ĐỀ Án tăng cƣỜng năng lực quảN



tải về 483.2 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích483.2 Kb.
#54783
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
191106 De an quan ly CTRSH

 
 
 
 
 
 
 



PHẦN I: BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 
I. THựC TRạNG PHÁT SINH, PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN 
CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮNSINH HOẠT Ở VIệT NAM 
1.1. THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Theo kết quả điều tra, đánh giá, hiện nay trên cả nước khối lượng chất thải 
rắn sinh hoạt phát sinh khoảng hơn 61.000 tấn/ngày, trong đó khối lượng phát 
sinh tại khu vực đô thị là khoảng hơn 37.000 tấn/ngày, khu vực nông thôn là hơn 
24.000 tấn/ngày. Thống kê theo địa phương cho thấy các tỉnh/thành phố trực 
thuộc trung ương có khối lượng chất thải phát sinh rất khác nhau. Các địa 
phương có khối lượng phát sinh lớn như thành phố Hồ Chí Minh (9.100 
tấn/ngày), Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hóa (2.246 tấn/ngày), Bình Dương 
(1.764 tấn/ngày), Đồng Nai (1.838 tấn/ngày). Các địa phương có khối lượng 
phát sinh ít là Bắc Kạn (190 tấn/ngày), Kon Tum (212 tấn/ngày), Lai Châu (260 
tấn/ngày), Hà Nam (265 tấn/ngày). Thống kê cho thấy có hơn ¼ các địa phương 
có khối lượng phát sinh trên 1.000 tấn/ngày. 
Có 8 địa phương có lượng chất thải phát sinh nhỏ hơn 300 tấn/ngày. Chỉ 
có hai địa phương có lượng CTRSH phát sinh nhỏ hơn 200 tấn/ngày. Điều này 
cho thấy rằng hầu hết tất cả các địa phương tại Việt Nam có thể áp dụng phương 
pháp đốt rác phát điện do khối lượng chất thải tối thiểu cần có để áp dụng công 
nghệ này là khoảng 200-300 tấn/ngày.Cụ thể, tình hình phát sinh CTRSH đô thị 
tại các địa phương trong toàn quốc trong Phụ lục 1 kèm theo Đề án. 
1.2. PHÂN LOẠI 
Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 
tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 
40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một 
số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi 
trường đã quy định rất rõ trách nhiệm của chủ phát thải nguồn thải CTRSH phải 
thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn. Nhưng thực tế hiện nay,phần lớn 
CTRSH chưa được phân loại tại nguồn, việc phân loại tại nguồn phát sinh mới 
chỉ được thực hiện tại một số địa phương, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, 
dịch vụ vẫn thực hiện mang tính khuyến khích, chưa có tính cưỡng chế cao.
Hiện nay, việc phân loại tại nguồn mới chỉ được thực hiện tại một số địa 
phương và còn mang tính khuyến khích, chưa có tính cưỡng chế cao. Nhiều địa 
phương thực hiện thí điểm tại một số khu vực, trong khi Thành phố Hồ Chí 
Minh, thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ đã triển khai thực hiện trên quy mô lớn.... 
Theo đó, chất thải hầu hết được phân loại thành chất thải có thể đốt được, chất 
thải có thể tái chế và các loại chất thải khác... Tuy nhiên, việc phân loại tại 
nguồn này tùy thuộc vào công nghệ xử lý đang áp dụng tại địa phương. Đánh 
giá chung cho thấy việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả các do trên 
thực tế, các chất thải tái chế thường được các hộ gia đình, người đi thu gom, ve 
chai thu nhặt và bán tái chế trước khi các đơn vị thu gom, vận chuyển có thể thu 
hồi. Mặt khác, hiện nay các địa phương chưa có thiết bị, phương tiện thu gom 
riêng đối với từng loại chất thải được phân loại. Do vậy, trong nhiều trường hợp 



chất thải được vận chuyển chung trong cùng thiết bị, phương tiện, dẫn đến việc 
phân loại tại nguồn chưa có hiệu quả. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp chất thải 
được phân loại tại nguồn trong khi cơ sở xử lý chỉ áp dụng một phương pháp xử 
lý chung nên hiệu quả của việc phân loại tại nguồn không cao. Hơn nữa, hiện 
nay một số công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt không yêu cầu việc phân loại 
nên trong trường hợp đó cần xem xét tính cần thiết của việc phân loại tại nguồn. 

tải về 483.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương