ĐỀ TÀi nghiên cứU – Năm 2008


Hình 4-6: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết



tải về 419.3 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích419.3 Kb.
#25108
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hình 4-6: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết




    1. Mức độ quan trọng của các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng Hair salon khi mua HMPCST tại khu vực Tp.HCM

Theo kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ở trên thì ta thấy có 4 nhân tố tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn của khách hàng là: kênh phân phối, giá HMPCST, chất lượng HMPCST và phương thức thanh toán.

Tuy nhiên theo suy nghĩ của khách hàng qua kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn lại không đúng hoàn toàn như kết quả trên. Khi khách hàng được hỏi mức độ quan trọng của các nhân tố: chất lượng HMPCST, giá HMPCST, chủng loại HMPCST, thái độ phục vụ, kênh phân phối, phương thức thanh toán, chương trình khuyến mãi (sử dụng thang đo Linkert với 1 là mức hoàn toàn không quan trọng đến 5 là mức rất quan trọng), kết quả khách hàng cho rằng có 4 nhân tố quan trọng nhất là: kênh phân phối, giá HMPCST, chương trình khuyến mãi, chất lượng HMPCST. Xin xem Bảng 4-14 minh họa dưới đây:


Bảng 4-14: Mức độ quan trọng của các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn

Nhân tố tác động

Số trả lời

N

Mức

Quan trọng

Độ lệch chuẩn

Kênh phân phối

250

4.30

.736

Giá HMPCST

250

4.23

.751

Chương trình khuyến mãi

250

4.10

.806

Chất lượng HMCST

250

3.98

.744

Phương thức thanh toán

250

3.88

.762

Thái độ phục vụ

250

3.58

.857

Chủng loại HMPCST

250

3.12

.981

Thông qua kết quả thu được ở Bảng 4-14, chúng ta nhận thấy có sự khác biệt hơi nhỏ về kết qua thu được. Phân tích hồi quy tuyến tính bội và đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố theo suy nghĩ của khách hàng, cả hai phương pháp nếu trích ra 4 nhân tố có mức độ quan trọng nhất. Nhận thấy rằng nhân tố phương thức thanh toán được cho là 1 trong 4 nhân tố quan trọng nhất theo phương pháp hồi quy tuyến tính bội nhưng lại không phải là 1 trong 4 nhân tố quan trọng nhất theo phương pháp đánh giá mức độ quan trọng theo suy nghĩ của khách hàng, thay vào đó là nhân tố chương trình khuyến mãi.

Nhân tố chương trình khuyến mãi được đánh giá là nhân tố có mức độ quan trọng đứng vị trí thứ 3 theo suy nghĩ của khách hàng đôi phần cũng cố thêm lập luận trong việc giữ lại nhân tố chương trình khuyến mãi trong mô hình lý thuyết. Tuy nhiên, thông qua sự khác biệt này ta thấy được sự phức tạp trong công tác nghiên cứu thị trường. Khách hàng không phải ai cũng trả lời đúng như thực tế họ làm, đôi khi họ trả lời như thế này nhưng lại làm như thế khác rất khác. Như khách hàng thường hay bảo rằng họ không quan tâm nhiều đến chương trình khuyến mãi mà chỉ quan tâm đến chất lượng nhưng khi đi siêu thị chẳng hạn họ mua hầu hết những sản phẩm đang có chương trình khuyến mãi.

Điều này cho chúng ta một ý nghĩ quan trọng trong việc xác định trọng số của những nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng không phải là việc máy móc và cứng nhắc chỉ dựa vào kết quả trả lời của khách hàng mà cần phải kết hợp nhiều nhân tố khác phù hợp xác với thực tiển đang diễn ra như dựa vào kinh nghiệm, óc phán đoán của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà kinh doanh.



Hơn thế nữa, chúng ta cần phải lưu ý rằng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội chỉ phản ánh tầm quan trọng của các nhóm thuộc tính trong điều kiện hiện tại. Để có được kết quả chính xác hơn về mức độ quan trọng của các nhóm thuộc tính cần phải có sự phối hợp giữa việc đánh giá về tầm quan trọng của từng thuộc tính bằng thang đo quãng (interval scale) hay thang đo tỷ lệ (ratio scale) đối với kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội. Xác định được chính xác tầm quan trọng của các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, kinh doanh tiếp thị.

    1. Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng Hair salon khi mua HMPCST ở Tp.HCM

Mức độ thỏa mãn của khách hàng thể hiện qua mức độ cảm nhận của khách hàng về chất lượng, giá, chủng loại HMPCST, thái độ phục vụ bán hàng, kênh phân phối, phương thức thanh toán và chương trình khuyến mãi. Như đã được trình bày ở các chương trước, đây chính là các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng và khi những cảm nhận này càng cao thì mức độ thỏa mãn của khách hàng càng cao khi mua HMPCST tại Hair salon ở Tp.HCM. Kết quả đánh giá mức độ cảm nhận của khách hàng được trình bày trong Bảng 4-15 ở trang tiếp theo :

Bảng 4-15: Mức độ cảm nhận của khách hàng đối với các nhân tố tác động vào

sự thỏa mãn


Nhân tố tác động

Số trả lời

N

Mức

cảm nhận

Độ lệch chuẩn

Chất lượng HMPCST

250

3.42

.741

Giá HMPCST

250

3.40

.741

Chủng loại HMPCST

250

3.76

.925

Thái độ phục vụ

250

3.36

.669

Kênh phân phối

250

3.30

.803

Phương thức thanh toán

250

3.24

.822

Chương trình khuyến mãi

250

3.86

.797

Qua kết quả trung bình các mức độ cảm nhận trên, chúng ta thấy sự hài lòng của khách hàng khi mua HMPCST về chất lượng, giá, chủng loại, thái độ phục vụ, kênh phân phối, phương thức thanh toán và chương trình khuyến mãi gần như nhau. Không có nhân tố nào gây cho khách hàng có mức độ cảm nhận quá cao hay quá thấp. Điều này thể hiện rõ tư tưởng chủ nghĩa bình quân của khách hàng. Trong thực tế khách hàng ít bao giờ trả lời họ thật sự hài lòng một điều gì đó mà họ đang được thụ hưởng thay vào đó họ hay trả lời dạng chung chung là tạm được. Nhưng xét trên phía cạnh các con số thống kê mà ta thu được ở trên, có thể nhận thấy rằng khách hàng chưa hài lòng lắm phương thức thanh toán. Điều này mong các nhà quản trị chú ý hơn nhằm tìm ra hình thức thanh toán ưu việt hơn mà cả hai phía khách hàng và doanh nghiệp cùng chấp nhận được.



    1. Phân tích sự khác biệt về mức độ cảm nhận của các đối tượng khách hàng

Trong các phần đã được phân tích ở Chương 4, chúng ta đã phân tích các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng Hair salon tại Tp.HCM và trình bày mức độ cảm nhận về các nhân tố của khách hàng khi mua HMPCST. Trong phần 4.7 này, tác giả tiếp tục đi tìm câu trả lời liệu mức độ cảm nhận về các nhân tố nêu trên có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng khi họ được chia theo độ tuổi và doanh thu trung bình tháng ? Tác giả dùng phân tích phương sai (ANOVA), đây là sự mở rộng của phép kiểm định t, vì phương pháp này giúp ta so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên. Kết hợp với phép kiểm định Benferroni, là thủ tục so sánh bội được dùng để xác định sự khác nhau có nghĩa giữa trị số trung bình của từng cặp nhóm đối tượng với nhau. Phép kiểm định này cho phép chúng ta linh hoạt điều chỉnh được mức ý nghĩa khi tiến hành so sánh bội dựa trên số lần tiến hành so sánh.

Sau khi tiến hành phân tích ANOVA với kiểm định Bonferroni cùng mức ý nghĩa 0.05 kết quả thu được như sau:



  • Không có sự khác biệt trong mức độ cảm nhận về các nhân tố nêu trên của nhóm khách hàng trong mẫu nghiên cứu khi được chia theo độ tuổi. (xin xem phụ lục 6).

  • Có một sự khác biệt trong mức độ cảm nhận về sự phù hợp của phương thức thanh toán giữa khách hàng có doanh thu trung bình hàng tháng từ 10-15 triệu và nhóm khách hàng có doanh thu từ 26-30 triệu. Kết quả kiểm định Bonferroni cho thấy trị trung bình của hai nhóm khách hàng có doanh thu như trên có sự khác biệt tại p = 0.020, sai lệch chuẩn (Std. Error) là 0.157 (xin xem phụ lục 7). Bảng thống kê 4-16 sẽ minh họa cho sự khác biệt này.


Bảng 4-16: Khác biệt giữa các nhóm doanh thu trong mức độ cảm nhận

về phương thức thanh toán


Nhóm doanh thu

Số trả lời

Mức độ cảm nhận

Độ lệch chuẩn

10 – 15

38

3.123

0.729

25 - 30

37

3.631

0.652




    1. Tóm tắt

Chương 4 đã trình bày kết quả đánh giá, phân tích và hoàn chỉnh các thang đo lường các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng Hair salon khi mua HMPCST tại Tp.HCM. Kết quả đánh giá cho thấy rằng các thang đo điều đạt độ tin cậy cần thiết. Đồng thời cũng trình bày kết quả kiểm định mô hình lý thuyết đặt ra, kết quả kiểm định cho thấy rằng các giả thuyết sau đây được chấp nhận:
Giả thuyết H1: Cảm nhận của khách hàng về chất lượng HMPCST càng cao thì sự thỏa mãn của họ đối với việc mua hàng tại kênh Hair salon càng cao.

Giả thuyết H2: Cảm nhận của khách hàng về sự phù hợp của giá cả HMPCST càng cao thì sự thỏa mãn của họ đối với việc mua hàng tại kênh Hair salon càng cao.

Giả thuyết H4: Cảm nhận của khách hàng về thái độ phục vụ tận tình của nhân viên càng cao thì việc thỏa mãn của họ đối với việc mua hàng tại kênh Hair salon càng cao.

Giả thuyết H5: Cảm nhận của khách hàng về sự tiện lợi khi mua hàng tại kênh Hair salon càng cao thì sự thỏa mản của họ với việc mua hàng tại kênh Hair salon càng cao.

Giả thuyết H6: Cảm nhận của khách hàng về sự phù hợp của phương thức thanh toán càng cao thì sự thỏa mãn của họ với việc mua hàng tại kênh salon càng cao.

Riêng giả thuyết H3 (cảm nhận của khách hàng về sự đa dạng của HMPCST càng cao thì sự thỏa mãn của họ với việc mua hàng tại kênh Hair salon càng cao) và giả thuyết H7 (cảm nhận của khách hàng về sự hấp dẫn của chương trình khuyến mãi càng cao thì sự thỏa mãn của họ đối với việc mua hàng tại kênh Hair salon càng cao) không có ý nghĩa thống kê. Đúng theo quy tắc là phải loại H3, H7 ra phải mô hình nhưng thông qua cách lập luận như đã nêu ở mục 4.4 (Kiểm định mô hình lý thuyết) tác giả xin giữ lại H7 trong mô hình.

Ngoài việc đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết, Chương 4 cũng đã phân tích mức độ quan trọng của những nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng và sự cảm nhận của khách hàng đối với các nhân tố này. Tác giả còn đi tìm lời giải có hay không có sự khác biệt về mức độ cảm nhận đối với các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của những nhóm khách hàng khác nhau.

Chương tiếp theo là chuơng cuối, sẽ tóm tắt lại toàn bộ nghiên cứu, rút ra những giải pháp từ kết quả nghiên cứu, đồng thời nêu ra các hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo.



Chương 5

KẾT LUẬN


    1. Giới thiệu

Mục tiêu chính của luận văn này là xác định các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng khi mua HMPCST tại kênh Hair salon trong phạm vi Tp.HCM, thông qua cách đặt các giả thiết, xây dựng và đánh giá thang đo lường chúng. Để khẳng định sự tác động của các nhân tố này vào sự thỏa mãn của khách hàng Hair salon, một mô hình lý thuyết cũng được xây dựng và kiểm định. Mô hình lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn của khách hàng, các nhân tố tác động vào nó, cách thức nghiên cứu, đo lường nó trên thị trường thế giới và nghiên cứu khám phá tại thị trường Tp.HCM (được trình bày ở Chương 2).

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết (được trình bày ở Chương 3), bao gồm hai bước nghiên cứu chính: nghiên cứu phám phá và nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu phám phá được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, còn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu phỏng vấn n = 250. Cả hai nghiên cứu trên đều được thực hiện tại Tp.HCM với đối tượng nghiên cứu là chủ các Hair salon (cửa hiệu cắt uốn tóc) tại Tp.HCM, là khách hàng thường xuyên của Công ty Đức Văn và Công ty Trường Lộc, có độ tuổi từ 25 đến 55. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo lường các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng Hair salon thông qua phương pháp độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố và kiểm định mô hình lý thuyết thông qua phân tích hồi quy tuyến tính bội (được trình bày ở Chương 4).

Mục đích của Chương 5 này là tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu và đưa ra các kết luận từ việc nghiên cứu, đặc biệt là những gợi ý từ việc nghiên cứu này với hoạt động sản xuất kinh doanh HMPCST tại Tp.HCM. Chương 5 bao gồm 3 phần chính: (1) tóm tắt kết quả chính, (2) rút ra những ý tưởng, hàm ý của nghiên cứu đối với động sản xuất kinh doanh HMPCST tại Tp.HCM, (3) trình bày những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.


    1. Kết quả chính

Các thang đo lường những nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng Hair salon sau khi được bổ sung, điều chỉnh đã đạt được chuẩn độ tin cậy cho phép. Điều này giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh HMPCST tại khu vực Tp.HCM có thể sử dụng các thang đo lường này để đo lường các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng, từ đó có kế hoạch theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh các nhân tố này tốt hơn, nhằm làm gia tăng sự thỏa mãn cho khách hàng. Trong nghiên cứu này các biến chất lượng HMPCST được đo lường bằng 5 biến quan sát, giá HMPCST được đo lường bằng 5 biến quan sát, chủng loại HMPCST được đo lường bằng 5 biến quan sát nhưng sau khi kiểm tra đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha đã loại đi một biến quan sát vì vậy chủng loại HMPCST chính thức được đo bằng 4 biến quan sát , thái độ phục vụ được đo lường bằng 5 biến quan sát, kênh phân phối được đo lường bằng 5 biến quan sát, phương thức thanh toán được đo lường bằng 4 biến quan sát, chương trình khuyến mãi được đo lường bằng 4 biến quan sát. Trong khi các nghiên cứu thị trường của một số công ty trong lĩnh vực này vẫn thực hiện việc tiến hành viện đo lường các khái niệm tiềm ẩn bằng chính chúng như về chất lượng sản phẩm, giá cả hay dịch vụ bán hàng…thì kết quả nghiên cứu này càng khẳng định thêm quan điểm “ không nên đo lường các khái niệm bằng chính chúng. Lý do là mỗi đối tượng nghiên cứu có thể hiểu các biến tiềm ẩn theo những cách khác nhau” ( Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2003, 48). Tuy nhiên các nhà nghiên cứu và làm công tác marketing có thể sử dụng, điều chỉnh hay bổ sung thêm các thang đo này cho các nghiên cứu tiếp theo về nhóm ngành hàng này.

Như đã trình bày ở Chương 4, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết kết quả cho thấy ngoại trừ các giả thuyết H3 và H7, các giả thuyết còn lại đều được chấp nhận. Nhưng căn cứ vào thực tế và các lập luận tác giả xin giữ lại giả thuyết H7 và chỉ loại duy nhất giả thuyết H3 ra khỏi mô hình.

Kết quả từ nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà quản lý và làm công tác marketing, các công ty quảng cáo và nghiên cứu tiếp thị tại thị trường Tp.HCM có cùng quan tâm trong lĩnh vực này.

Một trong những kết quả nghiên cứu này là chúng ta đã xác định được các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng Hair salon khi mua HMPCST và cách đo lường nó cũng như mức độ quan trọng của từng nhân tố. Do đó các nhà sản xuất kinh doanh HMPCST tại Tp.HCM có thể theo dõi, kiểm soát sự thỏa mãn của khách hàng thông qua các nhân tố này. Điều này sẽ rất hữu ích cho công tác lập một kế hoạch tiếp thị, quảng cáo và việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm chăm sóc tóc tại Tp.HCM và Viêt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng khi mua HMPCST tại Hair salon được nêu trong đề tài này chỉ là những cảm nhận của khách hàng (về chất lượng, giá cả, chủng loại, thái độ phục vụ, kênh phân phối, phương thức thanh toán, chương trình khuyến mãi) chứ không phải là khả năng thực có của nhà sản xuất kinh doanh HMPCST nào đó. Như một nhà sản xuất có thể sản xuất được rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau với các nhãn hiệu khác nhau nhưng người tiêu dùng có thể không nhận thấy điều đó. Trong quá trình công tác thực tế, tác giả nhận thấy rất rõ rằng nhiều khi HMPCST được sản xuất cùng một nhà máy với chất lượng như nhau nhưng lại được khách hàng cảm nhận là có chất lượng không giống nhau chỉ vì sản phẩm được đặt tên khác nhau. Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan tâm đến nhân tố hoàn cảnh, môi trường khu vực… mà HMPCST được tiêu dùng nếu chúng khác nhau thì sự cảm nhận của khách hàng có thể cũng khác nhau. Điều quan trọng nhất chúng ta cần chú ý rằng đây chỉ là những cảm nhận của khách hàng về các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của chính bản thân họ khi mua HMPCST nên chúng chỉ có giá trị tương đối, chứ không phải là kim chỉ nam để áp dụng một cách cứng nhắc và máy móc mà phải kết hợp với khả năng tư duy và kinh nghiệm của nhà nghiên cứu, nhà quản trị.


    1. Những gợi ý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh HMPCST phục vụ kênh Hair salon tại Tp.HCM

Từ kết quả nghiên cứu này cho ra một số gợi ý thiết thực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh HMPCST tại thị trường Tp.HCM như sau:

      1. Nghiên cứu và có biện pháp kiểm soát sự thỏa mãn của khách hàng thông qua các nhân tố tác động là việc cần thực hiện thường xuyên

Ngày nay với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và yêu cầu của người tiêu dùng luôn đòi hỏi cao hơn thì việc theo dõi thường xuyên sự mãn của khách hàng là thực sự cần thiết vì có thể mức thỏa mãn ngày hôm nay lại là mức không thỏa mãn trong tương lai gần do nhu cầu của khách hàng tăng lên.

Kết quả nghiên cứu này cho chúng ta biết được các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng Hair salon và cách thức đo lường nó. Điều này thật sự là hữu ích đối với nhà sản xuất kinh doanh HMPCST vì họ có thể theo dõi và kiểm soát sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc theo dõi và điều chỉnh các nhân tố tác động vào nó. Đồng thời nhà sản xuất kinh doanh HMPCST thấy được sự thể hiện của mình và so sánh với các đối thủ cạnh tranh.

Như đã trình bày ở Chương 4, việc phân tích mức độ quan trọng của từng nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Đây là các nhân tố quan trọng đối với khách hàng nên tất nhiên chúng ta phải tập trung kiểm soát và bổ sung nhằm cải tiến hơn các nhân tố này. Tuy nhiên, trong thực tế nhà sản xuất kinh doanh luôn bị ràng buộc về nguồn lực nên không thể cùng một lúc cải tiến được hàng loạt các nhân tố. Chúng ta ưu tiên cải tiến các nhân tố quan trọng thông qua việc xác định thứ tự ưu tiên cần đầu tư, cải tiến sao cho đạt hiệu quả nhất.

Vấn đề khó khăn thường gặp phải khi xác định mức độ quan trọng của các nhân tố là vì chúng ta có đến hai cách xác định. Một là, dựa trên kết quả trả lời của mẫu nghiên cứu về mức độ quan trọng của các nhân tố và hai là dựa vào hệ số Beta trong phân tích hồi quy tuyến tính bội. Theo quan điểm cá nhân của tác giả cho rằng cách đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố theo hệ số Beta là chuẩn hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên xem nhẹ các nhân tố mà khách hàng đánh giá mức quan trọng cao. Chúng ta nên xem nó như là một nhân tố quan trọng vì quan niệm xã hội cho là như vậy mặc dù trong hiện tại thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.

Vậy chúng ta phải xử lý trường hợp không đồng nhất này như thế nào? Theo tác giả để tạo để tạo sự thỏa mãn cho khách hàng, thu hút khách hàng ở giai đoạn hiện tại thì chúng ta cần tập trung vào những nhân tố có trọng số số Beta cao như kênh phân phối, giá, chất lượng, phương thức thanh toán. Đồng thời chúng ta cần quan tâm và có sự cải tiến hơn đối với những nhân tố mà khách hàng cho rằng quan trọng nhưng lại có hệ số Beta thấp hoặc chưa có ý nghĩa thống kê như trường hợp nhân tố chương trình khuyến mãi trong nghiên cứu này.



      1. Phân tích mức độ quan trọng của từng nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành chiến lược kinh doanh tiếp thị

Thông qua việc hiểu được mức độ quan trọng của các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các nhà quản trị. Đây là những nhân tố quan trọng đối với khách hàng nên chúng ta phải quan tâm cải tiến. Tuy nhiên, không phải nhân tố nào cũng được cải tiến hàng loạt như nhau vì trong thực tế nhìn chung các doanh nghiệp luôn bị các giới hạn về nguồn lực vì vậy mới đặt cho chúng ta nhiệm vụ xác định thật chính xác mức độ quan tâm trọng yếu của các nhân tố nêu trên nhằm có được thứ tự các nhân tố ưu tiên cần đầu tư, cải tiến sao cho đạt hiệu quả cáo nhất.

Vấn đề đặt ra là sau khi tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu chúng ta có tới hai cách xác định mức độ quan trọng của các nhân tố và cho ra hai kết quả không hoàn toàn giống nhau. Một là, dựa theo hệ số Beta trong phân tích hồi quy tuyến tính bội và hai là dựa trên trả lời của khách hàng về mức độ quan trọng của các nhân tố. Trong các nghiên cứu khoa học trước đây đa phần đều cho rằng việc căn cứ theo hệ số Beta trong phân tích hồi quy tuyến tính bội là tốt hơn. Ngoài ra chúng ta cũng cần xem các nhân tố có mức độ quan trọng cao theo trả lời của khách hàng vì quan niệm xã hội cho là như vậy.

Để giải quyết kết quả thu được không đồng nhất từ hai cách xác định mức độ quan trọng của các nhân tố. Theo tác giả chúng ta nên tập quan tâm đến các nhân tố có hệ số Beta cao nhằm tạo ra sự thỏa mãn cho khách hàng ở giai đoạn hiện tại. Đồng thời xem xét và điều chỉnh lại các nhân tố mà khách hàng đánh giá là quan trọng nhưng có hệ số Beta nhỏ (như nhân tố chương trình khuyến mãi trong nghiên cứu này).

Dựa theo kết quả nghiên cứu ở Chương 4, ta nhận thấy rằng các nhân tố: kênh phân phối, giá cả, chất lượng đều có hệ số Beta cao vừa có mức độ quan trọng cao, nhân tố chủng loại HMPCST có hệ số Beta và mức độ quan trọng thấp nhất , còn nhân tố chương trình khuyến mãi thì có hệ số Beta thấp nhưng lại có mức độ quan trọng cao (xin xem Bảng 4-13 và Bảng 4-14). Do đó các nhà quản trị nên xem xét và cải tiến lại nhân tố chương trình khuyến mãi như xem lại mức chiếc khấu, chương trình quà tặng, chương trình hỗ trợ làm bảng hiệu, tủ, kệ trưng bày…sao cho khách hàng cảm nhận được rõ hơn và gia tăng thêm sự thỏa mãn.



    1. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Như bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào, đề tài này không thể tránh khỏi những hạn chế của nó. Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu trong một phạm vi hẹp là Tp.HCM, không những thế trong điều kiện cho phép tác giả chỉ có thể khảo sát ở một số quận thuộc Tp.HCM. Để có một bức tranh tổng thể hơn về nhóm khách hàng Hair salon cần có thêm những nghiên cứu như thế này ở những đô thị và thành phố trong phạm vi toàn quốc trong tương lai và đây cũng chính là hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Thứ hai, nghiên cứu này chỉ đánh giá các thang đo bằng phương pháp hệ số Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, còn mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội. Hiện nay còn có các phương pháp, công cụ hiện đại khác dùng để đo lường, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết chính xác hơn.

Thứ ba, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết có hai giả thuyết H3, H7 chưa có ý nghĩa thống kê nhưng tác giả vẫn giữ lại giả thuyết H7 trong mô hình (đã trình bày ở Chương 4) và đây là điều mà các nghiên cưu tiếp theo có thể kiểm định lại.

Cuối cùng, tác giả lưu tâm rằng các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn luôn biến đổi không ngừng theo nhu cầu và mong muốn đa dạng của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng trong ngành thời trang, trong điều kiện thị trường ngày nay. Hơn nữa có thể có nhiều nhân tố khác chưa được nêu ra trong đề tài này như quảng cáo, các chương trình tập huấn kỹ thuật cho khách hàng, thu nhập của dân cư, xu hướng thời trang trong thời hội nhập…cũng tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng. Đây chính là điều mà các nghiên cứu tiếp theo bổ sung và điều chỉnh các nhân tố trên.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt


  1. Kotler, P. (2001), Quản trị Marleting, Nxb. Thống Kê.

  2. Nguyễn Đình Thọ (1998), Nghiên cứu Marketing, Nxb. Giáo Dục.

  3. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, B2002-22-23, Đại học Kinh tế Tp.HCM.

  4. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, Nxb. Đại học Quốc Gia Tp.HCM.

  5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb. Thống Kê.


Tiếng Anh


  1. Ferh B. & Russell J. A. (1984), Concept of Emotion Viewed from a Prototype Perspective, Journal of Experimental Psychology, 113, pp.464-486.

  2. Goldberger, A. S. (1991), A Course in Econometrics, Harvard University Press.

  3. Levy M. & Weitz B.A. (2001), Retailing Management, McGraw-Hill.

  4. Oliver, R.L., (1997), Satisfaction A Behavioral Perspective on The Consumer, New York NY: McGraw-Hill.

  5. Olsen, S.O, (2002), Comparative Evaluation and the Relationship Between Quality, Satisfaction and Loyalty, Psychology & Marketing, 22, 247-268.

  6. Parsuraman A., Zeithaml V. A. & Berry L. L. (1998), SERQUAL: A Multiple – Item scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 64, pp. 12-40.

  7. Tse D. K. & Wilton P. C. (1998), Models of Consumer satisfaction Formation: An Extension, Journal of Marketing Research, 25, pp.204-212.



Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 419.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương