Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm


II. Ý nghĩa giáo dục và chuyển hóa



tải về 1.22 Mb.
trang15/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   38

II. Ý nghĩa giáo dục và chuyển hóa


Ở đây, trên tinh thần giáo dục và chuyển hóa, chân dung và phẩm tính của Bồ Tát Văn Thù đã trở thành bài học ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Thế nên, tư cách của Bồ tát Văn Thù thường có ý nghĩa khai thị và thức tỉnh cho tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề khai thị của Bồ tát Văn Thù, thì lẽ đương nhiên phải khẳng định rằng: tất cả chúng ta đều có đầy đủ căn bản trí, đầy đủ trí, tụê, chứng. Nhưng căn bản trí hay trí, tụê, chứng đó sở dĩ không phát huy hết công dụng là vì chúng ta không chịu nội tỉnh, không chịu trở về nhận ra kho tàng trí tụê của chính mình. Khi hành giả nhận ra kho tàng trí tuệ tức là nhận ra đức tính Văn Thù ở chính tự tâm, nhận ra được niệm tỉnh sáng của bản giác tự tại vô ngại. Thế nên, đồng là căn bản trí, đồng là trí, tuệ, chứng nhưng Bồ tát Văn Thù đã thắp sáng và thể hiện đến tận cùng, còn ngược lại chúng ta thì vẫn cứ nằm trong vô minh, phiền não, khổ đau.
a/. Sự chuyển hóa của tự thân
Kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Trong khi đó “con người là một sinh vật ưu việt hơn hết, có khả năng xây dựng mọi điều tốt đẹp cho mình và chúng sanh” (Kinh Hoa Nghiêm). Người tín đồ tu theo Phật giáo, lý tưởng và mục đích chính là tự xây dựng mình thành một đức Phật. Nhưng trong lộ trình tu tập để thành một vị Bồ Tát, thành một đức Phật, đòi hỏi tự thân hành giả phải nỗ lực giữ gìn tịnh giới, thực tập thiền định và quán chiếu, thấy được các pháp là huyễn hóa, giả danh, không thật, bình đẳng để thể nhập vào thực tại tuyệt đối. Và hành giả nhờ có định và quán sâu nên trí tuẹâ từng bước phát huy, đến một mức độ nào đó sẽ đạt đến nhận thức của căn bản trí. Chính nhận thức này sẽ tự chuyển hóa tất cả những vô minh, giận dữ, phiền não, ái dục, kiến chấp trở về với sáng suốt, bình đẳng và thanh tịnh. Con người lúc này không còn trú chấp trên ý niệm tôi và của tôi, đạt đến nấc thang giác ngộ và giải thoát hoàn toàn ngay trong đời sống hiện tại.
Từ đó, chúng ta thấy rằng, một hành giả nếu tu tập tương lai cũng sẽ là một Bồ tát Văn Thù. Hay nói cách khác, người tu hành khi đã thắp sáng căn bản trí thì tự họ có thể nghiễm nhiên trở thành hóa thân của Văn Thù. Ý nghĩa này mở ra cho chúng ta thấy có vô lượng Văn Thù hóa thân và mọi hành giả đều có khả năng đóng vai trò như thế. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây, là sự nỗ lực của hành giả có chuyển hóa và phát huy trí tuệ đạt đến như Bồ Tát Văn Thù hay không?
Trên tinh thần này, mặc dù sự hóa thân là hình ảnh lý tưởng nhưng đó là kim chỉ nam để mọi người tu chúng ta tự mình xây dựng tư cách và phẩm tính trong đời sống thực tiển của tự thân. Điều này, không những hàng tín đồ Phật giáo thực hiện được mà ngay cả những người không theo Phật giáo vẫn có khả năng hướng đến. Nếu nói trí tụê ở cấp độ phàm phu là giúp con người tiếp cận mặt tri thức kinh nghiệm, phân tích các khái niệm về tâm sinh lý và sự vật hiện tượng thì ngược lại căn bản trí đưa con người tiếp cận ngay bản thể của tri thức. Khi một người đã thể nhập được bản thể cũng tức là đã giải thoát mọi đau khổ. Vì vậy, chỉ cần có căn bản trí, người ấy sẽ nhận thức đúng, sẽ có một đời sống sinh động, đủ khả năng làm chủ chính mình. Có thể nói đời sống kia đã đạt đến an lạc và giải thoát, đồng thời luôn hy sinh và đem tình thương đến với cuộc đời, đến với chúng sinh đang sợ hãi; khủng hoảng, bất an, giúp cho tất cả đều an lạc và hạnh phúc.
Sự hóa thân như thế dĩ nhiên sẽ đem đến cuộc đời bằng sự sống an lành, nụ cười vui, niềm tin và hy vọng, chứ không phải như là hình ảnh đàn áp, khủng bố, oán thù đang diễn ra trong xã hội đầy biến đổi bất an như hiện nay.
b/ Xây dựng đời sống xã hội
Thuật ngữ xã hội là một khái niệm chỉ cho một nhóm người, một tổ chức, tập thể, cộng đồng đang sinh sống với nhau. Phật giáo chủ trương xây dựng xã hội là xây dựng từ con người. Điều đó, xác định với chúng ta rằng, con người tốt đẹp xã hội sẽ tốt đẹp. Hay nói cách khác, con người là những thành viên của xã hội, nên khi cá nhân có trí tuệ, đạo đức, có sự an bình, tự do thì tất nhiên xã hội cũng sẽ thịnh vượng và phát triển.
Sự thắp sáng căn bản trí trong đời sống, mọi cá nhân sẽ tự nhận ra mình là một nhân tố tương quan cấu thành xã hội. Những nhận thức đạt đến trạng thái tâm bình đẳng vô nhị, hành động và lời nói chúng ta sẽ không còn phân hóa, chia rẽ mà thể hiện đời sống bao dung, vị tha. Bởi, chính mọi người luôn có trí Văn Thù nên tự nhận ra mình đang hiện hữu trong tất cả, tất cả đang hiện hữu trên tự thân của mình.
Khi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là hình ảnh biểu thị cho bậc đại trí, vị đã thấu suốt được chân tánh của các pháp, đã thiết lập được đời sống tịnh lạc và giải thoát cho tự thân, thì hành giả chúng ta phải tự trở về hoàn thiện chính mình để đạt được đời sống đó. Bởi vì, sự nhận thức của phàm phu, ý thức đời sống văn hóa, giáo dục và xã hội hoàn toàn bị phóng thể, ích kỷ, chia rẽ và khát dục. Chính điều đó đã tác động xã hội làm cho đời sống xã hội nảy sinh ra những tâm lý phiền muộn, lo âu, sợ hải, bất an; những hình thái giết hại, trộm cắp, gây rối, nghiện ngập chất say v.v… và dường như một số thành phần xã hội đang lâm vào trạng huống như thế.
Để xây dựng một xã hội ổn định và phát triển, hơn bao giờ hết tất cả chúng ta phải tự hóa thân mình thành những vị Bồ Tát Văn Thù để dẫn đạo tình thương, trí tuệ làm cho xã hội hướng đến đời sống an lạc và hạnh phúc. Đây không phải là sự kêu gọi cho lý tưởng mà mục đích là thực tiễn hóa đời sống. Nếu con người đã hóa thân được như vậy, sẽ đem lại phúc lạc cho xã hội hiện tại và tương lai biết bao nhiêu!

---o0o---


III. Góc độ siêu hình


Nói đến siêu hình là chỉ cho những điều gì đó thuộc khái niệm trừu tượng, khó thấy, khó nhận thức. Ở đây, dưới lăng kính siêu hình chúng ta thấy có 3 khía cạnh nhận thức về Bồ tát Văn Thù.
a/ Vai trò nhận thức của trí tuệâ
Trong lộ trình tu tập của Bồ tát và chúng sanh phàm phu, đều coi trí tụê là điều kiện dẫn đạo tình thương và các pháp lành, vì trí tụê này vượt ngoài mọi nhận thức hữu hạn, đóng khung. Do đó, căn bản trí của Bồ tát Văn Thù cũng tức là phẩm tính của bậc đã giác ngộ hoàn toàn như đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sự khác nhau ở tên gọi hay công dụng của căn bản trí chỉ là do y cứ trên cơ sở đã phát huy hay còn ẩn tàng trong vô minh mà thôi. Vì thế, nếu nói đức Phật và Bồ tát Văn Thù đã viên mãn về căn bản trí thì chúng sanh phàm phu dù chưa đạt được nhưng vẫn có khả năng vươn tới. Điều đó xác định tính nhân bản và giá trị loài người ưu việt hơn tất cả các loài vật khác.
b/ Phương diện lý tưởng
Như chúng ta đã biết, Phật giáo vốn là đạo lý vô thần, đạo của trí tuệ và tình thương chân thật. Nếu các tôn giáo tôn thờ, nương tựa vào các hình tượng, các vị thánh của họ là để cầu được ban ân, cứu rỗi khi còn sống cũng như sau khi chết thì trái lại Phật giáo coi hình tượng Bồ Tát Văn Thù chỉ là hình ảnh để phát khởi niềm tin và phát khởi sự nỗ lực tu học cho tự thân mọi tín đồ. Do đó, sự nương tựa, tôn kính phát xuất từ tinh thần sùng mộ về trí tuệ và đức hạnh, trong đó bao hàm cả ý nghĩa noi gương, sống theo. Đây là tinh thần thánh hóa, Phật hóa đời sống tự thân của mọi người, hoàn toàn vắng mặt mọi chủ nghĩa thần linh, giáo điều.
c/ Thuần tín ngưỡng
Nếu trọng tâm của sự thờ cúng Phật giáo là hoàn toàn đặt trọng tâm trên cơ sở lý tưởng, thì một số tín đồ lại biến sự thờ phụng đó thành chủ nghĩa thần linh. Có nghĩa là họ coi Bồ tát Văn Thù như một vị thần, thánh có nhiều quyền lực ban những gì họ cần. Quan niệm này rất gần với những nhận thức của các tôn giáo hữu thần. Trong khi dó, hạnh phúc hay khổ đau chính do tự mỗi người quyết định chứ không phải thần linh. Sự thờ cúng nếu chỉ đặt trên ý tưởng và niềm tin mù quáng thì chính họ đã rơi vào tà kiến. Tu theo Phật nhưng lại hành nhân tà thì làm sao thành Phật ? Điều đó không khác nào kinh Lăng Nghiêm diễn tả: “Nấu cát mà mong thành cơm”. Tuy nhiên, việc thờ cúng, lễ lạy và sống theo các điều lành thì cũng có những lợi ích nhất định. Vì các kinh nguyên thủy cũng như Đại thừa đều cho rằng: các thiện thần đều luôn theo ủng hộ những người tu hành, biết hướng tâm đến điều thiện, biết gạn lọc tâm ý và tu tập 3 môn: giới, định, tụê. Thế nhưng không khéo chúng ta rơi vào tà kiến, chẳng những không an lạc, giải thoát mà còn làm mất dần các pháp lành. Thế nên, có những Phật tử đi chùa đã Quy Y Tam Bảo và thọ trì 5 giới cấm với thời gian gần 20 năm, nhưng vẫn than rằng tại sao đời sống của tôi vẫn không an lạc ! Nhưng nhận thức đã rơi vào vô minh, hành động bị nô lệ bởi dục vọng, suốt ngày chỉ cầu thần thánh cứu giúp , khi đó đời sống tự thân chỉ làm các điều ác thì thử hỏi làm sao có kết quả an lạc và hạnh phúc được ? Chính điều họ làm đã đi ngược với tinh thần Phật giáo. Vì trong Khế kinh đức Phật dạy: “Như Lai là vị đạo sư dẫn đường, là vị thầy cho thuốc, chúng sanh đi theo hướng Như Lai chỉ, uống thuốc Như Lai trao thì sẽ hết khổ đau, sẽ đạt được an lạc và giải thoát”. Vì vậy, việc cầu tha lực (cầu Bồ Tát Văn Thù gia hộ) đi đôi với tự lực (hướng về bản giác) sẽ có kết quả hơn là chỉ biết vái lạy thánh thần mà tâm thì lại không tin nghiệp báo, nhân quả.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương