ĐỀ Án tăng cƣỜng năng lực quảN



tải về 483.2 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích483.2 Kb.
#54783
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
191106 De an quan ly CTRSH

hoạt và nông thôn”.
Trong quá trình xây dựng dự thảo Đề án, ngày 03 tháng 2 năm 2019, Chính 
phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP về phiên họp thường kỳ của Chính phủ 
tháng 01 năm 2019, trong đó có nội dung giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ 
quan quản lý thống nhất nhà nước về chất thải rắn. Triển khai nhiệm vụ được 
Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch triển khai 
thực hiện phương án thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn và đã có Công 
văn số 1701/BTNMT-TCMT ngày 12 tháng 4 năm 2019 báo cáo Thủ tướng Chính 
phủ, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng “Đề án tăng 
cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam”
Xuất phát từ xu thế chung của các nước trên thế giới về nền kinh tế tuần 
hoàn với thực tiễn quản lý chất thải rắn nêu trên của Việt Nam và các lý do nêu 
trên, việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành “Đề án tăng cường 
năng lực quản lý chất thải rắnsinh hoạt tại Việt Nam” là vấn đề cấp thiết hiện 
nay góp phần tăng cường hơn nữa công tác quản lý CTRSH, góp phần bảo vệ 
môi trường và phát triển bền vững. 
2. MụC TIÊU XÂY DựNG Đề ÁN 
Tăng cường năng lực của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác 
quản lý CTRSH (các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương; 
các tổ chức, cá nhân tham gia giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử 
lý và tái chế CTRSH) trong việc xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách và 
pháp luật về quản lý CTRSH; tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu 
quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị; huy động nguồn vốn, xây dựng và triển 
khai các cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý, tái chế CTRSH... để thực hiện 
được mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến 
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-
TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
- Về CTRSH đô thị đến năm 2025: 
+ Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế CTRSH phù 
hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái 
chế CTRSH phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình;



+ 90% tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý 
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, 
xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ 
CTRSH xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với 
lượng chất thải được thu gom; 
+ Sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các Trung tâm 
thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó 
phân hủy; 
+ 90 - 95% các bãi chôn lấp CTRSH tại các đô thị đã đóng cửa được cải 
tạo, xử lý, tái sử dụng đất; 
+ Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý CTRSH đảm bảo tỷ lệ chôn lấp 
sau xử lý không quá 20%. 
- Về CTRSH nông thôn đến năm 2025: 
+ 80% lượng CTRSH phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được 
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ 
môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm 
phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost để sử dụng 
tại chỗ; 
+ 95% các bãi chôn lấp CTRSH tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được 
cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát 
không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; 
+ Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý CTRSH phải đảm bảo tỷ lệ chôn 
lấp sau xử lý không quá 20%. 

tải về 483.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương