Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm


Vài nhận định về ngày ra đi lịch sử



tải về 1.22 Mb.
trang5/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

1. Vài nhận định về ngày ra đi lịch sử

Ai đã từng nghiên cứu về Phật giáo cũng đều biết đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya - muni) là một người lịch sử, xuâùt hiện trước Công nguyên từ năm đến sáu thế kỷ. Với ngần ấy thời gian thì không dễ gì có một sử liệu hoàn toàn chính xác, mà những dị số về niên đại xung quanh các sự kiện lịch sư,û của một vị giác ngộ gần ba ngàn năm là điều không thể tránh. Căn bản nhất chính là ngày sanh và mất (Niết bàn) của Ngài cũng có rất nhiều giả thuyết, có những giả thuyết được đưa ra như một nguỵ tạo, nhằm làm giảm đi giá trị của một tôn giáo (tạm gọi là tôn giáo) tầm cỡ như Phật giáo. Những số liệu niên đại về ngày sinh, ngày Niêùt Bàn đang được sử dụng một cách phổ thông nhất, mặc dù đang còn tranh luận, đó là:năm 624 – 544 BC (theo cách tính châu Á) và năm 563 – 487 BC (theo cách tính của người Âu). Nhưng những vấn đề vừa nêu không nhằm vào việc bàn thảo chính trong mục này. Nội dung cần trình bày ở đây chính là ngày tháng xuất gia của Đức Phật.


Căn bản chúng ta đều biết, có hai thuyết truyền thống trong Phật giáo, đó là quan điểm của Phật giáo Nguyên thuỷ và Phật giáo Đại thừa. Theo Phật giáo Nguyên thuỷ, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: tất cả những ngày kỷ niẹâm đều là ngày rằm, và ngày xuất gia của đức Phật, chúng ta cũng có thể mặc nhiên xem như là ngày rằm, hay nói khác hơn đó là ngày trăng tròn, tức là vào khoảng những ngày giữa tháng nơi đất Phật. Dường như các sử gia không có chú trọng vào ngày tháng xuất gia của đức phật một cách chính xác, hầu hết chỉ nêu lên sự kiện là ngài đi tu vậy thôi. Một điều cần chú ý là cả luận án tiến sĩ của H.W. SChumann, do cư sĩ Trần Phương Lan dịch, nói về đức Phật lịch sử một cách có khoa học, so sánh chi li, nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng ông cũng không có đề cập đến ngày tháng xuất gia của đức Phật, mà nội dung chỉ nói đại khái là, đêm ra đi chỉ có hai thầy trò Thái tử, nhờ oai thần của chư Thiên mở cổng thành cho họ vượt thành một cách dễ dàng. Lúc ấy Ngài vừa tròn 29 tuổi.
Riêng Phật giáo Đại thừa, chẳng hạn kinh Đại bát Niết Bàn, ghi rõ ngày xuất gia của đức Phật nhằm đêm mùng bảy rạng ngày mùng tám tháng hai âm lịch, hàm ý rằng: hai ngày Đản sanh và xuất gia là chưa viên mãn nên lấy ngày mùng tám làm chủ ý thị hiện của đức Phật. Lúc ấy Ngài vừa tròn 19 tuổi. Còn hai ngày thành đạo và nhập Niết bàn thì lấy ngày rằm, vì công hạnh đã tròn, tức là giác ngộ cùng cực và giáo hoá chúng sanh viên mãn.
---o0o---

2. Động cơ nào thúc đẩy thái tử đi tu

Nói đến đời sống của các vị vua chúa là điều bất khả tư nghì. Đứng về mặt hạnh phúc thế gian mà nhìn, thì chế độ hưởng thụ vật chất rất cao nhưng ít có một đời sống cá nhân nào sung túc bằng đời sống của một vị vương tử. Đó là một cuộc sống được xem như hạnh phúc nhất trần gian, người dân thường có nằm mơ cũng không bao giờ được. Chỉ riêng thành Kapilavatthu, tiện nghi của Thái tử Tất Đạt Đa, chúng ta sẽ thấy đức Phạât mô tả lại đời sống sung túc của mình trong kinh Tăng chi: “Này các tỳ kheo, trong nhà phụ vương ta, các hồ nước được xây dựng lên, trong một hồ có ao sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một chiên đàn nào ta dùng, này các tỳ kheo, là không từ kàsi đến, bằng vải kàsi là khăn của ta, này các tỳ kheo. Bằng vải Kàsi là áo cánh; bằng vải Kàsi là nội y, bằng vải Kasi là thượng y. Đêm và ngày một lọng trắng được che chở cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho ta, một cho mùa Đông, một cho mùa Hạ, một cái cho mùa mưa. Và ta này các tỳ kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, ta không có xuống dưới lầu …”. Qua đoạn kinh mô tả đó , chúng ta thấy Thái tử không có thiếu thốn bất cứ một thứ gì. Như vậy Ngài ra đi hoàn toàn không phải vì tầm cầu ăn mặc hay các nhu cầu vật dục của trần gian, nhằm làm thoả mãn hạnh phúc cho riêng mình. Ngài ra đi với lý do cao quí và thánh thiện.


Với trí tuệ bẩm sinh Ngài nhìn thẩm thấu trong từng sự vật ngay khi chúng còn hiện hữu một cách tốt đẹp chớ không phải đợi đến lúc hư hoại rồi mới buông lên lời bi quan. Trong tác phẩm ánh đạo vàng Võ Đình Cường có diễn tả lời tâm sự giữa Thái tử và Gia–du - đà- la như sau: một hôm Thái tử nhìn chằm chằm vào mắt Gia du đà la và thốt lên lời than thở rằng: “Ta nghĩ đến một ngày chúng ta sẽ già yếu và xấu đi; thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi ! đôi mắt em rồi sẽ mờ đục! môi đỏ của em rồi sẽ úa màu! Và hai bàn tay đẹp đẽ thế này sẽ co quắp lại thành như những que củi khô...”. Những chữ “rồi - sẽ” mang một ý nghĩa cho cái nhìn vô cùng chính xác, cái nhìn giác ngộ.
Sau lần đi dạo chơi bốn cửa thành, chứng kiến cảnh sanh già bệnh chết, lúc đó Ngài vỡ lẽ ra một sự thật phủ phàng, những điều Ngài thấy không riêng gì dân chúng, chính bản thân của mình cũng phải tuân theo qui luật tự nhiên đó, không thể cưỡng lại bằng quyền uy hay tiền bạc. Và sự cảm nhận tinh tế hơn về tướng mạo của một vị Sa Môn, hay đó chính là hạt giống được tiềm ẩn trong tâm của một vị Bồ Tát. Chỉ cần nhìn qua hình ảnh của một vị xuất gia theo truyền thống Bà la môn, Siddhattha đã phát biểu rằng: “Đời sống tại gia thật là bất tịnh và thật là chật hẹp, còn đời sống xuất gia tự do như bầu trời khoáng đạt”.
TưØ những cái nhìn như thật, đức Phật bắt đầu khởi lên sự nhàm chán cuộc sống hưởng thụ hạnh phúc ngũ trần. “Với ta, này các tỳ kheo, được đầy đủ về sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: “Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị gìa, lại bực phiền hổ thẹn ghê tởm, quên rằng mình cũng vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, khi người khác già. Ta có thể bực phiền, hổ thẹn ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta. Sau khi quan sát về ta như vậy này các ty økheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn”. Rồi đến bệnh chết …v.v….cũng tương tự như trên. Do vậy Ngài bắt đầu khởi tâm yêu thương những người đời. Mặc dù không có một đời sống đầy đủ như Ngài, nhưng họ cũng cố tìm cách bám lấy sự sống giả tạm nầy, họ tranh giành quyền lợi từng chút nhỏ nhặt, để rồi lẩn quẩn trong vòng khổ đau. Họ đang nô đùa vui vẻ mà không biết già bệnh chết đang phủ vây bên mình. Đức Phật từng sánh ví họ như đàn bò trong lò sát sanh, từng ngày phải thay nhau chết nhưng vẫn chẳng hay biết gì, cứ mãi miết vui đùa tranh nhau, húc nhau.
Cho nên đức Phật đã nói trong một vài trường hợp, ngũ dục cũng có vị ngọt nhưng cũng có nhiều lỗi lầm và chúng sẽ đem lại khổ đau (kinh Tăng nhất A hàm).
Và điều kiện cuối cùng, Thái tử yêu cầu phụ hoàng thực hiện cho ngài bốn việc: nếu phụ hoàng thực hiện được thì ngài sẽ bỏ ý định xuất gia, ở lại cai trị đất nước.
- Làm sao cho con trẻ mãi không già.
- Làm sao cho con mạnh mãi không đau.
- Làm sao cho con sống hoài không chết.
- Làm sao cho mọi người hết khổ.
Nghe qua những yêu cầu như thế, vua cha đã hiểu được điều gì sẽ xãy ra và Tịnh Phạn Vương chỉ còn chờ đợi một ngày gần đây sẽ chịu cảnh sống nhớ nhung buồn tẻ trên ngôi vị hoàng đế mà Ngài tưởng ai cũng tham vọng hướng đến để tước đoạt tranh giành. Kể từ đó cuộc ra đi của một vị vương tử trẻ đã được xếp đặt kỹ càng. Rồi cái gì đến nó sẽ đến. Mọi rào chắn của quyền uy tột bực, của sự giàu sang phú quí, của sắc dục hay bức tường thành vững chắc của kinh thành Kapilavatthu diễm lệ cũng không ngăn cản được sự quyết tâm ra đi của thái tử. Đêm mùng 7 rạng ngày mùng 8 tháng hai âm lịch (theo truyền thống Bắc tông) thái tử với người hầu của Ngài là Channa cùng con Kiền trắc vượt thành đi qua lãnh thổ ba vương quốc, thái tử Siddhattha đến dịng sơng Anomà dừng lại . Rồi Ngaì giao ngựa và vàng ngọc trang điểm cho Channa đem về thành Kapilavatthu. Lần đầu tiên trong cuộc đời Ngaì bắt đầu sống ẩn cư không nhà, trong khu vườn xồi gần làng Anupiyà, rồi tiến lên về phía Ràjagaha.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương