ĐỖ thị phưƠNG


suy ảnh viễn thám cho bài toán phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam”



tải về 1.14 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu22.11.2023
Kích1.14 Mb.
#55748
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19
7 TOM TAT Nghiên cứu và đánh giá các phương pháp nội suy ảnh viễn thám cho bài toán phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam
6 TCVN 11820-1-2017 Cong trinh Cang Bien - Yeu cau Thiet ke - Phan 1 - Nguyen tac chung, danh muc TCXD (15-5-2014), Thiet ke dam chuyen
suy ảnh viễn thám cho bài toán phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam” với nhiều ý nghĩa trong 
khoa học và thực tiễn. 
1. Tổng quan và bài toán nghiên cứu đặt ra trong luận văn 
1.1. Bài toán phân loại lớp phủ đô thị ở Việt Nam và các vấn đề trong tiền xử lý dữ liệu ảnh đầu 
vào 
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số đã dẫn tới những tác động mạnh mẽ về 
nhiều mặt ở hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn, các trung tâm văn 
hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước.



Kết quả của quá trình đô thị hóa không chỉ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động,…Nó cũng 
gây ra các tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,… 
Theo dõi sự biến động về lớp phủ đô thị trên diện rộng và thời gian dài là vấn đề cần thiết cho các cơ 
quan quản lý, giúp giám sát và có định hướng phát triển phù hợp. Bản đồ phân loại lớp phủ đô thị là 
cần thiết trong việc mô tả đặc điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia, nó cũng có thể 
sử dụng hỗ trợ giám sát môi trường, dự đoán tốc độ tăng dân số, điện năng tiêu thụ, hoặc tổng sản 
phẩm quốc nội (GDP) và để hỗ trợ quy hoạch thành phố.
Trên thế giới, đã có nhiều dự án, nghiên cứu ứng dụng các dữ liệu viễn thám, dữ liệu dân số nhằm xây 
dựng bản đồ lớp phủ đô thị như: 

Nghiên cứu định lượng lớp phủ đô thị và tác động của nó lên lớp phủ mặt đất tại Trung Quốc 
bằng cách sử dụng phương pháp phân loại lớp phủ toàn cầu (Global Land Coverby National 
Mapping Organizations - GLCMNO) và biểu đồ kĩ thuật số (Digital Chart of the World – 
DCW) bởi Alimujiang Kasimu và Ryutaro Tateishi năm 2010 [10]. 

Nghiên cứu phương pháp GLCMNO lập bản đồ đô thị toàn cầu, xác nhận và so sánh với bản 
đồ đô thị hiện có bởi Alimujiang KASIMU và Ryutaro TATEISHI năm 2008: sử dụng dữ liệu 
đầu vào là bản đồ mật độ dân số, ảnh ánh sáng ban đêm DMSP-OLS, ảnh MODIS-NDVI đưa 
ra bản đồ đô thị toàn cầu, đối chiếu so sánh với các dữ liệu: Landsat ETM+, DMSP, DCW, 
MOD12Q1, GLC2000, GRUMP [11]. 

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bề mặt không thấm nước phân loại lớp phủ đô thị bởi Dengsheng 
Lu và Qihao Weng năm 2006 với khu vực nghiên cứu là quận Marion (thành phố 
Indianapolis), Indiana, Hoa Kỳ[14]. 
Tại Việt Nam, còn khá ít nghiên cứu về phân loại đô thị sử dụng dữ liệu vệ tinh với phạm vi hạn chế, 
chẳng hạn như: 

Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và các loại phủ đất sử dụng cảm biến hồng 
ngoại nhiệt ở thành phố Hồ Chí Minh bởi Trần Thị Vân – Viện Tài Nguyên Môi Trường, 
ĐHQG HCM năm 2006 [28]. 

Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh trong khảo sát sử dụng đất ở thành phố Đà Nẵng vởi Trần 
Thị An, Vũ Anh Tuấn,2008 [27]. 

Tối ưu hóa độ phân giải không gian của hình ảnh để phát hiện dạng đô thị: cho trường hợp 
Pháp và Việt Nam (khu vực nghiên cứu Đà Nẵng) bởi Thi Dong-Binh Tran , Anne Puissant, 
Dominique Badariotti và Christiane Weber – 2011 [26]. 
Bài toán phân loại lớp phủ đô thị Việt Nam theo phương pháp GLCMNO (Global Land Coverby 
National Mapping Organizations) mở rộng (cải thiện và tối ưu hóa từ phương pháp GLCMNO cho phù 
hợp với hiện trạng tại nước ta) được nghiên cứu bởi Phạm Tuấn Dũng, trình bày tại Hội nghị Quốc tế 
lần thứ 8 KSE (Knowledge and Systems Engineering). Nghiên cứu đưa ra kết quả ra bản đồ lớp phủ 
đô thị tại Việt Nam cho 2 năm 2008 và 2015 – mang lại nhiều ý nghĩa trong khoa học và thực tiễn hiện 
nay. 
Bài toán phân loại lớp phủ đô thị Việt Nam theo phương pháp GLCMNO mở rộng đã đưa ra định 
nghĩa lớp phủ đô thị phù hợp với điều kiện phát triển ở Việt Nam bao gồm: khu vực đô thị là nơi có 
mật độ dân cư tối thiểu là 2000/km2, tỷ lệ bề mặt không thấm nước và ánh sáng ban đêm được dựa 
trên các ngưỡng, lớp thực vật và bề mặt nước thì không được xem xét là đô thị[20].



Cùng với đó phương pháp cũng xác định lại các ngưỡng phân lớp đối với các chỉ số ánh sáng ban đêm, 
chỉ số thực vật, mật độ dân số, tỉ lệ bề mặt không thấm nước. Việc tính toán ngưỡng được thực hiện 
trên một tập mẫu điểm ảnh. Số lượng pixel mẫu của mỗi lớp (trừ lớp đô thị) được quyết định bởi phần 
trăm của các lớp trong phương pháp GLCMNO. Lớp đô thị có mức ưu tiên cao hơn so với các lớp 
khác trong việc quyết định ngưỡng. Ngưỡng mật độ dân số được dựa trên hệ thống phân loại đô thị ở 
Việt Nam [20]. 
2.1 Dữ liệu dầu vào trong bài toán phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam 
Bài toán sử dụng năm dữ liệu ảnh vệ tinh đầu vào bao gồm: bản đồ mật độ dân số, dữ liệu ảnh vệ tinh 
ánh sáng ban đêm, ảnh vệ tinh chỉ số thực vật NDVI, ảnh vệ tinh bề mặt không thấm nước, ảnh vệ tinh 
bề mặt chứa nước. 
Bảng 0.1 Dữ liệu sử dụng trong bài toán phân lo ại lớp phủ đô thị Việt Nam theo phương 
pháp GLCMNO mở rộng. 

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương