Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang6/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

3. Cuộc ra đi đầy quyết tâm


Khi bàn về cuộc ra đi lịch sử mà chúng ta không bàn đến một vài khía cạnh của tâm lý được diễn biến trước khi khởi hành cũng là một điều thiếu sót.
Những người xuất gia như chúng ta hôm nay thì chẳng có gì đáng để gọi là từ bỏ. Quá chăng chỉ là sự từ bỏ chút ít công danh phú quí, tài sản cỏn con thậm chí cũng chẳng có, hay tạm rời xa cha mẹ, nên một mặt nào đó xem như là thiếu bổn phận chăm sóc đấng sanh thành. Đó là việc tất nhiên. Nhưng chúng ta không phải bận tâm với nhiều mạêt khác. Phần lớn mọi người chỉ có “một túp liều tranh hai qủa tim vàng”, một mảnh vườn nho nhỏ, một đứa con bụ bẩm thơ ngây, là xem như cuộc đời chúng ta sẽ bị sợi dây vô hình cột trói không có ngày thoát thân ra được.
Đối với Gia du đà la, là một điều vô cùng khó khăn cho thái tử. Bởi vì Gia du đà la luôn là mọât người vợ lý tưởng, bổn phận chu toàn , thông minh hiền hoà, luôn tỏ ra đồng tình với tất cả mọi thiện tâm của Thái tử, thì không có lý do gì để phải phiền trách hay bỏ đi. Mỗi khi Thấy thái tử trầm ngâm không nói không rằng, Gia du đà la an ủi: Thiếp có làm gì cho chàng buồn không mà chàng tỏ ra trầm ngâm như vậy? Những lần được hỏi, thái tử đều luôn tự trách những suy nghĩ vẩn vơ của mình, khuyên nàng nên yên tâm, vì nàng là người vợ tuyệt vời. Do vậy, chúng ta phải biết cuộc ra đi của thái tử phải có sự đồng tình một cách trực tiếp hay gián tiếp của Gia du đà la, bởi không có sự đồng tình này, thì đó có thể là một sự chạy trốn một vấn đề gì đó chớ không phải là hy sinh? Cho nên sự ra đi này cũng có một phần hy sinh của công chúa Gia du đà la cùng vun bồi cho lý tưởng cao cả của Thái tử Tất đạt đa.
Bởi có kinh nghiệm trong việc ra đi này nên đức Phật đã dạy trong kinh Tứ thập nhị chương, bài hai mươi điều khó trước tiên nhất: “Bần cùng bố thí nan, hào quí học đạo nan, … nhẫn sắc nhẫn dục nan …”. Như vậy, từ bỏ những vật chất thông thường còn thấy khó huống hồ là từ bỏ tất cả sự phú quí vinh hoa. Đối với tình cảm vợ chồng lại càng là một vấn đề khó xử. Cho nên người không có tâm lượng rộng lớn thì sẽ không thực hiện được ước mơ cao xa. Vì rằng: nếu từ bỏ cái này để được cái kia tốt đẹp hơn trăm ngàn lần mà thấy rõ ràng trước mắt thì ngươi ta sẽ không có gì để ngần ngại; còn đằng này sự từ bỏ sự vinh hoa phú quí để đi tìm một lối sống khổ hạnh, kẻ ăn xin không nhà, mặc dù có lý tưởng, nhưng khi đạo quả chưa thành thì biết mai kia nó là cái gì, trong khi thực tế thì phải chịu khó khổ muôn vàn. Sau năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh, suýt nữa Ngài phải bỏ mình bên dòng sông Ni -Liên - Thiền. Đức Phật đã diễn tả lại quá trình tu khổ hạnh như sau:.."Vì ta ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lĩng tre khơ đầy khúc khỉu. Hai bàn tọa của ta trở thành giống như mĩng trâu, xương sống với cột tủy lồi ra trơng giống chuỗi hạt. Xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngơi nhà đổ nát. Ðồng tử của ta nằm sâu trong hố mắt thăm thẳm giống như ánh nước long lanh từ dưới giếng sâu. Da đầu ta khơ héo nhăn nheo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng khơ héo nhăn nheo. Nếu ta muốn sờ da bụng thì ta đụng nhằm xương sống vì hai thứ đã dính sát vào nhau. Nếu ta muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì ta ngã úp mặt xuống đất. Nếu ta chà xát tay chân thì đám lơng hư mục rụng xuống trong tay ta". (MN 12.52 _ MN 36.21)
Nhờ bát sữa của nàng Su già ta Thái tử mới tĩnh ngộ rằng, khổ hạnh cũng không phải là phương pháp tốt để đi đến giác ngộ. Và một lần nữa Ngài kiên thệ dưới cội cây Tất bát la: “Nếu không thành chánh giác, ta nhất định không rời khỏi cội cây này”. Sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định, khi sao Mai vừa mọc Ngài đạt được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Như vậy, bước đường đức Thế tôn đã đi là một sự dấn thân đầy gian lao vất vả. Nếu không có lòng yêu thương chúng sanh vô bờ bến, không có một nghị lực phi thường, không có ý chí sắt thép, không có lòng tin vững chắc thì Ngài không thể vượt qua những thử thách cam go, không thể thành tựu được lý tưởng tối thượng của mình - lý tưởng Giác ngộ. Chính những khó khăn gian khổ mà Ngài dấn thân được mới là một đều đáng trân quí. Thiết nghĩ: những người thường dân chịu cực khổ đã quen, nên gặp những lúc khó khăn chịu cực thêm một chút, chắc có lẽ cũng không đến nỗi. Còn như người giàu sang phú quí, chưa bằng Thái tử, mà vừa gặp khó khăn hoặc hơi chật vật một nhu cầu nào đó trong cuộc sống đời thường thì chắc hẳn người ấy chẳng dễ chịu tí nào. Thế thì, Siddhattha là một vị Thái tử, mọi nhu cầu quá mĩ mãn lại dấn thân vào một hoàn cảnh sống trái ngược như thế mà Ngài chấp nhận và được những người bạn đồng tu, năm anh em Kiều Trần Như, mến phục sức chịu đựng khổ hạnh của Ngài như vậy là tối ưu không ai có thể hơn được, đủ để chúng ta thấy được ý chí sắt thép, nghị lực phi thường của Ngài.
---o0o---

4. Ý nghĩa xuất gia trong đạo Phật


Xuất gia là một hành động vô cùng cao quí, là hình ảnh đẹp của một số tôn giáo được dân gian của mọi thời đại tôn kính ca tụng và giành những gì thanh khiết nhất để khen tặng cho những nhà tu hành; dù là hình thức tu sĩ nào, cũng vẫn được người đời quý kính. Nhưng ấn tượng đẹp nhất trong các tôn giáo vẫn là hình thức tu sĩ Phật giáo. Đây là một cái nhìn rất khách quan theo thông tin đại chúng chớ không phải là ý chủ quan của người viết.
Trước thời đức Phật ra đời ở Aán độ người theo đạo Bà la môn muốn đi tu phải trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn một gọi là học đạo kỳ, tức trong thời tuổi trẻ, người Bà la môn phải học hết các kinh điển Vệ đà; giai đoạn hai gọi là gia cư kỳ, tức là người thanh niên ấy phải lập gia đình, nuôi dạy con cái và phụng sự xã hội; giai đoạn ba là ẩn cư kỳ: khi con cái lớn khôn thì rút lui khỏi cuộc đời trần thế làm mọât ẩn sĩ tu hành và giai đoạn cuối cùng là du hoá kỳ, tức là đem sở tu sở đắc của mình đi hoá độ mọi người. Mặc dù đây cũng là một cách sắp xếp có thứ lớp rạch ròi, theo tinh thần Bà la môn; nhưng với cái nhìn của Thái tử thì có khác đi. Ngài xem đó là một công thức cứng nhắt, không mang đến hiệu quả lắm. Bởi vì, theo Ngài, một là đến tuổi già mới tu thì mọi nhuệ khí minh mẫn để tiếp nhận những điều cao siêu mầu nhiệm sẽ yếu đi vì sức khoẻ kém. Thứ nữa là cuộc đời vô thường đâu hẹn cho bất cứ một ai rồi cũng sống được đến tuổi già!? Đó là một vài quan điểm khác biệt thuở đương thời về ý nghĩa xuất gia. Ý nghĩa xuất gia trong đạo Phật vô cùng quan trọng. Xuất gia có ba nghĩa: một xuất thế tục gia, tức đi ra khỏi nhà thế tục; nói nôm na đó là đi vô chùa tu; hai là xuất phiền não gia, tức là thanh tu gột rửa các tập khí phiền não, các tư tưởng thấp kém, nhiễm ô và nghiã thứ ba là xuất tam giới gia, giải thoát ra khỏi tam giới . Như vậy, nhìn lại quá khứ thì hành động ra đi của thái tử chỉ mới mang một nghiã đầu tiên của xuất gia, tức ra khỏi nhà thế tục. Kể từ khi thành đạo dưới cội Bồ đề thì lúc đó xuất gia được viên mãn cả ba ý nghĩa.
Trong thực tế, có những người mặc dù không ra khỏi nhà thế tục những vẫn đạt được hai ý nghiã xuất gia mang tính quyết định cho chân giá trị giải thoát. Đó là mẫu người lý tưởng, thực hành Bồ tát đạo, bằng hình thức cư sĩ, sống đời thế tục nhưng hoàn toàn cách ly khỏi các ràng buộc của phiền não nhiễm ô, như hình ảnh của Tuệ Trung thượng sĩ, hay cư sĩ Bàng Uẩn … Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho hai ý nghĩa xuất gia sau cùng. Cổ đức dạy rằng: “Tuy xử cư gia, bất trước Tam giới. Thị hữu thê tử thường tu phạm hạnh”. Nghĩa là: tuy ở trong nhà thế tục mà cả Tam giới này còn không ràng buộc được; mặc dù có vợ con, nhưng lại là người chuyên tu phạm hạnh. Đó là ý nghĩa cao siêu của hàng đại Bồ tát.
Nhưng dẫu sao đi nữa, một người xuất gia đúng nghĩa theo đạo Phật, phải đủ cả ba yếu tố trên, mới thành tựu cả nội dung lẫn hình thức, có thể làm niềm tin cho tất cả mọi người và giáo hoá chúng sanh được dễ dàng. Đầu tiên việc xuấùt gia của đức Phật là ngài cắt tóc đưa cho Sa nặc mang về. Kể từ đó Ngài trở thành một vị sa môn xuất thế tục gia, sống đời không nhà. Đấy chính là hình ảnh giải thoát đầu tiên của người tu Phật. Cho nên ý nghĩa xuất thế tục gia, trở thành tiền đề cho một bản sắc Phật giáo. Trong kinh Tứ thập nhị chương, đức Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa môn, là người lãnh thọ đạo pháp, phải xả bỏ của cải ở đời, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, cẩn thận không trở lại (dòng thế tục)”. Tổ Qui Sơn cũng có dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục”. Đây là một trong những ý nghĩa thù thắng của Phạât giáo. Và phần tâm chứng là để hoàn tất cho hai ý nghĩa xuất gia còn lại. Kinh tứ thập nhị chương, đức Phật dạy tiếp: “Những bậc xuất gia làm Sa môn, dứt bỏ ái dục, nhận biết nguồn tâm của mình, hiểu rõ lý mầu của Phật, ngộ pháp vô vi, trong không sở đắc, ngoài không sở cầu…”.
Đó là một vài ý nghĩa cao quí của việc xuất gia và người xuất gia theo Phật giáo.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương