ở đây (93%) đều thừa nhận có tham gia các sinh hoạt tôn giáo. Chính các hoạt động thể thao và tôn giáo là những yếu tố gắn kết họ với cộng đồng và không gian nơi họ mới đến cư trú và hội nhập (62% đi chùa gần nơi ở). Chỉ có 38% người dân đi các chùa ở xa nơi cư trú.

Một đặc điểm quan trọng khác của người dân khu đô thị Linh Đàm là họ luôn có quan hệ thường xuyên với khu vực nội thành, nơi họ học tập, làm việc hay có các quan hệ xã hội trước đó. Mặt khác họ cũng luôn cởi mở các quan hệ với khu vực xung quanh nơi mới đến cư trú để xây dựng các quan hệ xã hội mới. Có tới 79% người được hỏi thường xuyên đi vào nội thành, nhưng cũng có tới 65% thừa nhận họ luôn có quan hệ và vào làng Đại Từ gần đó, trong khi quan hệ thăm hỏi của họ chủ yếu là ở xa (85%) chứ không phải ở Linh Đàm (15%). Đây chính là điều đã thể hiện ở phần sử dụng các dịch vụ tiêu dùng hàng ngày và trong các sinh hoạt thể thao và tôn giáo.

Khả năng cung ứng dịch vụ công cộng khu đô thị Linh Đàm

Ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư hoàn chỉnh bao gồm hệ thống đường vành đai 3 đi qua trung tâm Linh Đàm, hệ thống điện và hệ thống nước đạt tiêu chuẩn đô thị, các cơ sở dịch vụ công cộng tại đây theo khảo sát ban đầu của đề tài, rất phong phú, bao gồm 16 cơ sở: 3 trường mầm non, 3 công viên, 2 sân bóng, 1 nhà văn hóa, 1 bể bơi, 1 nhà hàng, 1 trung tâm tắm hơi và masage và 4 chùa miếu.

Các cơ sở dịch vụ công cộng này gồm nhiều hoạt động dịch vụ bên trong nó, từ thương mại, đến giáo dục, giải trí, văn hóa tâm linh và thể dục thể thao. Tính đa dạng của các hoạt động dịch vụ này cho thấy nhu cầu xã hội của cộng đồng dân cư ở đây rất đa dạng và phát triển, nhất là qua các nhu cầu thể dục thể thao và giải trí (Tennis, võ thuật, aerobic,vv). Hơn nữa các dịch này đều là dịch vụ hàng hóa (phải trả tiền với giá thị trường) nên nó ám chỉ rằng cộng đồng dân cư này có mức thu nhập và mức sống khá cao so với các khu vực dân cư khác.

Trong cơ cấu các loại hình dịch vụ này, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất là Thể dục thể thao: 35%, giải trí: 20% và thương maị: 20%. Như vậy nhu cầu dịch vụ của khu đô thị Linh Đàm không chỉ là các nhu cầu cơ bản như của các khu vực nông thôn ngoại thành mà đã bao gồm cả các nhu cầu văn hóa xã hội phát triển của các khu dân cư nội thành.

Hoạt động của các cơ sở dịch vụ này diễn ra liên tục vì có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, có cơ chế kinh doanh đảm bảo nguồn kinh phí cho chúng hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, do tính chất hang hóa của các dịch vụ này nên không phải ai cũng có thể tiếp cận chúng, nhất là những người có thu nhập thấp.

Khi tìm hiểu về đánh giá và nguyện vọng của người dân trong khu Linh Đàm về các dịch vụ công cộng tại đây, chúng ta thấy rõ hơn những thiếu sót của chúng.

Các kiến nghị của người dân tại đây chủ yếu là nên có những dịch vụ công cộng của nhà nước về y tế và giáo dục tại khu đô thị Linh Đàm, vì các dịch vụ ở đây chủ yếu là các dịch vụ tư nhân hay dịch vụ hàng hóa, nên giá dịch vụ cao, người thu nhập trung bình khó tiếp cận. Hai là các dịch vụ tư nhân ở đây không thể có được khả năng đầu tư trang thiết bị đầy đủ như các cơ sở nhà nước, nhất là về y tế. Ba là ở đây còn thiếu các trung tâm mua sắm và trung tâm giải trí cho mọi lứa tuổi. Các khu giải trí tư nhân thường bán vé dịch vụ nên không phải là nơi dễ đáp ứng các nhu cầu giải trí đa dạng của thanh thiếu niên và người già.



3. Cơ sở qui hoạch từ Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ hướng tới việc xây dựng thống nhất cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ, cụ thể như sau:



a, Mạng lưới công sở (hình 65):

- Đối với các cơ quan Chính trị - Hành chính cấp Quốc gia: Trụ sở các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ tiếp tục bố trí tại khu vực Ba Đình, cải tạo và nâng cấp thành quần thể kiến trúc cảnh quan tiêu biểu cho Thủ đô và cả nước. Thực hiện di dời một số chức năng tại khu vực này để có điều kiện cải tạo nâng cấp về điều kiện làm việc và hạ tầng cơ sở tại khu vực này.

- Đối với các cơ quan hành chính cấp Bộ và cơ quan ngang Bộ: Di dời trụ sở các bộ ngành ra khỏi khu vực nội đô lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung.

- Đối với các cơ quan hành chính cấp thành phố: Trụ sở Thành ủy, UBND Thành phố, Hội đồng Nhân dân tiếp tục bố trí tại khu vực xung quanh Hồ Gươm. Các cơ quan, công sở cấp thành phố sẽ được hợp khối chức năng và xác định vị trí thích hợp trong giai đoạn quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết và các đề án hoặc quy hoạch chuyên ngành.

- Đối với mạng lưới các viện và trung tâm nghiên cứu: Cần nghiên cứu phân bố lại mạng lưới các Viện và Trung tâm nghiên cứu đầu ngành tại Hà Nội hiện nay, gắn kết các Viện và Trung tâm nghiên cứu tại khu vực nội đô với các cơ sở đào tạo hoặc các cơ sở sản xuất [4].



Каталог: Upload -> Documents -> 2017
Documents -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Documents -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
Documents -> HỢP ĐỒng tặng cho tài sảN
Documents -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
Documents -> ĐƠN ĐỀ nghị thăm viếng mộ liệt sĩ
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
Documents -> Thuyết minh kỹ thuật I – CĂn cứ LẬp hồ SƠ thiết kế BẢn vẽ thi côNG

tải về 13.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương