Ubnd tỉnh tuyên quang sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 120.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích120.16 Kb.
#21314


UBND TỈNH TUYÊN QUANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Số: 456/SGDĐT-GDTrH

V/v thực hiện nền nếp trường trung học


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Tuyên Quang, ngày 22 tháng 8 năm 2014

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố;

- Các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.


Nhằm thực hiện tốt Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Điều lệ trường trung học); Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (sau đây gọi tắt là Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học); đồng thời đảm bảo quyền lợi của học sinh trong quá trình học tập, sau khi thôi học và nâng cao nền nếp chuyên môn trong nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn các trường trung học thực hiện một số nội dung từ năm học 2014-2015 như sau:

I. HỆ THỐNG HỒ SƠ SỔ SÁCH VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Hệ thống hồ sơ sổ sách của nhà trường được thực hiện theo Điều 27 Điều lệ trường trung học. Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú có thể quy định thêm một số loại hồ sơ nội bộ nhằm quản lý tốt các hoạt động về tổ chức sinh hoạt, đời sống của học sinh.



II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỒ SƠ SỔ SÁCH

Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (được in tại trang bìa của từng loại hồ sơ). Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn bổ sung một số nội dung sau:



1. Đối với sổ kế hoạch nhà trường

Sổ kế hoạch nhà trường được xây dựng theo mẫu của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm quản lí các hoạt động giáo dục chủ yếu của nhà trường theo Điều lệ trường trung học, theo kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD&ĐT và của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hiệu trưởng hoàn thiện 02 bản sổ kế hoạch nhà trường trước ngày 15/9 và trình cơ quan quản lí phê duyệt.

Sổ kế hoạch gồm 02 phần:

- Phần kế hoạch bắt buộc: Hiệu trưởng phân công người thực hiện nhiệm vụ và thời gian hoàn thành, báo cáo kết quả với Hiệu trưởng;

- Phần kế hoạch bổ sung: Hằng tháng, Hiệu trưởng bổ sung, phân công người phụ trách các công việc phát sinh theo điều kiện thực tế của trường, hoặc các công việc chưa hoàn thành thuộc phần kế hoạch bắt buộc của những tháng trước đó.

Căn cứ vào nội dung kế hoạch từng tháng, Hiệu trưởng xây dựng và thông báo công khai thời gian biểu làm việc của cán bộ, giáo viên, học sinh và các tổ chức trong nhà trường theo từng tuần.



2. Đối với sổ biên bản họp và ghi nghị quyết nhà trường, nghị quyết Hội đồng trường

- Sổ này ghi biên bản các cuộc họp cơ quan, các cuộc họp do nhà trường tổ chức với tổ chức hoặc cá nhân, họp hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường. Mỗi biên bản họp phải được ghi đủ các nội dung: thời gian, địa điểm tổ chức họp, thành phần tham dự (ghi rõ tên các thành viên vắng mặt có lý do, không có lý do), họ và tên người chủ trì cuộc họp; ghi đầy đủ nội dung cuộc họp, ý kiến phát biểu của các thành viên và kết luận của người chủ trì cuộc họp.

- Biên bản phải được thông qua các thành viên dự họp, sau đó người chủ trì và thư kí phải kí vào biên bản.

- Nếu nội dung kết luận cần phải ra nghị quyết của tập thể thì nội dung nghị quyết được ghi vào phần cuối của biên bản (thay cho kết luận của người chủ trì); ghi rõ số lượng và tỉ lệ % thành viên dự họp nhất trí. Sau đó, người chủ trì, thư ký, và đại diện một số tổ chức có liên quan (như lãnh đạo nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh... ) kí vào biên bản.



3. Đối với sổ biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn

Sổ này ghi biên bản các cuộc họp tổ chuyên môn thường kỳ và đột xuất. Về hình thức, biên bản sinh hoạt tổ được ghi tương tự biên bản họp nhà trường.

Nếu tổ chuyên môn sinh hoạt theo môn học hoặc nhóm chuyên môn thì mỗi môn học hoặc nhóm chuyên môn có thể ghi sổ biên bản riêng hoặc tổ chức sinh hoạt ở thời gian khác nhau giữa các nhóm để ghi cùng một sổ biên bản. Việc chia nhóm chuyên môn do Hiệu trưởng hoặc tổ trưởng quyết định theo điều kiện thực tế. Nếu sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, liên trường thì lưu biên bản buổi sinh hoạt chung ở từng tổ chuyên môn tham gia.

Đối với xây dựng chuyên đề của tổ chuyên môn:

- Kế hoạch xây dựng chuyên đề được thể hiện trong sổ kế hoạch tổ chuyên môn (kế hoạch xây dựng chuyên đề có thể gồm các nội dung như tên chuyên đề, người thực hiện, thời gian thực hiện chuyên đề, thời điểm báo cáo chuyên đề trước tổ chuyên môn/nhà trường, kinh phí…).

- Nội dung sinh hoạt chuyên đề được thể hiện trong sổ biên bản sinh hoạt tổ hoặc nhóm chuyên môn.

- Cấu trúc một chuyên đề bao gồm các phần: tên chuyên đề, lí do xây dựng chuyên đề, phạm vi của chuyên đề, nội dung chuyên đề, tổ chức thực nghiệm chuyên đề, thảo luận kết quả thực nghiệm và kiến nghị…

- Các chuyên đề xây dựng cần có tính khả thi, phù hợp điều kiện thực tế đơn vị, có ý nghĩa thiết thực trong công tác. Các lĩnh vực cần tập trung xây dựng chuyên đề như các nội dung khó trong chương trình môn học, nội dung có tính chất liên môn, các kỹ năng về xây dựng chủ đề hoặc dự án dạy học, công tác định hướng và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật, sử dụng phương pháp dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá, kĩ năng quản lí học sinh, kĩ năng dạy học thực hành hoặc sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…



4. Đối với sổ ghi kế hoạch giảng dạy

Giáo viên phải hoàn thành việc ghi kế hoạch giảng dạy theo tuần vào ngày làm việc đầu tiên trong tuần và đặt tại vị trí do nhà trường quy định. Trường hợp nghỉ dạy, giáo viên gửi lại sổ này và giáo án cho Ban Giám hiệu hoặc tổ trưởng chuyên môn để phân công dạy thay kịp thời.



5. Đối với giáo án (bài soạn)

- Khi lên lớp, giáo viên phải mang theo giáo án (bài soạn) do chính mình chuẩn bị, không sử dụng giáo án cũ hoặc giáo án của người khác (trừ trường hợp đột xuất phải dạy thay).

- Nhà trường lựa chọn và quy định mẫu giáo án (bài soạn) thống nhất cho các môn học. Đối với các môn học như Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc thì trên cơ sở đề xuất của tổ/nhóm chuyên môn, hiệu trưởng phê duyệt mẫu giáo án (bài soạn) phù hợp với đặc thù bộ môn.

Các mẫu giáo án (bài soạn) được lựa chọn sử dụng phải đảm bảo yêu cầu về tiến trình dạy học, các nội dung của tiết học, thể hiện rõ được các hoạt động tổ chức của thầy và học tập của học sinh ở trên lớp cũng như hướng dẫn học sinh tự học.

- Khuyến khích giáo viên sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc soạn giảng.

6. Đối với sổ gọi tên và ghi điểm

- Sổ gọi tên và ghi điểm (GTGĐ) phải được viết rõ ràng, sạch đẹp, đầy đủ, chính xác thông tin tại các cột, mục bằng mực màu đen (trừ trường hợp phải sửa chữa). Không được sử dụng chữ ký khắc sẵn.

- Sử dụng chữ số Ả-Rập để ghi Sổ GTGĐ; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng một, tháng hai phải ghi thêm chữ số 0 ở bên trái; đối với những số chỉ năm phải có đủ 4 chữ số; đối với số thập phân dùng dấu phẩy ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân; đối với điểm TBm, Tbcmhk, TBcmcn là số nguyên phải có thêm dấu phẩy và chữ số 0 sau dấu phẩy.

- Sổ GTGĐ phải được nhà trường đóng dấu giáp lai giữa hai trang liên tiếp (kể cả các trang bìa); hoàn thiện việc ghi các thông tin tại trang bìa, sơ yếu lý lịch học sinh, danh sách học sinh (được xếp theo vần a,b,c... và thống nhất giữa các danh sách) tại các trang thuộc học kì I chậm nhất 15 ngày sau ngày khai giảng và tại các trang thuộc kì II chậm nhất trước ngày bắt đầu học kì II; phần xác nhận kết quả cuối năm học được hoàn thiện chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc năm học. Phần xét duyệt kết quả sau thi lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong hè được kí, đóng dấu xác nhận chậm nhất trước ngày bắt đầu năm học mới 7 ngày.

- Cột chỗ ở hiện tại: Ghi đầy đủ các nội dung: Tổ nhân dân (thôn, xóm, bản); xã (phường, thị trấn); huyện (thành phố); tỉnh (có thể viết tắt tên tỉnh). Cột những thay đổi cần chú ý của học sinh ghi các thông tin như con mồ côi, con hộ nghèo, học sinh cần theo dõi về sức khỏe, khuyết tật, thời gian chuyển đến, chuyển đi...



- Phần kiểm diện học sinh phải được ghi từ tháng 8; kiểm diện tính chuyên cần của học sinh hàng ngày; hằng tháng tổng hợp số buổi nghỉ học của từng học sinh, tổng số học sinh của lớp nghỉ học trong từng buổi ngay sau buổi học cuối cùng của tháng; dùng các chữ số để ghi thứ, riêng Chủ nhật ghi tắt là CN;

- Phần tổng hợp và xác nhận sửa điểm tại cuối các trang được hoàn thành chậm nhất 02 ngày sau khi kết thúc học kỳ (năm học). Cách ghi điểm kiểm tra lại: Ví dụ học sinh A kiểm tra lại môn Toán được 5 điểm thì giáo viên ghi T: 5; các môn khác ghi tương tự.

- Phần tổng hợp kết quả học kỳ, tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại cả năm học của sổ gọi tên và ghi điểm có thể ghi tắt kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh: Tốt: T, Khá: K, Trung bình: Tb, Yếu: Y, Giỏi: G, Khá: K, Trung bình: Tb, Yếu: Y, riêng loại Kém ghi rõ là: Kém; có thể ghi tắt kết quả xếp loại thi đua (TĐ): Học sinh giỏi: HSG, học sinh tiên tiến: HSTT. Không ghi tắt các nội dung: được lên lớp, ở lại lớp, kiểm tra lại; có thể viết tắt các nội dung dài như đủ điều kiện dự thi (xét) tốt nghiệp, rèn luyện hạnh kiểm trong hè.

Sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp cuối cấp phải hoàn thiện theo quy định về thời gian xét (thi) tốt nghiệp.



- Hằng tháng, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) trực tiếp kiểm tra (ít nhất 01 lần) và ghi nhận xét chi tiết kết quả thực hiện các quy định sử dụng sổ GTGĐ (kể cả các đơn vị sử dụng sổ điểm điện tử) theo hướng dẫn của Bộ và Sở tại văn bản này (ghi rõ tên giáo viên và các nội dung cụ thể cần phát huy hay khắc phục); kiểm tra, xác minh lại việc sửa chữa điểm và các nội dung khác của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

- Sổ GTGĐ phải được đóng bìa cứng theo từng khối và chuyển vào lưu giữ (không thời hạn) chậm nhất trước ngày bắt đầu năm học tiếp theo.

7. Đối với học bạ học sinh

- Học bạ học sinh được lập cho học sinh mới tuyển vào lớp đầu tiên của cấp học. Chậm nhất sau ngày khai giảng 1 tháng học bạ phải được hoàn thiện các nội dung tại trang bìa, trang 1 và phần đầu trang của năm học đầu tiên của cấp học; được dán ảnh và đóng dấu giáp lai ảnh và trang tiếp giáp trang bìa. Các năm học tiếp theo thực hiện tương tự.

- Các nội dung của học bạ phải được ghi rõ ràng, chính xác và sạch đẹp (Không được ghi tắt các nội dung về ban học, các môn học nâng cao, kết quả đánh giá môn học bằng nhận xét, kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực, danh hiệu, các giải thưởng, xếp loại chứng chỉ nghề, khen thưởng đặc biệt; kết quả cuối năm học như được lên lớp, ở lại lớp, kiểm tra lại, rèn luyện hạnh kiểm trong hè... trong học bạ của học sinh). Các chữ số để ghi học bạ thực hiện như quy định đối với sổ gọi tên và ghi điểm. Không sử dụng chữ ký khắc sẵn, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng dấu khắc sẵn đầy đủ họ tên để đóng (mực màu đen, xanh) sau khi ký học bạ. Chỉ sử dụng mực màu đen để ghi và kí học bạ. Đối với nội dung sửa chữa phải được đóng dấu xác nhận của nhà trường trước khi trả học bạ cho học sinh. Mỗi học sinh có 01 học bạ được lập ngay từ khi vào lớp đầu cấp; nghiêm cấm lập học bạ khác cho học sinh, làm sai lệch kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong mọi trường hợp.

- Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong học bạ phải được sao và trùng khớp với kết quả ghi trên sổ gọi tên và ghi điểm.

- Địa danh (trước ngày, tháng, năm Hiệu trưởng kí): Ghi rõ ràng theo địa danh nơi đặt địa điểm của trường.

- Mã trường để ghi số học bạ học sinh của các trường trung học trực thuộc Sở GD&ĐT được ghi thống nhất với mã đơn vị đăng ký dự thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng. Cụ thể: Các trường THPT: Dân tộc nội trú tỉnh: 08, Chuyên: 09, Tân Trào: 10, Ỷ La: 11, Nguyễn Văn Huyên: 12, Sông Lô: 13, Trung tâm GDTX: 14, Thượng Lâm: 15, Na Hang: 16, Yên Hoa: 17, Chiêm Hóa: 18, Kim Bình: 19, Minh Quang: 20, Hà Lang: 21, Đầm Hồng: 22, Hòa Phú: 23, Hàm Yên: 24, Phù Lưu: 25, Thái Hòa: 26, Xuân Huy: 27, Trung Sơn: 28, Xuân Vân: 29, Tháng 10: 30, Sơn Dương: 31, Kim Xuyên: 32, ATK Tân Trào: 33, Đông Thọ: 34, Kháng Nhật: 35, Sơn Nam: 36; Lâm Bình: 37. Các trường PTDTNT THCS: Na Hang: 38, Chiêm Hóa: 39, Hàm Yên: 40, Yên Sơn: 41, ATK Sơn Dương: 42, Lâm Bình: 43.

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố quy định mã trường đối với các đơn vị trực thuộc.

- Số của học bạ học sinh (được ghi tại trang bìa) gồm ba phần theo thứ tự: Phần ghi mã trường, phần ghi số thứ tự của học sinh trong sổ đăng bộ và phần ghi bốn chữ số của năm học sinh được tuyển vào lớp đầu tiên của cấp học; giữa các phần được ngăn cách bởi dấu chấm hoặc dấu gạch ngang. Ví dụ: Học sinh A được tuyển vào lớp 10 tại trường THPT Yên Hoa năm học 2014-2015, có số thứ tự tại sổ đăng bộ là 22, học sinh này có số học bạ như sau: 17.22.2014. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với văn phòng nhà trường để ghi số học bạ.

- Chỗ ở hiện tại: Ghi các nội dung như sổ gọi tên và ghi điểm, không viết tắt.

- Quá trình học tập: Hiệu trưởng kí xác nhận từng năm học; đóng dấu 01 lần khi lập học bạ và đóng dấu khi người học được chuyển từ trường khác đến.

Chậm nhất sau ngày khai giảng 01 tháng học bạ phải được hoàn thành các nội dung trên trang bìa và trang 1 và các nội dung phần đầu các trang của từng năm học, đóng dấu giáp lai ảnh và giáp lai giữa hai trang liên tiếp của học bạ.

- Giáo viên bộ môn hoàn thành việc ghi điểm trung bình môn hoặc kết quả đánh giá bằng nhận xét vào học bạ chậm nhất 07 ngày sau ngày kết thúc học kì, năm học. Giáo viên chủ nhiệm hoàn thành việc ghi điểm trung bình các môn, ghi kết quả xếp loại học kì và nhận xét của giáo viên chủ nhiệm chậm nhất 10 ngày sau ngày kết thúc học kì, năm học. Các đề mục của học bạ mà học sinh không có thì ghi rõ “Không”. Nội dung nhận xét của giáo viên chủ nhiệm lớp ghi theo 05 nhiệm vụ của học sinh được quy định tại Điều lệ trường trung học, nhấn mạnh những ưu điểm và những nội dung học sinh cần cố gắng.

- Hiệu trưởng hoàn thành việc phê duyệt học bạ chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc năm học. Đối với học sinh kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kì nghỉ hè việc phê duyệt được hoàn thành chậm nhất 7 ngày trước khi bắt đầu năm học mới. Nội dung phê duyệt thể hiện được sự xác nhận kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, xác nhận ý kiến nhận xét của giáo viên chủ nhiệm, các nội dung sửa chữa (nếu có)...

Riêng học bạ các lớp cuối cấp, phải hoàn thành các nội dung theo quy định về thời gian thi (xét) tốt nghiệp hằng năm, phần kết luận lên lớp phải thể hiện rõ học sinh có đủ điều kiện dự thi (xét) tốt nghiệp hay không.

- Trường hợp học sinh bỏ học, hiệu trưởng xác nhận thời điểm học sinh bỏ học vào trang của năm học đó trong học bạ và kí, đóng dấu; khi học sinh chuyển trường và các trường hợp đặc biệt khác cần hoàn thiện hồ sơ phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người học.



III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÍ, KIỂM TRA VÀ BẢO QUẢN HỒ SƠ SỔ SÁCH

1. Về quản lí, kiểm tra hồ sơ sổ sách

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về quản lí hồ sơ sổ sách nhà trường.

Chủ động kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện quy định về sử dụng và bảo quản hồ sơ sổ sách theo kế hoạch tự kiểm tra toàn diện nhà trường của Hiệu trưởng. Hình thức kiểm tra là định kì và kiểm tra đột xuất. Số lần kiểm tra định kì tối thiểu thực hiện theo quy định về số lần kiểm tra định kỳ tối thiểu, thời hạn lưu giữ và đóng dấu giáp lai hồ sơ sổ sách quản lí gửi kèm theo văn bản này; số lần kiểm tra đột xuất cần tăng cường và không hạn chế với mọi loại hồ sơ.

2. Về cấp bản sao học bạ

Mỗi học sinh chỉ được lập 01 học bạ và được trả lại học sinh sau khi tốt nghiệp hoặc chuyển trường, thôi học. Khi học sinh có nhu cầu cấp bản sao học bạ, nhà trường có thể sử dụng mẫu học bạ hiện hành (có đóng dấu “BẢN SAO” ở phía trên cụm từ “HỌC BẠ” tại trang bìa, trang 1) và sao y kết quả học tập, rèn luyện của học sinh từng năm học theo sổ gọi tên và ghi điểm lưu trữ tại trường; hiệu trưởng xác nhận tính chính xác của bản sao, về sự sửa chữa (nếu có) trong quá trình sao và ký, đóng dấu theo từng năm học. Bản sao học bạ được đóng dấu giáp lai, hoàn thiện các nội dung về lí lịch học sinh, quá trình học tập, họ và tên, lớp, ban, các môn học nâng cao, tên trường, địa danh theo từng năm học.



3. Về bảo quản hồ sơ sổ sách

- Hồ sơ sổ sách phải được được giữ gìn sạch sẽ, không để nhàu nát, mất trang và đóng dấu giáp lai (nếu có) giữa các trang ngay từ đầu năm học.

- Kết thúc năm học, người sử dụng bàn giao đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách cần tiếp tục lưu giữ cho văn phòng nhà trường. Nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất (tủ đựng có khoá chắc chắn, đóng bìa cứng một số hồ sơ quan trọng,..) để việc lưu giữ hồ sơ sổ sách khoa học, ngăn nắp và tuyệt đối an toàn.

Ngoài các loại hồ sơ sổ sách theo quy định, các trường cần lưu trữ bảng ghi kết quả thi (xét) tốt nghiệp, kết quả thi (xét) tuyển sinh phục vụ công tác tra cứu sau này.

- Tổ chức lưu giữ hồ sơ sổ sách theo các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

IV. QUẢN LÍ RA ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

1. Trước khi tiến hành kiểm tra, giáo viên bộ môn phải ghi nội dung các đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì vào giáo án theo đúng trình tự trong phân phối chương trình của môn học.

2. Đề kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên và đề kiểm tra học kì đều phải có ma trận, đáp án, biểu điểm chấm kèm theo và được tổ trưởng hoặc nhóm chuyên môn thông qua trước khi tiến hành kiểm tra.

3. Giáo viên phải trực tiếp chấm và ghi điểm vào bài kiểm tra viết, ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm. Khi chấm bài kiểm tra giáo viên phải có phần nhận xét chi tiết, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh.

4. Bài kiểm tra phải trả cho học sinh tính từ ngày kiểm tra chậm nhất sau 1 tuần đối với bài kiểm tra viết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết; sau 2 tuần đối với bài kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên và kiểm tra học kì. Nhà trường tổ chức lưu giữ bài thi học kì, bài kiểm tra lại của học sinh.

Đối với những học sinh được sử dụng kết quả bài thuyết trình, sản phẩm dự án, kết quả nghiên cứu khoa học thay điểm kiểm tra định kì, nhà trường cần lưu trữ các kết quả này thay thế bài kiểm tra viết.

5. Điểm của bài kiểm tra phải được công bố công khai trước toàn thể học sinh trong lớp trước khi ghi vào sổ ghi điểm của cá nhân và Sổ gọi tên, ghi điểm của lớp.

6. Điểm trong sổ ghi điểm cá nhân, sổ gọi tên và ghi điểm của lớp và kết quả ghi trong học bạ học sinh phải hoàn toàn thống nhất; nếu sửa chữa phải thực hiện theo đúng quy định.

Trên đây là một số nội dung chính nhằm đảm bảo nền nếp dạy và học trong trường trung học. Các nội dung khác không đề cập đến trong văn bản này thực hiện theo Điều lệ trường trung học và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của Bộ GD&ĐT. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc liên hệ với phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo để được giải đáp kịp thời./.




Nơi nhận:

- Như trên (thực hiện);

- Lãnh đạo Sở GD&ĐT;

- Thanh tra Sở GD&ĐT (phối hợp);

- Lưu: VT, GDTrH.


KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Phan Văn Êm



GỢI Ý MỘT SỐ MẪU CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

CỦA GIÁO ÁN BẬC TRUNG HỌC


Ngày dạy: 06/9/ 2014 tại lớp: 10A1

Ngày dạy: 08/9/ 2014 tại lớp: 10A2

I. Cấu trúc của một giáo án

Tên bài dạy



(ghi theo phân phối chương trình môn học)

1. Mục tiêu.

a) Về kiến thức.

b) Về kỹ năng.

c) Về thái độ.



2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV.

b) Chuẩn bị của HS .

3. Tiến trình bài dạy

GV tạo dựng, thiết kế được hệ thống các hoạt động nhằm thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:

a) Kiểm tra bài cũ (có thể kiểm tra đầu giờ hoặc lồng trong các hoạt động). Đặt vấn đề vào bài mới.

b) Dạy nội dung bài mới.

c) Củng cố, luyện tập.

d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.



Chú ý 1:

Theo trình tự bài giảng có thể phân chia các hoạt động thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Hoạt động kiểm tra, hệ thống, ôn lại bài cũ và chuyển tiếp sang bài mới.

Nhóm 2: Hoạt động nhằm hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề.

Nhóm 3: Hoạt động nhằm để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, qui nạp, suy diễn để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề.

Nhóm 4: Rút ra kết luận, tổng kết, hệ thống kết quả, hệ thống hoạt động và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề.

Nhóm 5: Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống.

Chú ý 2: Thiết kế mỗi hoạt động phải có thời gian qui định kèm theo.

Chú ý 3: Trong quá trình tiến hành các hoạt động, giáo viên phải thường xuyên ổn định tổ chức lớp học, đặc biệt là khi tổ chức hoạt động nhóm.

II. Hình thức trình bày giáo án

1.Giáo án có thể đóng thành 1 quyển hoặc để riêng theo tiết, theo tuần, theo chương, theo chủ đề.

2. Hệ thống các hoạt động có thể trình bày theo một trong các cách sau:

a) Theo thứ tự hàng ngang từ trên xuống dưới cho đến hết các hoạt động.

b) Theo 2 cột:

Phương án thứ nhất:

- Cột 1: Hoạt động của giáo viên.

- Cột 2: Hoạt động của học sinh.

Phương án thứ hai:

- Cột 1: Hoạt động của giáo viên và học sinh.

- Cột 2: Nội dung chính (ghi bảng).

c) Theo 3 cột:

- Cột 1: Hoạt động của giáo viên.

- Cột 2: Hoạt động của học sinh.



- Cột 3: Nội dung chính (ghi bảng).

QUY ĐỊNH

Về số lần kiểm tra định kì tối thiểu, thời gian lưu giữ và đóng dấu giáp lai

hồ sơ sổ sách quản lí trường trung học


STT

Tên hồ sơ sổ sách

Tên cơ quan

đóng dấu giáp lai

Thời hạn lưu giữ

Số lần kiểm tra tối thiểu

1

Giáo án




Trong năm học

2 lần/ tháng

2

Sổ ghi kế hoạch giảng dạy của GV

Trường trung học

Trong năm học

3

Sổ gọi tên và ghi điểm

Trường trung học

Không thời hạn

1 lần/tháng

4

Sổ ghi đầu bài.

Trường trung học

Không thời hạn

5

Sổ điểm cá nhân

Trường trung học

Không thời hạn

6

Sổ chủ nhiệm

Trường trung học

Trong khoá học

7

Sổ kế hoạch của nhà trường

Trường trung học

Trong khoá học

8

Sổ kế hoạch tổ chuyên môn

Trường trung học

Trong khoá học

9

Sổ biên bản họp tổ chuyên môn

Trường trung học

Không thời hạn

10

Sổ biên bản họp cơ quan, nghị quyết của nhà trường, Hội đồng trường

Trường trung học

Không thời hạn

11

Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên

Trường trung học

Không thời hạn

12

Hệ thống sổ thiết bị dạy học

Trường trung học

Không thời hạn

13

Sổ dự giờ thăm lớp và ghi chép sinh hoạt chuyên môn

Trường trung học

Trong năm học

14

Hồ sơ theo dõi sức khỏe HS

Trường trung học

Trong khoá học

15

Hồ sơ quản lý thư viện

Trường trung học

Không thời hạn

16

Hồ sơ thi đua

Trường trung học

Không thời hạn

17

Sổ QL cấp phát văn bằng, chứng chỉ

Trường trung học

Không thời hạn

18

Sổ QL và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi và đến

Trường trung học

Không thời hạn

19

Sổ liên lạc

Trường trung học

Trong năm học

20

Hồ sơ kỷ luật

Trường trung học

Trong năm học

21

Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến

Trường trung học

Không thời hạn

22

Học bạ học sinh

Trường trung học

Trong khoá học

3 lần/ năm học

23

Sổ đăng bộ

Trường trung học

Không thời hạn

24

Sổ theo dõi phổ cập giáo dục

Trường trung học

Không thời hạn

25

Hệ thống sổ về tài chính

Trường trung học

Không thời hạn

Theo quy định của cấp trên




Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 120.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương