Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang3/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

3. Tâm lý hiện thực


Hình ảnh của Ngài Di Lặc là căn cứ vào hóa thân Bồ Tát, vừa hàm chứa ý nghĩa sâu xa, nên có người làm thơ hỏi:
“Đảnh lễ thưa cùng Phật Di Lặc
Bụng chứa những gì con muốn biết
Cười rằng tâm ấy vốn như như
Thảy là không không, vượt sanh tử”.
Qua hình tượng Phật Di Lặc tiêu biểu là nụ cười an nhiên tự tại. Phật tức tâm, tâm ấy là tâm chơn như vượt lên mọi chi phối của căn- trần-thức, tức là đã hàng phục được các thứ giặc trong ngoài. Do đã thấy các pháp do nhơn duyên sanh khởi, không thật, chỉ có giả sanh, nên tâm không chấp các pháp, dù sinh diệt bất hoại vẫn không thấy mất còn tăng giảm. Một hôm, Hoà Thượng Bảo Phước gặp Hoà Thượng Bố Đại liền hỏi:
- Đại ý Phật Pháp là thế nào ?
Bố Đại buông bị lớn rơi xuống đất, đứng khoanh tay.
Hỏi tiếp:
- “Chỉ là như vậy, hay lại có việc hướng thượng khác” ?
Bố Đại mang bị lên vai, đi.
Qua hành động trên, chúng ta thấy biểu hiện của Ngài là Hỷ, Xả, đại ý Phật Pháp là buông bỏ tất cả nhục dục ngũ trần cho tâm thanh tịnh, còn đeo đẳng còn chấp chặt thì không thể nào thấu đạt được Phật Pháp. Nhưng, xả bằng cách gắng gượng, xả mà vẫn còn luyến tiếc thì cái xả ấy cũng chưa thật xả. Phật xả bằng cách vui vẻ thích thú, thì cái xả ấy mới thật làm cho tâm khinh an.
Cho đến câu hỏi thứ hai Ngài mang bị lên vai đi. Do vui mà xả, cũng do xả nên được vui: Vì thế, Ngài vui cười mãi dù bất cứ hoàn cảnh nào. Đến như 5 đứa bé chơi đùa nghịch ngợm, đứa móc miệng, đứa chỉ tay vào mắt, đứa ngoáy lỗ tai, đứa chọt vào mũi, đứa đâm vô ngực, đứa lói vào hông, mà Ngài vẫn nở nụ cười tự tại, chuyển hóa chúng thành các đồng tử dể thương; đó là diệu dụng của tâm hướng thượng đại giác ngộ.
---o0o---

4.Tâm linh thông thường


Chúng ta học theo gương Đức Di Lặc, xả tất cả cái chấp ngã, chấp pháp. Ngã pháp đã xả thì lục tặc có phá phách đến đâu cũng không làm não loạn tâm ta. Ta đã thắng được chúng và hàng phục chúng trở thành quyến thuộc công đức. Lúc chúng ta giác ngộ, sáu cơ quan ấy trở thành sáu thứ thần thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tạân thông).
Biết như vậy chúng ta tập sống hỷ xả không cố chấp. Tất cả đều hỷ xả thì lòng chúng ta nhẹ nhàng như quả bóng bay vào hư không, trí tuệ vô nhiễm phát sanh, tâm luôn an lạc vui vẻ hồn nhiên như tâm một đồng tử chưa vướng bụi trần. Được thế, còn gì làm ta đau khổ, như trời cao biển sâu, không còn bực bội, đắm mê, tâm linh được rổng rang tỏ ngộ mặc tình thuyền bè xuôi ngược không lưu lại dấu vết !
---o0o---

5. Ý nghĩa đời Ngài với cuộc sống nhân sinh


Trong nhân sinh quan Phật giáo thì thời gian vô lượng, không gian vô cùng. Hơn nữa đã là Phật thì nơi nào cũng có Phật. Thời gian dẫu trong mỗi sát na thì cũng có sinh – trụ – dị – diệt – xuân sanh, hạ trưởng, thu liểu, đông tàn; Ngày mồng Một Tết Âm lịch là ngày vía Đức Di Lặc. Đó là ý nghĩa của sự sống vui đẹp, hạnh phúc, đồng cảm với tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Một ngày mới người ta nhìn lại qúa khứ, hướng đến tương lai với bao hy vọng cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Do đó chọn ngày kỷ niệm Phật Di Lặc vào thời điểm ấy bằng hình tượng hoan hỷ, được đảnh lễ chiêm bái Ngài thật là hân hạnh và lạc quan. Tin tưởng, hy vọng để làm chất liệu bổ sung năng lượng cho cuộc sống là rất cần. Trong kinh Di Lặc Thượng Sanh Đức Phật nói: “Những ai chuyên tâm tu hành chân chính, tạo nhiều quả phúc tốt đẹp cho mình, cho người thì: “Trong đời vị lai tất nhiên được gặp Đức Di Lặc Phật phù hộ, độ trì, vào hội Long Hoa thính pháp chứng quả xuất thế”.
---o0o---

6. Bồ Tát Di Lặc đản sinh


Một nhà nghiên cứu là ông Phạm Công Thiện đã nói: “Lý tưởng là ảo tưởng”, chỉ cho lý tưởng đó không có cơ sở dẫn đến thực tế. Nơi đây lý tưởng Bồ tát Di Lặc sanh lên trời Đâu Suất, hạ xuống nhân gian thành Phật có ghi trong kinh tạng Nguyên thỉ (Kinh Tuyết Bổn, Trung A Hàm), được giáo lý Đại Thừa phát triển minh họa truyền bá phổ thông.
Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh điển chính thức nói về việc sanh lên cõi trời Đâu Suất, từ cõi trời Đâu Suất, giáng sanh xuống cõi Diêm Phù Đề, thành Phật, quốc độ, thời tiết nhân duyên, chủng tộc, xuất gia, thành đạo và chuyển pháp luân của Bồ tát Di Lặc.
Chúng ta chỉ tìm hiểu hai hệ thống chính liên quan đến lý tưởng đản sanh của Ngài mà thôi.
· Lý tưởng thượng sanh (Kinh Di Lặc thượng sanh Đâu Suất thiên)
Tín ngưỡng thượng sanh cho rằng hiện nay Bồ tát Di Lặc đang nói pháp trên cung trời Đâu Suất. Các Kinh điển thượng sanh diễn tả tỉ mĩ về cõi trời này. Đây là tầng trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi dục. Tuy là cõi dục, nhưng cõi trời này có những cái ưu việt mà các tầng trời khác không có. Thiên cung Đâu Suất có hai phần nội viện và ngoại viện. Thiên chúng ở ngoại viện vẫn hưởng thú vui ngũ dục nên để bị đoạ lạc chỉ có tại nội viện, nơi Bồ tát Di Lặc đang thuyết pháp thì gần giống Tịnh độ là nội viện thiên cung Đâu Suất, người nhất tâm giữ giới thập thiện hành thiền định tu sau khi mạng chung sẽ được thăng thiên như ý, Bồ tát Di Lặc không tiếp dẫn, nhưng ai đạo lực đủ sức thì đến, Ngài và thánh chúng tiếp nhận hoan hỷ.
Lý tưởng Bồ tát Di Lặc thượng sanh có rất sớm ở Ấn Độ, ở Trung Quốc có Ngài Đạo An (314-385) Đạo Kiếu, Ngài Huyền Trang, Ngài Khuy Cơ (đời Đường) Đàm Phó, Đàm Võ, các bậc danh tăng ấy cùng hoằng dương tín ngưỡng thượng sanh Đâu Suất và trở thành truyền thống của tông Pháp tướng.
Trong các bộ sám văn được trứ tác thời kỳ này như: Từ Bi Thủy Sám, Tam muội Thủy Sám, Lương Hoàng Sám, chúng ta thấy nói nhiều đến tín ngưỡng thượng sanh. Nhưng từ đời Diêu Tần về sau, khi Kinh Di Đà được dịch sang Trung Quốc thì có rất nhiều người phát nguyện sanh về tây phương Tịnh Độ, do Đức Phật A Di Đà và thánh chúng phương tây có tiếp dẫn người niệm Phật nhất tâm.
· Lý tưởng hạ sanh (Kinh Di Lặc sanh thành Phật)
So với lý tưởng thượng sanh, lý tưởng hạ sanh rất phổ biến. Lý tưởng cho rằng tương lai Bồ tát Di Lặc giáng sinh cõi Diêm Phù Đề, thành Phật dưới cội Long Hoa và thuyết pháp ba hội để hóa độ chúng sanh. Do đó có thuyết “Long Hoa tam hội”. Nếu chúng sanh tu tạo nhân duyên phước báo, trụ sanh ở Diêm Phù Đề. Khi Di Lặc Bồ tát giáng sanh sẽ được trực tiếp giáo hóa.
Đời Tống, vua Minh Đế (465-471) soạn Long Hoa Thệ nguyện văn, ngài Nam Nhạc Hụê Tư soạn Lập Thệ nguyện văn… Đều nói về thuyết Di Lặc hạ sanh.
Do lý tưởng hạ sanh được vua chúa Trung Hoa tôn sùng nên việc khắc tạo tượng Phật Di Lặc ở Trung Quốc cực thịnh và ảnh hưởng nhiều đến các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
Nói chung tín ngưỡng hạ sanh được nhiều người tin tưởng không đi sâu vào Duy thức học, đưa đến vài tệ đoan đáng tiếc trong lịch sử phát triển Phật giáo như kẻ gian ngụy tạo Kinh điển, tự xưng Bồ tát Di Lặc giáng sanh để phục vụ mưu đồ xấu, hay cho rằng sắp tận thế, gần đến Hội Long Hoa, để thủ lợi dân chúng không lo làm ăn tu tập, cứ mơ mộng hảo huyền, nghèo đói bệnh tật; đói thiếu cơm ăn, đau không thuốc uống !
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương