XÂy dựng một hệ thống tin tức offline



tải về 369.86 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu17.10.2016
Kích369.86 Kb.
#32659
  1   2   3

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG TIN TC OFFLINE


MỤC LỤC

Trang


Lời cảm ơn

Mục lục


Danh sách các từ viết tắt

Danh sách các hình



CHƯƠNG 1: PHÁT BIỂU BÀI TOÁN 6

1.1. Đặt vấn đề 6

1.2. Mục đích của đề tài 7

1.3. Kết quả mong đợi 7



CHƯƠNG 2: GIỚI HẠN BÀI TOÁN 8

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ LỢI ÍCH NẾU ĐỀ TÀI THÀNH CÔNG 9

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH 10

4.1. Tìm hiểu RSS 10

4.2. Tìm hiểu về CMS (Wordpress) 25

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH 35

5.1. Vấn đề cần giải quyết 35

5.2. Qui trình hoạt động của hệ thống đề xuất 39

5.3. Công nghệ cần chọn. 41



CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ 42

6.1. Thiết kế sơ đồ hoạt động của chương trình 42

6.2. Các giải pháp cho qui trình đã thiết kế 42

6.3. Giải thích các chức năng 44



CHƯƠNG 7. CHƯƠNG TRÌNH 56

7.1. Sơ đồ lớp 56

7.2. Mô hình dữ liệu quan hệ. 56

7.3. Thiết kế giao diện. 57

7.4. Cài đặt 67

CHƯƠNG 8. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 68

CHƯƠNG 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

CHƯƠNG 10. PHỤ LỤC 70

PHỤ LỤC A: CHUẨN W3C ĐƯA RA ĐỐI VỚI RSS 70

PHỤ LỤC B: CÁCH CÀI ĐẶT WAMP5 82

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

- RSS: Really Simple Syndication

(Dịch vụ cung cấp thông tin cực kì đơn giản )

- XML: Extensible Markup Language

(Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng)

- URL: Uniform Resource Locator

( Địa chỉ định vị tài nguyên đồng nhất )

- CMS: Content Management System

(Hệ thống quản lý nội dung)

- CSDL: Từ viết tắt của Cơ sở dữ liệu



DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Trang chính của Website Tuổi trẻ ( http://www.tuoitre.com.vn ) 17

Hình 2: Trang chính của Website Dân trí ( http://www.dantri.com.vn ) 18

Hình 3: Website bbc tại: http://news.bbc.co.uk/ 19

Hình 4: Website bbc tại: http://news.bbc.co.uk/ 20

Hình 5: Website CNN với: http://edition.cnn.com 21

Hình 6: Website CNN với: http://edition.cnn.com 22

Hình 7: New York Times: http://www.nytimes.com 23

Hình 8: Hình minh hoạ file RSS 24

Hình 9: Hướng dẫn cài đặt Wordpress 27

Hình 10: Bước thứ nhất của việc cài đặt Wordpress 27

Hình 11: Bước thứ hai của việc cài đặt Wordpress 28

Hình 12: Cài đặt Wordpress đã hoàn thành 29

Hình 13: Điền đầy đủ thông tin để đăng nhập vào Wordpress 30

Hình14: Trang chính của Wordpress sẽ hiển thị nếu đăng nhập thành công 31

Hình 15: Màn hình post bài trong Wordpress 33

Hình 16: Màn hình Wordpress sau khi post bài thành công 34

Hình 17: : Trang tin Tuổi trẻ minh hoạ các description của một channel 36

Hình 18: Trang tin chi tiết: (Trích 1 tin tức về Đại dịch virus Việt từ báo Tuổi Trẻ Online) 37

Hình 19: Minh hoạ Item trong file RSS 38

Hình 20: Sơ đồ mô tả quá trình hoạt động 42

Hình 21: Lược đồ Usecase 44

Hình 22 : Bảng các Usecase – Actor 45

Hình 23: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Xemtin 53

Hình 24: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Laytin 53

Hình 25: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Dinhnghialuat 54

Hình 26: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Quanlykenhtin 55

Hình 27: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Dinhnghiakichban 55

Hình 28: Sơ dồ lớp 56

Hình 29: Mô hình cơ sở dữ liệu 56

Hình 30: Trang chính của hệ thống 57

Hình 31: Màn hình lấy tin theo kênh 58

Hình 32: Trang thêm trang tin theo URL của RSS chính 59

Hình 33: Trang chọn Channel cho website vừa thêm có URL RSS chính 60

Hình 34: Trang Thêm Tin tự do 61

Hình 35: Trang thêm, xóa Channel 62

Hình 36: Màn hình thêm, xoá thẻ (Rule) 63

Hình 37: Màn hình chỉ đường link cho chức năng tìm kiếm 64

Hình 38:Màn hình in một trang nội dung 66

Hình 39: Trang hướng dẫn cài đặt Wamp5 82

Hình 40:Trang chấp nhận cài đặt Wamp5 83

Hình 41: Cài đặt Wamp5 đã hoàn thành 83

Hình 42:Hướng dẫn khởi động Wamp5 84
CHƯƠNG 1: PHÁT BIỂU BÀI TOÁN

  1. Đặt vấn đề.

Trong những năm gần đây ngành Công nghệ thông tin phát triển rất mạnh, ngày càng gần gũi và phổ dụng trong đời sống chúng ta. Để đáp ứng với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người không những giới hạn trong công việc: kinh tế, chính trị, xã hội… mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như nhu cầu về giải trí, tinh thần… hàng lọat công nghệ mới, chương trình phần mềm mới vô cùng tối ưu nhanh chóng ra đời và được đưa vào ứng dụng.

Với thời đại Công nghệ luôn phát triển và thay đổi không ngừng, không thể không nhắc đến Internet - một lĩnh vực rất hết sức gần gũi và thân thuộc đã làm bùng nổ sự khao khát thông tin của con người. Tinh thần luôn học hỏi, mong muốn mở rộng kiến thức và tiếp cận các công nghệ mới đòi hỏi con người phải thường xuyên cập nhật thông tin. Nhưng do hạn chế về thời gian mà chúng ta không thể tiếp thu cùng một lúc quá nhiều thông tin (rất đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet). Tuy nhiên những thông tin từ các nguồn đó trong một khoảng thời gian nhất định sẽ bị mất đi. Nếu chúng ta quan tâm và cần lưu giữ để phục vụ cho nhu cầu tham khảo, nghiên cứu thì đòi hỏi người dùng phải thực hiện chức năng lấy tin và lưu trữ. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thật vô cùng phức tạp nếu làm việc với số lượng lớn thông tin theo cách thủ công “save as”. Và một yêu cầu đặt ra là làm thế nào để lấy và lưu trữ những tài liệu đó có hệ thống để truy xuất nhanh nhất, phục vụ cho nhu cầu xem tin, nghiên cứu hiệu quả cùng nhiều mục đích khác?

Nhằm tiết kiệm thời gian truy xuất, tìm kiếm và lưu trữ các thông tin chọn lọc từ Internet để phục vụ mục đích nghiên cứu hiệu quả hơn, mang lại sự tiện lợi hơn cho người sử dụng trong việc lấy và đọc tin. Hệ thống tin tức Offline dựa trên cơ sở của các công nghệ web kết hợp với các kỹ thuật khác để phân tích, đọc, hiểu tài liệu RSS và một số kỹ thuật khác liên quan đến XML (Extensible Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu đó.


  1. Mục đích của đề tài

2.1. Nghiên cứu:

  • Tìm hiểu công nghệ RSS, XML, HTML, RSS Reader mã nguồn mở, một số CMS hỗ trợ RSS.

2.2. Thử nghiệm:

  • Xây dựng một hệ thống tin tức Offline dùng các công nghệ đã tìm hiểu ở trên kết hợp với các công cụ và kỹ thuật lập trình đã học.

  1. Kết quả mong đợi

  • Đề xuất qui trình và công nghệ sử dụng để xây dựng một hệ thống tin tức Offline

  • Một hệ thống tin tức Offline cụ thể mới được xây dựng dựa trên qui trình và công nghệ đã đề xuất.

CHƯƠNG 2: GIỚI HẠN BÀI TOÁN

Trong giới hạn về thời gian thực hiện luận văn, một số giới hạn được đã được đặt ra để đảm bảo chất lượng và khả năng hoàn thành. Cụ thể như sau:



  • Nghiên cứu công nghệ RSS, các website có hỗ trợ RSS và các công cụ xây dựng ứng dụng hệ thống tin tức Offline.

  • Tìm hiểu một số CMS có hỗ trợ chức năng RSS

  • Xây dựng một hệ thống tin tức Offline hỗ trợ chức năng lấy và lưu trữ tin tức (gồm cả nội dung mô tả và nội dung chi tiết của tin)

  • Bổ sung chức năng định nghĩa phương thức lấy tin có chọn lọc

  • Cho hiển thị thông tin đã lưu trữ

  • Tìm kiếm, thống kê thông tin đã lưu trữ

  • Nghiên cứu đặc điểm một số website trực tuyến có hỗ trợ RSS cụ thể là Tuổi trẻ, Thanh niên, Dân trí, Tiền Phong, Người Lao Động và áp dụng thử nghiệm chương trình trên các website này.

  • Xây dựng module giúp người dùng tự định nghĩa (phạm vi sử dụng chương trình cho các website trên).

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Hệ thống tin tức Offline dự kiến xây dựng cho các trang web sử dụng công nghệ RSS thành công sẽ đem lại khá nhiều lợi ích cho người sử dụng:



  • Làm chủ thông tin cần thiết từ các nguồn khác nhau trên Internet.

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc đọc tin trực tiếp Online.

  • Tổ chức lưu trữ kho thông tin offline một cách có hệ thống nhằm phục vụ mục đích tìm kiếm và nghiên cứu hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chia sẻ thông tin cho nhiều người khác.

  • Giao diện xem tin có thể được tùy biến linh động để tạo tính gần gũi, quen thuộc theo sở thích người dùng.

  • Tạo không gian thoải mái có thể truy cập tin tức trong mọi lúc, mọi nơi không cần hệ thống mạng Internet.



CHƯƠNG 4: MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH

  1. Tìm hiểu RSS

    1. RSS là gì?

RSS (Really Simple Syndication) là một chuẩn tựa XML dành cho việc phân tán và khai thác nội dung thông tin Web (ví dụ như các tiêu đề tin tức). Là một danh sách lựa chọn các item đã được định nghĩa trên một site. RSS dùng để tổ chức một site nội dung, chia sẻ, xem tiêu đề và nội dung. Các file RSS tự động cập nhật và cho phép cá nhân hoá việc xem các site khác nhau. Sử dụng RSS, các nhà cung cấp nội dung Web có thể dễ dàng tạo và phổ biến các nguồn dữ liệu ví dụ như các link tin tức, tiêu đề và tóm tắt.

Khi khối lượng website tin tức ngày càng nhiều, việc duyệt Web để tìm những thông tin cần thiết ngày càng mất nhiều thời gian. Liệu có tốt hơn không nếu các thông tin và dữ liệu mới nhất được gởi đến , thay vì phải tự dò tìm thông tin từ trang web này đến trang web khác. Giờ đây tiện ích này được sử dụng thông qua một dịch vụ cung cấp thông tin mới gọi là RSS.

Có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề giải thích từ viết tắt RSS có nghĩa gì? Tuy nhiên đa số đồng ý rằng đây là từ viết tắt của Really Simple Syndication - Dịch vụ cung cấp thông tin cực kì đơn giản. Nói ngắn gọn dịch vụ này cho phép tìm kiếm thông tin cần quan tâm và đăng kí để được gửi thông tin đến trực tiếp. Dịch vụ này giúp giải quyết vấn đề về tính cập nhật của thông tin bằng việc cung cấp những thông tin mới nhất mà người dùng đang quan tâm.


    1. Các phiên bản RSS - Lịch sử phát triển

      • RSS được phát hành dưới nhiều hình thức khác nhau.

  • RSS 0.90 được phát triển bởi NestCapse, hỗ trợ định dạng sriptingNews. Đây là dạng XML đơn giản với một RDF Header.

  • ScriptingNews 2.0b1 được phát triển bởi Dave Winer tại UserLand. Trong phiên bản này chứa đặc điểm RSS 0.9 của NestCapse.

  • RSS 0.91 là sự cố gắng của NestCapse nhằm đưa ra một định dạng chuẩn hơn và chứa hầu hết các đặc điểm của ScriptingNews 2.0b1 nhưng bỏ đi RSS Header.

  • Phiên bản kĩ thuật RSS 0.91 chính thức phát hành từ UserLand.

  • RSS 1.0 được phát triển bởi nhóm đứng đầu Rafael Dornfest ở O’Reilly. Đây là định dạng sử dụng PDF và namespace. Tên của nó thường gây rắc rối như là một phiên bản mới của RSS 0.91 nhưng nó là một định dạng mới hoàn chỉnh mà không liên quan tới RSS 0.91.

  • RSS 0.92 được phát triển bởi Dave Winer tại UserLand và bao gồm những thành phần lựa chọn.

  • RSS 2.0 được thiết kế bởi Dave Winer tại UserLand và phiên bản kĩ thuật được phát hành thông qua đại học Harvard dưới giấy phép Creative Commons.

      • Các chuẩn của RSS

  • Không có một chuẩn chính thức nào cho RSS cả, nhưng khoảng 50% tất cả các RSS feed sử dụng định dạng RSS 0.91. Khoảng 25% người dùng sử dụng RSS 1.0 và 25% còn lại sử dụng những định dạng khác giữa 0.9x và 2.0.

  • RSS 0.91 và 2.0 dễ dàng hiểu nhất, RSS 1.0 phức tạp hơn để học và mất nhiều thời gian và bandwidth hơn để xử lí. Article của chúng ta sẽ dựa trên RSS 2.0.

Ví dụ: RSS phiên bản 2.0






    1. Tìm hiểu cấu trúc file RSS được xây dựng như thế nào?

Một RSS document là một element, với thuộc tính bắt buộc phải có là version. Một element chỉ đơn giản là một element, chứa thông tin của channel. Sau đây là ví dụ biểu diễn cấu trúc của file RSS:
Để dễ hiểu chúng ta xem lại ví dụ về RSS 2.0


Dòng đầu tiên trong tài liệu: việc công bố XML, định nghĩa phiên bản XML và kí tự encoding được sử dụng trong tài liệu. Trong trường hợp này tài liệu tuân theo chuẩn XML và sử dụng tập encoding ISO-8859-1 (Latin1 European)
Dòng tiếp theo mô tả thành phần rss của tài liệu.


Dòng kế tiếp mô tả thành phần channel của tài liệu.


Ba dòng kế tiếp mô tả thành phần con của channel (, <link>, <description>). <br /> <br /><img src="32659_html_41d7b18.png" name="graphics5" align=bottom width=484 height=57 border=0> <br />Thành phần item bao gồm những thông tin (<title>, <link>, <description>, ….). <br /> <br /><img src="32659_html_5ad751e5.png" name="graphics6" align=bottom width=485 height=101 border=0> <br />Hai dòng cuối là đóng channel và rss. <p> <img src="32659_html_21b2e9ac.png" name="graphics7" align=bottom width=487 height=43 border=0></p> <br /> <br />Tuy nhiên đây chỉ là ví dụ đơn giản nhất để dễ hiểu, trong thực tế một file RSS có 1 channel nhưng có thể có đến hàng chục item theo kèm tương ứng với hàng chục tin cần theo dõi. Ví dụ tham khảo 1 file RSS thuộc trang báo nước ngoài New York Times: <br /> <br /><?xml version="1.0" encoding="iso-8859-1" ?> <br /> <br /><rss version="<b>2.0</b>"> <br /> <br /><channel> <br /> <br /><span> </span> <title><b>NYT > Art and Design</b>

  http://www.nytimes.com/pages/arts/design/index.html?partner=rssnyt

 

  Copyright 2006 The New York Times Company

  en-us

  Mon, 27 Feb 2006 02:05:01 EST



  http://graphics.nytimes.com/images/section/NytSectionHeader.gif

  <b>NYT > Art and Design</b>

  http://www.nytimes.com/pages/arts/design/index.html

 



  <b>Spirits, Gothic Fantasies and Sex, Please, We're British</b>

  http://www.nytimes.com/2006/02/27/arts/design/27goth.html?ex=1298696400&en=1726dac59f5f07d9&ei=5088&partner=rssnyt&emc=rss

"Gothic Nightmares," an exhibit at Tate Britain, is not a sex show, even though a veil does isolate some saucy images.

  ALAN RIDING

 
Mon, 27 Feb 2006 00:00:00 EDT


http://www.nytimes.com/2006/02/27/arts/design/27goth.html



 




  <b>What Does Islam Look Like?</b>

  http://www.nytimes.com/2006/02/26/arts/design/26cott.html?ex=1298610000&en=a6ca09ad6c97fb2d&ei=5088&partner=rssnyt&emc=rss

A number of new shows tell us very different things about the reception in the West of a cultural category called "Islam."

  HOLLAND COTTER

 
Sun, 26 Feb 2006 00:00:00 EDT


  http://www.nytimes.com/2006/02/26/arts/design/26cott.html



 




  <b>Art: 'Caligula' Gives a Toga Party (but No One's Really Invited)</b>

  http://www.nytimes.com/2006/02/26/arts/design/26yabl.html?ex=1298610000&en=d05471946d7b6eb0&ei=5088&partner=rssnyt&emc=rss

Satirical and political, but not coming to a theater near you: Francesco Vezzoli's trailer at the Whitney Biennial advertises a film that doesn't exist.

  LINDA YABLONSKY

 
Sun, 26 Feb 2006 00:00:00 EDT


http://www.nytimes.com/2006/02/26/arts/design/26yabl.html



 




  <b>Art Review | 'Goya's Last Works': Goya, Unflinching, <a href="/the-pergamean-church-age.html">Defied Old Age</a></b>

  http://www.nytimes.com/2006/02/24/arts/design/24goya.html?ex=1298437200&en=612f5a99c867cc2c&ei=5088&partner=rssnyt&emc=rss

The great satirist's late works as seen at the Frick Collection achieve a whole new level of freedom and depth, haunted by death but exalted.

  MICHAEL KIMMELMAN

 
Fri, 24 Feb 2006 00:00:00 EDT


http://www.nytimes.com/2006/02/24/arts/design/24goya.html



 




<b>Art Review | 'Degas, Sickert and Toulouse-Lautrec': British Painting, Flowering in France's Shadow</b>

  http://www.nytimes.com/2006/02/24/arts/design/24sick.html?ex=1298437200&en=d3a4c2c389a20573&ei=5088&partner=rssnyt&emc=rss

Despite its dazzling marquee, the Phillips Collection's show covers too much historical and social ground with too few really good paintings.

  ROBERTA SMITH

 
Fri, 24 Feb 2006 00:00:00 EDT


  http://www.nytimes.com/2006/02/24/arts/design/24sick.html



 




<b>Art Review | 'Symphonic Poem': Visions of Africa and Ohio, in All Sorts of Materials</b>

  http://www.nytimes.com/2006/02/24/arts/design/24robi.html?ex=1298437200&en=303d36fd0208c12e&ei=5088&partner=rssnyt&emc=rss

Aminah Brenda Lynn Robinson's prodigious new show at the Brooklyn Museum overflows with richly embellished art ranging from books to sculptures.

  GRACE GLUECK

 
Fri, 24 Feb 2006 00:00:00 EDT


  http://www.nytimes.com/2006/02/24/arts/design/24robi.html



 


 


 



    1. Ưu điểm, giới hạn RSS

      1. Ưu điểm

Nếu không có RSS, người dùng sẽ phải kiểm tra site hàng ngày để cập nhật những tin tức mới. Điều này tốn khá nhiều thời gian cho nhiều người dùng. Với sự hỗ trợ của RSS, người dùng có thể lựa chọn những tin tức mà họ muốn, những tin tức mà họ thích hay có liên quan đến công việc của họ. Họ cũng có thể tách ra những thông tin cần thiết từ những thông tin không mong đợi (spam) và xóa đi những tin tức không mong đợi đó. Ngoài ra người dùng có thể tạo những kênh tin tức mới hoặc site riêng cho họ để dễ dàng truy cập hơn, nhanh hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

      1. Giới hạn

RSS hấp dẫn và được phổ biến là ở khả năng cung cấp thông tin đơn giản. Thực ra RSS về cơ bản chỉ cung cấp thông tin một chiều. Trong khi đó để giải quyết vấn đề chia sẻ thông tin phức tạp, chúng ta cần phải cung cấp và đồng bộ thông tin hai chiều. Do đó sử dụng RSS cho mục đích đồng bộ hóa không còn là tùy chọn nữa.

    1. Tầm quan trọng RSS trong tương lai

  • RSS sẽ có mặt mọi nơi, hàng ngày trên các site và nhiều người hiểu được tính hữu dụng của nó .

  • Bằng việc sử dụng RSS, thông tin trên web trở nên dễ dàng được tìm thấy và các web-developer có thể chia sẻ thông tin của họ dễ dàng hơn.

  • Các phiên bản RSS tương lai sẽ chứa những file mà thậm chí có thể dễ dàng chia đề mục và chia sẻ.

    1. Giới thiệu một số trang web có hỗ trợ RSS và cách nhận biết của nó
      **
      Giới thiệu một số trang web có hỗ trợ RSS: một số website Việt Nam có hỗ trợ RSS hiệu quả như: Tuổi trẻ, Dân trí, Thanh niên,…


Hình 1: Trang chính của Website Tuổi trẻ ( http://www.tuoitre.com.vn )


Hình 2: Trang chính của website Dân trí ( http://www.dantri.com.vn )
Bên cạnh các website Việt Nam có sử dụng ứng dụng RSS ngày càng mở rộng thì việc hỗ trợ RSS của các website nước ngoài rất phong phú và đa dạng. Sau đây chúng ta tham khảo một số website nước ngoài:


Hình 3: Website BBC tại: http://news.bbc.co.uk/



Hình 4: Website BBC tại: http://news.bbc.co.uk/



Hình 5: Website CNN với: http://edition.cnn.com



Hình 6: Website CNN với: http://edition.cnn.com



Hình 7: Website New York Times tại: http://www.nytimes.com
Các website nước ngoài không chỉ phong phú về số lượng mà hình thức sử dụng RSS trong các website cũng rất đa dạng và phức tạp. Vậy qua phần giới thiệu website có hỗ trợ RSS trên thì dấu hiệu nhận biết các website đó có sử dụng là:

** Dấu hiệu nhận biết khi tham khảo một số website có chứa RSS:

- Sau khi khảo sát một số website của Việt Nam có hỗ trợ RSS thì trên trang chính của website đó có nút RSS ( ). Nếu muốn xem các file RSS thì chọn nút trên trang chính của website đó để sang trang tiếp theo.
- Trang này sẽ thể hiện tất cả các tiêu đề (title) của mỗi kênh, nếu muốn xem nội dung file RSS của kênh nào thì chọn nút RSS của kênh đó. Sau khi chọn RSS của kênh nào đó thì lập tức file RSS của kênh đó được hiển thị dạng file XML đã trình bày ở trên.(xem tham khảo file RSS trên website New York Times).
- Đó là những kết luận khi khảo sát các website của Việt Nam có hỗ trợ RSS, nhưng với những website nước ngoài thì có khác một vài điểm. Dấu hiệu nhận biết RSS của các website không chỉ đơn thuần trang đó có chứa nút mà có thể là nút ….



Hình 8: Hình minh hoạ file RSS


  1. Tìm hiểu CMS

    1. CMS là gì?

  • Hệ thống quản lý nội dung là một hệ thống quản lý các thành phần làm nên nội dung của một Website. Tuy nhiên “nội dung” là một khái niệm rất rộng. Do vậy, khi nhắc đến CMS(Content Management System) người ta phải nhắc đến các yếu tố cấu thành nội dung nằm trong phạm vi mà hệ CMS đề cập tới cũng như các đặc điểm trong các chu trình quản lý nội dung đó.

  • Một cách chính xác hơn, CMS là hệ thống quản lý việc khởi tạo nội dung, quá trình xử lý nội dung đó cho đến khi nó được xuất bản, phân phối tới người dùng cuối.

  • CMS = + Khởi tạo nội dung

+ Quản lý quá trình xử lý nội dung đó

+ Phân phối nội dung tới người dùng cuối.




    1. Các chức năng cơ bản của một hệ thống CMS

      • Cung cấp công cụ phục vụ quá trình soạn thảo, biên tập, chỉnh lý nội dung.

      • Cung cấp hệ thống quản lý quá trình xử lý nội dung thông tin.

      • Có khả năng kết xuất thông tin đầu ra tự động từ hệ thống quản lý lưu trữ nội dung dùng chung.

    1. Giới thiệu một số CMS có hỗ trợ RSS
      Một số CMS hỗ trợ RSS hiệu quả như: Joomla, WordPres, PostNuke.

    2. Tìm hiểu WordPress:

      1. Khái quát chung về WordPress

WordPress là hệ thống làm web được viết bằng ngôn ngữ PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu là MySQL, quản lí việc cập nhật nội dung web đặc biệt là weblog. Nó được phân bổ dưới GNU General Public License và là phần mềm miễn phí.

Hiện tại WordPress hỗ trợ một weblog hoặc site cho mỗi cài đặt, nhưng có thể cho nhiều người dùng. Ngay cả trên một WordPress thông thường, một người dùng có nhiều hơn một blog trên cùng một server và cùng một database với những file trên nhiều thư mục con khác nhau.



      1. Cách cài đặt WordPress

    1. WorkPress yêu cầu cài đặt Apache, PHP, Mysql. Tuy nhiên khi cài đặt ba chương trình này, cấu hình cho chúng hiểu nhau và làm việc được với nhau thì đó là một quá trình khá rắc rối và phức tạp. Để đơn giản hơn và không phải mất nhiều thời gian cho việc cấu hình nên cài biến môi trường là Wamp5. (Cài đặt Wamp5 xem phần phụ lục).

    2. Cài đặt WordPress

          • Gói cài đặt WordPress:

            • Có thể tải gói WordPress tại địa chỉ: http://codex.workpress.org

            • Giai nen file wordpress-2[1][1].0.4.tar.gz, vao folder wordpress-2[1][1].0.4 copy toàn bộ các file có trong wordpress vào thư mục www trong C:\wamp vừa cài đặt ở trên.
              Tìm và sửa tên file wp-config-sample.php trong C:\wamp\www thành wp-config.php, sau đó tiếp tục sửa đổi nội dung trong file này




            • Khởi động wamp, click phải lên biểu tượng hiện trên thanh taskbar.

          • Các bước cơ bản của quá trình cài đặt
            Sau khi hòan tất công việc trên ta khởi động, khởi động wamp, click phải lên wamp chọn localhost để tiến hành việc cài đặt.



Hình 9: Hướng dẫn cài đặt Wordpress

+ chọn install.php để thực hiện quá trình cài đặt

B1: Chọn FistStep để qua bước tiếp theo



Hình 10: Bước thứ nhất của việc cài đặt Wordpress
B2: Điền đầy đủ thông tin vào trong form. Chọn Continue to Second Step



Hình 11: Bước thứ hai của cài đặt Wordpress

Sau khi cài đặt xong B2 thì user là admin và password phát sinh ngẫu nhiên. Chọn login có màu xanh dạng link để tới bước tiếp theo.






Hình 12: Cài đặt Wordpress đã hoàn thành

B3: Điền đầy đủ thông tin vào trong form và chọn nút Login để đăng nhập. Tuy nhiên khi đã đăng nhập thành công, nếu như không thích password cũ thì có thể thay đổi nó.





Hình 13: Điền đầy đủ thông để đăng nhập vào Wordpress

Sau khi đã đăng nhập thành công, thì hệ thống sẽ cho phép làm việc trên nó.





Hình 14:Trang chính Wordress sẽ hiển thị nếu đăng nhập thành công


      1. Cách sử dụng WordPress

Khi chúng ta thực hiện thành công việc cài đặt công cụ xuất bản cá nhân lên Internet, lúc đó ta lại nghĩ bằng cách nào để chia sẻ những ý nghĩ, ý tưởng của ta đây? Vì thế đây là mục đích của WordPress – chia sẻ thông tin với người khác. Và bắt đầu công việc với “writting”.

Write Post

Tiến trình làm việc trong WordPress rất đơn giản:



  1. Login vào WordPress

  2. Click vào tab Write, chọn Write Post

  3. Điền đầy đủ tất cả thông tin trong form

  4. Sau thời gian viết và chỉnh sửa, khi thật sự ưng ý bài viết của mình, nhấn Publish để xuất bản.

Công việc đơn giản chỉ có thế, nhưng có phải đấy là tất cả mong muốn chúng ta? Phần chi tiết được đề cập sau phải thực hiện cấu hình bằng tay.

Writing a Post – Step by Step

WordPress có hai cách biên tập Post bài: basic (cơ bản) và advanced (phát triển)



  • Basic Post Editing Screen:

    • Title: đây là nơi để chúng ta nhập vào phần title của bài chúng ta cần post. Có thể là những từ hay cụm từ nào đó. Tuy nhiên chúng ta cần tránh nhập title trùng lặp nhau, vì thế sẽ sinh ra nhiều vấn đề. Có thể sử dụng dấu phẩy (,), dấu nháy (nháy đơn ‘, nháy đôi “) , dấu gạch ngang (-) hay nhiều kí tự kiểu khác trong Post như "My Site - Here's Lookin' at You, Kid".

    • Post Editing Area: khung trống lớn là nơi ta nhập vào đoạn văn bản, các đường link, các link tới hình ảnh, và những thông tin muốn hiển thị trên site của chúng ta. Phần này gọi là Post Editing Area hay editing box.

    • Quicktags: đây là những nút nằm trên vùng biên soạn tin Post (Post editing textarea box). Những nút này phát sinh thẻ HTML in đậm, in nghiêng, gạch xóa nội dung ghi, định dạng đoạn văn bản, định dạng vị trí, … kể cả cho phép ta xem lại thông tin đoạn mã HTML đã đựơc phát sinh từ vùng soạn thảo Post.

    • Thêm vào đó có thể post thêm hình hoặc file mong muốn lên trên đoạn tin của mình bằng cách chọn Browser đến file chỉ định.Cần sao lưu trước khi Publish tin (có thể sao lưu tạm thời trong quá trình làm).

    • Nút Save and Continue Editing: nếu nút này được chọn thì phần Post sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu nhưng vẫn có thể tiếp tục thực hiện công việc biên soạn. Trong màn hình Post Preview cho phép nhìn thấy nội dung bài vừa biên soạn. Tuy nhiên nếu sử dụng nút này, phần biên soạn đề cập vẫn chưa được publish trừ phi Publish được chọn trong phần mở rộng Post Status.

    • Nút Save: nếu nói về lý thuyết thì khi click vào nút này bài của chúng ta sẽ được lưu. Tuy nhiên nó sẽ lưu theo điều kiện được chỉ định. Trong phần mở rộng Post Status, nếu chọn Draft phần soạn thảo sẽ được lưu như một Draft (bài nháp). Nếu chọn Publish phần soạn thảo được lưu và publish lên site. Còn nếu là Private thì phần soạn thảo đó lưu ở dạng private post, chỉ cho phép sử dụng bởi tác giả viết (user/author) và điều tất nhiên là không được publish. Một khi click chọn Save, màn hình Write Post sẽ trở về định dạng ban đầu (trống) và sẵn sàng cho phép add thêm bài mới.

    • Nút Publish: nút này sẽ publish bài chúng ta lên site.




Hình 15: Màn hình post bài trong Wordpress

  • Advanced Post Editing Screen

    • Post Status: gồm 3 phần lựa chọn được đè cập phần trên

    • Post Author, Post Timestampt: trong quá trình làm nếu tác giả, hệ thống ngày tháng mặc không mong muốn vẫn cho phép chúng ta chỉnh sửa theo mục đích riêng của mình.

    • Send trackbacks to trong phần Trackbacks: Trackbacks cho phép blogs khác biết chúng ta tham khảo đến một trong số bài báo của họ. Để gửi trackbacks từ Post này nhập vào URL hoặc địa chỉ website trong hộp, mỗi điạ chỉ phân cách nhau bởi dấu phẩy (,).

    • WordPress bookmarklet: “Press It bookmarklet” là một link rất thuận tiện có thể đặt trong danh sách browser’s bookmark. Nó cho phép mở nhanh đến cửa sổ browser hiển thị toàn bộ nội dung của website tạo trong bài viết ở khung post khi click chọn bookmark đó.



Hình 16: Màn hình Wordpress sau khi post bài thành công

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH

  1. Vấn đề cần giải quyết.

Trong thời đại công nghệ mới – thời đại công nghệ và thông tin ngày nay, song song với nhiều thông tin khoa học – kĩ thuật mới mẻ, biết bao tin tức nóng bỏng luôn được “ra lò” một cách thường xuyên thông qua nhiều phương tiện đại chúng như báo chí, đài truyền thanh, truyền hình,…. Đặc biệt phải kể đến một công nghệ mới xuất hiện cách đây không lâu nhưng rất gần gũi và quen thuộc với hầu hết mọi người đó là mạng internet. Không thể tưởng tượng được lượng thông tin khổng lồ trên mạng đa dạng và phong phú cỡ nào. Khó ai có thể nói số lượng website hiện nay có thể đếm được. Tuy nhiên mỗi website có mỗi cách thức trình bày và phục vụ mục đích riêng. Mỗi website sử dụng một công nghệ khác nhau không website nào giống website nào để thể hiện nội dung trình bày của mình. Và một điều lưu ý rằng không phải thông tin trên các website có thể tồn tại mãi theo thời gian.

Đôi khi đứng trước lượng thông tin quá khổng lồ như vậy không khỏi làm cho con người ta lúng túng. Vậy làm thế nào khắc phục điều ấy mà vẫn có thể xem tin bình thường, những tin luôn được cập nhật thường xuyên theo các trang báo yêu thích? Những thông tin quan trọng lưu trữ cẩn thận phục vụ cho mục đích tìm tòi và nghiên cứu? Chúng ta cần có một hệ thống xử lý như thế nào?

Chính vì mỗi website sử dụng mỗi công nghệ riêng cho trình bày của mình như đã nói trên nên khó có thể xây dựng một hệ thống toàn diện phục vụ mục đích lấy tin được. Vì vậy hệ thống này chỉ xây dựng dựa trên sự ứng dụng công nghệ mới RSS từ các website cung cấp thông tin. Ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số website sử dụng công nghệ này là: Tuổi trẻ, Dân trí, Thanh niên…

Giới thiệu một trang tin tổng quát: (trang chính báo Tuổi trẻ)





Hình 17: Trang tin Tuổi trẻ minh hoạ các description của một channel



Hình 18: Trang tin chi tiết: (Trích 1 tin tức về Đại dịch virus Việt từ báo Tuổi Trẻ Online)

Cấu trúc tổng quát của hệ thống website tin tức:



  • Website (Tuổi trẻ) có nhiều channel (kênh tin): Nhịp sống số, Thế giới,…

  • Channel (Nhịp sống số) có nhiều item (tin tức): Đại dịch virus Việt, Điện thoại di động toàn cầu,…

  • Mỗi item có các thông tin như: title (tiêu đề), description (phần mô tả), pubDate (ngày đưa tin), content (nội dung chi tiết),…

Đối với các website có hỗ trợ chức năng RSS, mỗi khi tin tức mới được cập nhật thì RSS cũng được tự động phát sinh. Trong RSS sẽ lưu thông tin mô tả về tin tức và đường dẫn tới nội dung chi tiết của tin.



Hình 19: Minh hoạ Item trong file RSS

Hệ thống dự kiến xây dựng sẽ thực hiện việc lấy thông tin của tin về tổ chức lưu trữ, quản lý tin theo ngày, kể cả lấy tin và hỗ trợ cho người dùng xem lại các tin đã lưu trữ từ cơ sở dữ liệu offline. Như vậy, để xem được tin, hệ thống phải bắt đầu lấy tất cả các thông tin có từ các website hỗ trợ RSS về thông qua dữ liệu đầu vào là địa chỉ URL của RSS. Sau khi đọc, parser RSS, hệ thống phân tích nội dung RSS và nội dung chi tiết của từng tin (item). Tùy vào mục đích người lấy tin phục vụ cho nhu cầu của mình mà người sử dụng chỉ định cho hệ thống dừng lại ở việc lấy tin theo description (tức là tin chỉ lấy ở mức độ hệ thống phân tích được ở nội dung RSS) hay lấy tin theo chi tiết từng tin được parser từ file HTML. Sau đó tin đã lấy được lưu vào kho lưu trữ theo từng phân mục cấp rõ ràng: kênh (Channel), thông tin mô tả của tin (Item) và thông tin chi tiết (Content Item). Hệ thống lấy ngày mặc định là ngày trên máy đang sử dụng.

Sau đó hệ thống sẽ hiển thị tin cần xem đã được lấy về từ kho lưu trữ cho người dùng. Việc xem tin từ hệ thống này cũng được quản lý chặt chẽ. Muốn xem tin của báo nào, theo ngày nào thì cũng phải lựa chọn.


  1. Qui trình hoạt động của hệ thống đề xuất:

    1. . Lấy nội dung tin tức: (nhận yêu cầu lấy tin từ người dùng)

      1. Sử dụng RssReader: Hệ thống tiến hành lấy tất cả các thông tin của Item (bằng cách parser nội dung file RSS). Thông qua đó cũng cho ta biết được hết nội dung thông tin của Channel

Đầu vào: truyền URL của file RSS gốc chẳng hạn như: http://tuoitre.com.vn/Tianyon/RssView.aspx

Đầu ra: Lấy được title, description, link, author, pubDate… dựa vào các phương thức trong đối tượng Item:



  • getTitle()

  • getDescription()

  • getLink()

  • getAuthor()

  • getPubDate()

  • ….

Ngoài ra, thông số của tất cả các Channel như title, description, link… có trong website được chỉ định lấy tin cũng được lấy ra dựa vào các phương thức trong đối tượng Channel (những phương thức này cũng khá giống so với các phương thức sử dụng lấy tin trong đối tượng Item như getTitle(), getDescription(), getLink() …)

      1. Sử dụng HtmlParser: Ứng với từng Item đã parser ở bước trước, thông qua HtmlParser hệ thống tiến hành lấy thêm nội dung chi tiết của từng Item đó

- Đầu vào: nhận vào URL của từng tin (URL của Item) lấy được ở bước parse bước i).

- Đầu ra: dựa vào HtmlParser và căn cứ thẻ sử dụng ở từng trang web, lấy được nội dung chi tiết của từng tin tức từ file HTML được chỉ định bởi URL nhận vào (chỉ lấy nội dung chi tiết của tin, cắt bỏ đi các nội dung quảng cáo, những phần thông tin trùng lặp với nội dung mô tả lấy ở bước i, ….



    1. . Lưu trữ nội dung tin tức: (hệ thống tự động lưu trữ tin vào kho lưu trữ sau khi đã lấy được tin ở bước parser 2.1)

Sau khi tất cả các thông tin đã được lấy về, hệ thống sẽ tự động lưu trữ vào kho lưu trữ hay gọi cách khác là lưu vào cơ sở dữ liệu (CSDL). Có thể chỉ đơn giản lưu những thông tin lấy về ở cuối bước i của 2.1 , cũng có thể lưu tất cả thông tin chi tiết đã lấy về được ở cuối bước i và ii. Những thông tin này sẽ được lưu trữ vào CSDL, chỉ cập nhật thông tin mới mà không lưu lại thông tin trùng lặp đã có trong CSDL.

    1. . Hiển thị nội dung tin tức: (hiển thị các nội dung tin theo chủ đề hoặc tin tức được chỉ định)

Tùy theo mức độ yêu cầu xem tin của người sử dụng: chỉ xem lướt nội dung trang tin hay đi sâu vào nội dung cụ thể mà hệ thống sẽ phản hồi đáp ứng nhu cầu người dùng.

Nếu là xem lướt trang tin thì hệ thống sẽ hiển thị thông tin những Channel và các thông tin miêu tả của Item lấy từ bước i được lưu.

Nếu là xem nội dung chi tiết của từng tin thì hệ thống sẽ truy vấn và trình bày dưới hình thức tin chi tiết (không cần kết nối internet).

3. Các công nghệ sử dụng

- Website muốn lấy tin phải có ứng dụng RSS.

- Chương trình được xây dựng trên giao diện web, cho phép nhiều người dùng có thể thao tác và cùng chia sẻ một cơ sở dữ liệu nhất quán. Ngôn ngữ Java và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL được chọn để phát triển ứng dụng.

- Ngôn ngữ web gồm JSP, Java Script, HTML ….

- Công cụ cài đặt, thiết kế, phân tích hệ thống gồm: Borland Jbuilder 2006 Enterprise, MS SQL Server 2000, RationalRose 2003, ...



CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ

  1. Thiết kế sơ đồ hoạt động của chương trình :



Hình 20: Sơ đồ mô tả quá trình hoạt động

Bước 1: Người dùng thu thập thông tin về địa chỉ RSS

Bước 2: Sử dụng hệ thống đang thiết kế chỉ định các website cần lấy thông tin

Bước 3: Yêu cầu hệ thống lấy thông tin và lưu trữ



Bước 4: Xem thông tin đã được lấy về từ cơ sở dữ liệu

  1. Các giải pháp cho qui trình đã thiết kế

  • Các bước hỗ trợ bằng chương trình

        • Bước 1: không hỗ trợ (người dùng phải tự tìm hiểu, thu thập thông tin)

        • Bước 2: người dùng phải chỉ định website cần lấy tin

        • Bước 3: Hỗ trợ hoàn toàn

        • Bước 4: Hỗ trợ hoàn toàn



  1. Giải thích các chức năng

    1. Lược đồ Usecase



Hình 21: Lược đồ Usecase

    1. Danh sách các Usecase – Actor

STT

Usecase tương ứng

Chú thích

Actor

1

Xem tin (Xemtin)


Hiển thị cho người dùng thông tin cần xem từ các trang web ở chế độ Offline. Chức năng này cũng được thực hiện theo từng mức độ yêu cầu xem tin

Người sử dụng hệ thống (Nguoisudung)

2

Lấy tin (Laytin)


Tin được lấy về từ các website có hỗ trợ RSS trên Internet. Chức năng lấy tin được thực hiện theo từng yêu cầu lấy tin của người sử dụng. Có thể lấy theo mức độ mô tả (description), cũng có thể lấy theo mức độ chi tiết tin

Người sử dụng hệ thống (Nguoisudung)

3

Quản lý kênh tin (Quanlykenhtin)

Hệ thống cho phép thêm, xóa, sửa các kênh tin, các tin cụ thể cũng như cho phép thực hiện trên website

Người sử dụng hệ thống (Nguoisudung)

4

Định nghĩa kịch bản (Dinhnghiakichban)

Chỉ định channel cần lấy tin của một website nào đó cụ thể

Người sử dụng hệ thống (Nguoisudung)

5

Định nghĩa luật (Dinhnghialuat)

Căn cứ vào thẻ mà mỗi nhà thiết kế website từ các trang web hỗ trợ RSS trên mạng Internet, tập hợp chúng để đưa ra luật nhằm lấy nội dung chi tiết từng tin

Người sử dụng hệ thống (Nguoisudung)

Hình 22: Bảng các Usecase – Actor

    1. Đặc tả Usecase

Điều kiện chung thực hiện hệ thống này là lấy tin từ các website trên Internet có hỗ trợ RSS.

    • Usecase Xemtin

      • Brief Description: Người sử dụng vào trong hệ thống chọn website và ngày xem tin. Chỉ định kênh tin, chỉ mục tin được lưu theo ngày hệ thống đó để xem.

      • Actor: Người dùng hệ thống.

      • Precondition: Dữ liệu thông tin cần xem theo ngày chọn phải được lưu vào CSDL trước đó.

      • Detail Description: Sau khi truy nhập vào hệ thống người dùng có thể truy cập bất cứ thông tin nào cần xem có trong CSDL theo ngày chỉ định lưu của hệ thống (có thể xem theo nội dung mô tả của tin, hoặc có thể xem chi tiết tin nếu chi tiết tin đã được thực hiện lấy và sẵn có trong CSDL).

      • Main Flow:

        • Người dùng truy cập vào hệ thống

        • Chỉ định website và ngày mà hệ thống đã lưu tin để xem tin

        • Chọn kênh tin và tin quan tâm, yêu cầu hệ thống hiển thị

        • Tùy theo mục đích xem tin mà tin được xem hiển thị theo nội dung mô tả hay nội dung chi tiết cụ thể (chỉ hiển thị được tin chi tiết nếu tin đó được lấy về ở mức độ chi tiết)

      • Other Flow:

        • Nếu ngày hệ thống được chọn xem tin mà không thực hiện chức năng lấy tin theo website đó trước, màn hình hiển thị thông tin không có tin

        • Nếu thông tin cập nhật cho website theo ngày đó bị thiếu tất nhiên người dùng không thể xem đầy đủ các tin như online, chỉ có thể xem những tin đã được lưu hoặc sử dụng hệ thống theo yêu cầu khác tùy theo người sử dụng

      • Postcondition: Trạng thái hệ thống không đổi khi Usecase kết thúc.

    • Usecase Laytin

      • Brief Description: Usecase này cho phép người sử dụng truy cập vào hệ thống lấy tin từ các website có trên Internet về lưu vào CSDL.

      • Actor: Người dùng hệ thống.

      • Precondition: Muốn lấy tin từ website nào thì tên website đó phải có trong hệ thống.

      • Detail Description: Sau khi người sử dụng truy cập vào hệ thống, chọn tên website cần lấy tin. Tương ứng với nó là đường link chỉ định RSS chính của trang web cần lấy tin ở chế độ online. Usecase này thực hiện lấy tin từ các website ở chế độ online, lưu trữ vào kho dữ liệu nhằm phục vụ nhu cầu xem tin, tìm hiểu, nghiên cứu hiệu quả cũng như nhiều mục đích khác của người dùng. Phần này gồm lấy tin theo nội dung mô tả và lấy tin theo nội dung chi tiết của tin.

      • Main Flow ( Dòng sự kiện chính ):

        • Hệ thống truy xuất và hiển thị thông tin các website mặc định lấy tin

        • Người sử dụng hệ thống lựa chọn website cần lấy tin

        • Thực hiện lấy tin

**Lấy tin theo Description: Người dùng truy cập vào hệ thống, chọn website cần lấy tin và yêu cầu lấy theo nội dung mô tả (lấy tin theo description). Trong trường hợp này, thông tin các kênh tin (Channel), và tin (Item) được lấy chỉ ở mức thông tin mô tả (gồm title, description, link là chủ yếu, ngoài ra cũng có thêm một vài thông tin khác)

**Lấy nội dung chi tiết của tin (Item): trường hợp lấy tin theo cách này buộc người sử dụng phải thực hiện lấy tin theo Description cho tin đó trước, sau đó mới chỉ định lấy tin theo nội dung chi tiết của Item



Chú ý: Tùy theo từng chức năng cụ thể mà người dùng chọn nút thực hiện lấy tin tương ứng chức năng đó.

        • Lưu tin vào kho lưu trữ: Khi thực hiện lấy tin, hệ thống chỉ việc cập nhật tin mới vào trong cơ sở dữ liệu mà không lưu lại tin đã có

      • Other Flow ( Dòng sự kiện khác ):

        • Không có tên website cần lấy hiển thị sẵn trên hệ thống thì người dùng không thể chọn việc lấy tin trên website đó được. Lúc đó buộc người sử dụng phải định nghĩa website mới, sau đó mới có thể chọn chức năng lấy tin

        • Người dùng không thực hiện việc chọn website để lấy tin, hệ thống không thực thi



      • Postcondition: nếu người dùng chọn chức năng lấy tin ở Use case này thực hiện thành công thì thông tin trong CSDL được cập nhật mới.

    • Usecase dinhnghialuat

      • Brief Description: Usecase này cho phép người dùng sử dụng hệ thống để định nghĩa luật (có thể thêm hoặc xoá những thẻ mà họ muốn) trong một website nào đó.

      • Actor: Người dùng hệ thống.

      • Precondition: Phải thêm website trước khi thêm thẻ.

      • Detail Description: Người sử dụng có thể thêm thẻ cho một site nào đó. Khi được thêm, thẻ đó được cập nhật vào bảng Rule (thêm vào nếu trong bảng chưa có). Từ những thẻ được thêm đó hệ thống cho phép người dùng Lấy tin linh động hơn. Nếu muốn xóa thẻ, người sử dụng chỉ cần chọn và thực hiện xóa trong số những thẻ vừa được định nghĩa trên.

      • Main Flow:

        • Truy cập vào hệ thống

        • Thực hiện thêm thẻ cho website nếu muốn thêm thẻ

        • Chọn và xóa những thẻ vừa định nghĩa cho website nếu muốn xóa thẻ

        • Hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu

      • Other Flow: Không có.

      • Postcondition: Usecase chấm dứt khi Dinhnghialuat thực hiện thành công, các thẻ định nghĩa được lưu vào CSDL, hệ thống cập nhật thông tin lại bảng Rule.



    • Usecase Dinhnghiakichban

      • Brief Description: Người sử dụng hệ thống chỉ định kênh tin cần lấy tin bằng cách đánh dấu chọn kênh tin đó, thực hiện chức năng lấy tin của Usecase này. Hệ thống sẽ thực hiện lấy tin và hiển thị tất cả tin được lấy về của những channel được chỉ định trên.

      • Actor: Người dùng hệ thống.

      • Precondition: Những kênh tin chỉ định của một website nào đó phải có sẵn trong CSDL (thông tin các channel này đã được hệ thống lấy tin ở lần trước).

      • Detail Description: Người sử dụng hệ thống đánh dấu chọn những kênh cần lấy tin trong một website nào đó. Tùy theo chức năng lấy tin như thế nào (lấy theo nội dung mô tả hay lấy theo nội dung chi tiết) mà các kênh tin này sẽ thực hiện lấy tin theo cách đó. Sau cùng, hiển thị tất cả tin được lấy trong các kênh tin đó.

      • Main Flow:

        • Người dùng truy cập vào hệ thống

        • Chọn website có các kênh tin (Channel) cần chỉ định lấy tin

        • Hệ thống hiển thị thông tin tất cả các kênh tin có trong website được chọn đó

        • Chỉ định những kênh tin cần quản lý

        • Thực hiện lấy tin về lưu vào CSDL

        • Hiển thị tất cả các tin mới được lấy về

      • Other Flow:

        • Nếu trong website chỉ định chưa có kênh tin nào trong CSDL hay kênh tin cần quản lý chưa có thì không thực hiện đinh nghĩa kịch bản được, Usecase kết thúc.

      • Postcondition: Kết thúc Usecase này, tất cả thông tin của tin được lấy về lưu vào CSDL và hiển thị trên màn hình.

    • Usecase Quanlykenhtin:

      • Brief Description: Người sử dụng truy cập vào hệ thống, được quyền thêm hoặc xóa website, thêm hoặc xóa kênh tin của website nào đó.

      • Actor: Người dùng hệ thống.

      • Precondition: Người dùng phải chọn website cần quản lý kênh tin.

      • Detail Description: Có thể thực hiện thêm hoặc xóa website. Đối với những website trong hệ thống, người dùng có thể xóa những kênh tin nếu thấy dư thừa hoặc cũng có thể thêm nếu thấy cần thiết

      • Main Flow:

  • Người dùng truy cập vào hệ thống

  • Nếu là thêm hoặc xóa website thì chỉ việc thực hiện chức năng thêm hoặc xóa website theo yêu cầu

  • Nếu là thêm hoặc xóa Channel thì

    • Chỉ định website cần quản lý channel

    • Thêm channel cho website hoặc là chỉ định channel rồi thực hiện xóa theo yêu cầu

    • Hệ thống cập nhật lại dữ liệu cho website đó

      • Other Flow: không có

      • Postcondition: Thông tin trong kho dữ liệu thay đổi khi Usecase kết thúc.



    1. Sơ đồ Sequence Diagram cho các Usecase:



Hình 23: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Xemtin



Hình 24: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Laytin



Hình 25: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Dinhnghialuat



Hình 26: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Quanlykenhtin



Hình 27: Sơ đồ Sequence Diagram cho Usecase Dinhnghiakichban

CHƯƠNG 7: CHƯƠNG TRÌNH

  1. Sơ đồ lớp:

Hình 28: Sơ đồ lớp

  1. Mô hình dữ liệu quan hệ:



Hình 29: Mô hình cơ sở dữ liệu

  1. Thiết kế giao diện



Hình 30 : Trang chính của hệ thống

  • Đối với chức năng xem tin: Việc xem tin có thể nói vô cùng đơn giản và rất quen thuộc đối với mọi người. Sau khi vào hệ thống người sử dụng chỉ cần chọn website và ngày cần xem tin, hàng loạt kênh tin (channel) được hiển thị. Muốn xem kênh tin nào thì chỉ cần chọn kênh tin đó rồi kích hoạt tin cần xem. Màn hình sau đây sẽ hiển thị đầy đủ nội dung tin cần xem.

  • Lấy tin: Nhưng trước khi xem tin buộc tin đó phải được lấy về và lưu trước vào CSDL. Chức năng lấy tin được thực hiện như sau:

  • Lấy tin theo nội dung mô tả (Description): trên màn hình chính, click chọn nút “Lấy tin theo Description”

  • Lấy tin nội dung chi tiết: trên màn hình chính, click chọn nút “Lấy tin theo nội dung chi tiết”

  • Sau khi thực hiện thao tác lấy tin trên, dữ liệu lấy về sẽ tự động cập nhật vào CSDL

  • Lấy tin theo Channel: Nếu người sử dụng chỉ muốn lấy tin theo channel cụ thể thì chọn channel đó rồi thực hiện lấy tin (có thể lấy theo nội dung mô tả hoặc lấy theo nội dung chi tiết). Để lấy tin phần này, chức năng Lấy tin đề cập trên được gọi. Tin lấy về tự động được cập nhật vào CSDL và hiển thị lên màn hình.



Hình 31: Màn hình lấy tin theo kênh

  • Thêm, xóa trang tin và kênh tin

Từ màn hình chính, khi có yêu cầu thêm trang tin mới thì chỉ việc click chọn nút “Thêm Báo”. Khi đó giao diện thêm trang tin được hiển thị như trên. Có thể đặt tên báo tùy thích sao cho dễ truy cập và quản lý về sau.



Hình 32: Trang thêm trang tin theo URL của RSS chính

Đặc biệt chú ý đến URL của RSS chính phải tuyệt đối tuân theo qui định của URL và chính xác (đây phải là RSS chính của website vừa chọn), màn hình đưa ra danh sách Channel của trang website vừa thêm để người dùng chọn những Channel yêu thích thêm vào cho site đó





Hình 33: Trang chọn Channel cho website vừa thêm có URL RSS chính

Nếu đã chọn những channel ở trên mà vẫn chưa thỏa mãn, người sử dụng có thể thêm nhiều hơn một channel khác vào website. Giao diện màn hình thêm, xoá channel ở dưới cho phép thực hiện.

Còn nếu không có URL của RSS chính thì thực hiện theo hướng dẫn trên giao diện (bấm “vào đây”), một giao diện mới xuất hiện cho phép thêm trang tin tự do.



Hình 34: Trang Thêm Tin tự do

Trên website mới vừa thêm cả hai trường hợp nói trên đều chưa có bất kì channel nào. Sau khi thực thi “Chọn!” để thêm website chúng ta có thể thêm channel cho website đó, việc thêm channel cũng tương tự thêm website (tên tùy thích đặt, URL của Channel phải đầy đủ và chính xác đường dẫn chỉ đến Channel trên website nào đó). Nếu không thích thêm website đó thì có thể “Hủy!”. Cũng có thể xóa website nào đó ngay trên trang chính của website.





Hình 35: Trang thêm, xóa Channel

  • Thêm, xóa thẻ



Hình 36: Màn hình thêm, xoá thẻ (Rule)

Thực hiện chức năng thêm channel xong, nếu chọn nút “Thêm” thì các thẻ đó sẽ được thêm vào bảng cơ sơ dữ liệu, nếu chọn nút “Đi Tiếp” thì các thẻ sẽ không thêm vào cơ sở dữ liệu mà hệ thống sẽ quay lại trang chính. Nếu chọn nút “Trợ Giúp” thì hệ thống sẽ trợ giúp cách thêm thẻ.



  • Tìm kiếm thông tin

Ngoài ra một tiện ích không thể không nhắc đến hỗ trợ việc xem tin đó là chức năng “Tìm kiếm”. Chức năng tìm kiếm theo từ khoá này nhanh chóng lướt đến tin có từ cần tìm thông qua link của những tin đó.



Hình 37: Màn hình chỉ đường link cho chức năng tìm kiếm



Hình 30: Trang hiển thị tất cả nội dung được tìm kiếm



Hình 38: Màn hình in một trang nội dung

  1. Cài đặt:

    • Sử dụng chương trình có kết nối Internet

  • Cài đặt SQL Server 2000 SP4 (cài dat nhu thê nào, ket nói ra sao)

  • Giải nén gói chương trình

  • Kết nối Internet rồi thực hiện chương trình

    • Sử dụng chương trình với server là WordPress (không có kết nối Internet). Để xây dựng được server là WordPress:

  • Trước hết phải cài đặt Wamp5

  • Sau đó cài đặt Wordpress với biến môi trường Wamp5

CHƯƠNG 8. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.

1. HẠN CHẾ

Trong quá trình tìm hiểu mã nguồn RSS và thực hiện xây dựng hệ thống Offline còn có nhiều tồn tại mà chúng em chưa giải quyết được :

- Chưa giải quyết được phân quyền cho hệ thống.

- Chưa xử lí được hình ảnh.

- Menu chưa được linh động.

- Giao diện trang web chưa thực sự sinh động và bắt mắt.



2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Từ thực tại những vấn đề chưa giải quyết được chúng em mong có điều kiện để tiếp tục thực hiện khắc phục những tồn tại đó để hệ thống Offline hoàn thiện hơn, ứng dụng rộng rãi, sinh động và gần gũi với người dùng .

- Giải quyết vấn đề phân quyền cho hệ thống.

- Đưa hình ảnh minh hoạ kèm theo mỗi nội dung .

- Giao diện hiển thị sinh động và hài hoà.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 369.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương