Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài



tải về 188.17 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích188.17 Kb.
#15711
  1   2   3
Tổng hợp danh sách các đề tài đăng ký hướng dẫn NCS năm 2012 của

Viện Khoa học Vật liệu
Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19

I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài

  1. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện công nghệ tới hình thái học của cấu trúc nanô 1D bằng phương pháp VLS và ứng dụng trong chế tạo limh kiện cấu trúc nanô (GS.TSKH. Đào Khắc An)

  2. Nghiên cứu công nghệ chế tạo cấu trúc tổ hợp hệ hạt nanô Au (Ag) / TiO2 và khảo sát một số tính chất quang điện nhằm ứng dụng trong pin mặt trời nanô (GS.TSKH. Đào Khắc An)

  3. Nghiên cứu công nghệ chế tạo làm giảm lượng đất hiếm nặng Dy trong nam châm thiêu kết Nd-Fe-B có lực kháng từ cao (PGS.TS. Nguyễn Huy Dân)

  4. Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trên các hợp kim có cấu trúc vô định hình và nanô tinh thể (PGS.TS. Nguyễn Huy Dân)

  5. Nghiên cứu và phát triển các vật liệu hấp thụ sóng vi ba (TS. Đào Nguyên Hoài Nam)

  6. Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất từ của một số hệ hạt nano từ tổ hợp nền Co định hướng tạo nam châm vĩnh cửu (GS.TSKH. Nguyễn Xuân Phúc và TS. Đào Nguyên Hoài Nam)

  7. Chế tạo vật liệu sắt điện không chứa chì nền BaTiO3 và nghiên cứu tính chất điện môi, áp điện của chúng (PGS.TS. Lê Văn Hồng và TS. Vũ Đình Lãm)

  8. Nghiên cứu chế tạo vật liệu ống nano TiO2 và ZnO dùng cho chuyển hoá năng lượng trên cơ sở hiệu ứng quang điện và quang điện hoá (PGS.TS. Lê Văn Hồng và TS. Vũ Đình Lãm)

  9. Nghiên cứu tổng hợp một số vật liệu lai hữu cơ vô cơ cấu trúc nano định hướng ứng dụng trong y sinh học (PGS.TS. Trần Đại Lâm và PGS.TS. Vũ Đình Hoàng (ĐHBK Hà Nội))

II. Chuyên ngành Vật liệu Quang học và Quang tử: 02 đề tài

  1. Nghiên cứu tăng cường phát xạ của các nano tinh thể trong tinh thể quang tử Opal nhân tạo (PGS.TS. Phạm Văn Hội và GS.TS. Catherine Schwob (ĐH Pierre và Marie Currie, Paris - Pháp))

  2. Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của vật liệu nano ZnSe1-xSx pha tạp Mn và Cu (PGS.TS. Nguyễn Xuân Nghĩa và TS. Nguyễn Thúy Liễu (Học viện Bưu chính – Viễn thông))

III. Chuyên ngành Kim loại học: 06 đề tài

  1. Nghiên cứu chế tạo hợp kim nhôm cao silic được biến tính bằng hỗn hợp muối halogen (PGS.TS. Tô Duy Phương)

  2. Tối ưu hóa công nghệ chế tạo hợp kim nha khoa nền Ni-Cr được hợp kim hóa molybđen, titan (PGS.TS. Tô Duy Phương)

  3. Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá tính chất của vật liệu Pt và hợp kim Pt có kích thước nano trên nền vật liệu cac bon làm xúc tác điện cực trong pin nhiên liệu màng trao đổi ion PEMFC (TS. Phạm Thy San và TS. Nguyễn Ngọc Phong)

  4. Nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của thông số hoạt động tới tính chất và sự suy giảm tính chất điện của pin nhiên liệu PEMFC (TS. Phạm Thy San và TS. Vũ Đình Lãm)

  5. Nghiên cứu chế tạo nanocomposite kim loại gia cường bằng ống nano cacbon theo phương pháp biến dạng dẻo mãnh liệt và đặc trưng tính chất vật liệu (TS. Đoàn Đình Phương và PGS.TS. Nguyễn Văn Tích)

  6. Nghiên cứu phát triển vật liệu phủ bền ôxy hóa ở nhiệt độ cao ứng dụng cho tuốc-bin khí (TS. Lê Thị Hồng Liên và TS. Hideyuki Murakami (Viện NIMS, Nhật Bản))

IV. Chuyên ngành Vật liệu Cao phân tử và Tổ hợp: 02 đề tài

  1. Nghiên cứu khả năng gia cường tính chất vật liệu polyme của khoáng talc biến tính (PGS.TS. Ngô Kế Thế)

  2. Nghiên cứu khả năng gia cường tính chất vật liệu polyme của khoáng mica-sericit biến tính (PGS.TS. Ngô Kế Thế)


Đề tài 01

Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL

1. Chức danh, học vị và họ tên người dự kiến hướng dẫn NCS: GS. TSKH. Đào Khắc An

3. Điện thoại và địa chỉ E-mail: andk@ims.vast.ac.vn; tranghm2005@gmail.com

4. Phòng thí nghiệm đang công tác: Phòng Vật liệu và Linh kiện năng lượng, Viện KHVL

5. Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện công nghệ tới hình thái học của cấu trúc nanô 1D bằng phương pháp VLS và ứng dụng trong chế tạo limh kiện cấu trúc nanô

6. Chuyên ngành dự kiến: Vật liệu điện tử

7. Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài: (Nêu tóm tắt lý do nghiên cứu và các dự định nghiên cứu trong khoảng 500 chữ)

Dây nano nuôi trên đế bán dẫn (GaAs, Ge, Si…) có một số tính chất giam lượng tử theo hai chiều, có thể điều chỉnh được độ rộng vùng cấm và nhiều tính chất quan trọng khác... Lọai dây nano này có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình chế tạo linh kiện bán dẫn kích thước nano, như các sensor, LED, LASER, Pin mặt trời…. Từ năm 1964, khi mà Wanger và cộng sự đã trình bày phương pháp tổng hợp dây nano bằng VLS (Vapour-Liquid-Solid), đến nay vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu vì phương pháp VLS là một phương pháp đơn giản, phổ biến, giá thành rẻ mà còn có nhiều ưu điểm khác so với các phương pháp khác. Tuy nhiên phương pháp VLS vẫn còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ cần được tiếp tục được nghiên cứu: như ảnh hưởng của điều kiện công nghệ khác nhau lên các hình thái học và cơ chế động học nuôi dây nano, ảnh hưởng của kim loại xúc tác Au, sự khuếch tán của Au, hiệu ứng kích thước (sized effect)…các vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn ở dạng luận văn TS trên cơ sở một số kết quả đã thu được [1-3]. Với sự thay đổi một số điều kiện công nghệ (thay đổi T profile nhiệt độ khác nhau, chiều dày lớp xúc tác Au, nhiệt độ nuôi, áp suất nuôi…) và sử dụng phương pháp đo FE-SEM, EDX, TEM, Raman…, trên cơ sở một số kết quả thực nghiệm thu được sẽ tiến hành phân tích, nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết liên quan như động học về sự sự hình thành mầm, cơ chế nuôi dây nano, định hướng…, từ đó đưa ra công nghệ tối ưu để có thể nuôi dây nano trên đế bán dẫn (GaAs, Ge, Si…) có đặc tính thích hợp nhằm ứng dụng trong chế tạo các linh kiện nano (pin mặt trời, sensor) .



8. Tài liệu tham khảo chính:

  1. Nguyen Tien Dai 1,a, Dao Duc Khang1, Do Hung Manh1,Phan Anh Tuan1 b and Dao Khac An1, On abnormal phenomena concerning Au catalyst metal and technological conditions during the nanowires growth on GaAs semiconductor substrate by VLS method; proceedings of IWNA2011 conference, 5-7 November 7-9, 2011, Vung tau, Vietnam; pp.

  2. Dao Khac An, Phan Anh Tuan, Do Hung Manh, Luu Tien Hung, Meiken Falke and M. MacKenzie ; The influences of technological conditions and Au cluster islands on morphology of Ga2O3 nanowires grown by VLS method ; (19 pages) Journal of Materials Science: Materials in Electronics (JMSE),Volume 22, Number 2, (2011) 204-216, DOI: 10.1007/s10854-010-0115-x

  3. Dao Khac An1, 2 , Dao D. Khang1 , Phan A. Tuan, Nguyen T. Dai1 and Do Hung Manh1 ; The effects of Au surface diffusion to droplets/cluster formation and nanowire growth on GaAs substrate using VLS method; Journal of Materials Science: Materials in Electronics (JMSE), DOI: 10.1007/s10854-012-0704-y (2012) (Springer New York, ISSN:0957-4522 (Print),1573-482X

Ký tên


Đào Khắc An

Đề tài 02

Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL

1. Chức danh, học vị và họ tên người dự kiến hướng dẫn NCS: GS. TSKH. Đào Khắc An

2. Điện thoại và địa chỉ E-mail: andk@ims.vast.ac.vn; tranghm2005@gmail.com

3. Phòng thí nghiệm đang công tác: Phòng Vật liệu và Linh kiện năng lượng, Viện KHVL

4. Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Nghiên cứu công nghệ chế tạo cấu trúc tổ hợp hệ hạt nanô Au (Ag) / TiO2 và khảo sát một số tính chất quang điện nhằm ứng dụng trong pin mặt trời nanô.

5. Chuyên ngành dự kiến: Vật liệu điện tử

6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài: (Nêu tóm tắt lý do nghiên cứu và các dự định nghiên cứu trong khoảng 500 chữ)

Pin mặt trời đã hình thành và phát triển qua 4 thế hệ. Hiện nay người ta đang quan tâm nhiều đến pin mặt trời nanô (các pin điện hóa, pin Gräetzel, các pin mặt trời polymer, các pin mặt trời nhuộm mầu, pin mặt trời có cấu trúc gồm tinh thể vô cơ - lai…). Pin mặt trời nano là loại pin hoạt động tách hạt tải, vận chuyển hạt tải ở trong miền tích cực là cấu hình nanô (màng, dây hoặc hạt nanô). Pin mặt trời nano có ưu điểm nổi trội: không cần nhiều vật liệu bán dẫn, không tổn phí nhiều photon, hiệu suất của pin mặt trời nano có thể đạt gấp đôi so với hiệu suất giới hạn của pin mặt trời truyền thống, tức có thể đạt trên 60%, có khả năng tạo ra diện tích lớn và có giá thành thấp. Đây là đề tài có tính mới, có tính thời sự, cấp thiết nhưng còn nhiều khó khăn thách thức.

Đây là một hướng nghiên cứu mới, về lý thuyết đã có một số công trình nghiên cứu, tuy nhiên về kết quả thực nghiệm còn ít và hạn chế do có nhiều khó khăn thách thức trong chế tạo. Một số vấn đề dự kiến tập trung giải quyết ở đây là: nghiên cứu nguyên lý hoạt động của loại pin mặt trời nano trên tổ hợp hệ hạt kim loại quý hiếm (Au, Ag, Pt…) – hệ hạt/ màng nano TiO2, vai trò của hiệu ứng plasmonics lên quá trình phát sinh vận chuyển hạt tải, nguyên lý tách góp hạt tải về hai điện cực bên hai phía rào thế, nghiên cứu chọn thiết kế cấu trúc plasmonics thích hợp để tạo ra rào thế và hiệu ứng quang điện,, nghiên cứu phát triển công nghệ để chế tạo mẫu pin mặt trời nano loại này trong một môi trường đệm xác định nhằm tạo ra hiệu ứng dao động Plasmon bề mặt định xứ (LSPR) và tạo ra sự chuyển dời các điện tích về phía hai điện cực. Sử dụng một số kỹ thuật đo (khảo sát một số đặc tính cấu trúc của hệ hạt, đo I-V tối sáng, đo hấp thụ truyền qua, đo huỳnh quang, đo hiệu suất lượng tử...) nhằm ứng dụng trong pin mặt trời nanô.

7. Tài liệu tham khảo chính:

  1. A.J. Nozik; Quantum Dot Solar Cells (preprint) Center for Basic Sciences, National Renewable Energy Laboratory, 1617 Cole Blvd., Golden, CO 80401; October 2001 • NREL/CP-590-31011, National Renewable Energy Laboratory, 1617 Cole Boulevard,Golden, Colorado 80401-3393

  2. Harry a. Atwater and Albert Polman; Plasmonics for improved photovoltaic devices; Published online: 19 february 2010 | doi: 10.1038/nmat 2629; review article, Nature- materials

  3. Yang Tian and Tetsu Tatsuma; Mechanisms and Applications of Plasmon-Induced Charge Separation at TiO2 Films Loaded with Gold Nanoparticles, on website www. Plasmonics

  4. Dao Khac An, Le Hoang Mai, Le Hong Hoa, Phan Viet Phong, Tran Thi Duc and Nguyen Trong Tinh. Preparation of porous nano sized thin film materials (In2O3 and TiO2) for chemical sensors and pollution treatment. The Thirteenth International Conference on Procesing and Fabrication of Advance Materials PFAM XIII, Dec. 6-8, 2004, Singapore, Proceedings pp.158-173. 2004.

Ký tên


Đào Khắc An

Đề tài 03

Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL
Chức danh, học vị và họ tên người dự kiến hướng dẫn NCS: PGS.TS. Nguyễn Huy Dân.

Điện thoại và địa chỉ E-mail: 3756.7155; dannh@ ims.vast.ac.vn

Phòng thí nghiệm đang công tác: Phòng Thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và Linh kiện Điện tử.

Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Nghiên cứu công nghệ chế tạo làm giảm lượng đất hiếm nặng Dy trong nam châm thiêu kết Nd-Fe-B có lực kháng từ cao.

Chuyên ngành dự kiến: Vật liệu điện tử

Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

Nam châm thiêu kết Nd-Fe-B là một loại nam châm hiện đại có tích năng lượng từ (BH)max cao nhất hiện nay và được ứng dụng ngày càng nhiều trong thực tế. Trong một số ứng dụng, đặc biệt là trong các động cơ và máy phát điện, lực kháng từ của nam châm đòi hỏi phải rất cao. Với công nghệ hiện thời, để chế tạo được nam châm thiêu kết Nd-Fe-B có lực kháng từ cao mà vẫn bảo đảm được tích năng lượng từ lớn, đòi hỏi phải thay thế một phần Nd bằng Dy. Lượng Dy thay thế cho Nd có thể lên tới 40%, tùy theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, lượng Dy trong tự nhiên chỉ bằng cỡ 10% của Nd và giá thành cũng đắt hơn rất nhiều (gấp khoảng 4 lần). Chính vì vậy, một số nhà khoa học đang tìm cách nâng cao chất lượng của nam châm thiêu kết Nd-Fe-B bằng công nghệ mới (xử lý nhiệt, cải thiện biên hạt, đưa vào các hạt từ kích thước nanomet, khuếch tán bề mặt, thêm các nguyên tố phi đất hiếm Cu, Al...) mà không cần sử dụng hoặc sử dụng rất ít Dy trong loại nam châm này. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu công nghệ để nâng cao lực kháng từ của nam châm thiêu kết Nd-Fe-B bằng cách thay đổi vi cấu trúc biên hạt và chế độ xử lý nhiệt. Một số bột hợp kim phi từ như Nd-Cu, Nd-Al, Nd-Dy-Cu, Nd-Dy-Al... có kích thước submicromet hoặc nanomet sẽ được đưa vào biên của các hạt Nd2Fe14B (kích thước 3-5 m) và các chế độ xử lý nhiệt khác nhau sẽ áp dụng để tạo ra các nam châm thiêu kết Nd-Fe-B có lực kháng từ cao.

Tài liệu tham khảo chính:

    1. S.E. Park, T.H. Kim, S.R. Lee, S. Namkung, T.S. Jang, Effect of sintering conditions on the magnetic and microstructural properties of Nd–Fe–B sintered magnets doped with DyF3 powders, J. Appl. Phys. 111 (2012) 07A707.

    2. H. Fukunaga, I. Yamamoto, M. Nakano, T. Yanai, Magnetic properties of Dy-diffused Nd-Fe-B powder prepared by crystallization from amorphous state, J. Appl. Phys. 111 (2012) 07A733

    3. H. Nakamura, K. Hirota, T. Ohashi, T. Minowa, Coercivity distributions in Nd-Fe-B sintered magnets produced by the grainboundary diffusion process, J. Phys. D: Appl. Phys., 44 (2011) 064003.

    4. H. Sepehri-Amin, Y. Une , T. Ohkubo, K. Hono, M. Sagawa, Microstructure of fine-grained Nd–Fe–B sintered magnets with high coercivity, Scripta Materialia, 65 (2011) 396.

    5. S.H. Kim, J.W. Kim, T.S. Jo, Y.D. Kim, High coercive Nd–Fe–B magnets fabricated via two-step sintering, J. Magn. Magn. Mat. 323 (2011) 2851.

Ký tên



Nguyễn Huy Dân

Đề tài 04

Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL
Chức danh, học vị và họ tên người dự kiến hướng dẫn NCS: PGS.TS. Nguyễn Huy Dân.

Điện thoại và địa chỉ E-mail: 37567155; dannh@ims.vast.ac.vn.

Phòng thí nghiệm đang công tác: Phòng thí nghiệm trọng điểm về Vật liệu và Linh kiện Điện tử.

Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trên các hợp kim có cấu trúc vô định hình và nanô tinh thể.

Chuyên ngành dự kiến: Vật liệu điện tử

Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

Hiệu ứng từ nhiệt (MagnetoCaloric Effect-MCE) của vật liệu được quan tâm nghiên cứu bởi nó có thể ứng dụng trong lĩnh vực làm lạnh bằng từ trường. Việc ứng dụng vật liệu từ nhiệt trong các máy làm lạnh có ưu điểm là không gây ra ô nhiễm môi trường như các máy lạnh dùng khí, có khả năng nâng cao được hiệu suất làm lạnh (tiết kiệm được năng lượng), có thể thiết kế nhỏ gọn, không gây tiếng ồn và có thể dùng trong một số ứng dụng đặc biệt. Sự làm lạnh bằng từ trường dựa trên nguyên lý từ trường làm thay đổi entropy của vật liệu. Các vấn đề chính cần được giải quyết để nâng cao khả năng ứng dụng thực tế của vật liệu từ nhiệt là: i) tạo được hiệu ứng từ nhiệt lớn trong khoảng từ trường thấp, bởi các thiết bị dân dụng rất khó tạo ra được từ trường lớn; ii) đưa nhiệt độ chuyển pha từ (nhiệt độ làm việc) của các vật liệu có hiệu ứng từ nhiệt lớn về vùng nhiệt độ phòng; iii) mở rộng vùng làm việc (vùng có hiệu ứng từ nhiệt lớn) cho vật liệu để có thể làm lạnh trong một dải nhiệt độ lớn. Ngoài ra, một số tính chất khác của vật liệu như nhiệt dung, độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt, độ bền, giá thành... cũng được chú trọng cho việc ứng dụng của loại vật liệu này. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trên các hợp kim có cấu trúc vô định hình và nanô tinh thể (Fe-Cu-Nb-Si-B, Fe-Ni-Zr, Ni-Mn-Sn, La-Fe-Si...) nhằm chế tạo được các vật liệu từ nhiệt có khả năng ứng dụng trong lĩnh vực làm lạnh bằng từ trường. Ưu điểm của các hợp kim này là có khả năng cho hiệu ứng từ nhiệt lớn, có nhiệt độ nhiệt độ chuyển pha từ dễ thay đổi, có dải nhiệt độ làm việc rộng, có lực kháng từ nhỏ, có điện trở suất lớn, có độ bền tốt, có giá thành rẻ... Đó là các yêu cầu cần thiết cho khả năng ứng dụng thực tế của vật liệu từ nhiệt. Các hợp kim từ nhiệt có cấu trúc vô định hình và nanô sẽ được chế tạo bằng phương pháp nguội nhanh và nghiền cơ năng lượng cao. Cấu trúc và tính chất của chúng sẽ được nghiên cứu bằng một số phương pháp như nhiễu xạ tia X, hiển vi điện tử, đo từ...

Tài liệu tham khảo chính:

  1. V. Franco, C. F. Conde, A. Conde, and L. F. Kiss, Enhanced magnetocaloric response in Cr/Mo containing Nanoperm-type amorphous alloys, Appl. Phys. Lett., 90, 052509 (2007).

  2. J Kovac, P Svec, I Skorvanek, Magnetocaloric effect in amorphous and nanocrystalline FeCrNbBCu alloys, Reviews on Advanced Materials Science, 18, 533 (2008).

  3. Hong Zeng, Chunjiang Kuang, Jiuxing Zhang and Ming Yue, Magnetocaloric effect in bulk nanocrystalline Gd metals by spark plasma sintering, Nanoscience Methods, 1, 16 (2012).

  4. Каталог: Data -> upload -> files
    files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
    files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
    files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
    files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
    files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
    files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
    files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
    files -> Serial key đến năm 2038
    files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc
    files -> 329 /pgdđt-gdth v/v hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, năm học 2013 2014 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

    tải về 188.17 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương