ĐỀ TÀI: Báo cáo Lịch sử báo chí thế giới MỤc lục phần mở đầu



tải về 326.52 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích326.52 Kb.
#28970
1   2   3   4

2.1.5. Sản phẩm


Trang đầu tìm kiếm đơn giản của Google Việt Nam ngày 8 tháng 2 năm 2008. Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các ứng dụng Web, mạng lưới Quảng cáo và giải pháp kinh doanh.

2.1.6. Quảng cáo


Phần lớn thu nhập của Google đến từ các chương trình Quảng cáo trực tuyến. Google AdWords cho phép các đối tượng có nhu cầu Quảng cáo đăng Quảng cáo của mình trên kết quả tìm kiếm của Google và trên Google Content Network qua phương thức cost-per-click (trả tiền qua số lần click vào Quảng cáo) hoặc cost-per-view (trả tiền qua số lần xem Quảng cáo). Chủ các trang web Google AdSense cũng có thể hiển thị quảng cáo trên trang của họ và kiếm tiển mỗi lần banner quảng cáo được Click.

2.1.7. Ứng dụng


Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa.

Năm 2004, Google ra mắt dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ trợ công nghệ lọc thư rác và khả năng sử dụng Công nghệ tìm kiếm của Google để tìm kiếm thư. Dịch vụ này tạo ra thu nhập bằng cách hiển thị quảng cáo từ dịch vụ AdWords mà phù hợp với nội dung của email hiển thị trên màn hình.

Đầu năm 2006, Google ra mắt dịch vụ Google Video, dịch vụ không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm và xem miễn phí các video có sẵn mà còn cho người sử dụng hay các nhà phát hành khả năng phát hành nội dung mà họ muốn, kể cả các chương trình truyền hình trên CBS, NBA và các video ca nhạc. Nhưng đến tháng 8 năm 2007, google đã đóng cửa trang web này trước sự cạnh tranh của đối thủ Youtube cũng thuộc sở hữu của công ty.

Google cũng đã phát triển một số ứng dụng nhỏ gọn, bao gồm cả Google Earth, một chương trình tương tác sử dụng ảnh vệ tinh.Ngoài ra công ti còn phát triển nhiều gói phần mềm văn phòng mã mở nhằm cạnh tranh thị phần với Mircosoft

Nhiều ứng dụng khác nữa có tại Google Labs, một bộ sưu tập những phần mềm chưa hoàn chỉnh. Chúng đang được thử nghiệm để có thể đưa ra sử dụng trong cộng đồng.

Google đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của họ bằng nhiều cách khác nhau. Ở London, Google Space được cài đặt tại sân bay Healthrow, ra mắt nhiều sản phẩm mới, bao gồm Gmail, Google Earth và Picasa. Ngoài ra, một trang web tương tự cũng được ra mắt cho sinh viên Mỹ dưới cái tên College Life, Powered by Google.

Năm 2007, một số bài báo đưa tin rằng Google đang có ý định cho ra đời mẫu điện thoại của riêng họ, có thể là đối thủ cạnh tranh của Apple’s iPhone. Dự án này có thể là một cuộc cộng tác giữa Google với Orange, HTC hoặc Samsung hoặc một nhà sản suất khác. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về dự án này và phần lớn thông tin hiện có chỉ là sự suy đoán.

2.1.8. Sản phẩm phục vụ kinh doanh


Năm 2007, Google giới thiệu Google Apps Premium Edition, một phần mềm phù hợp cho việc kinh doanh, cung cấp dịch vụ email, tin nhắn, lịch…như một chương trình bảng tính. Sản phẩm này chủ yếu nhắm tới người sử dụng là doanh nhân, dùng để cạnh tranh trực tiếp với bộ phần mềm Microsoft office, với giá chỉ 50USD một năm cho một người sử dụng, so với giá 500USD cho môt người sử dụng của Microsoft Office. Google có một số lượng lớn người sử dụng Google App với 38.000 người ở Đại học Lakehead tại Thunder Bay, Ontario, Canada.

2.2. Sự can thiệp của Google vào báo chí

2.2.1. Đầu tư vào báo trực tuyến

Google thường đầu tư vào các dịch vụ Internet và thu lợi nhuận từ quảng cáo. Chính vì thế mà báo chí trực tuyến là miếng mồi béo bở để cho ông Vua tìm kiếm này nhảy vào.

Người khổng lồ Google đã ra mắt dịch vụ cho phép người dùng Internet tìm kiếm tin, bài đã đăng tải trên các báo, tạp chí và ấn phẩm lưu trữ trong thời gian lên tới hơn 200 năm. Với tên gọi Google News Archive Search, tính năng mới sẽ dẫn người dùng tới cả những nội dung miễn phí lẫn có trả tiền, tùy theo quy định riêng của từng website truyền thông. Tuy nhiên, Google sẽ chẳng "xơ múi" gì từ nguồn thu này mà chỉ trông đợi vào quảng cáo.

Dịch vụ cung cấp tin tức Google News này giúp người sử dụng có thể đọc tin tức bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình chứ không phải chỉ bằng tiếng Anh. Google News cho phép người sử dụng ở khắp nơi trên thế giới có thể đọc tin tức trực tiếp từ một trang web của Google. Trang web này nhận tin tức từ khoảng 4500 nguồn bằng tiếng Anh trên khắp thế giới và sắp xếp chúng theo chủ đề.

Cuối năm 2006, Google mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần. Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Google đạt được thỏa thuận mua lại DoubleClick. Google đã đồng ý mua lại công ty này với giá 3,2 tỷ USD.

Năm 2007, Google và New Corp’s Fox Interactive Media tham gia vào bản hợp đồng trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace.



2.2.2. Thử sức ở các loại hình khác

Khi thị trường ban đầu của công ty là trên thị trường web, Google đã bắt đầu thử nghiệm ở một số thị trường khác, ví dụ như Phát thanh hoặc Xuất bản. Ngày 17-1-2006, Google công bố rằng công ty đã mua lại công ty quảng cáo phát thanh dMarc, công ty đã sử dụng một hệ thống tự động, cho phép các công ty quảng cáo trên radio. Điều này sẽ giúp Google kết hợp 2 kênh quảng cáo truyền thông là Internet và Radio, với khả năng của Google, nhắm thẳng vào tâm lý khách hàng. Google cũng bắt đầu thử nghiệm bán quảng cáo trên các kênh quảng cáo offline của công ty, như trên báo và tạp chí, với các quảng cáo được lựa chon trên Chicago-Sun Times. Họ đã lấp được một chỗ trống không bán được trên tờ báo mà trước đấy thường được dùng vào việc quảng cáo nhà. Google được đưa vào danh sách 500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm 2006, chiếm vị trí của Burlington Resources, một nhà sản xuất chính ở Houston.



2.2.3. Cuộc chiến giữa Google và báo chí

Bằng dịch vụ tìm kiếm, Google đã mang lại cho mình nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên giữa Google và báo chí đã có một cuộc xung đột.

Hiện trong danh sách đối tác của hãng đã bao gồm The New York Times, The Washington Post, Time và một số tên tuổi lớn khác. Cũng theo tiết lộ của hãng, mẩu tin xưa nhất có niên đại từ "giữa thế kỷ 17", lâu hơn rất nhiều so với phạm vi 30 ngày hiện nay.

Trong toàn bộ dự án, Google "đơn thương độc mã" thu thập tư liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến. Kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị dưới cả hai dạng: đường link thông thường và một trang danh mục tin, bài đặc biệt.


Hoàn toàn tương phản với dự án số hóa sách (Google bị giới xuất bản kiện tơi bời về chuyện bản quyền), nhiều tờ báo cho biết chính họ đã thúc giục Google "mở cửa" truy cập vào kho lưu trữ tin bài của mình từ nhiều năm nay.

Những kho lưu trữ kiểu này từ lâu đã bị xếp vào loại "vùng tối trên Web", do người dùng bị "cấm chỉ" truy cập vào đây. Bản thân các công cụ tìm kiếm chuẩn cũng không được phép "bén mảng" lại gần.

Toàn bộ kho lưu trữ ấn phẩm của Time giờ đây sẽ được công khai thông qua dịch vụ tìm kiếm của Google. Cơ sở dữ liệu của Time sẽ hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ bởi quảng cáo, bao gồm 300.000 tin bài được đăng tải trên 4.300 số báo liên tục từ năm 1923 tới nay.

Một số tờ khác như The New York Times và Washington Post, người dùng sẽ được "gửi" tới website chính thức và lựa chọn "mua" bài báo hay không.


Google khẳng định dịch vụ mới không phải một dạng bách khoa toàn thư. Thay vào đó, nó cung cấp cho người dùng một danh sách các bài báo có liên quan đến từ khóa tìm kiếm và được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Mục đích của dịch vụ là đưa ra được bài báo có thời điểm đăng tải phù hợp nhất. Lấy thí dụ, nếu bạn tìm từ khóa "hạ cánh xuống mặt trăng", Google sẽ dẫn bạn đến cột mốc năm 1969.

Chuyên gia Weiner thậm chí còn dự đoán trong tương lai, Google sẽ bổ sung thêm cả các mẩu tin thời sự truyền hình vào dịch vụ này.

Nhiều tờ báo không nghĩ việc "Gã khổng lồ tìm kiếm" Google dùng miễn phí tài sản trí tuệ của họ là hợp pháp. Theo  khảo sát, 25% độc giả của báo điện tử đến từ "mai mối" của các công cụ và website tìm kiếm tin tức  (mà Google là một "đại gia").

Song, "nếu tất cả báo chí ở Mỹ không cho phép Google lấy cắp nội dung của họ, liệu Google kiếm lời kiểu gì?" - Sam Zell, chủ Tập đoàn báo chí Tribune (Mỹ), lên tiếng. Google tuyên bố: "Chúng tôi không trả tiền cho các tiêu đề báo chí và sẽ không thay đổi cách xử lý tin tức của Google News. Cách làm đó là hợp pháp. Khi người sử dụng vào Google News, họ chỉ nhìn thấy tiêu đề, lời dẫn và hình ảnh mô tả của bài viết. Nếu họ muốn đọc bài viết đó, họ phải bấm vào đường link dẫn để tới website chính thức của nguồn tin".

Tháng 3.2005, hãng thông tấn lớn của Pháp AFP đệ đơn kiện Google, đòi bồi thường 17,5 triệu USD do dịch vụ Google News đã sử dụng tư liệu ảnh, bài viết, tiêu đề bài viết của AFP tin mà không hề xin phép. Nhận được đơn kiện, Google đã gỡ bỏ mọi đăng tải bài viết của AFP ra khỏi website tin tức của mình song hãng tin của Pháp vẫn kiên quyết theo kiện đến cùng.

Ngày 6.4.2007, AFP và Google đi đến một thoả thuận thống nhất: Google được phép đăng toàn bộ các tin bài từ AFP một cách đầy đủ trên Google News cũng như trên các dịch vụ khác của mình, song đó phải là kết quả của một sự thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng tác quyền chứ không phải "vô tư" trích "của chùa".

Tháng 9.2006, 3 tờ báo của Bỉ là Le Soir, La Libre Belgique và La Derniere Heure được Tổ chức Bảo bộ quyền tác giả Bỉ bảo hộ đã thắng trong vụ kiện buộc tội Google xâm phạm BQ khi sử dụng các đoạn trích dẫn bài viết trên báo của họ mà không xin phép. Google đã phải rút toàn bộ các liên kết và các bài báo, ảnh, thông tin đồ họa... của các nhà sản xuất báo chí Bỉ ra khỏi ngân hàng dữ liệu và phải công bố toàn bộ nội dung phán quyết trên trong 5 ngày liên tục trên trang chủ của mình.

Ngày 13.3.2007, hãng truyền thông khổng lồ Viacom của Mỹ đã tiến hành đòi website YouTube do Google quản lý bồi thường 1 tỉ USD. Theo cáo buộc của Viacom, YouTube đã tải lên website của mình xấp xỉ 160 nghìn đoạn video clip chương trình TV của Viacom một cách "không BQ", thu hút  hơn 1,5 tỉ lượt người xem, hưởng nhiều doanh thu quảng cáo.


Tháng 5.2007, YouTube lại nhận thêm một đơn kiện khác từ BTC Giải Bóng đá ngoại hạng Anh (Premier League) vì tội "cố ý khai thác các giá trị thương mại của giải bóng đá này một cách không phù hợp" bằng việc khuyến khích người dùng đưa các đoạn video clip quay các pha bóng đẹp của Premier League lên Internet. Hiện YouTube đang phải tiến hành những động thái dàn xếp BQ với một loạt các nguyên đơn, bao gồm cả Viacom và Premier League.

Tháng 6.2007,  Hiệp hội Báo chí Điện tử Hàn Quốc, bao gồm những tờ báo lớn của Hàn Quốc cũng dự định đưa Google tại Hàn Quốc ra toà, do "Google đã "trưng" nội dung các bài báo của các thành viên chúng tôi lên công cụ tìm kiếm tin tức bằng tiếng Hàn mà không hề được sự đồng ý. Chúng tôi đang xem xét kiện Google nhằm ngăn chặn việc hiển thị những tin tức đó lên công cụ tìm kiếm của Google". 



2.2.4. Những site tổng hợp tin tức trên Net, kiểu như Google News đã tạo ra một hệ thống "giết chết" giá trị của các tờ báo và site "độc quyền"

Trong thế giới của báo chí trực tuyến, số lượt người click truy cập (Clickthrough) là tất cả. Các máy chủ web cho phép biên tập viên và toà soạn kiểm tra chi tiết đến từng phút bài báo nào hấp dẫn, có hiệu quả tác động, còn dạng bài nào thì không. Họ có thể nắm chính xác số người đọc nó, bạn đọc có click vào các quảng cáo trên trang hay không, họ có xem thêm các câu chuyện khác trên site hay không, họ có chịu xem tiếp trang bên đối với một câu chuyện dài...? Họ cũng biết cả việc bạn đọc truy cập vào trang mình từ một site tổng hợp tin tức hay bằng cách tìm kiếm trên một công cụ tìm kiếm kiểu như Google. Tất cả các dữ liệu này được phân tích và cập nhật mỗi phút theo chu trình đưa tin mới của toà báo. 

Với Google News tốt nhất là hãy làm người sau cùng đưa tin. Vì khi đó, site của bạn sẽ được đẩy lên đầu bảng ở vị trí "đinh" vì là site cập nhật tin sau cùng, mới nhất. Nếu bạn đủ nhanh nhạy để phát hiện được một nội dung thông tin độc quyền của báo khác, khai thác lại nó, Google News sẽ " tặng thưởng" cho công sức của bạn thêm nhiều "clickthrough" nữa.

Một cách khác nữa để cải thiện "thứ hạng" cho mình là các site tự sắp xếp lại nội dung trình bày trong bài viết theo định kỳ. Có nghĩa là một mẩu tin từng xuất hiện trong Google News vào lúc 11 giờ trưa có thể được góp mặt trở lại trong danh sách "đinh" vào những giờ cao điểm (ăn trưa và buổi tối) bằng một vài sự "uốn nắn" thông minh về nội dung. Nói tóm lại, Google News hoàn toàn chống lại các toà soạn và nhà báo "độc quyền".

Mặc dù vậy, bản thân Google lại phủ nhận chuyện này. Họ một mực cho rằng các tít bài trên trang chủ của Google News được lựa chọn hoàn toàn tự động bằng thuật toán máy tính, dựa trên nhiều yếu tố như nguồn đăng thông tin, tần suất tin xuất hiện trên Web... Các site tin tự quyết định tin nào đáng đăng tải lên, Google News chỉ làm nhiệm vụ phát hiện các "xu hướng" tồn tại trên "mặt site" mà thôi. 

Những người phản đối thì không nhìn nhận sự việc theo chiều hướng "màu hồng" như vậy. "Kể từ khi tôi về báo MacWorld cách đây năm năm, tôi nghĩ chúng tôi đã tạo lập được danh tiếng với một số tin tức và câu chuyện "độc quyền" mang tính đột phá cá nhân. Nhưng đến giờ thì khó lòng khẳng định xu hướng đó còn tồn tại, một điều khá đáng thất vọng!" - biên tập viên Johnny Evans cho biết. 

Peter Kirwan, cựu biên tập viên của tạp chí Computing cho rằng những gì chúng ta thấy trên báo chí trực tuyến mới chỉ là bắt đầu. "Xu hướng này đã bắt đầu từ lâu. Bạn đọc giả sử dụng Web để thu lượm tin tức mới chỉ là giai đoạn đầu tiên của hiện tượng mà một số toà báo gọi là "sự bão hoà về tin tức". 

Với các nhà báo trực tuyến, họ không khỏi lo lắng rằng công việc của mình trong tương lai sẽ hoàn toàn chẳng cần gì đến kỹ năng báo chí nữa. Vì các site lớn chỉ làm mỗi một việc đơn giản là lấy lại một nội dung hấp dẫn để... viết lại, rồi sau đó thu lợi. Quả thực, xu hướng dựa vào "danh tiếng" và "uy thế" của một site mà Google News đang sử dụng tỏ ra chống lại các site nhỏ. Mặc dù Google News kiểm tra xấp xỉ 4.500 nguồn tin trên khắp Web trong một ngày, song mười nguồn tin đứng đầu chiếm tới 2/3 số câu chuyện được đưa lên trang chủ. Những cái tên thống trị là Reuters, The New York Times, VOA, Xinhua và Bloomberg, khi họ cung cấp tới 48% lượng tin tức. 

Về phần mình, Google khẳng định một mực là site tin tức này mới chỉ là phiên bản "thử nghiệm", vẫn còn đang trong quá trình phát triển hoàn thiện, mặc dù nó được đưa ra hoạt động công khai từ cuối tháng 9/2002. "Chúng tôi sẽ thu thập mọi lời bình luận quý giá và gửi về cho nhóm phát triển sản phẩm. Chính vì muốn có thêm nhiều phản hồi mà cho tới nay, chúng tôi vẫn giữ Google News ở dạng beta." - người phát ngôn cho Google tuyên bố.

Mặc dù vậy, câu hỏi lớn nhất vẫn chưa thể có được câu trả lời thoả đáng cho mình: Nếu Woodward và Bernstein làm việc trong một toà báo trực tuyến vào thời điểm này, liệu chúng ta có biết về họ nữa hay không? Họ có thể đủ sức, đủ lực và đủ... tiền để tiếp tục làm nên những vụ Watergate chấn động thế giới - hay toà báo của họ sẽ chỉ định bắt buộc phải làm những câu chuyện và những thủ thuật để tạo ra lượng truy cập clickthrough lớn? 



Kết luận:

Như vậy Google đã can thiệp vào báo chí bằng cách lập ra một website truyền thông với nhiều dịch vụ từ việc tìm kiếm thông tin từ các trang báo điện tử khác, từ việc bán quảng cáo và đăng tải quảng cáo cho những ai có nhu cầu, cho đến tổng hợp những tin tức nóng hổi trên net… Từ đó lợi nhuận phần lớn Google thu về là quảng cáo, và những lượt người Click. Bên cạnh đó Google cũng đẩy mạnh quảng cáo, quảng bá sản phẩm của mình bằng nhiều cách khác nhau. Mặc dù gặp khá nhiều rắc rối với nhiều tờ báo nhưng không ai có thể phủ nhận sự phát triển kỳ diệu của Google. Những tính ưu việt của nó đã và đang được công chúng đón nhận rất nhiệt tình.

Nghiên cứu mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Millward Brown thuộc tập đoàn WPP (Anh) cho thấy Google được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất thế giới hiện nay, với giá trị ước đạt 43 tỷ bảng (86 tỷ USD). Google đã đánh bại thương hiệu General Electric được định giá 71,4 tỷ USD, trong cuộc đua giành ngôi đầu bảng, tiếp nữa là thương hiệu của Tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft (70,89 tỷ USD), nước giải khát Coca-Cola (58,2 tỷ USD) và Tập đoàn viễn thông China Mobile (57,2 tỷ USD).


  1. The wallstress Journal(WSJ) – “Đứa con cưng” của Dow Jones

    1. Những ngày đầu của Dow Jones và tờ nhật báo WSJ

Công việc của Dow Jones hiện nay bắt nguồn từ năm 1882, khi 3 người gồm Charles Dow, Edward Davis Jones và Charles Bergstresser đã bắt tay thành lập công việc kinh doanh ở New York để sản xuất một bản tin tài chính viết tay hàng ngày cho các nhà đầu tư. Cả 3 hy vọng sẽ kiếm được tiền từ những nhà đầu tư đói thông tin vào thời điểm đó, khi nền kinh tế Mỹ đang phát triển nhanh chóng và các công ty tìm kiếm cơ hội mở rộng ra nước ngoài.

1882: Công ty bắt đầu sản xuất những thông cáo nhỏ hằng ngày viết bằng tay gọi là “Flimsies” (giấy pơ – luya) được phân phát bởi những người đưa tin đến những người đặt mua báo dài hạn ở phố Wall.

1884: Những chỉ số Dowjones được tìm thấy. "Dowjones Averages", sự sáng lập của Charles Dow xuất hiện lần đầu tiên trên tờ "Customer's Afternoon Letter". Lúc đó, nó chứa đựng những 11 cổ phần: 9 đường sắt và 2 nhà công nghiệp. Đây là tiền thân cho Dowjones Industrial Average ra đời vào năm 1896.

1896: Chỉ số bình quân công nghiệp Dowjones chính thức được giới thiệu.

Tiền thân của tờ The Wall Street Journal là tờ “Customer’s Afternoon Letter”(Lá thư buổi chiều của khách hàng). Nó chứa đựng một tiết mục hàng đầu thường xuyên xuất hiện và được gọi là "Buôn chuyện buổi sáng".

Vào ngày 8/7/1889 "Customer's Afternoon Letter" trở thành "Wall Street Journal", gồm 4 trang và bán với giá 2cents, giá quảng cáo là 20 cents một dòng. Lúc đó, công ty có 50 nhân viên.

1897: Ấn phẩm buổi sáng của nhật báo được công bố. Những người đặt mua báo dài hạn bây giờ có thể nhận được cả buổi sáng, thậm chí cả buổi tối với giá 8 đôla/năm. Họ không phải chịu phí tổn cho dịch vụ này. Nhật báo được mở rộng tới 6 trang.

1899: Nhật báo chọn một khuôn dạng 5 cột tiêu chuẩn. Cột "Quan điểm và Cách nhìn" xuất hiện từ những ngày đầu vẫn còn chạy đến tận ngày nay. Thoạt tiên nó được viết bởi Charles Dow.

Hiện nay, tổng biên tập của WSJ là Paul E. Steiger

Ngoài tờ WSJ, tập đoàn Dow Jones cũng sở hữu nhiều công ty chuyên cung cấp thông tin tài chính như hãng Dow Jones Newswires, cũng như các tờ báo và kênh truyền hình khác.



3.2. Sự phát triển của WSJ

3.2.1. Một tờ báo giàu truyền thống với 33 lần đạt giải thưởng PULITZER

Ngay từ những ngày đầu tờ báo đã tập trung vào lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là chứng khoán. Đó là lý do tại sao tờ báo lại mang tên WSJ - Wall Street là con phố tài chính ở thành phố NewYork và là trái tim của thị trường chứng khoán Mỹ.

Đây là tờ báo chính trị - xã hội, phát ngôn cho giới tài phiệt và doanh nhân lớn của Mỹ. Tờ báo được biết đến về các bài tường thuật chi tiết và được tôn trọng như những bài bình luận có sức nặng, mặc dù không phải tất cả đều đồng ý với những quan điểm của tờ báo này, vốn được xem là rất bảo thủ. Trong giới chính trị và tài chính, tờ báo này được coi là tờ báo "phải đọc" đến mức nó được coi là "kinh thánh của công việc".

Năm 1902, nhà báo Charence Barron đã mua lại Dow Jones(tập đoàn mẹ của WSJ) đồng thời nắm giữ luôn quyền điều hành tờ báo. Số lượng phát hành của WSJ khi Barron mới mua về chỉ vẻn vẹn 7000 bản/ngày. Gần 20 năm sau (1920) con số này đã là 50000 bản. Barron và những người cộng sự đã thổi một luồng gió mới vào tờ báo tài chính này. Đó là đăng những tờ báo tài chính một cách thẳng thắn, độc lập, không hề sợ hãi trước một thế lực nào.

Và đến năm 1928, gia đình Bancrofts đã chia nhau quyền lãnh đạo tập đoàn và tờ báo. Tờ báo phát hành bản Châu Á năm 1976 và bản Châu Âu năm 1983.

Trong hơn một thế kỉ hoạt động, WSJ đã không ngừng chứng tỏ mình là tờ báo tài chính hàng đầu nước Mỹ, mặc dù trên thực tế nó chỉ là một tờ báo địa phương. Năm 2006 số lượng phát hành của WSJ là hơn hai triệu bản/ngày. Đó là chưa kể đến số độc giả thường xuyên truy cập phiên bản báo điện tử. Theo số liệu mà WSJ công bố tính đến năm 2006 WSJ online đã có hơn 931000 độc giả đăng kí đọc tin. Trong nhiều năm liền WSJ chiếm vị trí số một trong làng báo Mỹ. WSJ còn được biết đến với 33 lần dành được giải báo chí Pulitzer, trong đó năm 2007 báo đã dành được hai giải cho thể loại "phóng sự điều tra" và "tin tức quốc tế". Có thể nói WSJ không chỉ là cẩm nang kinh tế cho các doanh nhân mà còn là tờ báo không thể thiếu với các nhà kinh doanh trên toàn thế giới. WSJ xứng đáng mang "trái tim" của thị trường tài chính Mỹ và thế giới - phố Wall. Nó đã được nhận giải thưởng Pulitzer 29 lần.



3.2.2. Quyết không chậm chân trong thời đại Internet

Năm 1996, WSJonline ra đời như một công cụ hỗ trợ cho tờ báo in. Sau đó không lâu, lãnh đạo của tờ WSJ nhận thấy những tiềm năng to lớn về mặt kinh tế do mạng Internet mang lại nên đã có những điều chỉnh.

Đầu tiên là tập trung đầu tư cho phiên bản Online sao cho thu hút độc giả và các nhà quảng cáo. Sau đó WSJ gộp độc giả đặt báo in dài kì với độc giả trả tiền để đọc báo Online mà không đặt báo in dài kì, WSJ thu được 99USD/năm, không chỉ thu hút được lượng độc giả trong nước mà WSJ còn trở thành cẩm nang tài chính của nhiều thương gia Châu Âu và Châu Á. Chính vì lẽ đó, WSJOnline đã sử dụng thêm nhiều ngôn ngữ khác như: Anh, Đức, Nhật...

Vào 9/2005, WSJ cho ra đời số cuối tuần, phát hành riêng cho người đăng kí đọc báo dài kì và đọc trên mạng Internet. Số báo này đã thu hút nhiều hơn số người mua báo dài hạn, điều đó đồng nghĩa với việc WSJ đắt quảng cáo hơn.



3.2.3. Sẵn sàng thay đổi nếu cần

Để sống sót trong cuộc khủng hoảng báo in tại Mỹ hiện nay, WSJ sẵn sàng thay đổi, thậm chí thay đổi cả những đặc điểm có từ thuở sơ khai.

Đầu tiên phải kể đến sự xâm chiếm của quảng cáo. Quảng cáo ngày càng xuất hiện nhiều trên cả phiên bản báo in lẫn điện tử của WSJ. Đáng nói nhất là việc WSJ đồng ý cho quảng cáo ngay trên trang đầu, nơi được cho là rất linh thiêng với một tờ báo và là nơi đánh giá uy tín, đạo đức nghề nghiệp của tờ báo đó.

Bố cục trang nhất của WSJ cũng thay đổi. Trong suốt 50 năm qua, trang đầu của WSJ luôn có 6 chuyên mục rải đều khắp trang. Nhưng trong năm qua, WSJ đã đặt thêm một chuyên mục mới: "Câu chuyện trong ngày", nằm chính diện và rất bắt mắt. Đây là một trong những cách WSJ thu hút độc giả, giúp độc giả có thể nhận biết tờ báo từ xa, điều mà đối thủ USA Today đã làm được.

Tiếp theo là sự thay đổi về khổ giấy, chiều rộng của báo đã giảm từ 15 xuống còn 12 inch, chiều dài vẫn giữ nguyên 22¾ inch. Điều này đã giúp báo tiết kiệm được 16 triệu USD mỗi năm.

Một điểm nữa là WSJ rất chuộng những hình minh hoạ và vẽ tay. Những hình vẽ này xuất hiện trên WSJ đều đặn từ năm 1979 đến nay. Ảnh chụp thông thường và các biểu đồ, biểu cảng cũng được sử dụng nhiều hơn do phải đảm bảo tính thờ sự và chính xác của thông tin.

Những thay đổi của WSJ hầu hết là lí do tài chính, điều này dễ hiểu bởi bản thân WSJ là một tờ báo về tài chính nên nó hiểu Hơn ai hết tầm quan trọng của tiền bạc và lợi nhuận. Nhưng WSJ vẫn giữ lại những giá trị cơ bản từ khi nó mới ra số đầu tiên.


      1. WSJ dưới bàn tay của thiên tài Rupert Murdoch

Newcorp thu phục Dow Jones

Năm 2008, khi đánh hơi khả năng phát triển nếu mua được Dow Jones, tài phiệt Truyền thông Rupert Murdoch chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Dow Jones - nhằm tiến tới mụch đích lớn hơn: thâu tóm tờ báo tài chính hàng đầu của Mỹ - The Wall Street Journal. Cái giá mà Murdoch đưa ra rất khó lòng từ chối: 5 tỉ USD, cao hơn giá thị trường 67% nếu tính trên cổ phiếu Dow Jones. Từ lâu Murdoch đã muốn thâu tóm Dow Jones và WSJ để xây dựng đế chế báo chí của mình.

Tập đoàn tin tức(News Corp) đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên khi quyết định đặt giá đầu tiên 5 tỉ USD để mua Dow Jones vào tháng 5. News Corp của gia đình Murdch trước đó chú ý tới WSJ, vốn được coi là kim cương trên vương miện của công việc kinh doanh của Dow Jones. Murdoch đã nhìn thương vụ này như một dự án kinh doanh kiếm lời. Đầu tư cho WSJ và hệ thống kênh truyền hình trở thành một nguồn tin tài chính vững mạnh và uy tín nhất. Thực ra ông đã coi WSJ là chìa khoá đi vào thế giới số.

Murdoch nói: "Những thông tin tài chính hợp thời và chính xác thật sự có giá trị với mọi người. Một mạng lưới truyền thông chuyên về kinh tế - tài chính sẽ gây chú ý với công chúng".

WSJ là một trong số ít các thương hiệu mang tính toàn cầu trong khi hầu hết các tờ báo của News Corp hoạt động trong các thị trường nội địa. Việc sở hữu của WSJ sẽ thêm tờ báo cực kì thành công này vào danh sách tài sản của News Corp, trong khi toàn bộ công việc kinh doanh của tập đoàn này lại có thêm danh tiếng.

Thêm đó việc kinh doanh báo chí trở thành một lĩnh vực tăng trưởng rất mạnh trong một vài năm trở lại đây. Khi lợi tức trên thị trường cổ phiếu tăng mạnh và nền kinh tế phát triển đã thúc đẩy ngành quảng cáo phát triển theo.




tải về 326.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương