ĐỀ Án tăng cƣỜng năng lực quảN


III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ



tải về 483.2 Kb.
Chế độ xem pdf
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích483.2 Kb.
#54783
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20
191106 De an quan ly CTRSH

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ 
NGUYÊN NHÂN 
3.1. Kết quả đạt đƣợc 
- Hệ thống văn bản pháp quy ngày một hoàn thiện, tạo căn cứ pháp lý 
quan trọng để quản lý chất thải thống nhất theo định hướng mới; là bước tiến 
quan trọng để thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải; góp phần ngăn chặn các 
công nghệ xử lý chất thải lạc hậu, công nghệ chôn lấp và nâng cao hiệu quả 
công tác bảo vệ môi trường; 
- Tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực đô thị đã ngày càng tăng, đạt ước 
86% năm 2020 và dự kiến đạt khoảng 90% vào năm 2025, đáp ứng mục tiêu 
theo Chiến lược Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 
2025, tầm nhìn đến năm 2050; 
- Đã xây dựng được các quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng và quy 
hoạch tại các địa phương, làm căn cứ để xây dựng các cơ sở xử lý CTRSH; 


18 
- Một số địa phương đã bắt đầu áp dụng những công nghệ mới, tiên tiến 
như đốt có thu hồi năng lượng; đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng làm 
căn cứ để xem xét, nhân rộng. 
3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 
a. Hạn chế, yếu kém 
- Việc quản lý CTRSH chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng 
hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu trong sinh hoạt; việc áp dụng 
các giải pháp sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải... trong sản xuất còn hạn 
chế; 
- Chất thải hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; các chương trình phân 
loại tại các địa phương còn mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, chưa được 
chính thức hóa; hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn 
còn thấp, chưa có nhiều cải thiện; 
- Hoạt động tái chế chất thải rắn còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu 
vẫn được thực hiện bởi khu vực phi chính thức ở các làng nghề, gây ô nhiễm 
môi trường. Còn thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan hữu quan có 
thẩm quyền về bảo vệ môi trường ở địa phương. Phần lớn các cơ sở tái chế có 
quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, 
máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp. 
- Phương thức xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấpkhông hợp vệ sinh, tiêu tốn 
quỹ đất,; tỷ lệ chất thải được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng còn thấp. Nhiều 
cơ sở xử lý CTRSH đã được xây dựng và vận hànhchưa đạt yêu cầu về bảo vệ 
môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí; 
b. Nguyên nhân 
- Nhận thức, ý thức trách nhiệm về quản lý CTR của chính quyền, người 
dân và doanh nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu. Chính quyền ở nhiều địa 
phương chưa quan tâm đúng mức, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quản lý 
chất thải rắn theo quy định. Nhận thức của người dân trong thu gom, phân loại, 
vận chuyển và xử lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế. Chất thải chưa được coi là 
tài nguyên, chưa được phân loại, tận dụng phần có ích để tái chế. Nhiều nơi, 
người dân chưa tích cực tham gia vào các hoạt động thu gom, vận chuyển chất 
thải rắn, chưa đóng phí vệ sinh môi trường đầy đủ.Ý thức của một số doanh 
nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải còn hạn chế, gây ô nhiễm môi trường 
trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải. 
Năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt của nhiều địa phương và các 
cơ quan trung ương còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, nguồn kinh phí và nhân lực 
chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong công tác quản lý chất thải. Hoạt 
động thu gom, vận chuyển và xử lý ở nhiều nơi còn mang tính chất cộng đồng 
nên chưa thúc đẩy được tính chuyên nghiệp của các tổ dịch vụ, hợp tác xã, công 
ty dịch vụ môi trường. Việc thực thi các quy hoạch quản lý CTR còn yếu kém 
đặc biệt là các quy hoạch cấp vùng, lưu vực sông. 


19 
-Việc huy động các nguồn lực cho quản lý CTR còn hạn chế. Nguồn ngân 
sách nhà nước đầu tư cho quản lý CTR không đáp ứng yêu cầu. Mức phí thu 
gom CTR từ các hộ gia đình còn quá thấp so với chi phí quản lý CTR. Việc huy 
động nguồn lực từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng khu xử 
lý, nhà máy xử lý CTRSH còn gặp nhiều khó khăn. Giá thành xử lý của cùng 
một công nghệ xử lý được áp dụng tại các địa phương khác nhau nên không 
khuyến khích việc đầu tư, nhân rộng các mô hình xử lý tốt. 
Hệ thống chính sách, các quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác 
quản lý CTR còn chưa hoàn thiện. Hiện đang còn thiếu các hướng dẫn lựa chọn 
công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật phù hợp về thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn 
sinh hoạt; các địa phương còn khó khăn trong việc lựa chọn mô hình công nghệ 
quản lý phù hợp dẫn đến việc lúng túng trong lựa chọn chủ đầu tư. 
- Chất lượng các quy hoạch quản lý CTR chưa cao; dự báo chưa có cơ sở, 
chưa xác định vị trí, địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải tối ưu và được 
đồng thuận. Quy hoạch thiếu yếu tố liên kết vùng; việc tổ chức triển khai quy 
hoạch quản lý chất thải rắn đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm. 
Còn nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy về quản lý CTR. Việc giao thoa, 
chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước tại trung ương trong lĩnh vực chất 
thải rắn đã gây khó khăn trong công tác quản lý. Hơn nữa, việc không thống 
nhất đối với các cơ quan chuyên môn giúp việc UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực 
quản lý chất thải ở địa phương cũng làm cho công tác quản lý chất thải không 
thống nhất, bất cập. 


20 

tải về 483.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương