ĐỀ TÀI: Báo cáo Lịch sử báo chí thế giới MỤc lục phần mở đầu



tải về 326.52 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích326.52 Kb.
#28970
1   2   3   4

Về VASC và Vietnamnet

Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC là công ty hoạt động trong lĩnh vực Phần mềm, Truyền thông và Giá trị gia tăng trên mạng Internet và mạng điện thoại di động hàng đầu tại Việt Nam. Ban đầu công ty mang tên là công ty phát triển phần mềm VASC. Giám đốc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC ông Nguyễn Anh Tuấn đã khẳng định: ''Việc đổi tên từ Công ty phát triển phần mềm VASC thành Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC không chỉ thể hiện nhiệm vụ mới của chúng tôi với tư cách là một thành viên Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), mà còn thể hiện mong muốn được đóng góp vào sự phát triển truyền thông và công nghệ thông tin Việt Nam của VASC ''

Công ty này đã thành lập nên báo điện tử Vietnamnet. Cơ quan chủ quản là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Vietnam Net được cấp giấy phép hoạt động mới nhất vào ngày 23 tháng 1 năm 2003 (số giấy phép: 27/GP-BVHTT). Trước đó người ta đã thấy báo này xuất hiện tại địa chỉ mạng hiện nay từ thập niên 1990. Giám đốc Công ty phần mềm và Truyền thông VASC là Nguyễn Anh Tuấn đã kiêm nhiệm Tổng biên tập Vietnamnet. Sau hơn 10 năm gây dựng VietNamnet trở thành một trong các báo điện tử Việt Nam có lượt truy cập nhiều nhất hiện nay.

Đây là một trong những tờ báo điện tử được ra đời đầu tiên tại Việt Nam. Tới nay đã có hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày. Với hơn 300 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Vietnamnet đã trở thành điểm hẹn quen thuộc với những người sử dụng Internet trong nước và quốc tế. Với tầm nhìn xa trông rộng và nỗ lực không mệt mỏi trong việc đưa tin tức và các bài phân tích một cách cân bằng, khách quan đến với người đọc, Vietnamnet đã trở thành tờ báo điện tử được yêu thích nhất của Việt Nam. Vietnamnet có Người viễn xứ, Giai điệu xanh... Theo xếp hạng các website có nhiều lượt truy cập nhất thế giới Alexa.com, hiện nay Vietnamnet là 1.264 (xếp hạng này tính đến ngày 11/12/2006), lọt vào danh sách top 10.000 website lớn trên thế giới.

Bà Mary Lyndon Haviland - Giám đốc American Legacy Foundation từng nói: “Trong vòng hai thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng tỏ sự trỗi dậy của mình cả về kinh tế và vị thế chính trị. Báo điện tử VietNamnet đã góp phần đẩy mạnh quá trình ấy, mở ra một kênh thông tin, trao đổi cởi mở và tích cực nhằm xây dựng một môi trường phát triển thuận lợi nhất. VietNamnet với hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh là một tờ báo bao quát những thông tin toàn diện nhất cho những người Việt Nam cả trong nước và tại nước ngoài”.

Vì sức ảnh hưởng sâu rộng của tờ báo điện tử Vietnamnet ấy mà tầm quan trọng của Công ty phần mềm và truyền thông VASC ngày càng được nâng cao. Ngày 6/9/2002 tại cuộc thi quốc tế APICTA, Công ty VASC được trao Bằng công nhận và Cúp Vàng trong lĩnh vực ứng dụng trong truyền thông giải trí. Cũng nhờ nhưng gì mà Vietnamnet đem lại, Công ty phần mềm và truyền thông VASC đã tiếp tục đã phát triển một hệ thống truyền thông đa dạng bao gồm báo điện tử và báo viết như “E-chíp” (tuần báo CNTT-VT dành cho giới trẻ), tạp chí công nghệ thông tin trực tuyến “I-today”, mạng thông tin “xúc tiến xuất nhập khẩu Eximpro”, cơ sở dữ liệu luật trực tuyến “Vietlaw”, mạng luyện thi đại học trực tuyến Trường thi... Trong suốt quá trình phát triển, với nhiệm vụ chính là “phát triển phần mềm”, VASC đã khẳng định được vị trí tiên phong của mình trong lĩnh vực CNTT- VT, trở thành một trong những công ty uy tín hàng đầu Việt Nam

Đáp ứng nhu cầu được thông tin của những người sử dụng điện thoại di động, VASC đã và sẽ tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực truyền thông di động. Hiện nay, với công nghệ và dịch vụ của VASC, các thuê bao của Vinaphone và MobiFone đã có thể đọc thông tin thời sự trên máy điện thoại của mình bất cứ lúc nào. 

Tuy nhiên, ngày 21 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý tách các báo điện tử VietNamnet công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) theo đề nghị của VNPT. VASC sẽ được cổ phần hoá còn Vietnamnet sẽ để cơ quan chủ quản về báo chí quản lý. Sự chia tách này là để thúc đẩy lĩnh vực phần mềm và báo điện tử Vietnamnet được phát triển đúng hướng, đúng luật và tránh được những sai phạm không đáng có. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp khẳng định, VietnamNet là tờ báo điện tử có bạn đọc đông đảo, tuy nhiên “đội ngũ lãnh đạo của Vietnamnet còn mỏng, yếu; năng lực quản lý chưa theo kịp sự phát triển. Đội ngũ phóng viên của Vietnamnet có ưu điểm là nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo, chuyên môn sâu nhưng lại thiếu nhạy cảm chính trị vì vậy đã có lúc, Vietnamnet đăng tin chưa trung thực, đưa tin thiếu nhạy cảm chính trị…”.

Truyền thông ở mọi lúc mọi nơi và đa phương tiện. Truyền thông kết hợp CNTT. Đó là xu hướng của thời đại và cũng là sự lựa chọn của VASC cho tương lai.



  1. Tiểu kết chương III

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử nở rộ khắp nơi trên thế giới. Việt Nam cũng kông nằm ngoài quy luật đó khi có khoảng hơn 70 báo điện tử và báo giấy online (trực tuyến) và hàng ngàn website thương mại.

Báo điện tử "hút" bạn đọc bởi sự đa dạng thông tin trên nhiều lĩnh vực mà báo giấy không thể đem lại do hạn chế về "đất". Ngày nay, người lướt web không chỉ được đọc tin tức mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các webiste báo chí. Diễn đàn mở cũng là một đặc tính hấp dẫn của báo điện tử.

Một tin tức gửi đi có thể nhanh chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều độc giả, nhận xét về nội dung thông tin, chia sẻ tình cảm với người trong cuộc, thậm chí phản ứng ngay với tờ báo về cách đưa tin... Thêm vào đó, thay vì hiện diện hạn hẹp trong khuôn khổ một quốc gia, các tờ báo có thể khuếch trương hình ảnh của mình mọi nơi, mọi lúc.

Theo Trang Nhi, một bạn đọc thường xuyên của các báo điện tử Lao Động, Thanh Niên, Dân Trí... báo điện tử hấp dẫn còn bởi có tính lưu trữ rất cao. "Báo điện tử như một thư viện khổng lồ, ở đó chỉ trong ít phút tôi có thể tìm lại những bài báo đã được đăng từ lâu, điều rất khó thực hiện với các trang báo giấy", Nhi cho hay.

Lợi nhuận từ quảng cáo cũng tăng vù vù. Ngày càng dày đặc những logo, banner quảng cáo nhấp nháy trên các trang web báo chí điện tử. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một vài website tin tức như Vnexpress, Dân Trí... có thể lấy lợi nhuận quảng cáo bù chi phí hoạt động. Theo các chủ website, mức độ đầu tư phát triển báo điện tử ngày một tăng. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế hầu hết các trang báo điện tử lớn đều có sự hỗ trợ hay nói thẳng là đầu tư của một ISP (nhà cung cấp đường truyền). Hai báo điện tử ra đời sớm nhất ở Việt Nam là Vnexpress và Vietnamnet là những ví dụ điển hình.
Báo điện tử thu hút người đọc bởi lượng thông tin khổng lồ, vì thế khi các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Ngưòi Lao Động chưa có trang web, Vnexpress và Vietnamnet đã khai thác triệt để nguồn thông tin từ các báo này. Độc giả lúc đó đang háo hức với sự nhanh nhạy và mới mẻ của báo điện tử đã đổ xô vào 2 trang web này. Nhưng đến nay, gần hết các cơ quan báo chí đều có website thì người đọc chỉ cần truy cập một báo, khỏi mở báo khác vì chỉ có ngần ấy thông tin được copy qua lại, hầu như giống nhau.

Theo cuộc khảo sát "bỏ túi" của Sơn (đã được Báo Kinh tế Sài Gòn đăng tải ngày 30/11/2006), 100% các bài đó được đăng lại chứ không phải trích dẫn. Vnexpress là website vượt trội về số lượng bài tái sử dụng của báo khác, trong đó hầu hết từ báo in hoặc phiên bản điện tử của báo in. Sơn cho rằng, điều này không những dẫn đến tình trạng cạnh tranh không công bằng, mà còn làm giảm chất lượng của báo điện tử. Hơn nữa, khi đã vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam phải tôn trọng luật bản quyền và sở hữu trí tuệ ở mọi lĩnh vực.

Không những vậy, một số doanh nghiệp lại tìm cách núp dưới danh nghĩa của một vài cơ quan báo chí nhỏ nhằm kiếm được tấm giấy “cấp phép” của Bộ VHTT. Sau đó, cho ra đời những trang tin điện tử cực kỳ giật gân, lá cải. Ông Dương Xuân Nam, Tổng Biên tập báo Tiền phong phê phán kịch liệt những trang báo điện tử quá câu khách, quá giật gân, không chính xác. "Chính những trang web này đang khiến bạn đọc mất tin tưởng vào báo điện tử. Những tờ báo hay, tờ báo dở, tờ báo lá cải lẫn lộn với nhau, khiến bạn đọc mất lòng tin. Đó là những trang web rất độc hại và nguy hiểm cho đất nước", ông Nam nói.

  Cũng cần nói thêm, không phải tờ báo điện tử nào cũng được nuôi tốt, nghĩa là phải tự bươn chải. Lực lượng biên chế cho đội ngũ chưa mạnh lắm, lại chưa được đào tạo chuyên nghiệp. Làm đầy nội dung trang tin, rất sẵn! Sao chép, cắt dán nội dung từ mọi nguồn báo khác nhau. Lắp chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Tệ hại là có những trang chỉ chuyên khai thác và đăng tải những bài liên quan đến hậu trường, đời tư của con người, những vụ án mạng man rợ, hay chuyện chăn gối, phòng the,.. những câu chuyện mang tính giải trí xuất hiện có liều lượng vừa phải trên những tờ báo chính thống.

Báo điện tử Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong 6 năm qua, kể từ khi ra đời. Nhưng dường như, cũng chỉ sau 6 năm, sự ưu việt của báo đã bị những vấn đề bất cập khác làm giảm uy tín. Hi vọng các trang báo điện tử sẽ tìm được lối đi "không đụng hàng", thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh để giữ được những độc giả thân thiết.

KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Bài giảng LSBCTG của Th.S Bùi Tiến Dũng

  2. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông – Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang

  3. Truyền thông đại chúng - Tạ Ngọc Tấn

  4. “Google – câu chuyện thần kỳ” David Vavid Vise và Mark Maleed do Khánh Chi dịch

  5. Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông

  6. Tạp chí thương mại

  7. Các trang web:

google.com.vn

Vietnamnet.vn

Vnexpress.vn

Fpt.vn


Vasc.com.vn

Thanhnien.com.vn

Laodong.com

tuoitre.com.vn



dowjones.com

aol.com

vietbao.com

nghebao.com

Wikipedia. Org

Nghebao.com



Tuanvietnam.net





tải về 326.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương