ĐỀ TÀI: Báo cáo Lịch sử báo chí thế giới MỤc lục phần mở đầu


Murdoch biến WSJ thành một nguồn lợi nhuận như thế nào?



tải về 326.52 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích326.52 Kb.
#28970
1   2   3   4

Murdoch biến WSJ thành một nguồn lợi nhuận như thế nào?

Làm cách nào ông Murdoch có thể biến tờ Wall Street Journal thành một nguồn lợi nhuận, trong khi ban giám đốc của của công ty Dow Jones không làm được. Năm 2000 có lúc giá cổ phần của công ty Dow Jones lên tới 70 đô la nhờ kinh tế Mỹ đang lên với số người đầu tư vào thị trường chứng khoán gia tăng, ai cũng muốn đọc tin tức tài chính nhanh chóng và chính xác. Nhưng giá cổ phần Dow Jones đã tụt xuống trong lúc thị trường chứng khoán suy yếu cùng với ngành công nghiệp kỹ thuật cao và tin học.

Điều người ta có thể thấy là công ty News Corp. với nền tảng tài chính vững vàng có thể bỏ thêm tiền vào khai thác các ưu điểm của nhật báo Wall Street Journal, phát triển mạng lưới thông tin của báo này và dùng các tin tức đó trong các hoạt động khác của News Corp.

Công ty News Corp. có số thu nhập khoảng hơn 25 tỷ mỹ kim năm ngoái, trong khi Dow Jones thu được 1.8 tỷ. News Corp. lan rộng trong nhiều ngành kinh doanh về truyền thông. Gần một phần tư số thu của News Corp. là phim ảnh giải trí, hạng nhì là các tờ báo cùng tạp chí đóng góp 20%, ngoài ra là các hệ thống truyền hình khắp thế giới, và ngành xuất bản sách. Trong số thu nhập của Dow Jones, 63% là nhờ các tờ báo bán thẳng cho người tiêu thụ, 30% là bán tin tức cho các nhà kinh doanh và các xí nghiệp, ngoài ra công ty còn làm chủ nhiều tờ báo địa phương khác.

Mặc dù là một ông vua trong ngành truyền thông, ông Murdoch chưa bước chân vào trong ngành tin tức tài chánh. Công ty News Corp. đang dự định thiết lập một hệ thống truyền hình mới ở Mỹ, chuyên về tin tức kinh tế, tài chánh, thương mại, để cạnh tranh với hệ thống CNBC đang đứng đầu trong ngành này. Việc làm chủ nhật báo Wall Street sẽ giúp công ty News Corp sử dụng nguồn tin tức của 2,000 phóng viên và biên tập viên chuyên phân tích tin tức tài chánh. Riêng điều này sẽ tạo cho hệ thống ti vi mới của News Corp nhiều lợi thế khi so sánh với CNBC, vì khán giả khắp nơi biết tin tức của Wall Street Journal vẫn được tiếng là đầy đủ, nhanh chóng, khách quan và chính xác. Ngoài việc sử dụng tin tức của tờ nhật báo Wall Street cho hệ thống truyền hình, công ty News Corp sẽ bành trướng thêm ngành thông tin trên internet là nhật báo Wall Street đang thực hiện nhưng chưa bành trướng đủ mạnh. News Corp có thể bỏ thêm tiền đầu tư cho tờ WSJOnline để tăng số độc giả. Hiện nay người ta chỉ có thể vào đọc WSJOnline nếu trả tiền, những độc giả mua dài hạn báo in có thể được giảm giá, chỉ trả 29 đô la một năm. Nhưng ông Murdoch có thể sẽ bỏ luôn số tiền bán Online, cho độc giả vào mạng lưới miễn phí để tăng số người đọc dài hạn từ gần một triệu hiện nay lên gấp nhiều lần. Khi đó, chính tờ WSJOnline có thể thu hút nhiều quảng cáo và số tiền thu được sẽ vượt cao hơn số tiền người ta đang trả để mua quyền đọc báo.

Các đối thủ của công ty News Corp thấy sau khi họ mua tờ WSJ đang phải lo đối phó. Đó là những công ty chuyên cung cấp tin tức tài chính và thương mại trên internet như Reuters, Blommberg và Pearson, chủ nhân của nhật báo Financial Times, cũng như các hệ thống truyền hình như CNBC. Hiện nay trên thế giới số người mua bán các cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác ngày càng gia tăng. Trị giá các chứng khoán trong tay các nhà đầu tư khắp thế giới vào năm 2005 là 140,000 tỷ mỹ kim, đến năm nay sẽ lên tới 214,000 tỷ, tức là tăng gấp rưỡi. Hai thị trường lớn đang phát triển là Ấn Độ và Trung Quốc đầy triển vọng, càng ngày càng nhiều người mua bán chứng khoán, chưa biết bao giờ mới ngưng. Các công ty thông tin tài chánh đều lo cạnh tranh nhau khai thác các thị trường này trong vài chục năm sắp tới, ai tụt lùi là có thể bị đào thải. Với đà tăng trưởng và triển vọng của việc đầu tư vào chứng khoán lớn như vậy, số người đi tìm tin tức tài chính sẽ càng ngày càng đông hơn, đó là một thị trường mà ông Murdoch đang nhắm tới.



4. Microsoft – “Một đế chế hùng mạnh”

Ba mươi năm có lẽ là khoảng thời gian đủ để xây dựng một công ty thành công, song để xây dựng một đế chế hùng mạnh thì tưởng như là không thể. Ấy thế mà toàn thế giới đang chứng kiến và ngưỡng mộ điều không thể đó với cái tên Microsoft.

Với doanh thu năm vừa qua đạt 40 tỷ USD cùng 84 ngàn nhân công làm việc tai 85 quốc gia và cùng lãnh thổ, Microsoft là công ty sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Trong hơn 20 năm, dưới bàn tay chèo lái của chủ tịch Bill Gates, Microsoft đã đi từ hết thành công này đến thành công khác, trong đó mỗi thành tựu đều ghi lại dấu mốc trong lịch sử ngành máy tính hiện đại.

4.1. Sự ra đời của Microsoft

Microsoft được thành lâp năm 1975 bởi William H. Gates, III và Paul Allen, hai người bạn từ thời niên thiếu cùng có chung niềm đam mê đối với lập trình máy tính. Ngày 1-1-1975, sau khi đọc tờ tạp chí Điện tử phổ thông đăng tin về việc sản xuất máy tính Altair 8800, Bill Gates - đang là sinh viên năm thứ hai của trường Harvard - đã gọi cho nhà sản xuất MIST (Micro Instrumentation and Telemetry Systems) đề xuất viết ngôn ngữ lập trình BASIC cho máy này.

Gates chẳng có một trình thông dịch cũng như một hệ thống Altair nào. Anh và Paul đã phải tranh thủ làm việc 8 tuần trên máy tính của trường để hoàn thành bản demo của BASIC- ngôn ngữ lập trình đầu tiên được viết cho máy tính cá nhân. Kết quả là bản demo đã chạy tốt và được MIST chấp nhận. Sau đó, Paul Allen gia nhập MIST, trở thành giám đốc phần mềm; còn Bill Gates, nhận ra giá trị to lớn của ngành phát triển phần mềm từ thành công ban đầu đó, anh hiểu rằng thời cơ của mình đã đến.

Bill quyết định bỏ học và ngày 4-4-1975, Micro-soft (tên viết tắt của Microcomputer software - Phần mềm cho máy tính cá nhân) ra đời tại Albuquerque, New Mexico. Không ít bạn bè, người thân khi đó đã chỉ trích việc bỏ học của Bill, nhưng cho tới bây giờ , thực tế đã chứng minh được rằng Bill đã đúng. Nhiều thanh niên Mỹ bắt chước con đường của Bill, kể cả việc bỏ học giữa chừng.

Ngày 29-10-1975, cái tên Microsoft (không có dấu gạch ngang) lần đầu tiên xuất hiện trong một bức thư Bill Gates gửi cho Paul Allen. Ngày 26-10-1976, Microsoft chính thức được đăng kí thương hiệu như chúng ta biết ngày nay.

Những khách hàng đầu tiên của Microsoft phải kể đến hãng sản xuất máy tính non trẻ Apple, nhà sản xuất máy tính PET Commodore và Tandy Corporation chuyên về loại máy tính Radio Shack TRS-80. Năm 1977, Microsoft cho ra mắt sản phẩm ngôn ngữ thứ hai Microsoft Fortran. Cũng trong năm này, Bill Gates chính thức trở thành chủ tịch của Microsoft Corp, còn Paul Allen là phó chủ tịch. Trụ sở chính của Microsoft đặt tại Redmond, Washington, Mỹ.



4.2. Những sản phẩm của Microsoft

Các sản phẩm bán chạy nhất của Microsoft bao gồm họ các hệ điều hành thuộc họ Microsoft Windows (Windows NT, Windows 95, Windows 98 SE, Windows ME, Windows 2000, Windows XP (SP1, SP2), Windows Server 2003, Windows Vista) và bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office. Đó là những sản phẩm rất nổi tiếng trong thị trường phần mềm cho máy tính cá nhân, chiếm thị phần lên đến 90% hoặc hơn như với Microsoft Office năm 2003, và Microsoft Windows năm 2006.

Được thành lập để phát triển phần mềm trình dịch BASIC interpreters cho máy Altair 8800 , Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 nhà tỷ phú và 12000 nhà triệu phú trong công ty. Xuyên suốt lịch sử, tập đoàn này luôn là mục tiêu của rất nhiều sự chỉ trích, bao gồm các thủ đoạn độc quyền kinh doanh. Trong đó có từ phía Ủy ban công lý Hoa Kỳ (United States Department of Justice), và Ủy ban châu Âu (European commission), đã làm Microsoft dính vào rất nhiều vụ kiện tụng về chống độc quyền.

Microsoft cũng có một chỗ đứng trong các thị trường khác bên cạnh thị trường hệ điều hành và phần mềm văn phòng, như mạng truyền hình cáp MSNBC, cổng Internet MSN, và bộ từ điển bách khoa đa phương tiện Microsoft Encarta. Công ty cũng kinh doanh hai dòng sản phẩm phần cứng máy tính là Microsoft mouse và sản phẩm giải trí gia đình như Xbox, Xbox 360, ZuneMSN TV.



Windows Live (Bản Beta) được công bố ở trang http://www.ideas.live.com/ và hệ điều hành Windows Vista, bản Microsoft Office 2007 cuối năm 2006, đầu năm 2007 phát hành và công bố rộng rãi trên toàn cầu. Sản phẩm văn phòng Microsoft Office (95, 97, 2000, XP, 2003, 2007).

Những phần mềm, dịch vụ và giải pháp này được thiết kế để giúp cá nhân và doanh nghiệp nhận ra được những tiềm năng to lớn của họ. Doanh thu của Microsoft được mang về từ hoạt động phát triển, sản xuất, cấp phép và hỗ trợ nhiều sản phẩm phần mềm cho nhiều loại thiết bị. Ngoài ra, Microsoft cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ hỗ trợ sản phẩm. Microsoft còn cung cấp những khoá học và cấp bằng chứng nhận cho những nhà quản trị và phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Microsoft tin tưởng rằng những cuộc cách mạng công nghệ và những dịch vụ giá trị cao là nền tảng cho sự phát triển vững chắc để phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng như sự phát triển trong tương lai của Microsoft.



4.3. Sự can thiệp của Microsoft đối với báo chí

Bất chấp những rắc rối trên pháp đình, Microsoft vẫn tiếp tục những bước đường kinh doanh thành công của mình. Tới giữa thập kỉ 90, Microsoft đã bắt đầu mở rộng sang các lĩnh vực giải trí, truyền hình và truyền thông.. Năm 1995, Microsoft thành lập Microsoft Network chuyên cung cấp thông tin, tin tức, giải trí và thư điện tử cho người dùng máy tính cá nhân.

Năm 1996, Microsoft liên kết với hãng truyền thông NBC cho ra đời MSNBC. Cũng trong năm này, Microsoft giơí thiệu sản phẩm Windows CE dành cho PDA. Năm 1997, Microsoft trả 425 triệu đola để mua WebTV Networks, nhà cung cấp các thiết bị kết nối TV với Internet giá rẻ. Microsoft cũng đầu tư 1 tỉ USD vào Comcast Corporation, nhà điều hành truyền hình cáp ở Mỹ như một phần trong nỗ lực mở rộng khả năng kết nôi Internet tốc độ cao. Tháng 6-1998, Microsoft tung ra phiên bản Windows 98 có kết hợp các tính năng hỗ trợ Internet.

Năm 1999, Microsoft trả 5 tỉ USD cho công ty truyền thông AT&T Corp để sử dụng hệ điều hành Windows CE cho các thiết bị cung cấp cho khách hàng với truyền hình cáp, điện thoại và các dịch vụ Internet tốc độ cao. Cũng năm 1999 công ty phát hành Windows 2000, phiên bản cuối cùng của Windows NT.

Trong khi gắng sức cập nhật và hoàn thiện những sản phẩm của mình, Microsoft nhắm đến việc tạo ra vị trí hàng đầu trong công cuộc cách mạng công nghệ và phục vụ thị trường tốt hơn. Chiến lược marketing của Microsoft được đẩy mạnh từ năm 1992 khi tung ra chiến dịch quảng cáo truyền hình đầu tiên. Chiến dịch nhằm mục đích giới thiệu Hệ điều hành Windows 95 và những ứng dụng của nó ra thị trường.

Ngày 25/11/2001, Microsoft tung ra thị trường hệ điều hành Windows XP. Trong chiến dịch tung sản phẩn này, Microsoft đã lập được một kỉ kục thế giới: “thực hiện Video clip âm nhạc từ phim nhanh nhất” bằng cách sử dụng phầm mềm Windows Movie Maker trên Windows XP và hiện nay kỉ lục này vẫn chưa bị phá. Video Clip này dài 3 giờ 46 phút 19 giây và nó được đăng tải trên MSN. Ở Anh, sự kiện này được 143 triệu người biết đến do tiếp nhận thông tin từ 150 phương tiện truyền thông, trong đó có 2 kênh truyền hình và 12 tờ báo quốc gia. Trong khi đó có 20.000 người xem Video Clip trong tuần đầu tiên thông qua MSN.

Tháng 5/2005, không xa lạ với những hoạt động rầm rộ khi tung sản phẩm mới, Microsoft kết hợp với MTV Châu Âu tung ra thị trường phiên bản mới nhất của bộ game Xbox 360. Buổi lể giới thiệu sản phẩm có nhiều ngôi sao nổi tiếng tham dự và được truyền hình trực tiếp trên cả 2 kênh của MTV trên toàn Châu Âu vào ngày 13/05/2005. Người xem có thể thấy hình ảnh của bộ Xbox 360 mới trong suốt chương trình. Ngoài ra còn có những thông tin bên lề về buổi lễ được đăng tải liên tục trước và sau thời điểm diễn ra buổi lễ.

Năm 2006, Hãng truyền thông BBC vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác với hãng Microsoft để cùng nhau phối hợp trong công nghệ phát thanh, truyền hình số ở thế hệ tiếp theo. Bản thỏa thuận có thể mang đến cho người khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm vai trò chính trong việc đưa tin của hãng truyền thông Anh khi đưa nội dung thông tin số dựa trên nền tảng Internet trong tương lai.

Bản ghi nhớ được ký kết bởi tổng giám đốc BBC - Mark Thomson, giám đốc công nghệ và truyền thông mới của BBC – Ashley Hingfield và chủ tịch hãng Microsoft – Bill Gates tại Seattle.

Bản thỏa thuận này không đề cập đến việc BBC mua bất cứ công nghệ nào của Microsoft để làm cơ sở cho việc giới thiệu các dịch vụ thông tin số trong tương lai. Đại diện của hãng BBC cho biết: Có sự rõ ràng trong hợp tác giữa BBC và Microsoft nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng BBC không muốn bằng việc hợp tác với Microsoft sẽ làm mất uy tín những hãng cạnh tranh khác. Hiện tại, hãng BBC đang có vài dự án về phát thanh kỹ thuật số, bao gồm kế hoạch đưa chương trình của hãng lên mạng.

Giám đốc công nghệ và truyền thông mới của BBC Highfield đã nêu ra các sản phẩm của Microsoft như dịch vụ mạng (MSN – Microsoft Network), nền tảng Windows Media Center, các ứng dụng Windows Live Messenger và bảng điều khiển thiết bị Xbox như tiềm năng lớn cho nội dung của BBC.

Dù BBC có thể sẽ phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề và sự can thiệp nếu nội dung của hãng này chỉ hợp tác với Microsoft. Theo BBC, hãng sẽ không để điều này sẽ xảy ra.

“Đây thực sự không phải là vấn đề độc quyền”, đại diện hãng BBC cho biết, chúng tôi sẽ gặp gỡ với Real Networks, IBM, cũng như các hãng Apples và Googles...

Trước đó, TGĐ Mark Thompson vừa đưa ra kế hoạch truyền thông mới để mở rộng vai trò của BBC với trách nhiệm sản xuất các chương trình theo yêu cầu. Theo đó, các chương trình của BBC sẽ liên tục được sản xuất như các chương trình được đăng tải trên TV, radio, mạng và di động. Ông Thompson cho biết: “BBC sẽ trở thành một tập đoàn năng động nhất trên thế giới, mang đến các chương trình yêu thích cho khán giả”.

Bản thỏa thuận ký với Microsoft như một bước tiến trong việc đa dạng hóa sản phẩm truyền thông được đưa đến khán giả, đặc biệt qua hệ thống mạng toàn cầu.

Kết luận:

Sứ mệnh của thương hiệu Microsoft là giúp cho cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới tự nhận ra khả năng tiềm tàng của họ. Sứ mệnh đó thể hiện rõ giá trị cốt lõi của thương hiệu: chính trực, lương thiện; hết lòng với khách hàng, đối tác và công nghệ; cởi mở và lễ phép; đối đầu và chinh phục thử thách; tự hoàn thiện…. Những giá trị này thể hiện giá trị nhân văn của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh và trách nhiệm của nó đối với cộng đồng. Dựa vào những thành viên thông minh và sáng tạo trong công ti, Microsoft tự tin rằng sứ mệnh đó có thể hoàn thành.

Cùng với việc sản xuất những sản phẩm mới, Microsoft rất chú trọng tài trợ, bơm tiền vào quảng cáo để từ đó tạo dựng hình ảnh và mang sản phẩm của mình đến với công chúng. Trong thế kỉ 21, với đà phát triển hiện nay, Microssoft sẽ vẫn tiếp tục giữ vững vị thế của một đế chế hùng mạnh nhất, vừa tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và Internet thế giới, vừa tiếp tục là tâm điểm cho những cuộc tranh cãi về độc quyền hay cạnh tranh lành mạnh. Một chu kì mới lại đang băt đầu.

5. Tiểu kết chương II

Bốn tập đoàn tư bản mà chúng tôi lựa chọn trên đây đều ở Mỹ, nơi mà có nền kinh tế và truyền thông phát triển nhất thế giới. Chúng tôi chỉ chọn bốn tập đoàn này bởi nó rất điển hình và tiêu biểu cho sự can thiệp này. Mỗi tập đoàn lại điển hình cho những hình thức can thiệp đã nêu trên: AOL can thiệp bằng cách bắt tay với Time Warner, Google và Mirosoft thu lời từ quảng cáo, Dow Jones thành lập cho mình tờ báo riêng. Trong quá trình can thiệp báo chí các tập đoàn đồng thời cũng tận dụng được lợi thế của mình. Qua đó cho chúng ta thấy được sự cạnh tranh khốc liệt và bành trướng của các tập đoàn tư bản lũng đoạn trên thế giới.



Chương 3: Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam

  1. Vài nét về báo chí Việt Nam hiện nay

Trong năm năm đầu của thế kỷ 21, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều năm liền, tỉ lệ tăng trưởng GDP ở mức cao trung bình 7%, đến năm 2005, đạt mức 8,4%. Không khí sôi động là đặc điểm chung cho cả nước, đặc biệt là những đô thị trung tâm, phát triển năng động, dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh. Đây là điều kiện vô cùng thích hợp cho những trào lưu đổi mới, cải cách để hội nhập. Với mong muốn vươn lên sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam đang trong giai đoạn đọc hiểu về mọi mặt trong thế giới, nắm vững các quy tắc, luật lệ của thế giới. Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, trình độ dân trí phát triển. Người dân sẵn sàng đầu tư tiền của, thời gian cho việc tiếp cận thông tin, học tập và vui chơi giải trí, đó là cơ hội dẫn đến sự phát triển tất yếu của báo chí - truyền thông, theo đúng tinh thần: Báo chí đồng hành với sự phát triển kinh tế đất nước.

Theo tổng kết của Bộ văn hoá – thông tin, trong thời kỳ đổi mới, “hệ thống báo chí nước ta có bước phát triển quan trọng cả về loại hình, số lượng và chất lượng”, với đủ các phương tiện truyền thông tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài sự phát triển khởi sắc của ba loại hình báo chí truyền thông là báo in, báo nói, báo hình, là sự nở rộ của của loại hình báo điện tử, và sự “kì diệu” của các loại hình báo chí qua điện thoại di động. Thế và lực về cơ sở vật chất-kỹ thuật và tài chính của báo chí ngày càng được nâng cao tiêu biểu là các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ, Hà Nội mới… Chính vì thế, những cơ quan báo chí này đang xây dựng đề án nâng lên thành Tập đoàn báo chí.

Tuy cơ chế chưa có, nhưng thị trường truyền thông về cơ bản đã hình thành. Từ chỗ chỉ là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng, báo chí từng bước tung ra làm kinh tế (cải tiến nội dung, tăng doanh số phát hành, thu hút quảng cáo, tham gia vào các hoạt động kinh tế khác). Từ thực tiễn báo chí làm ăn có hiệu quả mà vẫn duy trì được định hướng chính trị, những người lãnh đạo đã có sự đổi mới trong tư duy, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho báo chí tham gia vào hoạt động kinh tế.

Nhận thấy được điều đó, một số tập đoàn kinh tế trong nước đã tìm cách can thiệp vào báo chí, điển hình là FPT và VASC. Hai tập đoàn này đã đứng ra thành lập hai tờ báo điện tử thuộc loại lớn nhất Việt Nam hiện nay, đó là tờ Vnexpress(FPT), Vietnamnet(VASC).

Một hiện tượng khác cũng được xem là mới mẻ trong một năm trở lại đây, đó là sự tham gia bước đầu của các tập đoàn truyền thông nước ngoài vào đời sống truyền thông sôi động của Việt Nam nhân đàm phán thương mại WTO. Những diễn tiến được đăng tải trên báo chí trong thời gian gần đây cho thấy rõ điều đó. Trong chuyến “đổ bộ” của 21 tập đoàn kinh tế Mỹ hồi đầu tháng 3/2006, Phó chủ tịch cấp cao tập đoàn truyền thông Time Warner Hugh Stephens khẳng định mong muốn “hợp tác với phía Việt Nam để tận dụng truyền thống văn hoá lâu đời và đa dạng của Việt Nam”. Vào khoảng giữa tháng 3/2006, tập đoàn in ấn truyền thông Ringer AG(Thụy Sĩ) nổi tiếng khắp Châu Âu, sau 3 năm hoạt động trong các dự án nhân đạo ở Việt Nam đã có bước đi mới. Trong chuyến thăm Việt Nam 16 và 17/3, ông Michael Ringier, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn, không ngần ngại cho biết sẽ tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của tập đoàn trong lĩnh vực báo chí Việt Nam. Ông nói: “Tại Việt Nam, chúng tôi đang có tham vọng đầu tư thêm vào các báo viết và tạp chí”. Cũng vào cuối tháng 3/2006, công ty cung cấp nội dung Internet Yahoo!Inc hàng đầu thế giới đã chọn đối tác cung cấp dịch vụ tin tức Yahoo!News là Tuổi Trẻ Online, trong một nỗ lực bản địa hoá tối đa nội dung của trang web này tại mỗi quốc gia.

Tuy nhà nước ta chưa cho phép có báo chí tư nhân nhưng có thể nói, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho các tập đoàn tư bản trên thế giới can thiệp vào truyền thông Việt Nam nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng. Báo chí Việt Nam ngày càng trở thành nguồn lợi “béo bở” không những các tập đoàn kinh tế Việt Nam mà ngay cả những ông trùm tư bản lớn nhất của thế giới cũng muốn có phần.



  1. Giới thiệu một số tờ báo có sự can thiệp của các tập đoàn kinh tế

2.1. Về FPT và Vnexpress

2.1.1. Vài nét về tập đoàn FPT

Thành lập ngày 13/9/1988 bởi một nhóm kỹ sư trẻ, đứng đầu là Trương Gia Bình. Đến nay, công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tên giao dịch là: The Corporation for Financing and Promoting Technology) đã trở thành tập đoàn công nghệ thông tin lớn tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007.

FPT chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ mạng hàng đầu tại Việt Nam. Công ty FPT cũng là đối tác của các công ty lớn khác ở nước ngoài như Cisco. Các dự án công nghệ mạng WAN của nhiều cơ quan nhà nước CSVN như bộ tài chính, tổng cục thuế, kho bạc nhà nước, các ngân hàng lớn, hải quan, bộ ngoại giao, văn phòng chính phủ.... tất cả đều do FPT thực hiện.

2.1.2. Sự ra đời và phát triển của Vnexpress

Vào đầu năm 2000, cả nước Việt Nam chưa có đến 50000 thuê bao Internet. Báo chí thường xuyên kêu la về tình trạng giá cước cao và băng thông hẹp. Người Việt Nam vẫn thích mua tờ báo in giá 1- 2000đ đọc “vừa tiện vừa rẻ”, hơn là nhìn vào màn hình tù mù, chạy ậm ạch, phải trả cước điện thoại, vừa cước Internet. 3/2000, có 2 người đã bạo dạn thực hiện ý tưởng thành lập 1 tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam đó là giám đốc FOX Trương Đình Anh và trưởng ban thời sự kiêm trưởng ban báo điện tử báo Lao Động lúc đó là Thang Đức Thắng.

7/2000, Họ bắt đầu bàn bạc, nghiên cứu tình hình, lập dự án xây dựng báo trực tuyến. Nó phải có nhiều độc giả, phải tự cân đối tài chính, hay nói cách khác nó phải làm ra tiền bạc. Hai nguồn thu phải là quảng cáo và thời lượng của khách hàng thuê bao vào mạng gia tăng.

Đầu tháng 8/2000 đăng quảng cáo tuyển dụng biên tập viên, phóng viên để “xây dựng một tờ báo trực tuyến lớn nhất VN”. Đặt tên cho tờ báo là: Vnexpress.net. Điểm khác biệt của Vnexpress so với các tờ báo in lúc bấy giờ là tốc độ cập nhật và phong cách đưa tin.

Cuối cùng, ngày 26/2/2001, VnExpress chính thức lên Internet. Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Không quảng cáo trên báo chí, không có lễ khai trương, diễn văn và champagne. Chỉ có một thông báo qua e-mail cho các khách hàng của FPT Internet. Sau tuần đầu, số máy tính truy cập trong một ngày đạt mức 1.000. Một tuần sau, số độc giả hằng ngày đã tăng gấp đôi… Sau nửa năm, VnExpress có 300.000 độc giả… Phần lớn bạn đọc biết đến VnExpress là nhờ bạn bè giới thiệu. Sau đó, VnExpress được báo giới Việt Nam bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin của năm 2002 “do đã thực sự là một biểu tượng cho sự phát triển nội dung Internet ở Việt Nam”. Sau một thời gian tự phát triển mạnh mẽ, các cơ quan chức năng buộc phải chấp nhận một ngoại lệ là cho phép trang web của doanh nghiệp trở thành báo.

Qua 5 năm hoạt động, VnExpress đã có 1,2 triệu lượt truy cập hằng ngày. Năm 2005, số độc giả thường xuyên trong và ngoài nước đạt hơn 8,9 triệu. Lượng độc giả thường xuyên này đã đưa tờ báo trở thành báo điện tử lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Ngày 11/12/2006, Báo điện tử VnExpress xếp hạng 187 trong danh sách 300 website có nhiều người đọc nhất thế giới của Alexa.com. Sự kiện này không chỉ là thành tựu của riêng VnExpress mà còn là mốc đánh dấu bước phát triển vượt bậc về nội dung Internet ở Việt Nam. Giới công nghệ thông tin quốc tế đánh giá cao việc một trang web Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các website lớn nhất trên toàn cầu. Hiện Vnexpress còn có thêm Evăn, số hoá, ngôi sao…



2.1.3. Vai trò của FPT với Vnexpress

Vnexpress.net là tờ báo nhận được sự hậu thuẫn rất lớn về mặt công nghệ từ cơ quan chủ quản chuyên về công nghệ thông tin, công ty FPT… VnExpress sử dụng phần mềm biên tập - phát hành chuyên dụng, được xây dựng bởi đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom); Tốc độ đưa tin nhanh do có lợi thế về công nghệ; Khả năng tìm kiếm dễ dàng do dùng công nghệ Microsoft Search (tìm những chuỗi ký tự khi độc giả đăng nhập), cho kết quả tìm kiếm nhanh và hiệu quả nhất; Không giới hạn thời gian lưu trữ thông tin. Có thể nói, câu chuyện của Vnexpress minh chứng cho hiệu quả ứng dụng công nghệ tiến tiến, tăng khả năng tương tác hai chiều giữa bạn đọc và tờ báo, phục vụ tối đa nhu cầu đa dạng của bạn đọc với máy chủ mạnh và đường truyền tốc độ cao.




    1. tải về 326.52 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương