ĐỀ CƯƠng tuyên truyền kỷ niệm năM ĐOÀn kết hữu nghị việt nam – LÀO 2012



tải về 188.99 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích188.99 Kb.
#35408
1   2   3

b. Thành quả cơ bản

Một là, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là quy luật giành thắng lợi và nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam, Lào; là di sản văn hóa của hai dân tộc Việt Nam, Lào

Hai là, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đưa cách mạng Việt Nam, cách mạng Lào đi tới nhiều kỳ tích lịch sử:

- Hai dân tộc Việt Nam, Lào sát cánh bên nhau giành độc lập dân tộc.

- Hai dân tộc Việt Nam, Lào kề vai, sát cánh, xây dựng thực lực, kiên cường chiến đấu, đưa cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài 30 năm (1945-1975) đi tới thắng lợi hoàn toàn.

- Quan hệ Việt Nam - Lào tiếp tục phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc Việt Nam, Lào (l976 - nay).



c. Ý nghĩa lịch sử

- Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch của hai dân tộc Việt Nam, Lào.

- Đứng ở vị trí chiến lược của vùng Đông Nam á, nơi đối đầu quyết liệt giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, hoà bình và tiến bộ xã hội với các thế lực xâm lược, khối đại đoàn kết Việt Nam - Lào trở thành lực lượng vững mạnh, chặn đứng, làm thất bại những mưu đồ và hành động của kẻ thù, góp phần quan trọng tạo dựng môi trường hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á.

- Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là một tấm gương mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng, vững bền, chưa từng có trong quan hệ giữa các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hoà bình và tiến bộ xã hội.



d. Bài học lịch sử :

- Xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

- Xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do hai bên xác lập.

- Tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Lào.

- Khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

2. PHẤN ĐẤU ĐƯA QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO LÊN TẦM CAO MỚI

Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào lên tầm cao mới cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp tác đã đặt ra.

Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía Việt Nam (các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Lào. Việt Nam cần ưu tiên các dự án hợp tác với Lào phù hợp với qui hoạch và kế hoạch phát triển của Lào đã được vạch ra tại các kế hoạch 5 năm 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020 của Lào.

Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào khác căn bản với các quan hệ đối tác thông thường ở chỗ nó là quan hệ hợp tác toàn diện bao gồm cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu tiên, ưu đãi cho nhau cao hơn cả các quan hệ song phương khác. Cần có một nhận thức thống nhất của cán bộ và nhân dân hai nước về tính chất đặc biệt này. Cả hai bên cần có tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn chứ không chỉ ở các lợi ích kinh tế thuần túy và ngắn hạn.

Định hướng cơ bản của chiến lược hợp tác Việt Nam- Lào giai đoạn 2011-2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của mỗi nước”. Trong đó, không ngừng nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm với quan hệ truyền thống giữa hai nước. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ lợi ích đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật pháp của mỗi nước trên cơ sở những nội dung sau:

- Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào trong 10 năm tới, đưa nước Lào thoát khỏi nước kém phát triển vào năm 2020.

- Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 2 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm kết nối giao thông đường bộ trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển của Việt Nam để phục vụ đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước trên nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa hai bên.

- Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương chiến lược vững chắc, ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.

- Hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát, bổ sung sửa đổi các văn bản thỏa thuận phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông lệ quốc tế, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi nước.

- Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận trong các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến hai nước.

Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước thống nhất đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.

Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí trước hết tiếp tục củng cố, tăng cường sự gắn bó, tin cậy và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong những vấn đề có tính chiến lược giữa hai Đảng, hai nước; duy trì các cuộc gặp cấp cao truyền thống. Tăng cường tuyên truyền, giáo đục bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả và thiết thực về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hôm nay và mai sau./.


PHẦN THỨ HAI

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG NĂM ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ

VIỆT NAM - LÀO 2012

Trong chuyến thăm chính thức nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 6 năm 2011, Lãnh đạo hai nước đã nhất trí lấy năm 2012 là: “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào” và phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác và 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào.

Thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành chức năng đã xây dựng Đề án tổ chức kỷ niệm với những nội dung chính sau đây:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC

1. Mục đích yêu cầu

- Các hoạt động kỷ niệm sẽ được tiến hành trên cả nước bằng các hình thức trang trọng, phong phú và thiết thực; thể hiện sâu đậm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, tạo được dấu ấn góp phần củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai nước.

- Tạo được bước chuyển quan trọng về nhận thức ở các cấp, các ngành, các địa phương và các tầng lớp nhân dân của hai nước, thấm nhuần sâu sắc hơn nữa ý nghĩa to lớn của việc thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa hai nước; việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong tình hình mới; cùng nhau ôn lại truyền thống liên minh chiến đấu đặc biệt, sự ủng hộ giúp đỡ chí tình, chí nghĩa giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong những năm qua.

- Tạo thành phong trào thi đua sôi nổi với những hoạt động thiết thực chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào trong các cơ quan, ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương. . .



2. Thời gian

Các hoạt động được tiến hành trong cả năm 2012; cao điểm sẽ diễn ra từ đầu tháng 7 đến hết tháng 9/2012.


II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Trao đổi đoàn cấp cao

Lãnh đạo cấp cao của 2 nước sẽ sang thăm nhau và tham dự một số hoạt động kỷ niệm tổ chức ở hai nước



2. Trao đổi đoàn, giao lưu, hợp tác giữa các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước, giao lưu hữu nghị nhân dân

- Các ban, bộ, ngành; các địa phương có chung biên giới hoặc có quan hệ hợp tác với các địa phương của Lào; các tổ chức đoàn thể (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam....) phối hợp với các đối tác của Bạn tổ chức trao đổi đoàn và các hoạt động giao lưu hữu nghị thích hợp như văn hóa, thể thao . . .

- Tổ chức cuộc Hội thảo lý luận giữa Đảng ta và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tại Việt Nam (Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì).

- Tổ chức Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ III tại Việt Nam vào tháng 7/2012 và mời Bạn cử đoàn khoảng 50 đại biểu sang dự; tổ chức đoàn cựu chiến binh, quân tình nguyện Việt Nam sang Lào và đón đoàn các công dân Lào từng giúp đỡ, che chở quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp Lào; xuất bản Tập san về quan hệ Việt Nam - Lào (Liên hiệp hữu nghị và Hội nghị hữu nghị Việt Nam – Lào chủ trì).

- Tổ chức giao lưu tại Viêng Chăn giữa các cựu cán bộ, chuyên gia Việt Nam từng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn Lào với các cựu cán bộ của Thông tấn xã Pathét Lào (Thông tấn xã Việt Nam chủ trì).

- Đón đoàn cựu lưu học sinh Lào gồm 100 người sang Việt Nam thăm lại trường và thầy cô giáo cũ, dự kiến vào giữa tháng 8/2012; tổ chức các hoạt động giao lưu, thi tài năng dành cho các học sinh giỏi của Lào đang học tập tại Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì).



3. Tổ chức các hoạt động trong dịp cao điểm kỷ niệm 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị hợp tác và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào.

a. Trao đổi điện mừng

- Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 35 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ có điện mừng và lẵng hoa tới các đồng chí Lãnh đạo Lào, Bộ trưởng Ngoại giao ta có điện mừng và lẵng hoa tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bạn.

- Các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Hội Hữu nghị, các tổ chức quần chúng và các tỉnh, thành phố kết nghĩa hoặc có chung biên giới của ta có nhiều hợp tác với Lào gửi điện mừng tới các đối tác Lào; cử đoàn và gửi lẵng hoa đến chúc mừng Đại sứ quán và các Tổng Lãnh sự quán Lào tại Việt Nam.

b. Tổ chức mít tinh

- Tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 35 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào tại Thủ đô mỗi nước vào giữa tháng 7/2012.

+ Cuộc mít tinh tại Hà Nội được tổ chức với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào và Thành phố Hà Nội, với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đại biểu các tầng lớp quần chúng nhân dân (khoảng 1000 người) và đại biểu Lào (50 người sau khi tham dự Liên hoan Hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ III). Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình và phát thanh trực tiếp cuộc mít tinh.

+ Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng (nơi có cơ quan Tổng Lãnh sự quán Lào) tổ chức mít tinh trọng thể với sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao nhất của thành phố.



4. Giao lưu văn hóa, nghệ thuật và thể thao

- Phối hợp với bạn Lào triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao; tổ chức 01 cầu truyền hình giữa hai nước đối với các hoạt động “Những ngày văn hóa và du lịch Việt Nam tại Lào”, “Những ngày văn hóa, du lịch Lào tại Việt Nam” và chủ đề “Hợp tác vì bình đẳng và phát triển của phụ nữ”; các hoạt động giao lưu biểu diễn nghệ thuật, thi giọng hát hay những bài hát tiếng Việt cho các ca sĩ chuyên và không chuyên ở một số tỉnh, thành của Lào tham gia; triển lãm ảnh về các chủ đề đất nước, con người, hợp tác và phát triển Việt - Lào; sáng tác, sưu tầm, tuyển chọn và xuất bản tuyển tập các tác phẩm văn thơ, bài hát đặc sắc của các tác giả hai nước ca ngợi tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; giao lưu thanh niên giữa các cơ quan trong ngành văn hóa, thể thao, du lịch hai nước; quảng bá du lịch...(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối họp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì).

- Xây dựng Nhà lưu niệm của các cựu cán bộ, học sinh Lào đã từng học tại Trường Trung cấp Biên phòng 1 tại tỉnh Bắc Giang (Bộ Quốc phòng chủ trì).

- Các cơ quan, trường học và địa phương có cán bộ, học sinh Lào đang công tác, học tập, tổ chức các hoạt động gặp mặt, giao lưu văn nghệ, thể thao...

- Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào -Việt Nam” tại hai nước và tổ chức lễ công bố kết quả và trao giải thưởng trọng thể; giới thiệu phổ biến rộng rãi các sản phẩm công trình Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể ở Trung ương và địa phương, nhất là thế hệ trẻ (Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì).

- Đại sứ quán Việt Nam tại Lào tổ chức giao lưu với các cựu lưu học sinh, sinh viên Lào đã từng học tập tại Việt Nam; giao lưu thể thao với một số cơ quan đối ngoại của Lào. Khuyến khích các Tổng Lãnh sự quán ta tại Lào tổ chức giao lưu với cựu lưu học sinh Lào tại Việt Nam trong khu lãnh sự. Tổ chức giao lưu giữa Cơ quan đại diện Ngoại giao của ta với Cơ quan Đại diện Ngoại giao của Lào ở nước ngoài.



5. Các hoạt động tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

- Tổ chức Hội chợ triển lãm hàng hóa, hội thảo, diễn đàn xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; phối hợp với phía Lào tổ chức Hội nghị hợp tác thương mại, công nghiệp Việt Nam - Lào tại một số tỉnh của Lào trong năm 2012 (các bộ, ngành và các địa phương liên quan triển khai).

- Khai trương, khánh thành, đưa vào sử một số dự án, công trình hợp tác kinh tế, văn hóa có ý nghĩa giữa hai nước như: khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Khăm- muộn, Nhà văn hóa tỉnh Xa-văn-na-khẹt, Trường Phổ thông Hữu nghị tại tỉnh Luông - pha - băng và tỉnh Hủa - phăn...(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ban, ngành được giao làm chủ đầu tư tích cực phối hợp triển khai).

- Khuyến khích các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư vào Lào tặng một số công trình an sinh xã hội cho người dân Lào trong năm 2012 và tổ chức giao lưu cán bộ, nhân viên, công nhân giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào với các doanh nghiệp và địa phương của Lào tại nơi doanh nghiệp đang triển dự án....(Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì).



6. Các hoạt động tuyên truyền, báo chí

(Ban Tuyên giáo Trung ương đã có kế hoạch số 74-KH/BTGT ngày 24-2-2012)

- Các báo, đài và các phương tiện thông tin đại chúng có chương trình đặc biệt chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, nhất là các hoạt động diễn ra trong tháng 7 đến tháng 9/2012 (Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn).

- Nhân ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (05/9/2012), Lãnh đạo cấp cao hai nước có trả lới phỏng vấn báo chí. Đại sứ Lào tại Hà Nội và Đại sứ Việt Nam tại Lào có phát biểu trên đài phát thanh truyền hình nước sở tại.

- Các tờ báo lớn, đài phát thanh, đài truyền hình Trung ương và địa phương, các hãng thông tin đại chúng mỗi nước đưa tin Lãnh đạo cấp cao và Bộ trưởng Ngoại giao hai nước trao đổi điện mừng, lẵng hoa nhân ngày ký Hiệp ước Hữu nghị (18/7/2012) và ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (05/9/2012), đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thi đấu thể thao, triển lãm, hội thảo của các doanh nghiệp...tại hai nước. Đăng bài, đăng phóng sự, chiếu phim giới thiệu về đất nước, con người, nền văn hóa, các thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại của Việt Nam và Lào tại mỗi nước, đồng thời công chiếu những bộ phim tài liệu về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào v.v...rải đều trong cả năm 2012 (Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn).

- Phối hợp với Bạn xuất bản tập san về quan hệ Việt Nam - Lào (Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam chủ trì).

- Hai nước phát hành tem chung kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Lào vào cùng một thời điểm tại Viêng Chăn và Hà Nội (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì).



7. Trao tặng Huân Huy chương

Phối hợp với Ban tổ chức trao tặng Huân, Huy chương của ta và Lào cho các đồng chí lãnh đạo, cán bộ của bạn và của ta (đương chức hoặc đã nghỉ hưu) nhân các chuyến thăm cấp cao hoặc vào dịp kỷ niệm hai ngày lễ lớn (Ban Đối ngoại phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương đề xuất tặng Huân, Huy chương cho các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành và địa phương kiến nghị các trường hợp cụ thể liên quan đến cơ quan và địa phương mình).


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia: Ban Chỉ đạo quốc gia năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012 đã được thành lập do đồng chí Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

- Ban Chỉ đạo cũng đã quyết định thành lập Bộ phận Thường trực, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Giúp việc cho Bộ phận Thường trực gồm đại diện lãnh đạo của một số ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan, trong đó Bộ Ngoại giao làm đầu mối phối hợp chung.



- Thành lập một số tiểu ban để giúp Ban Chỉ đạo trên một số lĩnh vực cụ thể: Tiểu ban Tuyên truyền, văn hoá; Tiểu ban an ninh trật tự, an toàn xã hội, Tiểu ban tổ chức lễ mít tinh.

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
Каталог: Upload
Upload -> -
Upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
Upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
Upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
Upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 188.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương