Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU



tải về 3.32 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích3.32 Mb.
#5417
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Đề cương ôn tập Vật lý 12

LỜI NÓI ĐẦU

Tổ Vật lí-KTCN-Địa lý trường THPT Sông Lô - Tuyên Quang biên soạn tài liệu này nhằm giúp cho học sinh của nhà trường ôn tập những nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Vật lí 12, để các em có thể làm tốt các bài kiểm tra định kì cũng như có một tài liệu ôn tập trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Đây cũng là tài liệu để các thầy cô giáo trong Tổ dùng để dạy trong các tiết phụ đạo tại trường. Chắc chắn trong tài liệu sẽ có những bài tập có thể có sai sót về câu từ cũng như đáp án. Nếu có bài tập nào có vấn đề các em có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn, thầy giáo Lý việt hiệp tổ trưởng hoặc gửi ý kiến về địa chỉ mail:vatlytd.songlo@gmail.com . Chúc các em học sinh thành công!

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vật dao động điều hoà (dao động cơ):

A. Có 1 vị trí cân bằng xác định. B. Quỹ đạo chuyển động luôn là đường thẳng.

C. Vật chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng. D. Cứ sau mỗi chu kỳ vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ.

Câu 2: Phương trình động lực học của con lắc lò xo là:

A. x’’ + x = 0. B. x’’ + x = 0. C. x’ + x = 0. D. x + x’’ = 0.

Câu 3: Khi con lắc lò xo dao động điều hoà thì lực hồi phục (hay lực kéo về):

A. Luôn cân bằng với lực đàn hồi của lò xo. B. Luôn cân bằng với trọng lượng của vật.

C. Luôn bằng hằng số. D. Có cường độ tỉ lệ với li độ và ngược chiều với li độ.

Câu 4: Trong 10s vật dao động điều hoà thực hiện được 40 dao động. Chọn câu trả lời sai:

A. Chu kỳ dao động của vật là 0,25s. B. Chỉ sau 10s thì quá trình dao động ấy lặp lại như cũ.

C. Tần số dao động của vật là 4Hz. D. Trong 0,5s quãng đường vật đi đựơc bằng 8 lần biên độ

Câu 5: Gia tốc của vật dao động điều hoà bằng không khi

A. vật ở vị trí có li độ cực đại. B. vận tốc của vật đạt cực tiểu.

C. vật ở vị trí có li độ bằng không. D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại.

Câu 6: Trong dao động điều hoà

A. vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ. B. vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.

C. vận tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ. D. vận tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ.

Câu 7: Trong dao động điều hoà

A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ. B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.

C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ. D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ.

Câu 8: Trong dao động điều hoà

A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc. B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc.

C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với vận tốc. D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với vận tốc.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?Cơ năng của dao động tử điều hoà luôn bằng

A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ. B. động năng ở thời điểm ban đầu.

C. thế năng ở vị trí li độ cực đại. D. động năng ở vị trí cân bằng.

Câu 10: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, toạ độ của vật tại thời điểm t = 10s là:

A. x = 3cm. B. x = 6cm. C. x= - 3cm. D. x = -6cm.

Câu 11: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt)cm, toạ độ của chất điểm tại thời điểm t = 1,5s là: A. x = 1,5cm. B. x = - 5cm. C. x= + 5cm. D. x = 0cm.

Câu 12: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, gia tốc của vật tại thời điểm t = 5s là:

A. a = 0. B. a = 947,5cm/s2. C. a = - 947,5cm/s2. D. a = 947,5cm/s.

Câu 13: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, vận tốc của vật tại thời điểm t = 7,5s là:

A. v = 0. B. v = 75,4cm/s. C. v = - 75,4cm/s. D. v = 6cm/s.

Câu 14: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình x = 2cos10πt(cm). Khi động năng bằng ba lần thế năng thì chất điểm ở vị trí: A. x = 2cm. B. x = 1,4cm. C. x = 1cm. D. x = 0,67cm.

Câu 15: Một vật dao động điều hoà với biên độ A = 4cm và chu kỳ T = 2s, chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

A. x = 4cos(2πt - )cm. B. x = 4cos(πt - )cm. C. x = 4cos(2πt + )cm. D. x = 4cos(πt + )cm.

Câu 16.Một chất điểm dao động điều hòa, gia tốc bằng không khi:

A. Ly độ cực đại B. Vận tốc cực đại hoặc cực tiểu c Ly độ cực tiểu D. Vận tốc bằng không

Câu 17. Một con lắc lò xo, quả nặng có khối lượng m=1(kg) dao động điều hòa với chu kỳ T=(s). Cho cơ năng của con lắc là E = 8.10-4(J). Biên độ dao động là: A. 5(cm) B. 8(cm) C. 3(cm) D. 2(cm)

Câu 18: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = 5cos4t ( x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 5s, vận tốc của chất điểm này có giá trị bằng:

A. 20 cm/s. B. 0 cm/s. C. -20 cm/s. D. 5cm/s.

Câu 19: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 0,5 (s) và biên độ 2cm. Vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng có độ lớn bằng: A. 4 cm/s. B. 8 cm/s. C. 3 cm/s. D. 0,5 cm/s.

Câu 20: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng

A. theo chiều chuyển động của viên bi. B. về vị trí cân bằng của viên bi.

C. theo chiều âm quy ước. D. theo chiều dương quy ước.

Câu 21: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos(2πt + π/2) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 0,25s, chất điểm có li độ bằng: A. 2 cm. B. - cm. C. cm. D. – 2 cm.

Câu 22: Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt +). Cơ năng của vật dao động này là: A. m2A2/2. B. m2A. C. mA2/2. D. m2A/2.

Câu 23: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình lần lượt là x1 = 4cos(πt)cm và x2=4cos(πt-π/2)cm . Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là:

A. 8cm. B. cm. C. 2cm. D. cm.

Câu 24: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 6cm và 12cm. Biên độ dao động tổng hợp không thể là: A. A = 5cm. B. A = 6cm. C. A = 7cm. D. A = 8cm.

Câu 25: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số x1 = sin2t (cm) và x2 = 2,4cos2t (cm). Biên độ của dao động tổng hợp là:

A. A = 1,84cm. B. A = 2,60cm. C. A = 3,40cm. D. A = 6,76cm

Câu 26: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 2sin(100t - /3) cm và x2 = cos(100t + /6) cm. Phương trình của dao động tổng hợp là

A. x = sin(100t - /3)cm. B. A = cos(100t - /3)cm. C. A = 3sin(100t - /3)cm. D. A = 3cos(100t + /6) cm.

Câu 27 Cho 3 dao động điều hoà cùng phương, x1 = 1,5sin(100πt)cm, x2 = sin(100πt + /2)cm và x3 = sin(100πt + 5/6)cm. Phương trình dao động tổng hợp của 3 dao động trên là

A. x = sin(100πt)cm. B. x = sin(200πt)cm. C. x = cos(100πt)cm. D. x = cos(200πt)cm.

Câu 28 Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, theo các phương trình: . Biên độ dao động tổng hợp đạt giá trị lớn nhất khi

A. α = 0(rad). B. α = π(rad). C. α = π/2(rad). D. α = - π/2(rad).

Câu 29: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng

A. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo. B. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

C. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động. D. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

Câu 30: ) Hai dao động điều hòa có các phương trình li độ lần lượt là x1 = 5cos(100t + π/2) (cm) và x2 = 12cos100t (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng:

A. 7 cm. B. 8,5 cm. C. 17 cm. D. 13 cm.

Câu 31:Dao động tắt dần

A. luôn có hại. B. có biên độ không đổi theo thời gian.

C. luôn có lợi. D. có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 32: Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì dao động của con lắc là: A. B. C. ( 1/(2π)) . D.

Câu 33: Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Asin (ωt + φ) , vận tốc của vật có giá trị cực đại là

A. vmax = Aω2 B. vmax = 2Aω C. vmax = Aω D. vmax = A2ω

Câu 34: Một nhỏ dao động điều hòa với li độ x = 10cos(πt + π/6) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy 2 = 10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là: A. 100 cm/s2. B. 100 cm/s2. C. 10 cm/s2. D. 10 cm/s2.

Câu 35: Tại một nơi xác định, chu kỳ của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

A. căn bậc hai gia tốc trọng trường B. gia tốc trọng trường

C. căn bậc hai chiều dài con lắc D. chiều dài con lắc

Câu 36: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có các phương trình dao động là: x1 = 3sin (ωt – π/4) cm và x2 = 4sin (ωt + π/4) cm. Biên độ của dao động tổng hợp hai dao động trên là:

A. 12 cm. B. 1 cm. C. 5 cm. D. 7 cm.

Câu 37: Một con lắc đơn gồm một hòn bi nhỏ khối lượng m, treo vào một sợi dây không giãn, khối lượng sợi dây không đáng kể. Khi con lắc đơn này dao động điều hòa với chu kì 3 s thì hòn bi chuyển động trên một cung tròn dài 4 cm. Thời gian để hòn bi đi được 2 cm kể từ vị trí cân bằng là: A. 1,5 s. B. 0,25 s. C. 0,75 s. D. 0,5 s.

Câu 38: Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: x­1 = 4 sin 100 πt (cm) và x­2 = 3 sin( 100 πt + π/2) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động đó có biên độ là:A. 3,5cm B. 5cm C. 1cm D. 7cm

Câu 39: Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = Asin(ωt +π/3) và x2 = Asin(ωt - 2π/3)là hai dao động A. lệch pha π/3 B. lệch pha π/2 C. cùng pha. D. ngược pha.

Câu 40: Một vật dao động điều hòa với tần số f=2 Hz. Chu kì dao động của vật này là

A. 1,5s. B. 1s. C. 0,5s. D. s.

Câu 41:Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0sin10πt thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là: A. 10π Hz. B. 5 Hz. C. 10 Hz. D. 5π Hz.

Câu 42: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng dài 20 cm với tần số góc 6 rad/s. Cơ năng của vật dao động này là: A. 0,036 J. B. 0,018 J. C. 18 J. D. 36 J.

Câu 43. Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 200 g và lò xo nhẹ có độ cứng 80 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 4 cm. Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là:

A. 100 cm/s. B. 40 cm/s. C. 80 cm/s D. 60 cm/s.

Câu 44: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10cos10t (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy 2 = 10. Cơ năng của con lắc bằng

A. 0,10 J. B. 0,05 J. C. 1,00 J. D. 0,50 J.

Câu 45: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: x1 = A1cost và : x2 = A2cos(t –π/2). Biên độ dao động tổng hợp của hai động này là

A. . B. A = . C. A = A1 + A2. D. A = .



Câu 46: Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài dao động điều hòa với chu kì 2 s, con lắc đơn có chiều dài 2 dao động điều hòa với chu kì là: A. 2 s. B. s. C. s. D. 4 s.

Câu 47: Khi nói vể dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.

D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

Câu 48: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g= 2 (m/s2). Chu kì dao động của con lắc là:

A. 1,6s. B. 1s. C. 0,5s. D. 2s.

Câu 49: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật. B.hướng về vị trí cân bằng.

C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo. D.hướng về vị trí biên.

Câu 50: Một chất điểm dao động điều hòa dọc trục Ox với phương trình x = 10cos2πt (cm). Quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì dao động là: A. 10 cm B. 30 cm C. 40 cm D. 20 cm

Câu 51: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy 2 = 10. Dao động của con lắc có tần số là

A. 5Hz. B. 10Hz. C. 2,5Hz. D. 5Hz.

Câu 52. Khi một vật dao động điều hòa dọc theo trục x theo phương trình x=5cos2t (cm). Hãy xác định vào thời điểm nào thì động năng của vật cực đại : A. t = 0 B. t = C.t = D. t =

Câu 53. Một lò xo khi chưa treo vật thì có chiều dài bằng 10cm. Sau khi treo 1 vật m=1kg, lò xo dài 20cm. Khối lượng lò xo xem như không đáng kể, g = 9,8m/s2. Tìm độ cứng k của lò xo?

A. 9,8N/m B. 10N/m C. 49N/m D. 98N/m

Câu 54. Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Asin (ωt + φ) , gia tốc của vật có giá trị cực đại là

A. amax = Aω2 B. amax = 2Aω C. amax = Aω D. amax = A2ω

Câu 55. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động là x1 = 4cos( - ) cm và x2 = 4cos(10t + ) cm. Phương trình dao động của vật là:

A. x = 8 cos( - ) cm B. x = 4cos( - ) cm

C. x = 8cos(- ) cm D. x = 4cos( -) cm



Câu 56 Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm 1 quả nặng khối lượng 1kg, lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho vật 1 vận tốc ban đầu 2m/s hướng thẳng đứng xuống dưới. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Chọn gốc thời gian là lúc truyền vận tốc cho vật. PTDĐ của vật là:

A. x = 0,05cos(40t + )(m) B. x = 0,05cos40t (m) C. x = 2cos(40t - ) (m) D. x = 0,05cos(40t - )(m)

Câu 57. Với cùng 1 lò xo, khi gắn quả nặng m1 thì nó dao động với chu kỳ T1 = 3s. Khi gắn quả nặng m2 thì nó dao động với T2 = 4s. Nếu gắn đồng thời 2 vật trên vào lò xo đó thì chu kỳ dao động là: A. 5s B. 7s C. 1s D. 3,5s

Câu 58. Gắn lần lượt 2 quả cầu vào 1 lò xo và cho chúng dao động. Trong cùng 1 khoảng thời gian, quả cầu 1 thực hiện 28 dao động, quả cầu 2 thực hiện 14 dao động. Thì: A. m2 = 2m1. B. m2 = 4m1. C. m2 = m1/4. D. m2 = m1/2.

Câu 59: Con lắc lò xo có độ cứng 40N/m, quả nặng khối lượng 100g. Kéo vật xướng dưới VTCB 2cm rồi thả nhẹ. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Chọn gốc thời gian là lúc thả vật. PTDĐ của vật là: A. x = 2cos(20t + )(cm) B. x = 2cos20t (cm)

Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc
files -> 329 /pgdđt-gdth v/v hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, năm học 2013 2014 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 3.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương