Ubnd tỉnh bình dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 61.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích61.75 Kb.
#27636

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Số: 967 /SGDĐT-TrH



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc




Bình Dương, ngày 6 tháng 7 năm 2012

V/v hướng dẫn kỷ luật học sinh trung học các trường THCS, THPT và GDTX.






Kính gửi:

- Trưởng phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố;

- Hiệu trưởng các trường THPT;

- Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh;

- Giám đốc Trung tâm GDTX-KT-HN các huyện, thị.

- Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Căn cứ Qui chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Căn cứ Thông tư số 08/TT ngày 21/03/1988 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông;

Để bảo đảm sự thống nhất trong việc thực hiện kỷ luật học sinh, Sở GDĐT hướng dẫn kỷ luật học sinh trung học các trường THCS, THPT và học viên trung học có xếp loại hạnh kiểm thuộc Trung tâm GDTX (gọi chung là trường) như sau:

I. Tinh thần chung:

Việc vi phạm kỷ cương nền nếp của học sinh, ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể, phụ huynh học sinh và các cá nhân, tổ chức có liên quan cần phối hợp chặt chẽ để nhắc nhở, giáo dục các em khắc phục sửa chữa là chính, qua đó ghi nhận để đánh giá xếp loại hạnh kiểm vào cuối học kỳ, cuối năm học. Tuy nhiên, khi thấy thật cần thiết - nhằm răn đe, ngăn chặn vi phạm kỷ cương nền nếp tràn lan trong lớp, trong trường hoặc trường hợp học sinh vi phạm các hành vi học sinh không được làm (Điều 41, Thông tư số 12), nhà trường mới tiến hành xem xét kỷ luật học sinh;



II. Các hình thức kỷ luật học sinh:

1. Phê bình:

1.1. Phê bình trước lớp:

Học sinh vi phạm 1 trong các khuyết điểm:

- Nghỉ học không xin phép từ 1-2 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Không thuộc bài hoặc không làm bài, không chuẩn bị bài do giáo viên qui định từ 1-2 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Vi phạm kỷ luật lao động, sinh hoạt 1-2 lần trở lên trong 1 tháng.

- Vi phạm khác có tính chất và mức độ tương đương.

Việc phê bình trước lớp do giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định.

1.2. Phê bình trước trường:

Học sinh vi phạm 1 trong các khuyết điểm:

- Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Không thuộc bài hoặc không làm bài, không chuẩn bị bài do giáo viên qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học.

- Vi phạm khác có tính chất và mức độ tương đương.

Việc quyết định phê bình trước trường sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp đề nghị sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn, cán bộ lớp và được hiệu trưởng hoặc giám đốc (gọi chung là hiệu trưởng) phê duyệt.

2. Khiển trách (trước trường) và thông báo với gia đình:

Học sinh vi phạm 1 trong những khuyết điểm:

- Tái phạm nhiều lần một trong các khuyết điểm đã bị phê bình trước trường.

- Vi phạm an toàn giao thông.

- Vi phạm khác có tính chất và mức độ tương đương.

Hình thức kỷ luật khiển trách do hội đồng kỷ luật của nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng ra quyết định. Hình thức kỷ luật này sẽ thông báo cho gia đình.



3. Cảnh cáo ghi học bạ:

Học sinh vi phạm 1 trong các khuyết điểm:

- Tái phạm nhiều lần một trong các khuyết điểm đã bị khiển trách trước trường.

- Vi phạm một trong những điều cấm học sinh không được làm (Điều 41 – Thông tư 12) như:

+ Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.

+ Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

+ Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

- Vi phạm khác có tính chất và mức độ tương đương.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo sẽ do hội đồng kỷ luật của nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng ra quyết định. Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình.

4. Buộc thôi học có thời hạn:

4.1. Buộc thôi học 1 tuần:

Học sinh vi phạm 1 trong các khuyết điểm:

- Tái phạm một trong các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước trường.

- Vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn hại đến danh dự của nhà trường, giáo viên và học sinh …

- Vi phạm khác mà tính chất và mức độ tương đương.

Hình thức kỷ luật buộc thôi học 1 tuần sẽ do hội đồng kỷ luật của nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng ra quyết định. Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình.

Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và giáo dục học sinh trong thời gian học sinh bị buộc thôi học.

Sau thời gian bị buộc thôi học 1 tuần, học sinh làm cam kết gửi cho hiệu trưởng (thông qua giáo viên chủ nhiệm có ý kiến) để được xét cho học lại. Thời gian học sinh bị buộc thôi học được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.



4.2. Buộc thôi học đến hết năm học:

Học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm:

- Tái phạm một trong các khuyết điểm đã bị buộc thôi học 1 tuần.

- Trong thời gian bị buộc thôi học 1 tuần, học sinh vi phạm thêm những khuyết điểm nghiêm trọng khác.

- Vi phạm lần đầu nhưng hành động vi phạm có ý thức và chủ động, gây nên những tác hại lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người.

- Vi phạm khác có tính chất và mức độ tương đương.

Hình thức kỷ luật này có ghi học bạ, thông báo cho gia đình và địa phương. Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và giáo dục học sinh trong thời gian học sinh bị buộc thôi học.

Ngay sau khi thi hành kỷ luật học sinh buộc thôi học đến hết năm học, nhà trường phải báo cáo lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý là phòng GDĐT, đối với học sinh THCS hoặc Sở GDĐT, đối với học sinh THPT, GDTX để biết và theo dõi.

Những học sinh sau khi bị buộc thôi học đến hết năm học, nếu muốn học lại thì phải làm đơn xin học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình và học sinh. Hiệu trưởng sẽ xem xét cho học lại.

* Chú ý:

- Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên nhắc nhở, kiểm điểm những học sinh vi phạm trong trường hợp chưa đến mức xử lý kỷ luật.

- Để đảm bảo tính sư phạm, tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải 1 trong các sai phạm như: phát biểu hoặc có thái độ vô lễ với giáo viên; đánh nhau với bạn trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của lớp, mặc dù đã được giáo viên khuyên răn, nhắc nhở… Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết sau.

III. Hội đồng kỷ luật học sinh:

1. Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét kỷ luật, giảm mức hoặc xoá kỷ luật học sinh. Hội đồng kỷ luật do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục (giám thị, giáo viên làm công tác tư vấn học sinh, giáo viên dạy môn giáo dục công dân hoặc giáo viên khác có liên quan) và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

Trước khi họp hội đồng kỷ luật để xét kỷ luật học sinh, ban giám hiệu phải mời phụ huynh học sinh và học sinh đến làm việc về các vấn đề có liên quan đến vi phạm của học sinh và hình thức kỷ luật dự kiến áp dụng.

2. Hội đồng kỷ luật biểu quyết theo đa số, riêng đối với hình thức buộc thôi học phải có ít nhất là 2/3 số thành viên biểu quyết tán thành.



IV. Hồ sơ kỷ luật học sinh:

1.1. Phê bình trước lớp:

Hồ sơ xét kỷ luật đối với học sinh phạm lỗi: Bản kiểm điểm sai phạm của học sinh.



1.2. Phê bình trước trường:

Hồ sơ xét kỷ luật đối với học sinh phạm lỗi:

- Bản kiểm điểm sai phạm của học sinh.

- Văn bản đề xuất của giáo viên chủ nhiệm và phê duyệt của hiệu trưởng.



2. Khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi học có thời hạn:

Hồ sơ xét kỷ luật đối với những học sinh phạm lỗi:

- Bản kiểm điểm sai phạm của học sinh. Trường hợp học sinh không viết kiểm điểm sau khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhiều lần, tập thể lớp và hội đồng kỷ luật vẫn họp xét kỷ luật.

- Biên bản họp lớp có đề nghị hình thức kỷ luật của giáo viên chủ nhiệm, kèm theo những tài liệu, tang vật (nếu có).

- Biên bản họp xét kỷ luật của hội đồng kỷ luật của nhà trường.

- Quyết định kỷ luật học sinh của hiệu trưởng.



V. Quyền khiếu nại của học sinh và cha mẹ học sinh.

Học sinh và cha mẹ có quyền khiếu nại về kỷ luật của học sinh từ hình thức kỷ luật cảnh cáo trở lên trong thời hạn 1 tuần kể từ ngày được công bố quyết định kỷ luật:

1. Nếu bị kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường hoặc bị buộc thôi học 1 tuần thì làm đơn khiếu nại với nhà trường, hiệu trưởng phải xem xét lại kỷ luật và trả lời cho đương sự trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỷ luật, hiệu trưởng phải triệu tập ngay hội đồng kỷ luật của nhà trường để bàn bạc, xem xét kỷ luật cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

2. Nếu bị kỷ luật buộc thôi học đến hết năm học thì có thể làm đơn khiếu nại với nhà trường hoặc cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp (Phòng GDĐT đối với cấp THCS; Sở GDĐT đối với cấp THPT, GDTX), hiệu trưởng phải xem xét lại quyết định kỷ luật và trả lời cho đương sự trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc kỷ luật thì hiệu trưởng phải triệu tập ngay hội đồng kỷ luật của nhà trường để bàn bạc, xem xét cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Phòng GDĐT, Sở GDĐT sau khi nhận đơn khiếu nại của học sinh hoặc cha mẹ học sinh phải xem xét lại quyết định kỷ luật và trả lời cho đương sự trong thời hạn chậm nhất là 2 tuần kể từ ngày nhận đơn khiếu nại.



VI. Việc giúp đỡ học sinh bị kỷ luật sửa chữa khuyết điểm, xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật:

Đối với những học sinh bị kỷ luật, giáo viên chủ nhiệm lớp, các giáo viên bộ môn, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tập thể lớp có trách nhiệm theo dõi, tích cực giúp đỡ rèn luyện, sửa chữa khuyết điểm để học sinh tiến bộ.

1. Cuối năm học, hội đồng kỷ luật của nhà trường họp xét quyết định hạ mức hoặc xóa kỷ luật cho học sinh trong năm học nếu học sinh có sửa chữa và có tiến bộ. Hội đồng kỷ luật chỉ xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật cho những học sinh bị mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Trước khi họp hội đồng kỷ luật để xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật học sinh, ban giám hiệu phải mời phụ huynh học sinh và học sinh đến làm việc về tình hình sửa chữa sai phạm của học sinh và dự kiến hạ mức hoặc xóa kỷ luật được áp dụng.

2. Việc biểu quyết của hội đồng kỷ luật theo nguyên tắc đa số. Quyết định hạ mức hoặc xóa kỷ luật phải được công bố tại nơi đã công bố thi hành kỷ luật, đồng thời thông báo cho học sinh và cha mẹ học sinh biết.

3. Hồ sơ xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật gồm:

a) Bản tự kiểm điểm về quá trình tự phấn đấu sửa chữa khuyết điểm và mức độ tiến bộ của học sinh phạm lỗi.

b) Biên bản họp lớp, có đề nghị hạ mức hoặc xóa kỷ luật học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp.

4. Việc ghi hình thức kỷ luật vào học bạ của học sinh chỉ tiến hành vào cuối năm học, sau khi hội đồng kỷ luật đã họp xem xét và quyết định hạ mức hoặc xóa kỷ luật cho học sinh phạm lỗi và ghi theo hình thức kỷ luật mới (nếu được hạ mức) hoặc không ghi kỷ luật (nếu đã được xóa kỷ luật). Chỉ ghi vào học bạ các mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Vào đầu mỗi năm học hiệu trưởng tổ chức phổ biến nội dung văn bản này cho toàn thể phụ huynh học sinh và học sinh toàn trường.

Trên đây là hướng dẫn việc thực hiện kỷ luật học sinh trung học, các đơn vị nghiên cứu kỹ nội dung công văn này để thực hiện.


Nơi nhận:

- Như trên;

- Ban Giám đốc Sở;

- Website Sở;

- Phòng GDTX;

- Phòng CT HSSV;

- Thanh tra Sở;

- Lưu: VT, TrH, Sn55.



GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Dương Thế Phương


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc




BẢN TƯỜNG TRÌNH


Kính gửi:

- Thầy/cô chủ nhiệm lớp …;

- Thầy/cô hiệu trưởng trường THPT ...

Em tên là: ……………………………………… học sinh lớp: ……........

Em xin tường trình lại sự việc ………………………….. cụ thể như sau:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trong sự việc nêu trên, bản thân em đã có những biểu hiện cụ thể là:

- Về thái độ: ……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

- Về lời nói: ……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

- Về hành vi: ……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Trên đây là toàn bộ tường trình của em về sự việc nêu trên. Em xin bảo đảm các điều nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật.

............., ngày … tháng … năm …

Học sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



Độc lập – Tự do –Hạnh phúc




BẢN KIỂM ĐIỂM


Kính gửi:

- Thầy/cô chủ nhiệm lớp …;

- Thầy/cô Hiệu trưởng trường THPT ...

Em tên là: ……………………………………… học sinh lớp: ……..

Trong thời gian qua, em đã mắc phải (các) lỗi vi phạm như sau: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

Em nhận thấy bản thân đã vi phạm các qui định của lớp, của nhà trường, em tự nhận hình thức kỷ luật đối với bản thân là: …………………………........................................................................................

Em xin hứa sẽ không tiếp tục vi phạm các qui định của lớp, của nhà trường nữa và sẽ cố gắng rèn luyện và học tập tốt hơn.

Em mong các thầy, cô và các bạn cho em cơ hội để tự sửa chữa những khuyết điểm mà em đã mắc phải.

Em xin chân thành cảm ơn.
............., ngày … tháng … năm …

Học sinh
Ý kiến của đại diện gia đình

(Ghi rõ nhận xét của gia đình về học sinh và quan điểm của gia đình về việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc




BIÊN BẢN HỌP XÉT KỶ LUẬT HỌC SINH

LỚP ……..

Hôm nay, vào hồi ……g……. ngày ………………….. tại phòng học lớp ……. đã tiến hành cuộc họp xét kỷ luật học sinh ......................................………

Thành phần tham gia họp gồm có:

1. Thầy/cô chủ nhiệm lớp: ………………………………………............

2. Học sinh trong lớp có mặt ……/…….. học sinh.

Tiến trình họp xét kỷ luật:

- Thầy/cô chủ nhiệm lớp nêu lý do cuộc họp: ……………………………

- Học sinh ………………………………. đọc bản kiểm điểm cá nhân, trong đó nêu rõ đã vi phạm .……………………………………………………… và tự nhận hình thức kỷ luật là ..... ………………………………………….........

- Ý kiến phát biểu của học sinh trong lớp:

………………………………………………………………………………….....

- Thầy/cô chủ nhiệm phân tích (các) lỗi vi phạm của bạn ……… và đề xuất hình thức kỷ luật là …………………..…………………………………….

- Biểu quyết của tập thể lớp:

+ Đồng ý:........../.............. Không đồng ý: .............../...........

+ Ý kiến khác:

…………………………………………………………………………………...

- Các yêu cầu đối với học sinh …………… cụ thể như sau:

……………………………………………………………………………………

- Kết luận của GVCN về hình thức kỷ luật học sinh: .................................

Cuộc họp kết thúc vào hồi ……g……. cùng ngày.




Thư ký

Học sinh vi phạm

Đại diện tập thể lớp

Lớp trưởng, Bí thư chi đoàn lớp



Giáo viên chủ nhiệm lớp



Каталог: BSSUploads -> DocumentEx
DocumentEx -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 61.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương