ĐỀ Án tăng cƣỜng năng lực quảN


c) Phƣơng pháp thiêu đốt thu hồi năng lƣợng



tải về 483.2 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích483.2 Kb.
#54783
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20
191106 De an quan ly CTRSH

c)
Phƣơng pháp thiêu đốt thu hồi năng lƣợng
Đặc điểm của công nghệ này bên cạnh chức năng tiêu hủy chất thải thì 
năng lượng phát sinh được dùng để sản xuất điện. Có nhiều phương pháp thu hồi 
năng lượng từ CTRSH, bao gồm đốt trực tiếp thu hồi nhiệt để phát điện, phương 
pháp đốt thiếu oxy, khí hóa trước khi được sử dụng để thu hồi năng lượng, đồng 
xử lý trong lò nung xi măng.. 
Hiện mới có một số cơ sở áp dụng phương pháp này, ví dụ như ở Cần 
Thơ, Quảng Bình.... trong khi nhiều địa phương đang trong quá trình xem xét, 
nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng phương pháp đốt thu hồi năng lượng để phát 
điện như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Ninh, ... Một số nhà 
máy sản xuất xi măng hiện cũng đang nghiên cứu phương pháp đồng xử lý chất 
thải trong lò nung xi măng, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào chất thải công 
nghiệp và một số loại CTRSH phù hợp. 
Tuy nhiên, việc xử lý tro xỉ phát sinh cần được quan tâm để đảm bảo 
không phát sinh ô nhiễm thứ cấp từ chất thải này. 
d)Phƣơng pháp sản xuất phân compost 
Hiện trên cả nước có 37 cơ sở áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, 
trong khi một số có thể sản xuất sản phẩm có sức tiêu thụ khá tốt thì một số khác 


13 
không tiêu thụ được sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc CTRSH 
không được phân loại triệt để dẫn đến sản phẩm phân compost còn chứa nhiều 
tạp chất nên khó tiêu thụ; sản phẩm phân compost chủ yếu được dùng cho các 
cơ sở lâm nghiệp, cây công nghiệp; khoảng cách từ các cơ sở xử lý chất thải đến 
nơi tiêu thụ khá xa.
II.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN 
2.1. Tại Trung ƣơng 
Theo quy định hiện hành, công tác quản lý nhà nước về CTR không được 
giao thống nhất cho một cơ quan mà được phân công cho nhiều Bộ, ngành cùng 
tham gia quản lý, bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Y 
tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc giao thoa, 
chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn bao gồm 
việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, chỉ đạo 
thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch; tổ 
chức định kỳ đánh giá hiện trạng và dự báo tình hình quản lý CTR; chỉ đạo, 
hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn, cụ thể như sau: 
Theo quy định hiện hành, vấn đề quản lý CTRSH không được giao thống 
nhất cho một cơ quan mà được phân công cho nhiều Bộ, ngành cùng tham gia 
quản lý, cụ thể: 
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong 
việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đối với chất thải rắn 
sinh hoạt, Bộ có trách nhiệm: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quản lý 
trong việc phân loại, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử 
dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức 
quản lý, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường về quản lý chất thải rắn sinh 
hoạt; 
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm: Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ sở 
xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp lập, 
quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; 
công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; 
suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra, Chính 
phủ đang giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng tổ chức lập và trình Thủ tướng 
Chính phủ phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn các vùng kinh tế trọng 
điểm, quy hoạch chất thải rắn các lưu vực sông và quy hoạch quản lý chất thải 
rắn vùng liên tỉnh; các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt 
quy hoạch quản lý chất thải rắn theo thẩm quyền; 
- Theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 
2019 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Bộ Khoa học và Công nghệ 
được giao chủ trì đánh giá, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 
mới được nghiên cứu và áp dụng lần đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, Nghị định số 
40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một 
số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ 
môi trường quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ 


14 
Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí cụ thể; 
thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý CTRSH; 
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất 
thải rắn cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lập 
và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch xử lý chất thải rắn; lập kế hoạch hàng 
năm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí 
kinh phí thực hiện phù hợp. Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy, hiện nay chưa 
có sự thống nhất về cơ quan chuyên môn giúp việc UBND cấp tỉnh đối với công 
tác quản lý chất thải rắn dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thời gian vừa 
qua chưa cao. 
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, trong lĩnh vực quản lý chất thải, Bộ 
TN&MT có thẩm quyền ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải (hàm 
lượng tối đa của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải bảo đảm không gây ô 
nhiễm môi trường); các Bộ chuyên ngành có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, 
quy chuẩn kỹ thuật về các công trình, hoạt động trong phạm vi quản lý ngành, 
trong đó có các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý CTR phát sinh từ hoạt động 
của ngành, lĩnh vực. Đối với CTRSH, việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn 
kỹ thuật có liên quan đang được giao cho Bộ Xây dựng. 
Việc thực hiện các quy định nêu trên 
Thực hiện các Quyết định nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây 
dụng, trinh ban hành hoặc ban hành các văn bản như Luật Bảo vệ môi trường, 
các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật, các quy chuẩn kỹ thuật môi 
trường về chất thải. Tuy nhiên, các Bộ ngành liên quan cũng đã xây dựng, trình 
ban hành, ban hành các văn bản liên quan, đặc biệt là Bộ Xây dựng như sau:
Bộ Xây dựng đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 
nhiều quy hoạch về quản lý chất thải rắn, như: Quy hoạch tổng thể hệ thống xử 
lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 
08/02/2012; Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 
đến năm 2030 tại Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14/10/2016; Quy hoạch 
quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030 tại Quyết 
định số 223/QĐ-TTg ngày 12/02/2015; Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực 
sông Đồng Nai đến năm 2030 tại Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 06/01/2015; 
Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2020 tại Quyết định 
số 2211/QĐ-TTg ngày 14/11/2013; Đề án “huy động các nguồn lực đầu tư xây 
dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý CTRSH tại Quyết định số 1196/QĐ-TTg 
ngày 23/7/2014; ... 
Năm 2009, Bộ Xây dựng đã chủ trì, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm 
nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009). Đến năm 
2018, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ 
TN&MT xây dựng và đồng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh 
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 
2050. Bộ Y tế đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể 


15 
xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết 
định số 2038/QĐ-TTg ngày 5/11/2011). Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng còn ban 
hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng hạ tầng liên quan đến các 
công trình xử lý chất thải. 

tải về 483.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương