ĐỀ Án tăng cƣỜng năng lực quảN


 Tài chính cho công tác quản lý chất thải



tải về 483.2 Kb.
Chế độ xem pdf
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích483.2 Kb.
#54783
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20
191106 De an quan ly CTRSH

2.4. Tài chính cho công tác quản lý chất thải 
Hiện nay, hầu hết kinh phí cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 
được lấy từ ngân sách địa phương, theo đó ngân sách nhà nước được phân bổ 
theo từng cấp tỉnh, huyện, xã căn cứ trên nhu cầu của các cấp. Sở Tài chính tổng 
hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trong việc phân bổ, cấp 
ngân sách nhà nước hàng năm cho các địa phương trong tỉnh. 
Hầu hết các địa phương khi ban hành giá tối đa dịch vụ thu gom, vận 
chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đều chia ra các đối tượng khác nhau, 
tuy nhiên hầu hết đều thu theo hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh (không 
tính số thành viên trong gia đình), hộ gia đình sản xuất kinh doanh, trụ sở làm 
việc của các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ. Đối với các hộ gia đình, mức giá tối đa được ấn định không tính đến số 
thành viên trong các hộ gia đình. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, 
mức giá được quy định căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp hoặc căn cứ vào 
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thực tế phát sinh để thu.
Tuy nhiên, kinh phí thu được từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh 
doanh dịch vụ đối với chất thải rắn sinh hoạt thu được chỉ bù đắp một phần chi 
phí thu gom hoặc vận chuyển. Ví dụ, tại tỉnh Bắc Ninh, tổng thu giá dịch vụ thu 


17 
gom chất thải rắn thu từ các hộ gia đình và các hộ sản xuất kinh doanh năm 
2018 là 62 tỷ Đồng, chỉ gần đủ để phục vụ cho công tác thu gom (67 tỷ Đồng), 
còn lại toàn bộ chi phí vận chuyển và xử lý được ngân sách địa phương chi trả.
Các địa phương có nguồn chi ngân sách lớn cho công tác quản lý chất thải 
rắn sinh hoạt là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng....ví dụ, trong năm 
2018, thành phố Hồ Chí Minh chi là 2.000 tỷ Đồng. 
Đối với việc vận chuyển, các địa phương ban hành đơn giá căn cứ vào 
khoảng cách nên giá dịch vụ vận chuyển không khác nhau nhiều tại các địa 
phương (tùy điều kiện vận chuyển). Việc tính khối lượng được dựa vào số liệu 
trạm cân tại cơ sở xử lý. Tuy nhiên, có nhiều phản ánh cho thấy cần kiểm soát 
chặt chẽ lượng chất thải được thu gom, xử lý để tránh thất thoát ngân sách của 
nhà nước do việc khai báo khống khối lượng chất thải thu gom, xử lý. 
Đối với giá xử lý: Hiện nay, các địa phương đang áp dụng các giá xử lý 
khác nhau cho các phương pháp xử lý khác nhau. Thực tế tồn tại là cùng một 
phương pháp xử lý nhưng đơn giá áp dụng tại từng địa phương là khác nhau. Ví 
dụ như đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tại thành phố 
Hồ Chí Minh là 510,234 đồng/tấn trong khi cùng với công nghệ đó, đơn giá 
được áp dụng tại Hải Dương là 230,000 đồng/tấn. Thậm chí, trong cùng một địa 
phương và cùng một công nghệ nhưng giá xử lý chất thải lại được áp dụng khác 
nhau (tại thành phố Hồ Chí Minh trả cho cùng công nghệ chôn lấp đối với 
CITENCO là 369,706 đồng/tấn còn đối với VWS là 22.098USD/tấn tương 
đương hơn 480,000 đồng/tấn). Một ví dụ khác là tỉnh Bắc Ninh áp dụng đơn giá 
xử lý bằng phương pháp đốt tại 2 huyện Thuận Thành và Quế Võ khác nhau, với 
giá xử lý tương ứng là 451.00 đồng/tấn và 396.000 đồng/tấn. Đây là một bất cập 
cần được giải quyết để thúc đẩy công tác xã hội hóa, tránh tình trạng các nhà đầu 
tư chỉ mong muốn đầu tư tại các tỉnh/thành phố có mức giá xử lý cao. 

tải về 483.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương