Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm


Bài học lớn cho chúng sanh đời sau



tải về 1.22 Mb.
trang7/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   38

5. Bài học lớn cho chúng sanh đời sau


a/ Tu phải biết hy sinh
- Hy sinh tài vật:
Người đời sở dĩ khổ tâm nhọc trí cũng chỉ vì cái ăn cái mặc. Khi có được chút ít ăn mặc thì phải khổ công bảo vệ giữ gìn cho có của dư của để. Khi giàu có thì họ lại mong muốn làm giàu hơn nữa, chỉ muốn gom vào mà không muốn bỏ ra. Những người có tâm ích kỷ thì lại lấy thân che của, chẳng biết san sẻ cho ai, dù đó là cha, mẹ, vợ, con. Thế thì, chính người thân của mình mà không dám hy sinh thì làm sao dám san sẻ cho người khác, lại càng không dễ từ bỏ của cải. Cho nên chúng ta kính phục sự hy sinh cao cả của đức Phật, từ bỏ tất cả mà không phải tìm hạnh phúc riêng mình. Trong Bồ tát Anh lạc giới đức Phật nói lên tâm nguyện của Ngài như sau: “Ta nguyện đem thân ta chịu hằng hà sa số khổ đau của chúng sanh, vì nguyện cứu khổ chúng sanh nên ta nguyện thành Phật”. Vậy thì, nếu đã là người xuất gia phải có tâm hy sinh cao cả thì mới mong làm lợi ích cho chúng sanh trên cõi đời này. Vì nghĩ đến lý tưởng giải thoát mà chúng ta quyết xa lìa sự cám đỗ của vật dục thế gian, chính nó là một mối ràng buộc lớn, cũng vì nó mà chúng ta phải tạo nghiệp trầm luân trong sanh tử. Nếu không tập tánh lìa bỏ vật dục thì người xuất gia khó giải thoát ra khỏi tù ngục của Dục giới. Sự hy sinh này không chỉ dừng lại ở chỗ từ bỏ vật chất phù hoa mà còn phải tiến xa hơn nữa là hy sinh thân mình để làm lợi ích cho chúng sinh. Đó mới đúng với tinh thần vị tha vô ngã. Khi có tâm vô ngã thì không còn gì nữa để luyến tiếc trong việc tu hành, dấn thân hoằng pháp lợi sanh, bởi vì khi đạt được vô ngã thì chúng ta có tình yêu thương nhân loại nhiều hơn và đó chính là chân giá trị của tình thương không vướng chấp (vô duyên từ).
- Hy sinh tình cảm
Trái tim màu đỏ:“Ai ra đi mà chưa từng bịn rịn, xa người thương mà dễ mấy ai quên”. Tình đời thế sự là thế. Tình cảm là một mối ràng buộc vô cùng lớn; theo thế gian nó vừa là giá trị thiêng liêng, vừa mang tính ích kỷ bảo thủ. Cho nên người đời cũng lao tâm nhọc trí khổ sở không biết bao nhiêu trong việc đi tìm hạnh phúc ái tình. Khi có được, mấy ai dám từ bỏ như đức Phật để làm một điều gì đó lợi ích cho mọi người. Vì thương yêu chúng sanh không thể kể xiết đức Phật sẵn sàng hy sinh tất cả những tình cảm riêng tư, để đi tìm chân lý mong làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, dẫu biết rằng sự hy sinh đó là một niềm đau lớn cho công chúa Gia du đà la. Cho nên có một đoạn thơ(?) quen thuộc nói lên lời tâm huyết của Thái tử thay lời từ biệt Vợ con:
“…Gia du ơi! Xin em đừng sầu khổ
Để anh tìm đạo lý cứu nhân sinh
Tình ta nay đẹp mai sau khổ
Lưu luyến làm chi một bóng hình
Chiếc áo cẩm bào nay gác lại
Thay vào chiếc áo khách điêu linh
Chén cơm hoàng tộc xin từ biệt
Đổi bát muôn nhà độ chúng sanh
Đêm nay gác cánh tình riêng lại
Mở cánh tình chung trải ánh vàng”.
Điều đó chính là sự biểu hiện một nghị lực phi thường của bậc xuất trần thượng sĩ.
Mang tâm nguyện người tu hành, nói chung, dù là người xuất gia, nếu tái sanh vào trong cõi đời này thì ai cũng mang ít nhiều nghiệp chướng, nhưng có người thành tựu quả giải thoát người không, không phải ai may mắn hơn ai, hay đức Phật gia hộ người này không gia hộ người kia mà tất cả chỉ do tâm lực của mỗi người, khả năng chuyển hoá đúng như pháp, khả năng từ bỏ của mỗi người mà thôi; người có chí, có nghị lực, chiến thắng được những tham lam dục vọng thì thành tựu, còn ai yếu đuối sẽ bị đổ vỡ, đó là những nguyên tắc tất yếu, chớ không phải tu hành là gắng gượng hay mong đợi kết quả một cách cầu may.
---o0o---
b/ Sự khó khăn của người mở lối
Cổ ngôn thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất của bất cứ một ai muốn dấn thân vào con đường sự nghiệp của mình. Chúng ta thử hỏi tất cả những người thành tựu sự nghiệp vẻ vang hôm nay, ai chưa từng phải đối đầu với nhiều nghịch cảnh, nhất là đối đầu với những cái mới mẻ mà mình phải mù tịt. Con đường nào chưa có ai kinh qua mà mình là người tiên phong thì dường như luôn phải chịu lắm gian nan vất vả, có khi phải đổi lấy bằng tính mạng. Vì vậy, cuộc ra đi của đức Phạât chính là cuộc tiên phong đầy gian nan và thử thách, thử thách đầu tiên chính là sự thay đổi hai lối sống vô cùng trái ngược nhau. Chỉ cần nhìn lại qua khứ lịch sử của đức Thế tôn thì lòng kính ngưỡng của chúng ta bao giờ mới hết được. Hôm nay đây, chúng ta đã có sẵn bản đồ trong tay, chỉ cần nỗ lực bước đi thì việc gì mà chúng ta còn phải lưỡng lự chần chừ. Có phải vì thời nay tiện nghi vật chất qúa hấp dẫn, căn cơ chúng sanh cạn mỏng, lòng tham chấp càng sâu dày, ý chí hạ liệt cho nên chúng ta không dám từ bỏ những cái nhỏ nhặt để bước vào con đường làm lợi ích cho chúng sanh. Đó chính là lý tưởng tối thượng, là bức thông điệp mà đức thế tôn muốn gởi cho tất cả hàng đệ tử của ngài. Krisknamurti có viết một bài thơ rằng:
“…Nếu sau này tôi có viết lên những vần thơ để nói
Sẽ chẳng bao giờ nói lên để ca ngợi tình yêu
Vì tình yêu là hình ảnh buổi chiều
Tuy êm ái nhưng sẽ vào đêm tối
Nếu sau này tôi có viết lên những vần thơ để nói
Chỉ nói lên để ca ngợi tình thương
Của những người vì nhân loại quê hương
Của hạnh phúc thoát ra ngoài tội lỗi”
Như vậy, con đường tầm đạo của đức thế tôn thật đáng cho chúng sanh kính phục, nhưng không có nghĩa hôm nay chúng ta đi tìm sự kính phục ngày xưa mà đức Thế tôn trải thân thử nghiệm. Mặc dù thực hành theo lối chỉ dẫn sẵn nó sẽ không có giá trị bằng sự đi tìm như đức Phật, nhưng đã có bản đồ hoàn chỉnh trong tay còn tự đi tìm để vẽ bản đồ khác nữa thì đó chính là chuyện liều lĩnh, phí thời gian. Đã có bản đồ tốt thì chúng ta chỉ cần tiến bước mà đi; lúc đó người có chịu quyết tâm đi đến cùng hay không là chuyện khác. Đức Phật khuyên dạy các hàng tỳ kheo: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình làm hòn đảo cho chính mình”. CoÙ nghĩa là khuyên người hãy tự giác; pháp của Phật là ánh lửa, tâm ta là ngọn đuốc. Hãy thắp đuốc giác ngộ tự tâm mang đi và bảo trì cho ngọn lửa đừng bị tắt, đó là nhiệm vụ của cháu con dòng họ Thích, mang sứ mạng Như Lai truyền đăng tục diệm cho chánh pháïùp được trường tồn trên thế gian này.
---o0o---
C/ KẾT LUẬN
Mỗi năm khi đến ngày kỷ niệm xuất gia của đức Thế tôn, những người con Phật đều nao nao khi nhớ đến hình ảnh người cha tinh thần đầy khả kính. Nếu không có sự ra đi lịch sử xưa, thì ngày hôm nay cũng không có một tôn giaó lớn nhân bản như đạo Phật. Khi chưa tầm ra lẽ đạo, nhưng với niềm tin đức Phạât vẫn không nản lòng từ bỏ lý tưởng ban đầu. Những bước đường gian nan nhiều chông gai thử thách là một bài học lớn khích lệ cho chúng đệ tử của Ngài phải biết trân quí di sản của đạo sư quyết tâm tu hành và truyền bá tư tưởng giải thoát khổ đau cho chúng sanh. Một ngày ra đi lịch sử với đầy tâm huyết, đã đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chẳng những riêng con người mà còn có cả chư Thiên.
Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những hình ảnh đã đi vào lịch sử chưa phai nhoà trong tâm trí người con Phật. Mỗi lần hình dung đến những đức tính cao quí thánh thiện của Người là một lần như được sự khích lệ lớn lao, giúp cho hành giả có nhiều nghị lực. Được xem như chính sự gia trì của đức phật, mà mỗi lần vượt qua khó khăn, chúng ta đều khấu đầu trước đức từ tôn xin được kính lễ tạ ơn Ngài. Cho nên, đứng về góc độ lịch sử, nếu bỏ qua sự kiện trong đại này - ngày xuất gia của đức Phạât, là một điều thiếu sót lớn, đối với giá trị tinh thần lại càng bị mất mát nhiều hơn. Cho nên chúng ta cần phải nghiên cứu tìm hiểu, ôn lại mọât cách nghiêm túc và đầy đủ để ngày này trở thành những ngày kỷ niệm trọng đại, đối với cuọâc đời lịch sử của đức Phật, mà tín đồ Phật giáo trong khắp năm châu bốn biển đều trân trọng đón mừng.

Tài liệu tham khảo:


· Phật học phổ thông HT. Thích Thiện Hoa
· Ánh đạo vàng Võ Đình cường
· Lịch sử đức Phật Cồ Đàm Thong Kham.
· Đức Phật lịch sử Trần Phương Lan dịch.
· Phật học khái luận HT. Thích Chơn Thiện.
· Kinh Tăng Chi HT. Thích Minh Châu dịch.

---o0o---




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương