ĐỀ Án tăng cƣỜng năng lực quảN


THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN



tải về 483.2 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích483.2 Kb.
#54783
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
191106 De an quan ly CTRSH

1.3. THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN 
1.3.1. Trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển 
Hiện nay, các thiết bị phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển CTRSH tại 
các đô thị lớn mới có các phương tiện chuyên dụng như các thùng chứa CTRSH, 
các xe chuyên dụng chở CTRSH được các Công ty URENCO sử dụng, còn tại 
các vùng nông thôn thường không có các phương tiện vận chuyển chuyên dụng 
thường sử dụng các phương tiện xe thủ công để vận chuyển đến điểm tập kết. 
Nhìn chung, trong bối cảnh các địa phương còn thiếu các thiết bị thugom, vận 
chuyển CTRSH chuyên dụng. 
1.3.2. Hiện trạng thu gom 
Hiện nay, việc thu gom vận chuyển được thực hiện khác nhau giữa đô thị 
và nông thôn, giữa các địa phương và thậm chí giữa các vùng trong cùng một 
địa phương. 
Tại đô thị, chất thải phát sinh tại các hộ gia đình thông thường được các 
đơn vị thu gom theo giờ nhất định, các phương tiện xe thủ công được người thu 
gom sử dụng để chuyển rác thải ra các điểm tập kết, từ đó đưa lên xe vận chuyển 
về cơ sở xử lý hoặc về trạm trung chuyển trước khi chuyển về cơ sở xử lý. Tỷ lệ 
thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị của các địa phương đạt từ 62% 
đến hơn 90%, một số địa phương đạt tỷ lệ thu gom cao như Bình Dương, Đồng 
Nai, Thái Bình, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội. Theo 
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 
đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2025 thì 90% tổng lượng chất thải rắn sinh 
hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ 
môi trường. Như vậy, có thể thấy mục tiêu thu gom chất thải rắn đô thị hiện nay 
có thể đáp ứng mục tiêu đặt ra. 
Tại nông thôn, nhiều địa phương có các tổ tự quản, hội phụ nữ thu gom 
chất thải theo tần suất nhất định và chuyển đến điểm tập kết để các công ty môi 
trường đô thị vận chuyển về cơ sở xử lý; tuy nhiên nhiều trường hợp không 
được thu gom dẫn đến việc hình thành các bãi rác tạm gây ô nhiễm môi trường 
tại các khu vực nông thôn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông 
thôn của các tỉnh/thành phố chưa có số liệu thống kê đầy đủ, tuy nhiên cũng có 
một vài tỉnh đã thống kê như Thanh Hóa (83,56%), Đồng Nai ( trên 90%). Một 
số địa phương có tỷ lệ thu gom thấp có thể kể đến như Điện Biên (12.5%), Lâm 
Đồng (22.5%), Kiên Giang (27%), Hà Giang (27.4%).
Theo thống kê, hiện có 22 tỉnh/thành phố có sử dụng trạm trung chuyển 
chất thải. Việc lựa chọn các khu vực tập kết và các trạm trung chuyển thường 


10 
khó khăn, hay gặp phải sự phản đối của người dân do việc tập kết và trung 
chuyển tạm thời phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác và thu hút côn trùng, ảnh hưởng 
đến môi trường. Nhiều điểm tập kết không có mái che nên khi mưa gây ướt, 
nước rỉ rác phát sinh ảnh hưởng đến môi trường.
Theo thống kê, có 59.0% địa phương hiện đã đạt được mục tiêu củaChiến 
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 
năm 2050 đối với tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực đô thị. Tuy nhiên, chỉ có 
25.5% địa phương hiện đạt được mục tiêu này đối với tỷ lệ thu gom ở khu vực 
nông thôn. 
Đối với 41.0% các địa phương chưa đạt được mục tiêu quốc gia về tỷ lệ 
thu gom CTRSH tại khu vực đô thị, cần tập trung xây dựng giải pháp đối với các 
địa phương này. Ngoài ra, việc mở rộng khu vực thu gom đối với khu vực nông 
thôn trong điều kiện tài chính hạn chế cũng cần được thảo luận.

tải về 483.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương